Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016



CĂN CỨ TRUYẾN TIN PHÚ LÂM
(ĐÀI RA ĐA PHÚ LÂM)

Xin nói trước đây không phải là công trình có giá trị như những kiến trúc của thời thuộc địa còn lưu lại trong ký ức người Sài Gòn – Gia Định, Chuyện tôi đề cập ở đây là cái căn cứ này chỉ mới hình thành trong thời gian chiến tranh Việt Nam nhưng nó mang dấu ấn với người dân nơi này mổi khi đi đến xa cảng miền Tây hay về miền Tây phải đi ngang nó vào cái thời mà khu vực chung quanh còn trống trãi, khu dân cư còn thưa thớt với những trũng nước đưng lác, rau muống hoang và hơn nữa là một bãi rác to lớn nằm tại giao lộ Lục Tỉnh – Hậu Giang.


Căn cứ truyền tin Phú Lâm (màu xanh lá cây) trong bản đồ năm 1966

Căn cứ truyền tin Phú Lâm mà người dân thời đó gọi lầm là đài ra đa Phú Lâm vì thấy những tấm phản chiếu tín hiệu to lớn đặt dài theo căn cứ và cái tên gọi lầm này tồn tại cho tới ngày hôm nay mặc dù dấu vết của căn cứ này không còn nữa.
Mãi cho đến đầu những năm 1950, Hoa Kỳ có sự quan tâm đối với khu vực Đông Nam Á, dù đang bận rộn với cuộc chiến tranh lạnh ở châu Âu. Do đó, Hoa Kỳ thành lập một trạm thông tin liên lạc nhỏ ở Sài Gòn vào năm 1951 để theo dõi các sự kiện đang phát triển ở Việt Nam. Trạm đó, nằm trong khu cơ quan hỗ trợ quân sự và Tư vấn (MAAG), bao gồm một kênh đơn, vô tuyến H.F.liên kết với căn cứ không quân Clark ở Philippines và phục vụ cho đại sứ quán Hoa Kỳ và cho một số ít các cố vấn quân sự. Nó dần dần phát triển thành khu phức hợp truyền thông lớn ở Phú Lâm. Với thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954 và sự xuất hiện của Lý thuyết Domino, sứ mệnh của Hoa Kỳ tại Sài Gòn và trạm truyền thông Starcom của quân đội có ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong năm 1956, các máy phát vô tuyến đã được chuyển đến các trạm truyền tin cũ của Pháp trong khi trạm thu đã được chuyển tới Bà Quẹo, gần sân bay Tân Sơn Nhất.



Vào cuối những năm 1950, sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam càng ngày càng leo thang, đặc biệt là sau khi hai cố vấn Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong năm 1959, và kế hoạch đã được thực hiện để nâng cấp hệ thống truyền tin. Trong năm 1962, các hệ thống truyền thông băng rộng Wet Wash đã được phê duyệt cho Tây Thái Bình Dương. Nó bao gồm một cáp ngầm từ Philippines đến Nha Trang và truyền tín hiệu đối lưu từ đó đến Phú Lâm. Đến giữa năm 1962, 130 người đã đóng quân tại Phú Lâm và chịu trách nhiệm về hoạt động mạch phát thanh H.F. đến Bang Pla, Thái Lan; San Miguel, Philippines; và Ft. Buckner, Okinawa. Đến cuối năm 1965, khi quân đội Mỹ tăng ở mức 180.000 quân, nhu cầu về thông tin liên lạc vẫn tăng đều đặn. Số nhân viên làm việc ở trạm Phú Lâm sau đó vượt quá 350 người. Đồng thời, 23 doanh trại dành cho 200 nhân viên đã được hoàn thành. Năm 1968 tăng lên 700 nhân viên và xây dựng thêm một thư viện và một nhà nguyện.




Căn cứ truyền tin Phú Lâm trong quá trình xây dựng





Nhà nguyện



Doanh trại dành cho nhân viên

Năm 1972 sau khi thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và quân đội bắt đầu triệt thoái, căn cứ truyền tin Phú Lâm giãm cường độ hoạt động và chấm dứt hoạt động vào tháng 11 năm 1972, khi Lữ đoàn Signal 1 chuyển qua Hàn Quốc. Căn cứ được trang bị những phương tiện truyền tin tối tân nhất của quân đội Mỹ lúc bấy giờ như siêu tần số, vi ba, vệ tinh, v.v. Tuy nhiên hầu hết những phương tiện này đã được tháo gở đem về Mỹ. Quân đội VNCH sau đó tiếp thu trạm này và duy trì hoạt động cho đến tháng 4 năm 1975.

Ngày nay khi mọi người đi ngang qua khu vực này đều không biết một thời đã có một căn cứ truyền tin lớn nhất được đặt tại đây. Thời gian trôi đi dấu vết không còn, bãi rác đã thành một công viên rợp bóng mát và những trũng nước đưng lác, rau muống hoang, khu căn cứ trở thành khu dân cư đông đúc.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...