Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

 

Sài Gòn, vài cơn khủng hoảng

 

Người Sài Gòn – Gia Định từng đối diện nhiều đợt biến động, những lần khủng hoảng trong trăm năm qua. Các bi kịch xảy ra không sao kể xiết. Mỗi nhà mỗi cảnh, không ai có thể thông cảm hết cho ai. Dù gặp chuyện gì, ai cũng nuôi động lực là hy vọng và lạc quan.



                               Khu Mã Lạng năm 1968. Ảnh: Eddi Adams


Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, cuộc sống đời thường đã có những thời khắc vô cùng khó khăn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hầu hết người dân Sài Gòn – Gia Định. Đó là thời gian khủng hoàng kinh tế thế giới bắt đầu từ 1929 đến giữa thập niên 1930.

Ký giả Tế Xuyên kể tỉ mỉ câu chuyện này trên báo Đuốc Nhà Nam xuân Tân Hợi 1971. Năm 1932, ông từng thấy cả dẫy phố đường de la Somme (Hàm Nghi) – Catinat (Đồng Khởi) - Sabourain (Lưu Văn Lang) hầu hết bỏ trống khoá cửa, chỉ vài căn có người mướn. Chợ Bến Thành buôn bán ế ẩm, cho dù một con vịt quay treo tòn ten ở quán bán có 6 xu một con nhỏ, 8 xu con lớn. Gạo thì 4 cắc 4 giạ mà lại là thứ gạo nấu cơm mềm dẻo, thơm phức…

Những kẻ thất nghiệp dám mướn phố lầu mà ở, những căn phố ở trung tâm, gần chợ Sài Gòn. Họ có cách để ở khỏi tốn tiền: chỉ xoay đủ tiền trả tiền phố tháng đầu, tới từ tháng sau không trả tiếp nữa, ở lì luôn cả năm. Khi người thâu tiền phố đến đưa biên lai thâu tiền thì chỉ cười trừ. Tiền đâu mà trả, người thâu tiền cũng thông cảm vì hoàn cảnh của thầy ta chắc cũng chẳng hơn gì người thuê nhà.

Có khi ngượng quá thì lánh mặt, cho vợ con “đại diện” mà trả lời rằng: “Tháng này túng quá, thôi để tháng sau trả luôn thể”. Tháng sau? Rồi tháng sau nữa… kéo dài cả 10 tháng, 12 tháng như vậy. Người thu tiền thét rồi thối chí sau hai ba lần sẽ không đến nữa, báo cáo cho chủ đối phó. Đối phó cách gì? Nhiều lắm là đưa ra toà xin trục xuất thôi vì người mướn phố không có một món đồ gì đáng giá để tịch thu. Kẻ nghèo chỉ có vỏn vẹn một cái ghế bố để ngủ và một cái rương hay cái vali cũ kỹ đựng ba bộ quần áo rẻ tiền.

Cái lối mướn phố “luân chuyển” đã thành kế sách của dân nghèo: ở căn này một thời gian rồi lại ở đến căn kia, trả tiền phố có một tháng đầu ở đến một năm hay 8 tháng, ít lắm cũng là 6 tháng.

Đi ngoài đường thấy vắng vẻ buồn hiu. Những căn phố đóng cửa im ỉm. Những căn phố chết. Sài Gòn lúc ấy như là thành phố chết hay đang hấp hối. Nạn thất nghiệp tràn lan, kiếm được một việc làm là cả một cái may mắn như trúng “số đuôi”. Công chức, tư chức có “sở mần” rồi thì cố mà giữ lấy, cố chiều chuộng ông “sếp” để khỏi bể nồi gạo.

Lao động lại càng cực khổ hơn vì phải đổ mồ hôi đổi lấy chén cơm manh áo và ít người có lấy một cái gì gọi là “nhà” để ở. Phần nhiều họ đóng đô ở ngay hàng ba với những căn phố trống. Với tất cả nồi niêu xoong chảo, cả thê tử đùm đề, họ sống cố thủ tại đó, vì có ai mướn căn phố ấy đâu. Đêm đến họ bẻ khoá cửa, di cư bớt bầy con vào ngủ trong nhà, sáng đến lại móc khoá và cửa để khoá hờ, khoá tượng trưng cho người quản lý dãy phố khỏi la rầy.

Trước cơn bịnh kinh tế trầm trọng đó, một nhà thầu khoán ở miền Trung là Trần Quang An, từng học trường Công Chánh Hà Nội tự xưng là “Bác sĩ kinh tế” lên sân khấu một nhà hát ở Phan Thiết, diễn thuyết về nạn kinh tế khủng hoảng và tuyên bố đem tài “kinh bang tế thế” giải quyết nạn đồ thán cho đồng bào.

Ông còn chạy vào Sài Gòn để kê toa, toan chữa bệnh kinh tế khủng hoảng cho toàn dân. Toa thuốc của ông giản dị lắm: tìm biết đúng nhu cầu hàng tháng của mỗi gia đình (bao nhiêu gạo, bao nhiêu than, bao nhiêu mắm muối, tương cà) phân phối cho từng nhà. Tóm lại là mua tận gốc bán tận ngọn, mua gộp lại để có thể trả giá rẻ. Một hình thức “hợp tác xã” nhưng bác sĩ kinh tế gọi là “Entrepots-Warrant”.

Ông dùng Sài Gòn làm thí điểm. Ông in ra cả mấy vạn tập “câu hỏi” về nhu cầu bếp núc của mỗi gia đình, phát cho từng nhà xin trả lời để ông ước lượng số hàng phải mua dự trữ trong những “Entrepots Warrant” của ông.

Ông thuê một dãy 24 căn phố trệt ở đường Jean Eudel (nay là đường Nguyễn Tất Thành) Khánh Hội, để làm kho chứa hàng. Nhưng ông thất bại lớn. Vì người Vỉệt Nam thế hệ trước quen sống với nếp sống cổ truyền “tén vén tương cà” đâu có hiểu lợi ích của một biện pháp kinh tế xa lạ mà họ còn nghi ngờ là một thủ đoạn gì đây?






Chân dung một người đàn ông Sài gòn năm 1955.

Ảnh: Raymond Cauchetier


Toa thuốc kinh tế của “Bác sĩ” Trần Quang An chưa kịp cứu dân độ thế đã bị xếp xó, 24 căn phố của ông thuê bị bỏ trống cả năm rồi trả lại cho chủ phố.

Các nhà buôn lỗ lã, bị đóng cửa vì vỡ nợ, vì khánh tận. Nhà băng Đông Dương, nền tảng của đại tư bản Pháp, quơ lưỡi hái mà giết chết thương gia nầy đến điền chủ kia. Chờ đến lúc các tiểu thương trung thương Pháp cũng khó sống, muốn nghẹt thở, chết ngộp. Đám thương gia Pháp cầm đầu, các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ở Sài Gòn, trong các phòng họp nhóm. Họ la thét, thảo kiến nghị, đòi phá giá đồng bạc. Nhưng chỉ là tiếng kêu giữa bãi sa mạc, chẳng đi đến đâu vì phái đại lý tài Pháp vững như bàn thạch.

Lúc đó, nếu ai có người thân ở nông thôn miền Nam để có thể về tạm trú trốn khủng hoảng kinh tế ở Sài Gòn thì thật là may mắn. Lúa bán không được, công việc làm ăn buôn bán ngưng trệ, song nông gia ở dưới đó vẫn sống đầy đủ. Gạo có sẵn, không bán được thì để ăn, dân quê không phải lo nạn đói. Nhà nào ở quê cũng chất lúa đầy lẫm, đầy kho, gà vịt nuôi cả bầy, không phải để bán mà để ăn hàng ngày. Ngoài ra nhà nào cũng có một hai lu mắm, cá đồng tràn trề không thiếu.

*

Đến năm 1945, Nam bộ kháng chiến, Sài Gòn - Gia Định tràn đầy binh lửa. Chú Nguyễn Cương Phú, một facebooker lớn tuổi đang sống ở Úc kể năm đó nhà chú đang sống yên bình với cửa tiệm giày dép guốc ở chợ Bến Thành. Một trái bom thả xuống chợ Bến Thành, làm sụp một góc chợ. Gia đình chú tản cư về Gò Công, đến khi quay trở lại thì tiệm tan hoang.

Để lo một gia đình có của ăn của để, nhà từng có 8 người giúp việc, mẹ của chú trở thành bà bán cơm bình dân cho phu thợ ăn trong chợ Phú Nhuận, và chú phải đi giúp việc một thầy thuốc Đông y để được nuôi cơm.

Lúc đó, nhà ông ngoại tôi bên Khánh Hội, trên đường Quai De La Marne (Bến Vân Đồn, quận 4) cũng đang lao đao vì ông ngoại, đang làm việc công sở Tây thì bị bệnh mắt, ánh nhìn ngày càng mờ dần. Bà ngoại tôi phải bán cái tiệm tạp hóa và một tiệm rượu có môn bài đang kinh doanh để lấy tiền chữa cho ông nhưng đành chịu thua vì bệnh không hết, khi các bác sĩ Pháp tập trung cho cuộc chiến. Sau cả nhà phải tản cư về Củ Chi và ông ngoại cũng mất cuối năm 1945.

Trước đó, người anh lớn nhất của ông ngoại tôi khoảng năm 1944 bị chết trong một trận bom gần cầu Ông Lãnh. Rồi đến lượt cậu ruột tôi, Nguyễn Công Linh, đã lấy xong Đip-lôm, bị bệnh ban phải vô nằm nhà thương Dejean de la Bâtie (trung tâm cấp cứu Sài Gòn). Chỉ vài ngày sau, một trái lựu đạn nổ phía ngoài vách tường sát bên giường gây sức ép khiến cậu mất khi chỉ 22 tuổi. Ngôi nhà ông cố tôi ở Khánh Hội ly tán từ đó, may mà còn giữ được một phần căn nhà cho đến ngày nay.

