Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017


NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

                        1071. Cùng một cảnh hai thời kỳ giao lộ Hai Bà Trưng - Nguyễn Du.


                        1072. Tiệm Brodard xưa và nay.


                        1073. Góc Tự Do - Nguyễn Thiệp hai thời kỳ.

                      
                     1074. Ngả tư Catinat - Espagne ( Tự Do - Lê Thánh Tôn) năm 1948 và hiện nay.



                        1075. Ngả tư Catinat (Tự Do/Đồng Khởi) - Vannier (Ngô Đức Kế) hai thời kỳ.

                      
                        1076. Ngả tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương năm 1965 và Trần Hưng Đạo B - Châu Văn Liêm hiện nay.



                        1077. Hội trường Diên Hồng ngày xưa nay là thị trường chứng khoán thành phố.


                             1078. Khách sạn Mỹ Lệ góc Nguyễn Huệ - Nguyễn Thiệp xưa và nay.



                        1079. Đường Cách mạng 1-11 giờ là đường Nguyễn Văn Trỗi nhìn từ đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ) xưa và nay.

                      
                          1080. Từ đườngTrần Hưng Đạo nhìn về đường Huỳnh Mẫn Đạt xưa và nay.



Nguồn tim Doling, Trung Ngo

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

BOULEVARD DES DEUX PONTS
BOULEVARD PAUL BERT
ĐƯỜNG TRẦN QUANG KHẢI


Tìm trên bản đồ của Sài Gòn xưa thì chúng ta có nhận xét là con đường này là một trong những con đường rất xưa của thành phố, nó có trước khi người Pháp có kế hoạch mở rộng Sài Gòn theo nghị định ký ngày 17.12.1894. Thật vậy trong bản đồ năm 1867 và 1878 chúng ta đã thấy nó xuất hiện mặc dù chưa có đặt tên chạy qua khu vực làng Nam Chơn và làng Phú Hòa. Cho đến tận năm 1898 trong bản đồ thời bấy giờ nó mới có tên là Boulevard des deux ponts có nghĩa là con đường này chạy dài nối hai cây cầu là cầu Bông và cầu Kiệu. Trong đó cầu thứ nhất là cầu Thị Nghè, cầu thứ hai là cầu Bông và cầu thứ ba là cầu Kiệu.


Đường vẫn chưa đăt tên trong bản đồ năm 1867


Đường vẫn chưa đăt tên trong bản đồ năm 1878


Trong bản đồ năm 1898 thì đã có tên là Boulevard des deux ponts

Đến năm 1910 ta mới thấy xuất hiện tên đường Boulevard Paul Bert thế chổ Boulevard des deux ponts. Paul Bert (17/11/1833 – 11/11/1886, là một nhà động vật học, sinh lý học và chính trị gia người Pháp. Nếu tính từ giao lộ giáp với cầu Bông thì dọc theo con đường này về phía tay phải là vùng trũng thấp hơn bên tay phải vì nó giáp với phần kinh Nhiêu Lộc. Ngày xưa khi mới hình thành thì nơi này là vùng đầm lầy với những bãi rau muống, về sau khi mở rộng hoàn chỉnh thì dân cư tập trung về đây đông đúc đã làm thay đổi diện mạo một vùng ngoại ô của sài Gòn thời bấy giờ.


Paul Bert (17/11/1833 – 11/11/1886 




Trên con đường này là nơi tập trung nhiều ngôi đình nhất của thành phố như đình Nam Chơn, đình Nghĩa Hòa, Đình Phú Hòa, đình Sơn Trà, Đình Công Thành Ban. Có lẽ sự xuất hiện quá nhiều đình, miếu và chùa là nguyên nhân khu vực này là của dân tứ xứ tụ tập về sinh sống và mỗi cộng đồng đều cần có nơi thờ cúng tâm linh của riêng mình.
Còn việc đổi tên đường Paul Bert sang tên Trần Quang Khải có lẽ sau năm 1954 vì trong bản đồ Sài Gòn năm 1954 vẫn còn tên Paul Bert trong khi các con đường khác của Sài Gòn đã đổi sang tên Việt Nam.


