Những Con Đường Xưa Tôi Đi
Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại vùng Bàn Cờ - Vườn Chuối, Sài Gòn, tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức"
KỲ 8
Từ Ngã Sáu Cộng Hòa như đã nói hướng về Chợ Lớn có đường Hùng Vương đi xuống, Nguyễn Hoàng (Trần Phú) đi lên có Vườn Bông (CV) từ những năm 60. Khi xưa nhà tôi trng hẽm nhỏ Nguyễn Thiện Thuật nhưng chiều chiều thích tản bộ ra đây để hóng mát, xem xe cộ chạy qua chạy lại trông vui mắt. Nếu hứng thì mua tí khô bò nhai cho vui mồm. Ơ VN khi mặt trời sắp lăng bầu trời đỏ ngầu, ông bà tôi thường gọi là ông trời đang nấu cơm. Khi còn bé, tôi cứ nghĩ trên mây cao là Thiên Đình, buổi chiều ÔB Trời hay nấu cơm nhưng tôi tự hỏi mùa mùa mưa ở VN, ngày nào ổng bả cũng đâm chuột (đâm tí, đi tắm) hết. Mời ACe xem lại những ảnh mới của Vườn Bông này :
Vườn Bông này vào những năm 60, là một khoảng đất cát trống, chỉ có vài băng đá và cầu tuột, xích đu...
+
Tòa nhà trắng hướng về Q5 khi xưa từng có tên là Hội Liên Trường.
Ta thử đến đến gần Hội Liên Trường ngày nay nhé.
Nếu đi ngược lại phía Nguyễn Thị Minh Khai quẹo trái Cao Thắng đi ngang qua Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, hương về Điện Biên Phủ, quẹo trái đi ngược về Ngã Bảy, quẹp phải hướng về XL Hà Nội như ảnh dưới đây.
Nếu đi ngược về phía rạp Thăng Long xưa, gốc đường Nguyễn Đình Chiểu + Cao Thắng. Khi xưa là một tiệm nước người Hoa (tiệm ăn của tàu), tuy không mấy vệ sinh nhưng cũng ngon lắm. Song song với Nguyễn Đình Chiểu hướng về đường Bàn Cờ, chùa Kỳ Viên ngay đầu đường Cao Thắng ngày xưa có tiệm chụp ảnh Mỹ Lai, gia đình tôi hay đến đó chụp ảnh gia đình. Ngày ấy có mấy ai có máy chụp cá nhân để tự chụp bằng Tablet hay di động rùi chia sẽ với bà con trên Facebook Cho nên lâu lâu thì kéo cả gia đình đến thợ chụp ảnh gia đình để làm kỷ niệm. Năm 1976, tôi từng đến lớp nhạc Quốc Dũng trên con đường này để học ghi ta điện, ngày ấy ông còn trẻ măng và rất đẹp trai,theo tôi tôi ăn đứt Đàm Vĩnh Hưng ngày nay.
Góc Nguyễn Đình Chiểu + Cao Thắng ngày nay
Kế bên rạp Thăng Long năm 2013
Vào những năm 6, rạp có tên là Việt Long, sau đổi thành Capitol, Văn Hoa. Sau 30/04/75 lại đổi tên là Thăng Long. Hiện nay tu bổ lại để trở thành khu Giải Trí Thăng Long. Khi xưa ngay biển đỏ Quang Thái có con hẽn nhỏ thông qua hẽm 16/93 nơi gia đình chúng tôi từng cư ngụ. 40 năm trước đây, vào mỗi tối thứ 7, gia đình ông Việt Long (chả phải bác Hoàng Việt Long của VSF đâu nhá!) hay tổ chức nhót (khiêu vũ) dân hiếu kỳ trong xóm nhỏ hay thích xem chùa.