Ông anh lớn nhất của tôi còn ghi lại một câu chuyện năm 1953, lần đầu anh nếm mùi giới nghiêm khi đã về Phú Nhuận. Lúc đó, người chị thứ tư mới sanh. Chị có tật khóc cả đêm nên cả nhà vất vả vô cùng trong khi ba tôi đi vắng. Năm đó chiến sự vẫn còn tiếp diễn, lính Lê Dương được tăng cường đầy dẫy khắp Sài Gòn – Gia Định.

Tối cứ đến tám giờ là giới nghiêm, ai ra đường không có lý do báo trước hoặc thấy bóng là bắn. Ai có việc bệnh hoạn sinh nở cần di chuyển phải cầm đèn bão đi theo, xét đúng mới cho đi. Chị Tư lại hay nóng sốt ban đêm, má tôi thường dùng khăn thấm giấm đánh lưng cho hạ nhiệt. Một đêm đã khuya, trán chị nóng quá, má rầu rĩ nói phải chi có được lá trầu về đánh lưng cho em hạ sốt.

Nhà cách vườn trầu chỉ khoảng năm chục mét nhưng đi qua khỏang sân trống không phải là chuyện dễ dàng. Cái lô cốt có lính Lê Dương gác sừng sững trước mặt hễ thấy bóng người là bắn ngay lập tức. Thương em và thương cả má, anh tôi quyết định đi hái lá trầu.

Chui ra khỏi nhà, anh bỏ lơ tiếng gọi giật của má, sát người xuống bò chầm chậm trong đêm tối. Anh kể chỉ năm chục mét đất trong vườn mà như dài dằng dặc tưởng chừng sẽ có một phát súng và mình ngã lăn ra, bỏ má và đứa em thơ. Ác liệt là đêm đó lại có trăng sáng. Anh vừa bò vừa van vái vong hồn ông bà phù hộ cho đến cây trầu, hái vội nắm lá trầu rồi bò về. Đến tới cửa nhà, mồ hôi đã ướt đẫm.




Một khu nhà bị cháy ở Sài gòn năm 1955.

Ảnh: Raymond Cauchetier


Tôi lớn lên, sống ở Phú Nhuận khá êm đềm trừ vài lần đáng nhớ. Không khí chiến tranh trong mắt tôi chỉ là những hàng chữ chi chít trên báo Đại Dân TộcTrắng Đen, Điện Tín mà ba tôi mua đọc hằng ngày. Thỉnh thoảng có tin báo tử của những người đi lính trong xóm. Máy bay hàng ngày bay qua lại trên đầu, nhiều nhất là trực thăng.

Nhiều lần con nít trong xóm phát hiện có “máy bay thả giấy” (truyền đơn) phía xa và chạy đi lượm. Giao thừa tết Mậu Thân, tiếng pháo bỗng nhiên rộn rã hơn rất nhiều. Tôi được hứa cho đi chơi vào ngày mùng Một. Sáng hôm sau, ba bảo cả thành phố giới nghiêm rồi, trên đài đã có lệnh chính thức nên không đi được. Đêm đó, cả nhà chui xuống nằm dưới bộ ván bằng gỗ sây rất cứng, có lót bao cát phía trên mà không biết ba tôi đã chuẩn bị từ bao giờ để tránh đạn lạc.

Từ đó, khu xóm tôi thỉnh thoảng có những ngưới lính đội nón sắt hành quân đi ngang qua, đám con nít thấy thành nón của họ treo lủng lẳng vài gói nhỏ không biết là gì. Rồi tình hình dần êm ắng. Ông anh tôi bảo tết Mậu Thân coi vậy không căng thẳng bằng hồi đảo chánh ông Diệm hồi anh còn nhỏ vì lúc ấy nhìn lên trời thấy máy bay bắn nhau với khói đạn từng cụm và đạn rớt trên mái tôn rổn rảng.

Đến tháng 4 năm 1975. Trước mái hiên, cả nhà tôi chứng kiến trên bầu trời phía sân bay Tân Sơn Nhứt có hai chiếc máy bay quần thảo nhau. Đêm 28 hay 29 tháng 4, tiếng súng ầm ì và tiếng đạn rớt như ai gõ vào chảo, cứ lanh canh, ục oạc gần xa. Sau đó là ngày 30 tháng 4 và sau đó nữa là hơn chục năm sống thời bao cấp.

Cùng với bao người, gia đình tôi trải qua những tháng ngày khó khăn. Nhiều gia đình khổ sở vì có người thân ra đi vì bệnh tật không có thuốc đặc trị, vượt biên mất tích, đi kinh tế mới,… Những năm 1980 thiếu thốn, lụt bão, lên đường ra chiến trường, đổi tiền… Những năm đó, gánh nặng đè nặng lên vai người lớn, riêng đám học trò nhỏ chúng tôi thì cho gì ăn nấy, mặc nấy và vẫn vô tư lớn lên.

Người Sài Gòn – Gia Định từng đối diện nhiều đợt biến động, những lần khủng hoảng trong trăm năm qua. Các bi kịch xảy ra không sao kể xiết. Mỗi nhà mỗi cảnh, không ai có thể thông cảm hết cho ai. Dù gặp chuyện gì, ai cũng nuôi động lực là hy vọng và lạc quan. Hy vọng sẽ có lúc thoát ra được những khó khăn, không lẽ thế này mãi! Có mất mát cũng phải gượng dậy để sống tiếp và giúp nhau vượt qua. Đó là nếp nghĩ của người thành phố này, dù có gốc gác lâu đời ở đây hay mới nhập cư sau này.

                                                             Phạm Công Luận


Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/sai-gon-vai-con-khung-hoang-31859.html


 


Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

 

SÀI GÒN CẢNH CŨ ĐƯỜNG XƯA
CHỢ ĐŨI (Tiếp theo)

** Mỹ Phước Nguyễn Thanh France

 

 

Để tiếp tục tìm lại một ít quá khứ vùng Chợ Đũi, chúng ta cùng bước qua một trong những nơi trọng yếu của Sài Gòn thuở xa xưa, từ nơi đây đường cái quan chia ra nhiều ngả: một đường đi ra bắc về hướng Thăng Long, một đường về phía tây đi Cao Miên, một đường về phía nam đi xuống vùng Tiền và Hậu Giang. Ngày nay nơi ấy là ngã sáu Phù Đổng.

Theo Đại Nam nhất thống chí, vào năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần cho lập đồn dinh ở Tân Mỹ, đứng đầu cơ quan công quyền này là vị quan tổng tham mưu mang chức danh là điều khiển. Đến nay vị trí của đồn dinh Tân Mỹ chưa ai xác định được, nhưng ta có thể phỏng đoán vị trí nha Điều khiển vì chợ Điều Khiển được đề cập trong Gia Định thành thông chí và trong tài liệu của Trương Vĩnh Ký đã dẫn trên đây. Nha Điều khiển ở gần đường cái quan, nay là đường Nguyễn Trãi. Trên bản đồ Trần Văn Học (1815) ta thấy quan lộ này bắt đầu từ cửa Tốn Thuận của thành Bát Quái theo hướng tây nam qua chùa Kim Chương, đi về vùng châu thổ sông Cửu Long. Tại vị trí tương đương với ngã sáu Phù Đổng ngày nay ta thấy một ngã tư, có đường rẽ theo hướng tây bắc đi sang Cao Miên (các sứ thần nhà Nguyễn đi Nam Vang bằng đường này nên nó còn được gọi là đường Sứ), phía đối diện có đường rẽ về phía Cầu Quan và sông Bình Dương (Rạch Bến Nghé). Ngã tư này tồn tại cho đến ngày Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Vào những năm đầu thời Pháp thuộc giao lộ này chỉ còn có 3 ngả chính : đường trên (Võ Tánh / Nguyễn Trãi), đường Thuận Kiều (Lê Văn Duyệt / Cách Mạng Tháng 8), đường La Grandière (Gia Long / Lý Tự Trọng). Ngả đi về rạch Bến Nghé ít được sử dụng vì đầm lầy Boresse chưa được mở mang. 

Vào đầu thập niên 1880, rạch Cầu Muối bị lấp dần, đại lộ Abattoir (Nguyễn Thái Học) nối liền khu Cầu Ông Lãnh tới ngã tư nói trên. Cũng vào khoảng thời gian này đường tramway Sài Gòn - Chợ Lớn (1881) và đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho (1883) được hoàn thành, cả hai đều đi qua ngã tư, gần đấy có trạm Chợ Đũi cho tramway ngừng lại đưa rước hành khách. Vào khoảng năm 1912 ga Sài Gòn đổi dời, tuyến đường sắt bị tháo dỡ, một lần nữa ngã tư thay hình đổi dạng thành ngã sáu, vì khoảng trống do đường xe lửa để lại được cải biến thành đường phố, nay là đường Lê Thị Riêng (Ngô Tùng Châu) và Phạm Hồng Thái. Ngã sáu này không có tên chính thức, nhưng người dân thời ấy quen gọi là ''ngã sáu Sài Gòn'' hay ''ngã sáu Verdun'', gọi theo tên của một trong những đường giao nhau tại đây.