Chưa thấy xuất hiện tên đường Trần Quang Khải trong bản đồ năm 1954


Những năm sau đó mấy thấy tên đường Trần Quang Khải

Giờ chúng ta nghe một người nhiều năm sống ở vùng này kể lại những ký ức của tác giả về con đường này:
Quẹo trái ở ngả ba (Hai Bà Trưng - Trần Quang Khải) là đường Trần Quang Khải. Phía tay trái là con đường nhỏ dẫn vô hẻm có tiệm bánh cuốn Thanh Trì ngay đầu ngỏ, đối diện là Hảng Sáo Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường và trường Văn Lang số 51 Trần Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu Trưởng. Thầy mất đúng ngày 30 tháng 04, năm 1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số chùa nhỏ khác. Phía tay phải là quán cơm cây Điệp, kế bên là hảng gạch bông Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là trường Trung Học Tân Thạnh của Thầy Phan Út. Trước khi vào cổng trường, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô Liêng. Bảo sanh viện này mang luôn tên bà.


Giao lộ Hai Bà Trưng - Trần Quang Khải

Đi tiếp khoảng hai trăm thước sẽ gặp một ngả tư. Đường Bà Lê Chân bên tay phải. Ngay góc đường bà Lê Chân là quán cơm tấm của vợ chồng con trai nghệ sĩ Bảy Nhiêu. Đối diện là đình Phú Hoà, nơi các đoàn hát bộ và cải lương tập dượt. Nằm trên đường Bà Lê Chân phía bên trái có nhà in Bùi Văn Tạ, bảo sanh viện Hà Đông Hà. Trước mặt có con đường mang tên Mã Lộ. Con đường này chạy ngang phía sau chợ Tân Định. Phía đầu đường Bà Lê Chân là ngả ba Hai Bà Trưng và Bà Lê Chân. Nằm ngay góc là Y Viện Tân Định. (Tôi nhớ hồi xưa mỗi lần đi qua có một khoảng không gian của một thời hình thành con đường này nơi đó còn có những ngôi nhà mái ngói âm dương nằm chung quanh ngôi đình này dưới tán những cây dầu).


Đình Phú Hoà ngày nay

Từ đình Phú Hoà nhìn sang bên kia đường là đường Trần Nhật Duật. Xe chè Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng một thời, nằm ngay góc ngả tư đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Trên đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đâm ngang qua. Thứ tự như sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng, hai đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới. Trên đường Trần Nhật Duật, hẻm số 21 có tiệm ảnh Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giớí học sinh, thích chụp hình chân dung, nhà số 10 là trường Huỳnh Thị Ngà.


Ngã tư - Tần Quang Khải / Trần Nhật Duật / Bà Lê Chân ngày nay

Bây giờ trở ngược ra đường Trần Quang Khải đi về phía Đa Kao. Trước khi đến một ngả năm. Phía bên phải là phòng nha khoa của một đôi vợ chồng. Vợ là Nha Sĩ tên Hạnh. Chồng là Không Quân Thiếu Tá Nha Sĩ Dương Quảng Định (Trung Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân). Đi thêm khoảng ba mươi thước gặp một depot rác nhỏ. Đối diện là chỗ cho thuê sách, tiểu thuyết và truyện hiếm hiệp Đức Hưng, kế bên là tiệm hàn gió đá Sáu An. Cách đó vài căn là nơi chuyên sản xuất xích lô đạp và xe ba bánh có tên Ngọc Quế.


Khi đến ngả năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn xéo về phia tay phải là đường Nguyễn Phi Khanh. Căn nhà nằm ngay góc đường của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là vua dầu hỏa Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngả ba đầu tiên là đường Huyền Quang, có đình Sơn Trà. Đường Huyền Quang mang tên một vị sư. Con đường dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang, quẹo trái lá Chả cá Lã Vọng. Ngả ba kế tiếp là Lý Văn Phức, có một depot rác rất lớn, nơi mà các công nhân vệ sinh đưa rác về đây, trước khi các xe lớn đến chở đi tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết về cà phê Sài gòn đều nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Đa Kao, tiệm may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diên là nhà hàng Pháp tên Casino, tiệm bán quân trang Quế Anh và kế bên là tiệm Phúc chuyên làm con dấu, thêu cờ và huy hiệu. Nếu quẹo phải sẽ gặp Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.