Nào mời ace đến gần rạp Thăng Long để xem vài căn hộ rất khang trang. 40 năm trước có một viện Bảo Sanh (xưởng đẻ)không xa Từ Dũ là bao. Dân trong xóm nghèo chúng tôi hay đến đấy để sinh con. Tôi nhớ bảo sanh còn có tên Cô Mười thì phải. Sau này kinh doanh khắm khá, họ đã mở thêm BV bảo sanh to hơn trước rạp Đại Đồng, phía trước có xe bò vò viên mà tôi từng giới thiệu qua.
Xe mì trước rạp Đại Đồng khi xưa cũng giống xe này trước rạp Tân Định. Thật ra, dân Việt rất sáng tạo, theo thời gian họ chế biến ra món ăn mới. Khi xưa chỉ có bán bò vò viên không, dần dần họ chế ra món hủ tiếu bò vò viên. Khi ra hải ngoại tôi thấy người Hoa (TQ) cũng cho vào tô mì nữa.
Xin tạm dừng đây, kỳ sau sẽ dẫn bạn đến thăm xóm cũ của gia đình tôi trong hẽm 19/63 nhưng bây giờ mời mọi người đến trường xưa của bọn tôi từng có tên là Aurore / Rạng Đông. Ngày này là trường THPT cấp 1 Lương Định Của.
Từ gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi về hướng Vường Chuối, trường này là kỷ niệm hồi nhỏ của bọn tôi. Nếu tôi nhớ không lầm thì NS Tú Trinh cũng từng dạy tại đây. Gọi là Tư Thục Rạng Đông dạy tiếng Pháp và Việt. Học giỏi thì được Điểm Bông (Bon Point) có thể đổi hộp bút chì màu hay tranh vẽ, Học Kém thì phải quì gối trước lớp, để ông hiệu trưởng khi ấy tên là Tuấn đi kiểm trả nhéo vào tai đau điếng. Đã lâu rùi tôi chưa từng về thăm trường xưa. Quang sân bằng xi măng là lớp học bốn bề với 3 tuần lầu. Đối với tôi Lương Định Của nghe lạ quá! Nhưng bạn tôi ở trong vùng bảo muốn cho con em vào học phải tốn kém cả nhiều triệu trong thời Kinh Tế Thị Trường. Tôi suy đoán là cha mẹ phải lương cao và đầy của mới cho con vào đấy được. Mời bằng hữu xem thêm vài ảnh của trường.
Nhìn số nhà bạn cũng có thể đoán là dãy nhà kế bên trường đi về Vườn Chuối. Khi xưa có tiệm giặc ủi (con gà) của gia đình Di Cư, hình như là nhà may, kế bên là tiệm phở Bắc ngon hết xẩy. Đối diện ngày xưa có tiệm tạp hóa Thanh Bình. Khi xưa tôi rất mế bút chì Gibert xịn của Pháp. Và bút máy Parker nữa.
40 năm trước tôi nhớ không có đường vạch vôi trắng để băng qua. Phải đến đầu đường mới qua lộ an toàn. Và thuở ấy con gái hay hay ngồi xe Honda thòng chân về một phía.
Phải rồi bọn tôi từng được được thày cô trường này dạy bài hát tiền chiến gì lâu rồi quên tên nhưng tác giả là cố NS Hùng Lan có câu là 'Trơdi Hồng Hồng Sáng Trong Trong...' mà topic Nhạc Tờ của anh Huệ An Giang từng đăng.
Trên con đường Nguyễn Đình Chiểu từ trường đến ngã tư Cao Thắng.
Vào thập niên 60, trước phim kiếm hiệp (cổ trang) thì phim HK, Đài Loan thường là những phim ca kịch như Lương Sơn Bá + Chúc Anh Đài, học tiếng Pháp mà vào lớp tôi hay hát bằng tiếng Hoa (Trung) làm cô chả hiểu gì, cứ bảo tôi đồ điên. Đó là một kỷ niệm của thời thơ ấu.
Lần sau xin dẫn bạn đến thăm nhà xưa trong hẽm Nguyễn Thiện Thuật và khao toàn Ace VSF bánh mì Tây Hà Nội nha!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét