Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                1341. Công viên Đống Đa trước tòa Đô Chánh xưa và nay.


                1342. Rạp Casino Đakao ngày xưa và giờ đây.


               1343. Đại lộ Tổng Đốc Phương nhìn từ đại lộ Trần Hưng Đạo ngày xưa và giờ đây.


                1344. Nhà hàng Trúc Mỹ Tiên ngày xưa đường Nguyễn Tri Phương và hiện nay.



                1345. Nhà hàng Bánh Bao Cả Cần góc Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương ngày xưa và hiện nay.


                1346. Góc Cường Để - Nguyễn Du năm 1968 và hiện nay.


                1347. Nguyễn Cư Trinh nhìn về Trần Hưng Đạo năm 1968 và hiện nay.


                1348. Giao lộ Hàng Sanh xưa và nay.


                1349. Khu vực cổng Tân Sơn Nhứt xưa và nay.


                1350. Bến Bạch Đằng và tòa nhà Quan Thuế ngày xưa và hiện nay.



Nguồn Trung Ngo, Hoang-Quan Tran, Paul Blizard, Tim Doling

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

BÍ ẨN MỘT CÔNG VIÊN VÀ BỨC TƯỢNG



Tại các quốc gia thuộc địa của Pháp (ở đây chỉ nói riêng về nước Pháp), thì việc dựng tượng hay lập quảng trường để ghi nhận công lao của những người đã góp công sức cho sự chinh phục của mẫu quốc là chuyện thường thấy. Cụ thể ở Việt Nam tại các thành phố lớn đều có những tượng và quảng trường như thế; trong bài này cũng không cần phải kể ra, chúng ta cũng được biết rồi. Nhưng song song đó cũng có những bức tượng, quảng trường hay tên con đường của những người không tham gia chinh phục bằng quân sự mà góp công vào việc tìm hiểu về văn hóa, lịch sử hoặc khoa học của quốc gia bị trị đó; những người khác quốc tịch Pháp nhưng có công đối với nhân loại cũng chiếu cố tới.

Trong phạm vi bài này, chúng ta đề cập tới một bài viết Des statues oubliées của Édouard Marquis được đăng trên tờ Le monde illustré số 174 tháng 12 năm 1937. Trong bài này tác giả nhắc tới những bức tượng, bia tưởng niệm đã bị tháo dở hay được thay thế bởi chánh quyền thuộc địa và những bia, lăng mộ của những người Việt (thật ra có cái đến nay vẫn còn như lăng Lê Văn Duyệt, mộ Võ Tánh, bia Jean Baptiste Louis Pierre (người sáng lập Thảo cầm viên)),v.v... Có một chi tiết đáng lưu ý là bức tượng và công viên George Washington tại Sài Gòn. Vậy bức tượng và công viên nằm ở đâu trong Sài Gòn?


Thật ra tại Sài Gòn lúc xưa cũng có một quảng trường chỉ tồn tại trên giấy chứ không thực hiện được vì nó năm quá gần khu cấp nước thành phố và quảng trường Maréchal Joffre (Hồ Con Rùa); nằm tại khu vực của 4 con đường hiện nay là Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp), Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) và Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng) tức là sân vận động Phan Đình Phùng và công viên Vạn Xuân. Giờ là là nhà thi đấu. Quảng trường đó là quảng trường Paul Doumer.

Tôi lục tìm trên mạng, kiểm tra các bản đồ của Pháp để lại về Sài Gòn các thời kỳ, tuyệt nhiên không thấy dấu vết của công viên George Washington. Lần đến trang wikipedia nói về các địa điểm tại Mỹ và thế giới có đặt bức tượng này cũng Không thấy nói tới. Như vậy nó ở đâu? Không lẽ tác giả bài viết bị lộn. Một công viên của một nhân vật lớn của Mỹ và cả thế giới nếu có đặt thì phải đặt ở vị trí tốt nhất và quan trọng nhất của thành phố. Một câu hỏi về một bài báo đã 81 năm tuy cũ nhưng vẩn còn mới mẻ.



