Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015


Đường số 10
Đường Bangkok
Đường Massiges

Đường Mạc Đĩnh Chi

Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Lucien-Mossard (Phía sau bệnh viện Grall) với đường Legrand-de-la-Liraye (phía cổng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi).
Đầu tiên là đường số 10. Ngày 27 tháng 1 năm 1871, đô đốc DUPRÉ quyết định đặt tên là đường Bangkok. Cuối cùng năm 1920 là đường de Massiges theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1878 là đường de Massiges


Bản đồ 1943




Bản đồ 1958 là đường Mạc Đĩnh Chi
              
             
Đã có một thời con đường rợp bóng cây xanh trong một không khí bình yên nhưng trãi qua 40 năm vật đổi sao dời cũng như bao con đường êm đềm khác, giờ nó trở thành một con đường ồn ào với biết bao hàng quán, cao ốc mọc lên. Rất tiếc con đường này tôi cũng không còn nhớ chi tiết chỉ còn nhớ những điểm quan trọng, còn trên mạng internet thì rất hiếm hình về nó cũng như bàu viết về nó.

Đường Mạc Đỉnh Chi xưa có tên là rue de Bangkok về sau đổi tên là rue de Massiges. Đường này bắt đầu từ giao lộ Nguyễn Du sau lưng bệnh viện Grall ( Bệnh viện nhi đồng II) và chấm dứt ở giao lộ Phan Thanh Giản - Mạc Đĩnh Chi (Điện Biên Phủ - Mạc Đĩnh Chi).



Xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi, nhìn từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
trên đường Phan Thanh Giản (giờ là Điện Biên Phủ)


Xe điện rời ga Đất Hộ (Đakao) chạy dọc theo đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) rồi quẹo vào đường Mạc Đĩnh Chi (rue de Bangkok) ra đường Thống Nhất (Norodom thời Pháp, nay Lê Duẩn) rôí dọc theo Cường Để, Bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) rồi quẹo vào Hàm Nghi (de la Somme) về chợ Bến Thành.(nguồn Tàu điện Sài Gòn - Kỷ niệm một thời dĩ vãng)


       Đây là tấm hình chụp từ phía đường Sohier (Tự Đức hay Nguyển Văn Thủ sau này)



Đây là tấm hình từ hướng nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi chụp lại, ta thấy bên tay trái là nơi buôn bán như tôi đã nói trong bài và có rất nhiều cây trồng hai bên đường.


So sánh hai tấm hình trên và dưới ta thấy cây vẫn còn như cũ chỉ khác là nhà cửa có thay đổi nhiều. Hình này chụp trong trận tết Mậu Thân 1968.
Đi tới là ngả tư Tự Đức - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Văn Thủ - Mạc Đĩnh Chi). Ở bên phải là khu  villa tư nhân góc ngả tư có nhà để xe lấy rác của sở vệ sinh. Tới một chút là tòa nhà hội Việt Mỹ nổi tiếng một thời chuyên dạy Anh văn.



Đây là hội Việt Mỹ











Lớp hội họa trong hôi Việt Mỹ



                               
Hội Việt Mỹ ngày nay là mặt trận tổ quốc thành phố



            Ngả tư Tự Đức - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Văn Thủ - Mạc Đĩnh Chi) ngày nay

                

Qua đoạn đường này thì tới ngả tư Phan Đình Phùng - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Đình Chiểu - Mạc Đĩnh Chi), Bên góc trái ngả tư là Bộ canh nông (bộ lâm nghiệp?) chuyên phân phối cây thông đem về từ Đà Lạt mổi dịp noel.




Ngả tư Phan Đình Phùng - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Đình Chiểu - Mạc Đĩnh Chi) ngày nay. Chúng ta thấy mật độ cây xanh đã giảm còn tỷ lệ kinh doanh lại tăng, khi xưa ngả tư này rất êm ả.
Tới là ngả ba Trần Cao Vân - Mạc Đĩnh Chi tại đây khi xưa có một dãy nhà bằng gỗ giờ chỉ còn vài cái nghe nói các nhà gổ này do người Nhật dựng khi xâm chiếm Việt Nam.







Một căn nhà gỗ còn được bảo tồn ngày nay




Ngả ba Trần Cao Vân - Mạc Đĩnh Chi ngày nay


                        

Qua ngả tư này chúng ta tới quán phở Cao Vân một quán phở bình dân nổi tiếng Sài Gòn do ông Trần Văn Phồn lập nên đã trên 60 năm. Ông năm nay đã trên 90 tuổi.





Chủ nhân quán phở Cao Vân ông Trần Văn Phồn


                       

Như vậy chúng ta tới ngả tư Hồng Thập Tự - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Thị Minh Khai - Mạc Đĩnh Chi). Nhìn qua bên kia ngả tư bên tay trái là đài khi tượng, xưa kia nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ có hệ thống liên lạc với vệ tinh khí tượng giờ là đài khí tượng thủy văn thành phố. Bên phải là ty cảnh sát quận nhất, xưa là chambre de l'agriculture, ngôi nhà này không còn bây giờ là building Somerset.




Đài khí tượng thủy văn thành phố




Ty cảnh sát quận 1 xưa là chambre de l'agriculture




                      Building Somerset nằm trên nền của ty cảnh sát quận 1 khi xưa



           Ngả tư Hồng Thập Tự - Mạc Đĩnh Chi (Nguyễn Thị Minh Khai - Mạc Đĩnh Chi)

                             



Qua ty cảnh sát quận 1 là tới bờ rào của đại sứ quán Hoa Kỳ, giờ thì đại sứ quán này đã bị đập bõ.Đây là ngả tư Thống Nhất - Mạc Đĩnh Chi ( Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi). Bên tay trái là nhà nguyện tin lành. Bên kia ngả tư là tòa đại sứ Anh khi xưa giờ là tòa lãnh sự Anh và tòa building Sài Gòn tower. Cuối đường là ngả ba Nguyễn Du - Mạc Đĩnh Chi chấm dứt ở mặt lưng của bệnh viện Grall cũ giờ là bệnh viện nhi đồng II.




Cổng phụ bên hông tòa đại sứ Hoa Kỳ


Hông tòa đại sứ Hoa Kỳ ngày 30/4/1975


Trước khi có Tòa Đại Sứ Mỹ, ngôi biệt thự này năm trong
 khuôn viên của Ty Cảnh Sát Quận Nhất.
Nhà nguyện tin lành thời Pháp thuộc



Building Sài Gòn Tower



 Ngả tư Thống Nhất - Mạc Đĩnh Chi ( Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...