Từ ngã sáu ta đi vào đường Verdun, con đường mang tên trận chiến diễn ra vào năm 1916 giữa hai quân đội Pháp và Đức. Trước tháng 8 năm 1916, đường này có tên là Thuận Kiều (route de Tong-Kéou hoặc Thuân-Kiêu), tên của một đồn binh thuộc triều đình, nằm cách Sài Gòn 12 cây số về phía bắc, thất thủ lúc kháng Pháp vào năm 1861. Năm 1947, đường Verdun được chia thành nhiều đoạn đặt tên khác nhau (Nguyễn Văn Thinh, Thái Lập Thành, Chanson). Từ 1955 đến 1975, tất cả các đoạn nhập lại mang tên đường Lê Văn Duyệt. 

Trong chu vi vùng Chợ Đũi, ta chỉ để ý đến đoạn từ ngã sáu đến đường Chasseloup Laubat (Hồng Thập Tự / Nguyễn Thị Minh Khai). Dọc theo đoạn đường này lần lượt ta gặp các ngã ba: Taberd (Nguyễn Du), Duranton (Bùi Thị

Xuân) và Léon Combes (Sương Nguyệt Anh).

Từ thập niên 1920 trở đi việc buôn bán mới bắt đầu nhộn nhịp: cửa hàng vải, đồ gỗ, tạp hóa v. v. xen lẫn nhà ở của công tư chức và vài ba trường sơ đẳng tiểu học của tư nhân, thường thường là ngôi trường nhỏ chỉ có một lớp học gồm vài mươi học sinh, do một thầy giáo kiêm hiệu trưởng phụ trách (Các trường Huỳnh Công Phước, Nguyễn Hoàng, Thái Bình, v.v.). Đặc biệt là nhiều người Ấn cũng đến đây cư trú hoặc buôn bán.

Khoảng năm 1930, hẻm số 6 ăn thông qua đường La Grandière hãy còn là khu xóm lao động tồi tàn, nhiều căn nhà chứa tới bốn, năm gia đình thợ thuyền (một người đứng tên thuê nhà rồi ngăn vách chia phòng cho các gia đình khác đến cư trú, họ hùn nhau trả tiền thuê nhà). Ban ngày trong đường hẻm chất đầy thùng, gánh hàng, ban đêm ghế bố bày trước nhà làm chỗ ngủ. Chuyện thật khó tin là hẻm này tuy ở nơi thị tứ nhưng hai đầu hẻm thường làm nơi đổ rác bừa bãi, trong hẻm lại nồng nặc mùi khai nước tiểu vì thiếu nhà vệ sinh công cộng trong khu phố chung quanh. Không riêng cho hẻm này, thời ấy còn có biết bao xóm nghèo như thế trong thành phố Sài Gòn.

Bên dãy phố phía tay trái gần đến đầu đường Duranton (số nhà 85) là tư thất của nhà cự phú Benoit Lê Văn Châu, vị mạnh thường quân đã hiến đất cho ban kịch Đức Hoàng Hội xây rạp hát trên đường Colonel Grimaud.  Qua khỏi ngã ba, nơi góc đường (số 89) là tư gia, vừa là  phòng mạch, vừa là ''dinh thủ tướng'' của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh. Ông cư ngụ tại đây hơn 20 năm đến ngày ông quyên sinh (10-111946) lúc đang giữ chức thủ tướng Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ. Tên ông được đặt cho đoạn đường này từ năm 1947 đến 1955, sau đó đặt tên cho con đường ở khu trung tâm Sài Gòn, đường này đi từ đường Hai Bà Trưng đến đại lộ Nguyễn Huệ, trước tòa Hòa giải. 

Bên phía lề đường số chẵn, xưa có đường sắt đầu tiên của tramway Sài Gòn - Chợ Lớn, đã bị tháo bỏ, được thay thế bằng tuyến đường ngắn hơn sau khi san lấp rạch Cầu Kho. Nối tiếp với ngã ba đường Taberd là lề đường dọc theo vườn Ông Thượng, cổng vào của công viên này ở ngay ngã ba đường Duranton. Thửa đất trong công viên gần góc đường Taberd là nơi gợi lại một phần lịch sử sự thành lập hội Đức Trí Thể Dục. Hội này có tên Pháp rất dài là Société pour L'Amélioration Morale, Intellectuelle et Physique des Indigènes de la Cochinchine, được gọi tắt bằng tên dễ nhớ là SAMIPIC. Samipic được một nhóm người Việt thành lập vào năm 1926. Trong số các mục tiêu của hội này ta có thể kể: yểm trợ tài chính cho các hội bạn (hội từ thiện, hội ái hữu, hội tương tế, hội thể thao), đóng góp quỹ xây dựng cư xá sinh viên tại Paris (có nơi cư trú dành cho sinh viên Đông Dương), cấp học bổng cho thanh niên nam nữ thiếu điều kiện tài chính để thực hiện việc học vấn, tổ chức những buổi diễn thuyết để quảng bá kiến thức, thành lập thư viện, v.v.  Cầm đầu ban trị sự vào năm 1927 có các ông: chủ tịch Trần Trinh Trạch, phó chủ tịch Nguyễn Văn Của, Hồ Văn Kính, v.v. Nguồn tài chánh của hội do từ tiền đóng hằng tháng của hội viên, tiền trợ giúp của ân nhân, tiền quyên góp trong các kỳ hội nghị, tiền trợ cấp do ngân sách nhà nước thuộc địa, v.v. chưa kể lợi tức thu thập từ các cuộc xổ số. Trong các năm 1927-1930, nơi thường nhóm họp của hội Samipic là trụ sở hội Nam Kỳ Công thương Tương tế (Association des Industriels et Commerçants Annamites de Cochinchine) ở tầng lầu căn nhà số 76 đường La Grandière, Sài Gòn. Nơi đây không phải là phòng hội nghị lý tưởng vì nhiều lần không đủ chỗ chứa hết thính giả.  

Nói về phòng hội nghị, người Pháp có nhiều câu lạc bộ vừa lớn vừa nhỏ. Hoa kiều thì mỗi bang có nhà hội quán riêng, khi cần họp đông đảo họ có Phòng Thương mại ở Chợ Lớn. Còn đồng bào ta vì thiếu nhà hội quán nên thường nhóm họp trong các căn phòng chật chội tại các tư gia. Thất vọng vì những cuộc đón tiếp thiếu chu đáo dành cho các thượng khách, trong đó có thi hào Tagore, các hội viên mong sớm được làm chủ một ''Việt Nam Tổng hội phủ'' rộng lớn hơn, để cho tất cả các hiệp hội của người Việt đều có thể đến nhóm họp. Samipic được Hội đồng thành phố Sài Gòn chấp thuận nhượng miếng đất ở góc đường

Verdun và Taberd, nơi đây tuy ở giữa chốn phồn hoa nhưng phong cảnh vừa đẹp vừa thanh tịnh. 

Năm 1928, thống đốc đã ký sắc luật chấp thuận cho Samipic phát hành 300.000 tấm vé số, giá mỗi tấm là 2 đồng, trên lý thuyết tổng số tiền là thu được là 600.000 đồng, được phân phối như sau: Tiền dành cho các lô trúng: 300.000 đồng, trong đó có lô độc đắc 60.000 đồng. Tiền dành cho cư xá sinh viên tại Paris: 200.000 đồng. Tiền trợ cấp cho các hội đoàn được phép hoạt động: 100.000 đồng.

Đầu năm 1929, thống đốc Blanchard de la Brosse chủ tọa buổi lễ đặt viên đá đầu tiên. Một chai champagne được đập vỡ trên khối xây tượng trưng bằng gạch và xi măng, tiếp theo là tiệc thức ăn nguội và bánh ngọt. Samipic dự định xây dựng một tòa nhà nguy nga lộng lẫy, ba tầng lầu, nền nhà hình chữ nhật, kiến trúc theo kiểu truyền thống dân tộc nhưng có đủ tiện nghi hiện đại. Có văn phòng cho hội trưởng và ban trị sự, phòng hội nghị cho các hội bạn đến nhóm họp, thư viện, phòng thông tin về hoạt động nông nghiệp trong xứ, thông tin về tổ chức du học, phòng trưng bày cổ vật, phòng đãi tiệc, phòng thể dục, phòng giải trí… Tổn phí xây dựng ước chừng hai, ba trăm ngàn đồng (tiền Đông Dương năm 1929). 

Nhưng không may dự án xây dựng bị đình chỉ, vì lúc ấy đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xứ Đông Dương cũng bị ảnh hưởng đến kinh tế, đồng tiền mất giá. Hơn ba năm đã trôi qua, người ta chờ mãi nhưng không thấy tòa nhà ở đâu. Bỗng nhiên gặp được cơ hội tốt, Samipic mua đấu giá ngôi biệt thự nguy nga ở số 98 đại lộ Gallieni với giá 38 000 đồng. Chủ nhân cũ của ngôi nhà này là ông Lê Văn Trước, đã bỏ tiền xây cất khoảng 250 000 đồng. Hội quán không được gần nơi trung tâm như đã mong muốn vì ở tận vùng Chợ Quán, bất tiện cho việc đi họp của các hội viên. Dù sao trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tình cờ mua được báu vật bằng giá thích hợp với khả năng của hội, thì không cần đòi hỏi gì hơn nữa. Nơi đây có thể tổ chức mọi hình thức hội nghị, trong khung cảnh tráng lệ, xa nơi ồn ào náo nhiệt. Các hiệp hội khác cũng nhờ đó có nơi nhóm họp bên trong tòa nhà rộng rãi, sang trọng, tiện  nghi, thoáng đãng. Samipic tổ chức buổi yến tiệc chào mừng lễ khánh thành hội quán mới khai trương vào chiều thứ bảy ngày 16-2-1933. Tòa nhà này hiện nay mang số 606 đường Trần Hưng Đạo, quận 5.