Ngã năm - Trần Quang Khải / Nguyễn Phi Khanh / Trần Khát Chân / Nguyễn Hữu Cầu (Trần Văn Thạch)

Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải, ta thấy có Pharmacy Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi đây các bà bầu khu Đakao và Gia Dịnh thường đến để khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên là nhà của bà thầy bói mâp, chuyên môn coi bói bài, tiếp đó có hai tiệm bán phụ tùng và sửa xe Honda, rồi cà phê Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên Ngọc và tên Dung. Đi thêm một chút nửa sẽ gặp Đình Nam Chơn. Trước đình có thờ hình ông Cọp. Bên trái cổng vào trong sân đình có cây Đa to, có lẽ đã trên trăm uổi. Thêm vài bước nửa cũng có một Phật đường nhỏ, thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông. Được gọi tên la Minh Sư Đạo Quang Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành, cũng nổi tiếng về Bánh Trung Thu, giò lụa, giò thủ và bánh mứt.


Đình Nam Chơn

Tiếp tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cuôc cảnh sát Tân Định. Kế bên là đình Công Thành Ban, chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình cũng có thờ một ông cọp, kế bên là một ngỏ hẻm, đi ra được đường Trần Khắc Chân. Sau đó sẽ đến một dảy phố, có tiệm quay Ronéo Lửa Hồng, nơi đây quay ronéo và photocopy bài vở cho các học trò và thầy cô giáo. Ngoài ra cũng bán nhạc quay roneo sẳn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm hòm. Có tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa. Nổi tiếng ở đoạn này là tiệm cầm đồ bình dân có tên là Kim Ngân. Bà chủ lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay Bạch Tuyết sắp lên sân khấu trình diễn. Nơi đây lúc nào cũng đông khách vì tiệm cho cầm và chuộc đồ với giá tương đối dễ thở và thủ tục thì đơn giản hơn so các nơi khác. Cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đa Kao. Đó là hẻm xóm Vạn Chài. Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Mỗi lần có hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng. Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt. Lực lượng kiểm soát cũng không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm. Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do Thầy Phan Ngô làm Hiệu Trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử Nghị viên thành phố Sài gòn.


Đường Trần Quang Khải trước con hẽm lớn đi vào xóm Vạn Chài còn gọi là xóm Chùa. Nơi này trước 1975 ban nhạc trẻ CBC cư ngụ ở đây.

Ra khỏi hẻm, quẹo trái là ngay rạp hát Văn Hoa. Rạp hát này đã từng một thời là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng rắn, kéo dài tới ngỏ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng, không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch bóp, thì có thể mua chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi. Cũng nên nói thêm ở đây. Cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch sử của cà phê Saigon. Đó là cà phê Văn Hoa (*). Quán được trang bị dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán.
(*) Thật ra quán cà phê Văn Hoa nằm xéo đối diện rạp Văn Hoa.


Rạp Văn Hoa.



Đoạn đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm xã hội, chuyên phục vụ cho giới bà con lao động, xe ba gác, xe xích lô, công tư chức và học sinh, sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ duy nhất năm đồng. Thức ăn gồm ba món, thay đổi mỗi ngày. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no thì thôi. Ngoài ra, còn được tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà thơm, nóng bốc khói. Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát và đá cha truyền con nối là Tấn Phát và Tâm Long. Nay chỉ còn tiệm Tâm Long tiếp tục, địa chỉ số 8 Trần Quang Khải, có lẽ cửa hàng đã hơn nửa thế kỹ. Một chút nửa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là Phương Luân và hiệu ảnh Ngọc Chương ở kế bên. Hết đường Trần Quang Khải thì gặp đường Đinh Tiên Hoàng.


Con nít vui chơi  gần hẽm lớn đi vào xóm Vạn Chài


Đường Trần Quang Khải giáp với đường Đinh Tiên Hoàng

Nguồn: Trần Đình Phuớc
 
          (San José – California 2010)

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

CÓ BAO NHIÊU TÊN SÀI GÒN

 ĐƯỢC THẾ  GIỚI SỬ DỤNG?