* Tiếng Pháp gọi quảng trường là Place, còn square là công viên (nhỏ) - parc là công viên (lớn)
* Tiếng Anh gọi quảng trường là square, còn công viên là park.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

CIMETIÈRE DES INDIGÈNES – CIMETIÈRE ANAMITES – NGHĨA TRANG NGƯỜI BẢN XỨ


Đối với vùng đất Sài Gòn – Gia Định trong thời kỳ đầu tiên đã có không biết bao nhiêu mồ mả của những người khai phá đầu tiên. Những mồ mả này hiện diện khắp mọi nơi trong thành phố Sài Gòn nói riêng và tỉnh Gia Định nói chung là vì hồi đó vùng này còn hoang vu chỉ có một số ít khu dân cư; mỗi khu dân cư như thế đều có một khoảng đất dành riêng cho những người đã khuất. Cứ như thế khi thành phố phát triển, dân cư ngày càng đông thì những mồ mả này được cải táng (nếu còn người thân) hoặc lấp đi (nếu vô chủ) để thế vào đó các khu dân cư mới.
Như trong bài Đô thị Sài Gòn – Một góc nhìn của Nguyễn Thị Hậu có đoạn ghi:
Những khu mộ táng cổ là nguồn sử liệu cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Có thể kể đến các khu mộ Vườn Chuối, Phú Thọ, mộ cổ vùng Phú Nhuận, Xuân Thới Thượng, khu mộ cổ Gò Cát và Bình Trưng quận 2, đường Nguyễn Tri Phương, Pasteur, trong khuôn viên Dinh Thống Nhất (Vườn Ông Thượng xưa)… Đáng lưu ý là mộ Xóm Cải: khi giải tỏa nghĩa địa Xóm Cải (quận 5) có hai ngôi mộ hợp chất không có thân nhân thừa nhận, việc bốc dỡ hai ngôi mộ đã phát hiện đây là mộ song táng (Nam tả Nữ hữu), cùng kiểu “trong quan ngoài quách” nhưng mộ người Nữ thi hài khô lại và còn nguyên vẹn, chứa đựng bí mật của một phương thức “ướp xác” độc đáo. Hai ngôi mộ này có niên đại giữa thế kỷ XIX. Gần đây mộ cổ Xuân Thới thượng (Hốc Môn) cũng có một “xác ướp” người Nam tương tự như vậy. Nằm ven rạch Giồng Ông Tố chảy ra sông Sài Gòn, khu mộ cổ Gò Cát (quận 2- một phần quận Thủ Đức cũ) hiện còn hàng chục mộ xây đá ong – loại vật liệu xây dựng phổ biến ở đất Gia Định trước thế kỷ XX. Tại đây có hai ngôi mộ hợp chất lớn, 2 bia đá ghi rõ tên tuổi, chức vụ của chủ nhân 2 ngôi mộ. Bia đá trang trí hoa lá, mây rồng khá tiêu biểu của nghệ thuật thời Nguyễn, niên đại hai ngôi mộ này là năm 1819 và 1851. Hầu hết, những ngôi mộ lớn được phát hiện đều là của tầng lớp thượng lưu quan lại sinh sống ở Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ XIX, trong nhiều mộ có nhiều đồ tùy táng quý giá như nhẫn, vòng vàng, lược đồi mồi, ống ngoáy trầu bằng bạc… Nguyên liệu xây mộ là đá ong hoặc hợp chất cát, vôi và ô dước. Hiện nay một số khu lăng mộ của những nhân vật lịch sử thời Nguyễn vẫn được bảo tồn khá tốt.
Trên đây những mồ mả hiện vẫn còn nguyên trạng chứ những nghĩa trang và khu mồ mả đã không còn thì không đề cập tới. Như khu “Cánh đồng mồ mả - Plaine des tombeaux” là một khu vực rộng lớn chạy dài từ một bên của ngả 6 Phù Đổng lên đến công trường Dân Chủ đường Trần Quốc Toãn củ/3 tháng 2 tới trường đua Phú Thọ. Đây là nơi chôn những người tham gia cuộc binh biến Lê Văn Khôi đã bị vua Minh Mạng ra lệnh hành hình. Hay một nơi tôi biết là sau lưng bót Đặng Văn Bắc cũ đường Yên Đổ/Lý Chính Thắng có một khu mả toàn bằng đá hoa cương mà lai lịch tới giờ tôi vẫn chưa được biết nhưng có một điều tôi đoán được đây là những ngôi mả của những người có chức sắc hoặc giàu có thời đó. Ngoài ra còn khu “mả lạng” nằm ở đường Nguyễn Cư Trinh và rất nhiều.