Sài Gòn ngày càng đông dân và đất hẹp, không ai lấy làm lạ việc nhà cầm quyền chọn đất công viên để xây dựng công thự. Đất trống trong vườn Ông Thượng dọc theo đường Verdun được chọn làm nơi xây dựng Nhà Tương tế, phòng khám bệnh miễn phí thuộc hội Hồng Thập tự, Sở Y tế Nam Kỳ, v.v. 

Nhà Tương tế (Maison de la Mutualité) được xây dựng khoảng năm 1940, thuộc quyền sở hữu của Quỹ Tín dụng Tương tế Nông nghiệp (Caisse centrale de Crédit Agricole Mutuel). Một phần chi phí xây dựng tòa nhà này được tài trợ bằng tiền thu được do tổ chức giải xổ số. Tòa nhà này được dùng làm nơi hội họp dành cho các hội từ thiện, hội bảo hiểm, sở Thanh tra Lao động, các nghiệp đoàn, và đặc biệt phải kể đến Câu lạc bộ Đông Dương (Cercle Indochinois). Hội văn hóa này đã hoạt động từ trước năm 1937, khi chưa có trụ sở chính thức hội thường nhóm họp tại tư gia của các hội viên. Hội tổ chức các buổi diễn thuyết về các vấn đề pháp luật, y tế, xã hội, diễn giả là các bậc trí thức của Sài Gòn như các bác sĩ : Tân Hàm Nghiệp, Trần Tấn Phát, Trần Văn Đôn, các luật sư Lê Văn Kim, Phan Văn Thiết, Vương Quang Nhường, v.v. Khi Nhà Tương tế đã hoàn thành (khoảng 1940), Câu lạc bộ Đông Dương có nơi làm trụ sở. Ai đi trên đường Verdun, gần bên cổng vườn Ông Thượng, bị thu hút ngay bởi tòa nhà tân kỳ, trên trán nhà có mấy hàng chữ đắp nổi: ''Cercle Indochinois''. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tòa nhà này là trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công. Hiện nay là tòa nhà Liên đoàn Lao động Thành phố.

Chúng ta tiến dần đến ngã tư Verdun - Chasseloup Laubat. Vào đầu thế kỷ 20 nơi đây hãy còn là một trong những cửa ngõ của Sài Gòn nhìn ra vùng làng quê ngoại thành. Tại góc vườn Ông Thượng gần ngã tư này là chỗ đặt bót cảnh sát Chợ Đũi, làm nơi kiểm soát an ninh đường ra vào thành phố. Sau khi sáp nhập làng Tân Hòa và Phú Thạnh vào thành phố Sài Gòn năm 1904 thì vai trò của bót này không còn cần thiết nữa nên được dời đi. 

Trên mảnh đất gần ngã tư, viện Bảo dục Nhi đồng (Institut de Puériculture) được khánh thành năm 1927, có sự góp phần vận động thành lập của bác sĩ Trần Văn Đôn, nghị viên Hội đồng quản hạt. Tòa nhà này được đánh giá là một kiến trúc mỹ lệ vào thời ấy, trông hao hao một biệt thự sang trọng, mặt tiền quay ra đường Chasseloup Laubat, phòng ốc rộng rãi nên còn dùng làm sở Y tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc và là trụ sở Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng Hòa. Viện Bảo dục Nhi đồng, còn được gọi là ''nhà thương Con nít'', do bác sĩ Bourgin làm giám đốc, có mục đích là trị bệnh cho các trẻ sơ sinh và truyền bá kiến thức vệ sinh cho các bà mẹ trong việc nuôi nấng con cái vì vào thời ấy số tử vong của trẻ sơ sinh rất cao.

Viện này có cả vườn trẻ và nhà gửi trẻ.     Năm 1933, viện Bảo dục Nhi đồng ngưng hoạt động do tốn kém nhiều mà hiệu quả thấp, nên đã đổi thành trường Điều dưỡng (Dispensaire-école) của hội Hồng Thập tự, đặt dưới sự cai quản của bà sơ Sempé, vị y tá nhiều kinh nghiệm. Được giám sát bởi sở Y tế, trường Điều dưỡng thực hiện hai mục tiêu chính: vừa cứu trợ những kẻ khốn khó, vừa đào tạo các nữ y tá tình nguyện.

Đồng thời một gian bên trong sở Y tế được dành làm Phòng bài lao, còn gọi là ''nhà thương Ho lao'' (Dispensaire antituberculeux), thành lập dưới sự bảo trợ của hội Chẩn tế Xã hội (Aide Mutuelle et d'Assistance Sociale, gọi tắt là AMAS). Phòng bài lao được trang bị máy quang tuyến X, các dụng cụ giải phẩu, kính hiển vi, máy bơm hơi vô màn phổi, v.v. Năm 1942, Phòng bài lao chuyển đi sáp nhập vào nhà thương thí ở đại lộ Bonard.

Trường Điều Dưỡng gia tăng hoạt động, trở nên chật hẹp nên đã được dời sang cơ sở mới ở gần đấy là nhà thương thí của hội Hồng Thập tự Pháp, số 24 đường Verdun. Trong cơ sở này, hội Chẩn tế Xã hội lập hội ''Giọt sữa'' (Goutte de Lait), ngoài việc phân phát sữa miễn phí cho các trẻ sơ sinh ở các gia đình nghèo mà các bà mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì kém sức khỏe hoặc vì bệnh hoạn, còn có bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của các cháu bé. Vài mươi phụ nữ tình nguyện mỗi người bỏ ra vài giờ trong tuần đến giúp việc phát thuốc, băng bó vết thương cho các trẻ em được cha mẹ dẫn đến. Hằng năm trong khuôn viên hội Hồng Thập tự diễn ra chợ phiên từ thiện, nơi đây bày bán quần áo phụ nữ và trẻ em, khăn tay, đồ chơi, đồ trang trí lặt vặt, cây cảnh, bánh kẹo, bột thực phẩm, v.v. Có cả nhiều trò giải trí cho trẻ em và người lớn, hàng nước giải khát. Trường Điều dưỡng ngưng hoạt động vào năm

1945, mở cửa lại từ tháng 9-1946…

                                                                          (Còn tiếp)



 





https://cothommagazine.com/wp/co-thom-93/





Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

 

Radio Saigon phát sóng âm nhạc Nam bộ ra thế giới

 

Phát minh vô tuyến điện tin (wireless telegraphy) cuối thế kỷ XIX đã mở ra một sự kết nối toàn cầu bằng sóng radio, phát triển rộng rãi từ thập niên 1930 đến 1940. Radio trở thành một phương tiện thông tin trực tiếp đại chúng từ các thành phố lớn đến những vùng hẻo lánh trên toàn thế giới. Sự lan rộng của radio trên thế giới cũng là thời kỳ bắt đầu xuất hiện các đài phát thanh đầu tiên ở Đông Dương.

 

Radio Saigon: kết nối Đông Dương với thế giới

Đài phát thanh Radio Saigon chính thức phát sóng lần đầu tiên ngày 18.7.1930 với sự hiện diện của Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Hai năm trước đó, đại diện của Công ty Vô tuyến Điện thoại Pháp - Đông Dương đã đến Paris đặt mua hệ thống phát thanh và ký hợp đồng với các nhạc công người Pháp để thực hiện những chương trình âm nhạc cho Radio Saigon.

Năm 1929, hai kỹ sư radio từ Paris đã lắp ráp các thiết bị cho đài phát sóng đặt tại khu Chí Hòa. Văn phòng hành chính của Đài Radio Saigon đặt tại số 106 Boulevard Charner (đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay).

Tháng 4.1931 báo Le Petit Marseillais có liệt kê các quốc gia trên thế giới nghe được chương trình phát thanh của đài Radio Saigon “tiếng nói Đông Dương”: khu vực Thái Bình Dương (Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Nga, Úc, Canada, Mỹ, New Zealand, và Nam Mỹ); khu vực Ấn Độ Dương (Ấn Độ, Mauritius, các quốc gia Đông Phi và Nam Phi, Madagascar); khu vực châu Âu (Pháp, Anh, Hungary, và nhiều nước khác).  



Cổng và tòa nhà của đài phát thanh Radio Saigon tại Chí Hòa. Nguồn: Frederic Vaillant (radiotsf.fr)

 

Báo L’Éveil économique de l’Indochine (19.7.1931) tường thuật ông Lévy - Lãnh sự Pháp ở Vân Nam, và ông Wilden - Bộ trưởng Pháp ở Bắc Kinh đều xác nhận là âm thanh từ Radio Saigon rất mạnh và rõ ràng. Thêm vào đó có nhiều thư phản hồi từ các thính giả Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Ceyland và Mỹ đều khen ngợi chương trình biểu diễn âm nhạc của đài Radio Saigon được dàn dựng rất hay.

Làn sóng phát thanh từ Sài Gòn cũng được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ ở một số quốc gia. Báo The Singapore Free Press and Mercantile Advertiser thường đăng chương trình biểu diễn âm nhạc của giàn nhạc thính phòng Radio Saigon cho thính giả Singapore. Ở New Zealand, báo Ngôi Sao xuất bản tại Christchurch (ngày 20.10.1920) có tường thuật: “Một đài phát thanh Pháp, Sài Gòn, tôi nghĩ vậy, trên làn sóng 23,6m, được nghe thấy gần như mỗi buổi chiều, nói chuyện với Paris sau 10.30 pm. Rất lớn”.