Phải nói địa danh Sài Gòn được thế giới sử dụng có lẽ là nhiều nhất so với các tên thành phố khác ở khắp các lục địa. Về nguồn gốc tên của nó là Prei Nokor là rừng gòn nhưng tôi vẫn nghiêng về giả thiết rằng tên của nó xuất phát từ chữ Tây Cống hay Xì Coóng mà ra. Thế tên Sài Gòn được sử dụng ở đâu, ai đã sử dụng nó? Sau đây tôi thống kê một số nhưng có thể còn thiếu để mọi người cùng biết.

1. Cầu Sài Gòn ở Phnom Penh:
Đây là cây cầu nằm ở cửa ngõ vào thành phố Phnom Penh Cam Bốt nằm trên trục lộ quốc lộ 1 khi xưa. Cầu được người Pháp xây dựng năm 1929 và nó còn một cái tên nữa là cầu Monivong nhưng cái tên Sài Gòn lại phổ biến hơn.


Cầu Sài Gòn xưa xây dựng năm 1929


Cầu Sài Gòn mới hiện nay

2. Đường Sài Gòn ở Hồng Kông:
Đường Sài Gòn (Tiếng Trung: 西貢街, Hán Việt: Tây Cống nhai, tiếng Anh: Saigon Street) là một con đường tại quận Yau Tsim Mong (Du Tiêm Vượng), Kowloon, Hong Kong. Đường chia thành hai phần, nằm ở hai bên của Đường Nathan (敦道, Nathan Road, Đôn đạo), có hầm cho người đi bộ nhưng không mở. Phía Tây đường Sài Gòn kết nối Đường Chi Wo, Đường Nathan và các đường khác, kết nối các phần phía tây của đường Parkes, đường Ferry và các đường khác, và gần đường Ningbo, đường North.
Đường phố trước đây có tên là 第三街 (Hán Việt: Đệ tam nhai, tiếng Anh: Third Street), vào tháng 3 năm 1909 đổi tên thành Sài Gòn. Tên đường không có liên quan đến với Tây Cống hay Quận Tây Cống của Hồng Kông, nhưng được đặt theo tên thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) lúc đó. (nguồn Wikipedia)


Con đường mang tên Sài Gòn tại quận Yau Tsim, Cữu Long, Hồng Kông

3. Đường Sài Gòn ở Paris:
Là con đường nằm ở quận 16 thủ đô Paris Pháp bắt đầu ở số 3 đường Rude và chấm dứt ở số 4 đường Argentine. Đường dài khoảng một trăm mét được đặt tên vào năm 1868 để vinh danh thành phố Sài Gòn thuộc thuộc địa Nam Kỳ. (nguồn Wikipedia)



4. Ban Nhạc Saigon Kick:
Saigon Kick là một ban nhạc rock Mỹ từ Miami, Florida , được thành lập năm 1988 gồm các thành viên  Matt Kramer, Jason Bieler, Tom Defile, Phil Varone (nguồn Wikipedia)


5. Saigon tên một rapper người Mỹ:
Tên thật là Brian Daniel Carenard sinh ngày 13 tháng 7 năm 1977 ở  Spring Valley , Brooklyn, New York là người hát nhạc rap và diễn viên (nguồn Wikipedia)


6. Phim Saigon (1948):
Là bộ phim trinh thám của Mỹ thực hiện vào năm 1948.


7. Phim Saigon Off limits (1988):
Là bộ phim hành động của Mỹ sản xuất năm 1988 nội dung về chiến tranh Việt Nam.


8. Bản nhạc Saigon:
Là một bản nhạc nói về Sài Gòn sáng tác của Francis Lopez.
Chanson Saigon
Refrain

Saigon,
Dans un grand soleil d'or,
C'est le plus joli port
Dans le plus beau décor.
Saigon,
C'est l'escale d'amour
Où l'on vient quelques jours
Et l'on reste toujours.
Car les garçons savent si bien murmurer je t'aime
Et les mousmées ont dans leurs yeux bridés des poèmes.
Saigon,
Dans tes vertes maisons
Naît une floraison
D'amour et de chanson

Ie refrain

Ying,
C'est un joli prénom chinois,
C'est aussi pour moi
Ying
Un beau souvenir parfumé,
Longtemps rêvé
Car dans un pouss'pouss' un soir d'été
Je lui ai volé un doux baiser

2e refrain

Saigon,
Dans un grand soleil d'or
C'est le plus joli port
Dans le plus beau décor.
Saigon,
Dans tes vertes maisons.
Naît une floraison
D'amour et de chansons.
Car les garçons savent si bien murmurer, je t'aime,
Et les mousmées ont dans leurs yeux bridés des poèmes.
Saigon,
C'est l'escale d'amour
Où l'on vient quelques jours
Et l'on reste toujours.