Hình ảnh tiêu biểu cho những khu mồ mả người Việt thời kỳ đ8ầu của Sài Gòn



Một dạng mộ đá hoa cương của một người khá giả thời bấy giờ

Đó là chúng ta nói những mồ mả của những cư dân thời kỳ đầu của Sài Gòn mà không đề cập tới những nghĩa trang sau này được giải tỏa để lập khu dân cư hay công viên. Bài viết ở đây tôi nói đến một nghĩa trang có quy hoạch hẳn hoi nằm ở khu vực giáp ranh Đa Kao và Tân Định và nằm ở phía sau nghĩa trang người Châu Âu tức là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (công viên Lê Văn Tám) đã bị giải tỏa từ giữa thập niên 1950 để làm khu dân cư. Đó là nghĩa trang người bản xứ xưa còn gọi theo tiếng Pháp là cimetière des indigènes – cimetière anamites.
Thật ra thông tin về khu này hầu như không có thấy, kể cả hình ảnh về nó cũng không; những người nếu có biết về nó thì giờ chẳng ai còn sống để mà kể lại. Chúng ta chỉ còn biết cái tên của nó và vị trí ghi trong các bản đồ Sài Gòn thời Pháp thuộc mà thôi.
Trong bản đồ năm 1872 thì thấy đã có ghi là cimetière anamites; trong khi những bản đồ trước đó thì chỉ thấy cimetière européenne vì sau lưng của nghĩa trang này là con đường rue du cimetière chưa mở tức là đường Mayer về sau. Vị trí của nghĩa trang này nằm giữa khu vực hai làng Phú Hòa và Nam Chơn (trong bản đồ 1882 lại ghi là Chơn Sáng).


Vị trí cimetière anamites trong bản đồ 1872


Bản đồ năm 1882 ghi là làng Phú Hòa và Chơn Sáng


Bản đồ năm 1896 

           Từ năm 1900 trở đi, chính quyền Pháp bắt đầu mở rộng Sài Gòn và xẻ những con đường chung quanh khu nghĩa trang này; cụ thể là đầu tiên là con đường số 31 (Mayer) chạy ngang qua cách ly hai khu nghĩa trang, con đường Lesèble chạy dọc bên hông nghĩa trang người bản xứ và con đường Barbier chạy xéo về bên hông bên kia của nghĩa trang.


Bản đồ năm 1923 đã có tên đường cụ thể quanh khu nghĩa trang này


Bản đồ năm 1947 thì ghi là Cimetière Indo - Chinois

Đây có thể là nghĩa trang có quy hoạch đầu tiên của Sài Gòn dành cho người Việt vì trước đó tập tục của người Việt là thường chôn người chết ở những cánh đồng, miếng đất bỏ trống hoặc những người có đất thì chôn sau nhà.
Về sau khu Tân Định và Đa Kao dân cư càng ngày càng đông, việc di dời nghĩa trang là việc bình thường tại các đô thị; nhưng thời điểm cụ thể thì vẫn chưa có số liệu cụ thể chỉ biết là khoảng năm 1950. Những bản đồ xuất bản sau năm 1950 không còn thấy ghi tên nghĩa trang này nữa. Sau khi di dời nghĩa trang thì khoảng đất này trở thành cơ ngơi của Sở Vệ Sanh Sài Gòn và phần phía sau là khu nhà ở của các công nhân.



 Bản đồ năm 1958 các con đường quanh nghĩa trang
 đổi tên thành Hiền Vương, Lý Văn Phúc, Lý Trần Quán

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                    1331. Khu nước mía Viễn Đông không còn nữa.


                    1332. Rạp Rex và công viên Đống Đa năm 1967 và nay.


                    1333. Vách tường trường Trương Minh Ký và Nguyễn Thái Học xưa và nay.


                    1334. Góc Hồng Thập Tự - Hai Bà Trưng xưa và nay.


                    1335. Đường Võ Tánh cạnh đường Cách Mạng 1/11 Gia Định xưa và nay.