Tại Úc, nhiều thính giả đã viết thư cho tạp chí The Wireless Weekly để tìm hiểu thông tin về đài phát thanh mới này. Tòa soạn báo này đã có bài viết trả lời chi tiết (tháng 12.1930) và còn ghi rõ lời chào của phát ngôn viên: “Hello. Hello, here is Radio Saigon” (Xin chào. Xin chào, đây là Radio Saigon)…

 

Âm nhạc Nam bộ lên “giây thép gió” đến với thính giả toàn cầu

 

“Giây thép gió” là cụm từ tiếng Việt dịch từ tiếng Pháp “télégraphie sans fil”, thường được dịch chính thức là “vô tuyến điện tin” (tiếng Anh: wireless telegraphy/wireless radiotelegraphy). Chương trình phát thanh “T. S. F - Giây thép gió” của Radio Saigon gồm các tin tức chuyển tiếp làn sóng từ Paris, các thông tin kinh tế của Đông Dương, và các tiết mục biểu diễn âm nhạc trực tuyến. Thông tin chi tiết của chương trình phát thanh thường được đăng trước hai tuần trong phụ lục của báo Courrier de Saigon.  



Tháp phát sóng của Radio Saigon tại Chí Hòa. Nguồn: Frederic Vaillant (radiotsf.fr)

 

Mỗi buổi chiều từ thứ Năm cho đến thứ Ba, chương trình biểu diễn âm nhạc tài tử cải lương Nam bộ được phát sóng trực tuyến từ 18 giờ 30 đến 20 giờ; sau đó là chương trình biểu diễn âm nhạc phương Tây từ 21 giờ 15 đến 22 giờ 15. Ngày thứ Tư từ 18 giờ 30 đến 19 giờ 30 là chương trình độc tấu nhạc cụ phương Tây, sau đó có diễn tuồng cải lương từ 20 giờ 45 tới 23 giờ 30.

Sự ra đời của Radio Saigon đã đưa các nghệ nhân nhạc tài tử và vọng cổ cải lương Nam bộ lên sóng phát thanh “giây thép gió” đến với nhiều thính giả hơn, ngay ở Sài Gòn, ở Đông Dương và các thính giả mới từ những quốc gia khác.

Một chi tiết rất đáng chú ý là cách sử dụng cụm từ “tài tử” trong thông tin chương trình biểu diễn hàng tuần của Radio Saigon: “Như tài tử và người ca có xảy ra điều chi thì chúng tôi xin sửa đổi chương trình trên đây lại, xin quý vị miễn chấp”.  Đoạn văn này cho thấy trong thập niên 1930, cụm từ “tài tử” vẫn được dùng để chỉ giới nghệ nhân nhạc cụ cổ truyền.

Giàn nhạc thính phòng phương Tây của Radio Saigon được sự chỉ đạo của nhạc trưởng là nhà soạn nhạc André Soyer. Theo báo Les Annales coloniales (8.1930), giàn nhạc này gồm một số nhạc công nòng cốt từ Paris và trong các buổi hòa nhạc quan trọng sẽ có tăng cường thêm các nhạc công của khách sạn Continental và của hãng phim Eden Cinema.

Trong khi đó, báo L’Éveil économique de l’Indochine (1931) cho biết một thông tin thú vị là một nhóm trí thức người bản xứ ở Sài Gòn đã được thành lập để chọn lọc các nhạc công cho giàn nhạc Việt Nam của đài. Báo Úc ở Sydney có ghi nhận chương trình âm nhạc của Radio Saigon “nhấn mạnh âm nhạc Á châu hơn”. 




Phòng hòa nhạ trong tòa nhà của Radio Saigon tại Chí Hòa. Nguồn: Frederic Vaillant (radiotsf.fr).

 

Sự ra đời của Radio Saigon đã đưa các nghệ nhân nhạc tài tử và vọng cổ cải lương Nam bộ lên sóng phát thanh “giây thép gió” đến với nhiều thính giả hơn, ngay ở Sài Gòn, ở Đông Dương và các thính giả mới từ những quốc gia khác. Hàng đêm, các chương trình phong phú đa dạng với các bài bản quen thuộc như Lưu thủy, Giang Nam, Tứ đại oán, Nam ai, Ngũ đối hạ, Vọng cổ hoài lang v.v..,  được dàn dựng qua các tiết mục độc tấu, hòa tấu nhạc cụ cổ truyền với giọng ca, và cả diễn tuồng cải lương cho thính giả thưởng thức.

Theo tư liệu của Frederic Vaillant (radiotsf.fr), các buổi biểu diễn trực tuyến này được thực hiện tại phòng hòa nhạc của đài phát thanh Radio Saigon ở Chí Hòa.




Bản tin của Radio Saigon và một tờ chương trình biểu diễn âm nhạc trực tuyến của Radio Saigon (Tư liệu Thư viện Quốc gia Pháp).

 

Rất đáng tiếc là Radio Saigon phải chính thức ngừng hoạt động vào tháng 5.1932 vì thiếu kinh phí. Năm 1940, Chính phủ Đông Dương chính thức quản lý Radio Saigon và sau chiến tranh Thế giới thứ hai được đổi tên thành Radio France Asie. 

Sau gần một ngàn buổi phát thanh âm nhạc trực tuyến hàng đêm tại Radio Saigon, thông tin về các nghệ nhân tiền bối Nam bộ chỉ hiện hữu bằng những cái tên gọi rất đơn sơ như: cô Thạnh, ông Thiệt, ông Tỵ, cô Nhàn, ông Tui, cô Châu, và còn rất nhiều tên khác. Tuy nhiên, chắc chắn các thế hệ về sau sẽ trân trọng và tiếp tục nhắc mãi các tên gọi thân thương của những nghệ sĩ tiền bối đã đóng góp vào công cuộc duy trì và quảng bá văn hóa Nam bộ ra thế giới. 

TS. Nguyễn Lê Tuyên

(Nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc và nghệ sĩ guitar; giảng viên world music tại Đại học Quốc gia Australia)

https://nguoidothi.net.vn/radio-saigon-phat-song-am-nhac-nam-bo-ra-the-gioi-32124.html

 

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

 

CẦU NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

THIÊN ĐƯỜNG TUỔI THƠ TÔI

  

(2SaiGon) – Sài Gòn tất bật, hối hả trở lại sau những ngày Tết. Cơn mưa trái khoáy, dữ tợn như trận đòn say của anh chồng vũ phu càng làm cho Sài Gòn thêm tất bật, hối hả. Buổi sáng, trôi trong dòng xe cộ cũng tất bật như thế,   tôi bỗng nhận ra cây cầu  Nhị Thiên Đường đang bị người ta tháo dỡ .

 



 

Nhìn hàng lan can hoen rỉ, trơ vơ, những cây cột đèn màu xanh rêu xiêu vẹo, cũ kỹ cùng một vài chiếc đèn sứ trắng còn sót lại đang nằm la liệt trên mặt cầu, bất giác lòng tôi dậy lên một nỗi niềm trắc ẩn – nỗi niềm của một người đang đứng trước buổi hoàng hôn, tiếc nuối  ngẩn ngơ nhìn  vạt nắng chiều tà đang hấp hối ở phía chân trời.




Bất giác lòng tôi dậy lên một nỗi niềm trắc ẩn

 

Hồi đó nhà tôi ở bên này cầu, phía đường Liên Tỉnh 5 (Quốc lộ 50) , còn trường Tiểu học Xóm Củi nằm ở bên phía bên kia cầu (Trường Tùng Thiện Vương bây giờ). Ngày hai buổi đến trường, tôi đều phải đi ngang qua cầu. Không biết bao nhiêu vết chân bé bỏng, không biết bao nhiêu buồn vui thơ trẻ trong suốt năm năm tiểu học, tôi đã bỏ lại trên chiếc cầu này.

Năm học lớp hai, mỗi bận tan trường tôi và một nhóm bạn cùng đường hay về chung nhau. Thật tình bây giờ tôi cũng không thể hình dung và nhớ hết các bạn. Chỉ ấn tượng Tố Hoa, cô bạn ở phía nhà thờ Bình Thái. Tố Hoa rất xinh xắn, giọng “Bắc kỳ” trong trẻo, dễ thương, hay nói líu lo suốt đường về (hy vọng bây giờ nếu Tố Hoa còn khỏe mạnh, đọc được những dòng chữ này sẽ nhận ra cô bạn đường ngày đó).



 

Từ trường chúng tôi thường hay đi tắt men đường Kho Tròn cặp mé sông tới mang cầu rồi leo cầu thang để lên mặt cầu. Đi tắt cho gần chỉ là cái cớ. Thật ra là vì chúng tôi khoái leo cầu thang, thi nhau coi ai lên trước mà không … thở (thở dốc).

Cây cầu thang dưới mang cầu Nhị Thiên Đường cũng đã từng “nuôi dưỡng” ước mơ thầm kín của con bé nhà nghèo: ráng học nữa lớn đi làm việc có nhiều tiền cất nhà lầu ở, leo cầu thang cho đã…



 

Những bậc thang dưới mang cầu Nhị Thiên Đường cũng đã từng

 “nuôi dưỡng” ước mơ thầm kín của tôi


Đây còn là nơi ghi dấu kỷ niệm của hai chị em tôi. Năm đó, tôi học lớp ba còn thằng em kế vừa vô lớp một. Tuy mới 9 tuổi nhưng tôi được má giao mỗi ngày đưa rước em trai tới trường mặc dù chỉ là dắt bộ nhau thôi.

Mỗi khi qua cầu tôi thường nắm tay em thật chặt. Vì hễ em đi bên này thì tôi sợ em lọt sông còn em đi bên kia thì tôi sợ em bị xe quẹt.