9. Little Saigon:

Little Saigon (hay Tiểu Sài Gòn, Sài Gòn nhỏ) thường chỉ những khu vực có nhiều người Việt sinh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ và Úc. Ban đầu đa số là người Sài Gòn. Các khu Little Saigon lớn có mặt trong thành phố Westminster, Garden Grove, San Jose, California và Houston, Texas. Westminster và Garden Grove nằm trong khu vực Quận Cam, California, nơi được mệnh danh là "thủ đô người Việt tị nạn". Những khu Little Saigon được hình thành từ những làn sóng tị nạn diễn ra sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975(nguồn Wikipedia)



Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Nguyễn Vĩnh NguyênGửi cho BBC từ TP.HCM



Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang đứng trước nguy cơ bị đập bỏ


Đứng từ bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM ngày nay nhìn sang bên kia sông Sài Gòn, vẫn còn có thể thấy tiền cảnh ngôi nhà thờ nhỏ xinh, có tháp chuông thấp và dãy nhà ngói cổ kính của Hội dòng Mến Thánh Giá gợi cảm giác yên bình. Nhưng kỳ thực, số phận của quần thể kiến trúc tôn giáo có tuổi đời một thế kỷ rưỡi này bị đe dọa từ khi đồ án xây dựng Thủ Thiêm được nhà chức trách phê duyệt.

Sẽ bị san bằng?

Những tuyến đường mới đã được ủi thông, những công trình mới được đổ móng trên khu vực bãi bồi Thủ Thiêm, vùng vệ tinh chiến lược của Sài Gòn, nơi mà lòng đất đầm lầy còn ôm trong mình nhiều di chỉ các xưởng đóng tàu thời nhà Nguyễn và phế tích cảng Bến Nghé, kiến trúc cảng thị cổ cư dân xóm Tàu Ô năm xưa.
Báo Thanh Niên thuật lại quá trình làm đường và xây móng của khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kiểu coi rẻ di sản: "Hàng trăm các loại hình cọc gỗ, mảnh thuyền, trong đó đáng chú ý là hệ thống cọc gỗ có chiều dài 3-4 m, đường kính thân khoảng 40-50 cm được vót đầu nhọn mang dáng dấp của những cọc gỗ chiến trận Bạch Đằng hiện đang trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM. Đây có thể là những cọc gỗ được sử dụng trong các trận thủy chiến thời chúa Nguyễn đánh Chân Lạp và là chiến trận của Tây Sơn đánh nhau với Nguyễn Ánh - Gia Long. Hay những thân cây gỗ đường kính 50 cm, dài 5-6 m, trên một đầu có lỗ mộng đục hình chữ nhật như những cây cột cái của kiến trúc cổ, có dấu tích của những căn nhà cổ dọc bến sông, cùng với đó là nhiều dãy cọc gỗ đóng gia cố hệ thống bến xưa của Bến Nghé có cấu tạo theo hàng dọc chạy dài hàng chục mét cũng đã phát lộ".
Và cũng để giải phóng mặt bằng, một cuộc quật mồ trên danh nghĩa "khảo cổ" rất chóng vánh đã diễn ra tại Lăng Thành Hoàng An Khánh, thuộc khuôn viên Đình An Khánh vào tháng 4-2014 do Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Lịch sử và Khoa Giải phẫu - Trường đại học Y Dược TP.HCM tiến hành. Di cốt của một vị thành hoàng, mà giới chuyên môn cho rằng có thể đó là một vị tướng quân triều Nguyễn đã có công khai hoang lập ấp, trấn giữ những đồn lũy và xưởng tàu thời đầu thực dân dọc cánh tả sông Bến Nghé đã được quật lên, phân tích và báo cáo kết quả đúng thủ tục và quy trình.
Như đã nói, cuộc khảo cổ đình An Khánh thực ra chỉ là một hình thức ngụy trang cho việc quật mồ vị thành hoàng này mang đi hoàn táng nơi khác, nên diễn ra rất chóng vánh, vội vàng. Một vài thông tin khảo cổ được ném ra công luận thiếu trách nhiệm và sự tường tận, thuyết phục; nên không tránh khỏi sự bất kính đối với tiền nhân.
Lịch sử, hồ sơ khoa học của vị tiền nhân có công đức với vùng đất tiếp tục rơi vào bóng tối không âm không vọng cho những công trình hãnh tiến mọc lên.
Tiếp sau đó là vụ cưỡng chế chùa Liên Trì, dãy trường nam (của các cha cố tổ chức từ thời Pháp) bên cánh trái nhà thờ Thủ Thiêm đã diễn ra một cách vô cảm, bất chấp phản ứng của những tín đồ và các tu sĩ.