Có một bữa tan trường, hai chị em ghé nhà bạn Đông chơi, định một lúc thì về. Bỗng đâu trời đổ cơn mưa tầm tã. Đợi lâu mà mưa chưa tạnh. Sợ trễ, tôi dắt em dầm mưa về. Chừng tới ngang giữa cầu, chỗ có cái chòi canh của chú lính gác, mới phát hiện bỏ quên cái cặp. Tôi nảy ra “sáng kiến” gởi em cho chú lính, một mình trở lại nhà bạn lấy cặp. Sài Gòn hồi ấy bị kéo lệch múi giờ một tiếng lại gặp cơn mưa lớn nên mới khoảng  sáu giờ chiều mà trời đã tối thui. Vừa sợ má đánh đòn vừa sợ ma, tôi níu em đi như chạy trong cơn mưa không dứt.

Nắm bàn tay em lạnh ngắt, nghe em run rẩy trong bộ quần áo ướt sũng nước mưa, tôi giận mình, càng thương em đứt ruột. Bây giờ nhắc lại vẫn còn thương.




Mỗi khi qua cầu tôi thường nắm tay em thật chặt

 

Hồi chiến tranh ác liệt, lần đó cầu bị đánh sập, người ta bắc ngang sông một chiếc cầu phao (quen gọi là cầu nổi) dành cho người đi bộ và một số ít xe ưu tiên.

Hồi đó ba lái xe jeep gắn bản số ưu tiên nên được qua cầu nổi Nhị Thiên Đường. Buổi trưa ba hẹn cả nhà  về ăn cơm. Vừa qua cầu, ba thấy nhiều người dân bị thương được chở bằng xe máy, xe ba gác, xe xích lô đạp từ trong hướng Lò Than đi ra.

Ba vòng xe lại, lợi dụng bảng số xe ưu tiên, cho khiêng tất cả nạn nhân qua xe ba chở thẳng qua Chợ Rẫy. Rồi ba lại vòng xe về nhắm hướng Lò Than chạy vô ra mấy bận chuyển nạn nhân đi cấp cứu, bất kể họ là ai, bất kể họ ở “phe” nào…  Khi ba về đến nhà trời đã xế chiều, quần áo bê bết máu, làm má con tôi một phen “hồn phi phách tán”.

Đó là bài học lớn về lòng nhân ái, nghĩa khí hào hiệp mà ba để lại cho chị em chúng tôi.



 

Ai cũng có một dòng sông và một nhịp cầu cho riêng mình


Rồi tôi lớn lên, vẫn ngày hai bận đi về, chứng kiến chiếc cầu ngày một cũ kỹ, già nua… Thì đời cầu cũng giống đời người. Cũng chỉ một kiếp mà thôi.  Ai mà không sinh lão bệnh tử. Ai mà chẳng có thuở thanh xuân, chẳng có hồi già cỗi. Quy luật trời đất mà.

Tôi lẩn thẩn đồ rằng, ai cũng có một dòng sông và một nhịp cầu cho riêng mình  mà nhiều khi khó giãi bày với người khác. Riêng tôi, dầu sao đi nữa tôi cũng vẫn rất yêu Sài Gòn, yêu nhịp cầu mang tên Nhị Thiên Đường – tên của một loại dầu gió ngộ nghĩnh và thú vị – từng một thời là thiên đường tuổi thơ tôi.

Thôi thì, xin mượn lời một bản tình ca mà từ giã thiên đường của tôi : “Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối. Vẫy tay, vẫy tay chào nhau một lần cuối và trọn cuộc đời”.  Chào nhé cầu Nhị Thiên Đường!

Bỗng dưng tôi nhớ Ba quá đổi

Ngô Thị Thu Vân

http://2saigon.vn/xa-hoi/cam-nhan-saigon/cau-nhi-thien-duong-thien-duong-tuoi-tho-toi.html

 

 

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

 

SÀI GÒN CẢNH CŨ ĐƯỜNG XƯA 

CHỢ ĐŨI

Mỹ Phước Nguyễn Thanh – France

 

 

Chợ Đũi không là một địa danh xa lạ đối với người Sài Gòn. Hầu như ai cũng biết vị trí vùng này trong thành phố, nhưng ít khi đồng ý với nhau về ranh giới là những nơi nào.

Theo Đại Nam Quốc Âm tự vị của học giả Huỳnh Tịnh Của (xuất bản năm 1895-1896), '' Chợ Đũi là tên chợ, nguyên là chổ hay bám đũi, dệt đũi”. Tự điển này còn định nghĩa: '' Đũi là hàng tơ chỉ dệt bằng tơ kén dổ (tức là vỏ kén con bướm đã lột xác) thường dùng may quần, bền hơn vải''.

Chợ Đũi nằm trong nhóm địa danh đặt tên theo sản vật giống như Chợ Đệm, Chợ Vải, Chợ Thiếc,.… iên quan đến nơi bán vải đũi, bộ Địa bạ của t nh Gia Định dưới triều nhà Nguyễn (bản dịch của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, 1994) đã kể tên hai ngôi làng trong vùng Sài Gòn vào năm 1836 thuộc phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, đó là ''Thôn An Cư ở xứ Điểm Nệm Đũi'' và ''Thôn Tân Thuận ở xứ Chợ Nệm Đũi''. Hai làng này nằm kề nhau, có lẽ đều là nơi sản xuất nệm đũi dồn bông.

Khoảng năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký diễn thuyết tại trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận. Bài diễn văn được in lại dưới tựa đề ''Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs'', có đoạn nói về Chợ Đũi dưới triều vua Minh Mạng. Tác giả đưa ta tới một nơi ở góc tay mặt của thành Quy (tức Thành Phiên An, xây năm 1790), đối chiếu với đường phố ngày nay thì ở khoảng ngã tư Pasteur - ý Tự Trọng (Gia Long). Từ địa điểm này đến đường Thuận Kiều (Cách Mạng Tháng Tám / ê Văn Duyệt) đường dài khoảng 800 mét, đi qua Chợ Da Còm, Chợ Đũi, và Xóm Đệm Buồm. Vì thế ta có thể cho rằng vào thời ấy Chợ Đũi ch là khu vực nhỏ, bề rộng vài ba trăm mét. Từ một nơi họp chợ thông thường như bao nhiêu chợ khác, Chợ Đũi dần dần trở thành địa danh chỉ định vùng chung quanh rộng lớn hơn nhiều.

Ngoài ra cụ Trương còn cho ta biết thêm: ''Ngày nay (khoảng năm 1885) địa danh Chợ Đũi dùng để gọi phần phía trên của đường Boresse vượt qua đến phía bên kia của đường xe lửa''. Thời ấy đường Boresse đi từ rạch Bến Nghé lên tới đường Lê Thánh Tôn ngày nay, cho nên ''phần phía trên của của đường Boresse'' là khu vực kể từ khoảng giao lộ Trần Hưng Đạo – Yersin - Ký Con đến đường Lý Tự Trọng (Gia Long). Đồng thời, '' Đường xe lửa'' được nêu ra chính là đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, khánh thành năm 1883, đi chung lộ trình với đường tramway Sài Gòn - Chợ ớn, khánh thành năm 1881, cả hai đều chạy dọc theo đường Chiến lược (route stratégique) về phía Chợ Lớn. Do đó ta có thể đoán được ''bên kia của đường xe lửa'' là vùng chạy cập theo đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự), là đường Chiến lược lúc xưa. Tóm lại, vào năm 1885 vùng Chợ Đũi trải rộng từ khoảng đầu đại lộ Trần Hưng Đạo đến khoảng đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay (đường Hồng Thập Tự cũ)

Năm 1866, ông  de Coincy mô tả vùng Chợ Đũi qua mấy dòng ngắn gọn: ''Vùng phía bên kia đường Thuận Kiều (đường Cách Mạng tháng 8 / Lê Văn Duyệt), giữa rạch Bến Nghé và đường Sài Gòn đi Chợ Lớn (đường Võ Tánh / Nguyễn Trãi) là một dãi đất dài trù phú và phì nhiêu không kém gì đất đai vùng Gò Vấp.Ngay bên cạnh thành phố, vùng nằm giữa đường Chiến lược (đường Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự) và đường Trên Sài Gòn – Chợ Lớn (đường Võ Tánh / Nguyễn Trãi), xưa l khu vườn tược của các quan lại người Việt, những khu vườn nằm nối tiếp nhau, chắc hẳn nơi ấy đầy những ngôi nhà khang trang dùng làm nơi hưởng thú điền viên mà nay cảnh đổ nát hoang tàn còn thấy lẫn khuất dưới lùm cây bụi cỏ. Chỉ sót lại những cụm rừng, những cây trồng cho huê lợi hay trồng làm cảnh, một thời đã điểm trang chốn ẩn cư êm đềm nay''. Phải chăng tác giả ấy nói đến cảnh tiêu điều vào những năm sau ngày Pháp đánh chiếm Sài Gòn tại vùng đất nối tiếp với ''vườn Ông Thượng'', tên dân gian gọi khu vườn cây của Tả Quân Lê Văn Duyệt (nay ở vị trí vườn Tao Đàn).


Năm 1881, vùng Chợ Đũi bao trùm phần lớn hai làng: Phú Thạnh và Thái Bình. àng Phú Thạnh (vùng Vườn Chuối, Bàn Cờ ngày nay) ở nơi đất cao ráo. Làng Thái Bình có một phần đất đai nằm trong đầm lầy Boresse đang được khai khẩn, nhiều nơi còn ẩm thấp, kém vệ sinh như vùng chung quanh ngọn rạch Cầu Kho. Nơi đây nhiều người dân sống bằng nghề trồng rau đem bán ở chợ, tưới hoa màu bằng nước phân nên cả vùng bốc mùi hôi hám. Trong vùng này có nhà thờ Chợ Đũi cũ xây dựng khoảng 1885 (gần ngã ba Đề Thám - Phạm Ngũ ão), đã bị tháo d và được thay thế bằng nhà thờ Huyện Sĩ hiện nay.

Năm 1883, đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho được thành lập, đường sắt đi xuyên qua vùng Chợ Đũi làm thay đổi phần nào bộ mặt phố phường, nhưng thay đổi quan trọng hơn nhiều từ khi nhà ga mới được xây lên (1912-1917) bên cạnh bùng binh và chợ mới Bến Thành. Trước kia nhiều con đường chạy từ bờ rạch Bến Nghé lên tới vườn ng Thượng (vườn Bồ Rô), nay bị các kho hàng và bãi đường rầy cắt ngang làm cho khu Chợ Đũi không còn nối liền với khu Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh.




Địa danh Chợ Đũi không thuộc vào đơn vị hành chánh nào cả, trên các bản đồ thành phố Sài Gòn nếu có ghi ''Chợ Đũi'' ta cũng không thấy đường ranh giới nào được xác định. iệt kê một số địa điểm mang tên Chợ Đũi giúp ta biết được phần nào khoảng rộng của vùng này:

Trường tiểu học Chợ Đũi (trên đường Trần Hưng Đạo, nay là trường tiểu học Nguyễn Thái Học).


Trường tiểu học Nguyễn Thái Học cạnh rạp Đãi Nam

Trường nữ tiểu học Chợ Đũi (trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với ngôi trường nói trên, nay là trường trung học phổ thông Earst Thalmann)


Trường nữ tiểu học Chợ Đũi thởi Pháp thuộc



Nhà thờ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sĩ)




Nghĩa địa Chợ Đũi (trên đường Nguyễn Văn Tráng, các ngôi mộ đã được cải táng trong thập niên 1940)

Trạm xe tramway Chợ Đũi (trạm này ở kế bên ngã sáu Phù Đổng và đã biến mất sau khi tháo gỡ đường sắt của tramway Sài Gòn - Chợ Lớn)

Rạp hát Chợ Đũi (sau trở thành rạp xi-nê Olympic, nay là trung tâm văn hóa thành phố).



Chùa Bà Chợ Đũi (chùa Thiên Hậu, số 284 Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự)



Bót cảnh sát Chợ Đũi (tọa lạc bên cạnh ngã tư Chasseloup-Laubat - Thuận Kiều, nay là ngã tư Cách Mạng tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai ( ê Văn Duyệt - Hồng Thập Tự), đã bị phá dỡ vào đầu thế kỷ 20)



Chợ Chợ Đũi (hay chợ Phú Thạnh, ở góc đường Cách Mạng tháng 8 - Võ Văn Tần ( ê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp), người Pháp còn gọi là chợ Testard, xây khoảng đầu thế kỷ 20, không rõ bị phá bỏ vào năm nào)



Nhà thương thí Chợ Đũi (xây dựng khoảng 1895, còn có tên khác là ''nhà thương Bạc Hà'', sau đổi tên là ''Trung tâm Quốc gia Bài trừ Hoa liễu'', cổng chính trên đường Hồ Xuân Hương. Nay là bệnh viện Da liễu, cổng chính trên đường Nguyễn Thông).

Đi xa hơn các nơi vừa kể, lúc các địa danh Bàn Cờ, Vườn Chuối chưa được thông dụng, người dân vẫn xem vùng Chợ Đũi trải rộng đến đường Général Lizé (Phan Thanh Giản / Điện Biên Phủ)

Trong một quyển niên giám Sài Gòn ấn hành năm 1933, khu Chợ Đũi được xem như nằm giới hạn trong tứ giác Verdun (Cách Mạng tháng 8 / ê Văn Duyệt) - Nancy (Nguyễn Văn Cừ / Cộng Hòa) - Chasseloup-Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự) - Gallieni (Trần Hưng Đạo). Không bắt buộc theo đúng sơ đồ đó, ta tìm lại nét xưa của Chợ Đũi theo lộ trình đi xuyên qua vài đường phố, bắt gặp một số hình ảnh, sự kiện đã diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1940. Khởi hành từ đầu đường Phạm Ngũ ão bên cạnh đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo) ta đi về hướng ngã năm Cống Quỳnh. Tiếp theo, từ ngã sáu Phù Đổng ta đến những đường lân cận đi về phía nhà thờ Huyện Sĩ, thành lính Ô Ma

Đường Colonel Grimaud, nay là đường Phạm Ngũ ão, là con đường khá đặc biệt vì một phần nằm cạnh bùng binh chợ Bến Thành, phía trước dãy phố nhìn sang chợ, là khu buôn bán tấp nập, phần còn lại chạy dài bên cạnh bức tường kho hàng sở hỏa xa và nhà ga Sài Gòn, khu này nhà cửa ít khang trang và đường phố vắng vẻ trong suốt mấy thập niên. Hai đoạn đường vừa nói chia cách nhau bởi đại lộ Gallieni. Đoạn đường nằm cạnh bùng binh đã được nói qua trong bài ''Dạo phố vòng quanh chợ Bến Thành'', nên ta chỉ để ý tới đoạn đường nằm bên cạnh nhà ga, từ đại lộ Gallieni đến chợ Thái Bình.

Lúc nhà ga mới được xây dựng (khoảng 1918) đường Colonel Grimaud cũng như những đường trong khu vực chung quanh hãy còn gồ ghề lởm chởm. Vì đường nằm ở phía nam khu nhà ga nên được đặt tên lần đầu là ''Rue atérale Sud'' (đường bên cạnh phía nam).

Từ mũi đất ở đầu đại lộ Gallieni đi độ vài phút đến góc ngã ba đường Boresse (nay là đường Yersin), ta thấy rạp hát Thành Xương. Chủ nhân của tòa nhà này là ông huyện Thomas Nguyễn Văn Cần, chủ tọa lễ khánh thành vào năm 1927. Thành Xương tuy là rạp hát tương đối nhỏ nhưng chiếm địa thế thuận lợi gần trung tâm thành phố nên nhiều gánh hát cải lương lừng danh đến đây lưu diễn, các thế hệ nghệ sĩ đã mang lời ca tiếng hát cống hiến hằng vạn khán giả mộ điệu. Ngoài ra còn là nơi nhiều hội đoàn tổ chức các cuộc diễn thuyết, các buổi dạ hội, cũng là nơi những nhà chính trị lên sân khấu vận động sôi nổi trong cuộc tranh cử hội đồng thành phố, v.v. Theo đà tiến hóa của đô thị, rạp xi-nê Diên Hồng thay thế rạp hát Thành Xương, nhưng đến nay cả hai đã lặng lẽ chìm vào quên lãng, nhường chổ cho tòa nhà 3 tầng mở nhà hàng và quán rượu.

Tiến bước xa thêm ta đến cổng sau của trường nữ tiểu học Chợ Đũi (École des eunes filles de Chodui), cổng chính của trường ở phía đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo). Trường được xây vào khoảng năm 1920, gồm 3 lớp học, nhà chơi, nhà vệ sinh. Số học sinh tăng dần nên vài năm sau trường được mở thêm đến 8 lớp. Năm 1935 trường cần được tái thiết khẩn cấp vì nền móng của một trong những tòa nhà bị sụp lún làm cho học sinh phải vội vã rời lớp học. Nhiều gian nhà lá được xây tạm trong sân trường cho việc học không bị gián đoạn. Từ ngày ấy các tòa nhà cũ bị phá bỏ, năm 1937, một tòa nhà mới to rộng hơn được xây lên, còn đứng vững đến nay. Ngôi trường mới là tòa nhà ba tầng, gồm 15 lớp học (12 lớp sơ cấp, 2 lớp đồng ấu, 1 lớp dành cho khoa nữ công), có thể chứa hơn 600 học sinh. Từ khi thành lập, do thời cuộc thay đổi trường lần lượt mang tên Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Ten-lơ-man (Earst Thalmann).

Đối diện với trường nữ tiểu học, bên góc đại lộ Gallieni và Kitchener (Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học) là trường nam tiểu học Chợ Đũi, cùng với các trường tiểu học công lập ở Cầu Kho, Tân Định, Đa Kao, Khánh Hội, là những cơ sở giáo dục đáng kể ra đời vào đầu thập niên 1910. Trường này được đặt tên là Petrus Ký vào năm 1927, sau đổi tên là Trương Minh Ký, cuối cùng mang tên Nguyễn Thái Học và giữ mãi cho đến nay.

Ta tiếp tục đi qua ngã ba đại lộ ord Kitchener (Nguyễn Thái Học) rồi đến ngã ba đường Dixmude (Đề Thám). Nơi đây đáng được ta lưu ý vì ở gần bên nền cũ của nhà thờ xứ đạo Chợ Đũi do linh mục Mossard chủ trì xây dựng khoảng 1885, sau khi tách rời từ xứ đạo Cầu Kho vào năm 1882. Khoảng năm 1900, từ cửa chính nhà thờ nhìn ra thấy ngã tư, nơi giao nhau của hai đường: ''route du rach de Cau Kho'' (Đường này đã mất hút trong khu nhà kho và bãi đậu xe lửa) và ''rue du cimetière de Chodui'' (nay là còn sót lại đường Nguyễn Văn Tráng và đường Đề Thám). Từ ngã tư này, đi lên phía bắc tới đường Trên Sài Gòn - Chợ ớn (V Tánh / Nguyễn Trãi) sau khi qua chiếc cầu bắt ngang rạch Cầu Kho và đi ngang nghĩa địa Chợ Đũi. Đi sang phía đông tới đường ò Heo (boulevard de l'Abattoir, nay là đường Nguyễn Thái Học). Đi xuống phía nam về Cầu ng ãnh. Đi sang phía tây tới đường Blancsubé (nay là đường Cống Quỳnh). Nhà cầm quyền trưng dụng đất xây thiết lộ, khu nhà ga được xây dựng, phủ lấp lên trên ngã tư vừa nói, ngăn một khoảng cách lớn giữa khu xóm nhà thờ và nghĩa địa Chợ Đũi. Đất nhà thờ cũng chịu hậu quả, nhà thờ bị dở bỏ, nhưng ít lâu sau xứ đạo Chợ Đũi có ngôi nhà thờ mới rộng lớn và khang trang hơn do ông huyện Sĩ xây dựng. Ngôi nhà thờ cũ đã biến mất, con đường bên cạnh được đổi tên là ''Ancienne Église de Chodui'', là đường Đề Thám hiện nay.