Đến nhà thờ Thủ Thiêm

Trước tết Nguyên Đán, những thánh lễ ở nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm vẫn diễn ra bình thường. Trong các thánh lễ, cha xứ cũng không nhắc đến chuyện số phận của ngôi nhà thờ này. Nhưng có một không khí âm ỉ lan rộng trong lòng giáo dân và các vị tu sĩ ở đây. Trước đó, trên Facebook lan truyền một thông điệp của Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, đặt ra câu hỏi (nhưng cũng là trả lời): "Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?". Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM nêu lập luận và truy vấn: "Theo kế hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2, chính quyền TP Hồ Chí Minh có dự định phá dỡ Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm để nhường chỗ cho khu đô thị mới. Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng?"

Nhà thờ Thủ Thiêm nhìn về trung tâm TP.HCM

Một lần nữa, sau vụ đại sứ quán Phần Lan lên tiếng bảo tồn một số hạng mục nội thất của Thương xá Tax, thì tổ chức ngoại giao nước ngoài đặt tại TP.HCM quyết liệt lên tiếng bảo vệ những di sản Sài Gòn xưa.
Nhưng trong một cơn lên đồng đập phá từ não trạng phát triển đầy bệnh hoạn thì những cuộc đấu tranh trên cùng sức ép dư luận, giới chuyên môn không làm thay đổi được gì. Thậm chí, đã có những vụ việc can thiệp di sản mà báo chí chính thống bị chỉ đạo lờ đi, không được nhắc đến.
Số phận những dãy nhà Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cùng ngôi nhà thờ đã là nhân chứng, biểu tượng một thế kỷ rưỡi về đời sống thanh bình ở một vùng dân cư bên sông, giáp với quận trung tâm Sài Gòn chưa biết sẽ về đâu. Nhìn cái cách di dời Lăng Thành Hoàng An Khánh, chùa Liên Trì hay khu trường nam không gớm tay, thì nhiều người cho rằng, chuyện san bằng một công trình kiến trúc tâm linh hơn một thế kỷ thì không khó tránh khỏi.