Vào năm 1927, ở nơi đâu đó ven đường Colonel Grimaud, đối diện các kho vật liệu của hãng tramway Sài Gòn - Chợ Lớn, rạp hát Đức Hoàng Hội được hoàn thành, góp mặt với nghệ thuật sân khấu. Trước đó, khoảng năm 1925 ở Sài Gòn đã xuất hiện ban kịch Đức Hoàng Hội, mang tên của ba người sáng lập là các ông Jacques ê Văn Đức, Anthony Trần Tử Hoàng và Paul Nguyễn Bá Hội. Đây là ban kịch mang tính tài tử, chủ trương phát huy ngành sân khấu dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết của các nhân viên trong ngành thương mại, đặc biệt là các đồng nghiệp hâm mộ kịch nghệ. Các diễn viên toàn là nam giới, những người tùng sự ở các công sở, nên không được hưởng lương bổng như các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Ban kịch bắt đầu được chú ý qua các vở kịch trình diễn tại trường Taberd, trong số đó có tuồng ''Thương Khó'', '' Một cha khác mẹ'', v.v.

Ông Đức đã đi du lịch nhiều nước châu Âu, nhân cơ hội đó ông có dịp nghiên cứu các bộ môn kịch nghệ ở phương Tây và đã sáng tác một số kịch phẩm. ng cùng hợp tác với ông Hoàng và ông Hội để xây dựng một rạp hát. Kỳ vọng của các ông là thành lập một nhà hát kiêm ''hội quán'' của người Việt Nam, nơi đây có thể tổ chức hội nghị, diễn thuyết, tiếp tân, đãi tiệc, v.v. Đang lúc các ông bàn luận việc tìm kiếm đất đai cho rạp hát, một nhà đại CT-SỐ 92 190 phú ở Sài Gòn là ông Benoît ê Văn Châu hiến tặng cho mảnh đất bên đường Colonel Grimaud.

Nhà hát được khánh thành vào năm 1927. Cuộc tiếp đãi trọng hậu dành cho khách mời, những bực danh vọng, cự phú, đại diện báo chí, quan chức, v.v. Đến giờ khai trương khách khám phá ra một rạp hát rộng rãi không kém gì rạp hát Modern đông khách ở trên đường Espagne, nhưng trội hơn rạp ấy về nhiều điểm khác như hợp vệ sinh, thông thoáng, môi trường yên tĩnh,v.v. Các người tham dự được mời bữa tiệc nhẹ do nhà hàng Nam Kin đảm trách. úc họ đang uống rượu, ăn bánh, bên ngoài pháo nổ vang trời. Ăn uống xong khách ngồi ch nh tề xem văn nghệ, các màn nhạc và kịch tây lẫn ta được biểu diễn. Tấm phông, y phục, dụng cụ đều được đặt mua tại Pháp. Có máy điện phát ra những âm thanh đặc biệt như tiếng sấm sét, tiếng chuông nhà thờ..

Chỉ ít năm sau, ban kịch Đức Hoàng Hội ngưng hoạt động vì không lôi cuốn được khán giả, do còn ở giai đoạn khá mới mẻ, thoại kịch ch thu hút được một số trí thức Tây học, trong khi giới bình dân vẫn ưa chuộng hát bội, cải lương. Mặc dù nhà hát Đức Hoàng Hội hoạt động chưa được bao lâu nhưng ít ra cũng làm được việc giúp vui cho đồng bào. Thường m i đêm có chiếu phim hoặc th nh thoảng có biểu diễn ảo thuật, ngoài ra là nơi tụ họp của các hội tương tế, nơi ra mắt các ban kịch trẻ. Có lần các thương gia người Anh nhân dịp tuần dương hạm Carlisle cập bến tại Sài Gòn, đã tổ chức hai đêm tiếp tân, để khoản đãi các thủy thủ bằng tiệc giải lao và các buổi trình diễn chiếu bóng.




Chợ Thái Bình (1949)


Tiếp bước về hướng chợ Thái Bình, ta đi ngang qua nhiều đầu hẻm. Một hẻm lớn, nay là đường Đ Quang Đẩu, đi vào trong xóm Sáu èo. Vào thời ấy, xóm này là khu nhà lá đông dân, giáp qua tới các đường Dixmude - Arras - Gallieni (Đề Thám - Cống Quỳnh - Trần Hưng Đạo), bên trong chằng chịt những hẻm nhỏ chia nhánh đi tứ phía. Vào đêm khuya thứ bảy ngày 2-3-1929 một trận hỏa hoạn bùng phát trong khu xóm lao động ấy, lửa lan tràn nhanh chóng qua tới khu các dãy nhà lá dọc theo đại lộ Gallieni. ửa cháy suốt đêm, đội lính cứu hỏa ra tay chống chọi với ngọn lửa nhưng vô hiệu vì thiếu nước chữa cháy. Đến sáng họ còn cố dập tắt vài nơi vẫn ngún lửa. Hơn hai trăm căn nhà ra tro. Người ta ch kịp cứu người, tội nghiệp cho những con heo bị kẹt lại trong chuồng, kêu la đau đớn trước khi bị chết bỏng.

Đám cháy đã gián tiếp gây tai nạn cho khán giả đang xem hát tại rạp Cầu Muối, ở cách đó khá xa. Thường vào mỗi đêm thứ bảy, rạp hát Cầu Muối đầy ắp khán giả. Bên ngoài có người bỗng la to ''nhà cháy'' khi nhìn thấy ánh lửa đỏ bừng lên ở phía đường Gallieni. Bên trong khán giả nghe tri hô nên hoảng hốt, xô đẩy nhau tìm đường thoát thân, gây thương tích cho nhiều người. Vài hôm sau vụ hỏa tai, trong số những món tiền gửi đến giúp đ các nạn nhân, có 500 đồng do ông trùm cờ bạc Sáu Ngọ nhờ người trao lại. Số tiền trợ giúp ấy chẳng hay có đến tay những người mắc nạn vì một tờ báo lên tiếng dèm pha, cho rằng đồng tiền ấy do chủ nhơn thu được từ những sòng bạc lén lút, là tiền bẩn thỉu.

Ta tiến dần đến chợ Thái Bình, gần đấy có rạp hát Phi Long của ông Trần hữu Tường, khai trương vào cuối năm 1935, ra mắt khán giả bằng những tuồng hát bội như ''Thần nữ dưng Ngũ Linh kỳ'', ''Tống Nhạc Phi'', ''Ngưu Cao giả gái'', v.v.

Chợ Thái Bình tọa lạc trên khu đất hình tam giác bên cạnh ngã năm, nơi giao nhau các đường Arras (Cống Quỳnh) và Frère Louis (Nguyễn Trãi / Võ Tánh). Xưa tại đây là vùng đất đai ẩm thấp ven rạch Cầu Kho. Chợ Thái Bình sanh sau đẻ muộn so với các chợ khác như Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Chợ Đũi, Tân Định. Trên một bản đồ Sài Gòn in năm 1920 ta thấy một nhánh rạch Cầu Kho chảy xuyên qua khu đất dành để xây chợ. Có lẽ chợ Thái Bình ra đời vào lúc đường Colonel Grimaud được khai thông đến đây trong đầu thập niên 1920.

Vào năm 1939, trên khu đất ở phía cuối đường Colonel Grimaud, đối diện chợ Thái Bình, tiếp giáp với nhà kho và bãi đậu xe lửa, ông Kiều Công Gia mở một tư thục lấy tên là Donnai (Đồng Nai). Ngôi trường là dãy gồm 15 căn nhà lầu một tầng, có thể thu nhận một ngàn học sinh ngoại trú và nội trú. Trường giảng dạy từ các lớp tiểu học đến cao đẳng tiểu học, hướng dẫn học sinh thi lấy bằng sơ học đến bằng thành chung. Ban giảng huấn có nhiều giáo sư tốt nghiệp cử nhân (Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Dương Tấn Trương, Trương Vĩnh Khánh, Đoàn Quang Tấn...), hoặc cao đ ng sư phạm (Trần Văn Các, Ngô Châu Danh, Nguyễn Trọng Hy...), hoặc tú tài (Trần Thiêm Thới, Huỳnh Văn Mỹ, Hồng Minh Chép...). Ông Kiều Công Gia làm hiệu trưởng kiêm chủ nhân ngôi trường, từng du học tại Pháp, đã giảng dạy tại trường Taberd và trường Chấn Thanh. Thân phụ của ông là cụ Kiều Công Thiện cũng là nhà giáo kỳ cựu, chuyên về môn Pháp văn. Trường Donnai được đánh giá là trường dạy giỏi, số thí sinh thi đ đạt tỷ lệ cao. Trong những ngày thi cử, hai ông Kiều Công Gia và Nguyễn Trọng Hy (phó hiệu trưởng) không ngại đưa đón các thí sinh của trường mình lúc sắp vào phòng thi cũng như lúc nộp bài xong ra về.

                                                                                             (Còn tiếp) 

                                                                        Mỹ Phước Nguyễn Thanh - France


  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...