Đô thị vô hồn, nhân bản vô tính

Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là vấn đề muôn thuở, ở nhiều quốc gia, nhiều thành phố, không riêng gì Việt Nam. Nhưng sự khác nhau nằm ở chỗ trình độ xử lý và tầm nhìn phát triển, trang bị hiểu biết nhân văn của chính quyền, giới quy hoạch và giới đầu tư mỗi nơi mỗi khác. Ở đâu chính quyền, nhà quy hoạch và giới đầu tư hãnh tiến, trọc phú, thiển cận, lạm quyền và tư lợi thì ở đó mâu thuẫn trên trở nên gay gắt một mất một còn (và mất, bao giờ cũng là di sản, bởi di sản, nói cho cùng, không sinh ra nhiều tiền cho bằng các trung tâm thương mại hiện đại). Nhưng ở đâu có sự tiến hóa, văn minh trong phát triển đô thị nhân văn, tôn trọng tiếng nói công luận và giới chuyên gia thì không những hóa giải được sự mâu thuẫn kể trên, mà còn kiến tạo được không gian đô thị bền vững, theo nghĩa, vừa sinh ra sự sung túc vật chất, vừa đảm bảo giàu có về yếu tố tinh thần cho cư dân, cho sắc vóc đô thị tương lai.
Nói đâu xa, nhìn qua Phú Mỹ Hưng, một đô thị kiểu mẫu ra đời trước Thủ Thiêm khoảng 20 năm để thấy bài học của những đô thị nhân bản vô tính là gì. Trên đồ án quy hoạch, Phú Mỹ Hưng hiện đại như những khu đô thị thời toàn cầu hóa mà ta có thể gặp ở Singapore, Thượng Hải, Đài Loan… Nhưng, Phú Mỹ Hưng ngay từ đầu không quy hoạch không gian tôn giáo cho cư dân, nên trong gần 20 năm qua, cư dân ở đô thị kiểu mẫu này đã phải đến những vùng lân cận để lễ chùa, đi lễ nhà thờ mỗi chủ nhật. Lâu dần, giáo dân đông, nhưng không có điều kiện lập nên giáo xứ, những người công giáo đã tìm cách thiết lập một nhà nguyện nhỏ nằm trong một trường học mầm non (Mỹ Phước) để lễ lạc cuối tuần. Những người tín đồ Tin Lành Hàn Quốc sang đây sinh sống, làm việc cũng lấy văn phòng công ty làm nhà thờ để tập trung sinh hoạt tôn giáo tạm bợ. Sự mở mang nhiều không gian thương mại xa xỉ nhưng thiếu vắng không gian tâm linh khiến những cư dân tưởng đủ đầy sung túc trở nên nghèo nàn trong sinh hoạt tinh thần. Phú Mỹ Hưng đã tốn rất nhiều chi phí cho việc đầu tư phục dựng không gian sinh hoạt mang tính bản địa như chợ phiên, đường hoa xuân… để người dân gắn bó với hồn nơi chốn.

Hội dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm có tuổi đời hơn một thế kỷ rưỡi

Từ đó cho thấy không phải là việc cứ bứng mô hình bất cứ một đô thị nhân bản vô tính rồi đặt vào đâu cũng được, mà cần có tầm nhìn sâu hơn về lịch sử, nhân văn, giá trị văn hóa bản địa.
Phú Mỹ Hưng lẽ ra là bài học để Thủ Thiêm rút kinh nghiệm trước khi quá muộn. Nhưng có vẻ như chính quyền, những nhà quy hoạch và giới đầu tư đô thị này đã không chịu thấy (cho dù việc rút kinh nghiệm ở Thủ Thiêm có vẻ như rất dễ dàng- những di tích như đình, nhà thờ có bề dày lịch sử đã sẵn, chỉ cần biết bảo tồn, không cần phải xây mới!).
Lạ lùng thay, bên cạnh ý định "giải phóng mặt bằng" các công trình di sản tôn giáo, văn hóa dân gian thì bản quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm cũng không có một công trình sinh hoạt tâm linh, tôn giáo nào cho cư dân cả.
Trở lại câu chuyện nhà thờ Thủ Thiêm và Hội dòng Mến Thánh Giá. Khi tôi ngồi viết những dòng này, thì có tin chính quyền thông báo cho xe đến kéo đổ ngôi trường nữ bên cánh phải nhà thờ (trước 1975 có tên là trường Trung học thánh Anna; sau 1975 chính quyền mượn cơ sở xây dựng làm trường Tiểu học Thủ Thiêm) thuộc phần đất của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Tiếng kèn ma quái lại rúc lên trên phần đất tôn nghiêm bên những đầm lầy, lau sậy và những building đang lên móng, hiện thực hóa những bản quy hoạch đô thị vô hồn và vô tri.
Nói thêm, nhà thờ Thủ Thiêm có khoảng trên 2.000 phần tro cốt của giáo dân nhiều đời. Cuối năm rồi, khi hay tin nhà thờ sẽ bị giải tỏa, nhiều Việt kiều đã về nước xin rước di cốt người thân mang đi nơi khác, số còn lại chưa biết sẽ ra sao. Người sống phấp phỏng cùng người đã khuất.


  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...