                    1336. Rạp Hưng Đạo xưa và nhà hát Trần Hữu Trang bây giờ.


                    1337. Trụ sở hảng Esso góc Hai Bà Trưng - Thống Nhất xưa và nay.


                    1338. Trụ sở MACV 137 Pasteur quận 3 xưa và nay.


                    1339. Cổng vào phi trường Tân Sơn Nhứt khi xưa và ngày nay.


                    1340. Bar Impérial góc Nguyễn Văn Thinh - Tự Do năm xưa và ngày nay.


Nguồn Trung Ngo, Paul Blizard, Tim Doling

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

DANH HIỆU: SÀI GÒN – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

Lâu nay, người ta nhắc tới Sài Gòn xưa thì đi đôi với danh hiệu “Hòn ngọc viễn đông” nhưng thực sự cũng ít có người biết hoặc hiểu rõ cái danh hiệu này từ đâu mà có, và, nếu có biết cũng chỉ dừng lại ở cái chổ là do người Pháp đặt cho. “Hòn ngọc viễn đông” thực ra được đặt cho nhiều thành phố ở châu Á thuộc về phần phía cực đông của địa cầu của các nước thực dân thời đó mà cụ thể là Anh và Pháp.
Sau khi xâm chiếm các quốc gia châu Á này vào thế kỷ 19, thực dân Anh và Pháp ra sức xây dựng những thành phố tại đây theo kiểu mẫu châu Âu và ganh đua xem ai sở hữu thành phố đẹp nhất. Chính vì thế, hai quốc gia này thi nhau đặt cho các thành phố thuộc địa của mình cái tên “Hòn ngọc viễn đông”. Cụ thể:
Hòn ngọc Viễn Đông (tiếng Anh: Pearl of the Orient, tiếng Pháp: la Perle de l'Extrême-Orient) là danh hiệu mà một số nước phương Tây đặt cho một số thành phố thuộc địa tại Châu Á như:
Manila, thủ đô nước Philipines, từng là thuộc địa của Hoa Kỳ
Hong Kong, thành phố cảng thuộc địa Anh, nay thuộc Trung Quốc
Thượng Hải, thành phố của Trung Quốc
Tên một tòa nhà tại khu Phố Đông, Thượng Hải: tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông.
Sri Lanka, quốc đảo ở Nam Á
Penang, một khu du lịch ở Malaysia
Thành phố Sài Gòn trước đây, thuộc địa của Pháp, ngày nay là Thành phố Hồ Chí Minh
Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia, từng là thuộc địa của Pháp
(Nguồn Wikipedia)

Sau khi đánh chiếm thành Gia Định, thì không bao lâu sau đó người Pháp quyết tâm xây dựng thành phố Sài Gòn để làm nơi điều hành guống máy thuộc địa của mình. Trên vùng đất mà thời đó lác đác những khu nhà lá, khu mua bán của người Việt và Hoa xen kẽ là các vùng trũng, đầm lầy đầu đưng lác, muổi mòng.
Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) lúc đó phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 km², theo đó, ngày 30 tháng 4 năm 1862, trung tá công binh Coffyn đã cho soạn dự án mở rộng thành phố Sài Gòn, và được thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Louis Bonard. Tuy nhiên, dự án này chỉ được triển khai một thời gian ngắn thì bị bỏ dở. (………..) Địa bàn thành phố Sài Gòn theo quy hoạch của Coffyn nằm trải rộng trên cả 2 huyện Bình Dương và Tân Long, đều cùng phủ Tân Bình.
Để điều chỉnh lại, ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 (nằm gọn trong khu vực quận 1 ngày nay), đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) trong một nghị định khác, với diện tích 1km2 (nằm gọn trong quận 5 hiện nay). (…….) Địa bàn của thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, cùng các xã thôn ở giữa đều thuộc địa hạt (hay Quận) Sài Gòn. Trước đó, de La Grandière cũng đã ban hành nghị định số 53 ngày 4 tháng 4 năm 1867, quy định về việc "Tổ chức một ủy ban thành phố Sài Gòn" Sau đó, ngày 8 tháng 7 năm 1869, Chuẩn đô đốc Gustave Ohier đã ban hành nghị định số 131, cải danh Ủy hội thành phố (tiếng Pháp: Commission municipale) thành Hội đồng thành phố (tiếng Pháp: Conseil municipal), do một viên Thị trưởng (Maire) đứng đầu Hội đồng và một số sửa đổi chi tiết về thành phần nhân sự của Hội đồng. (Nguồn Wikipedia)



Bờ sông Sài Gòn thuở còn hoang sơ




Như vậy diện tích thành phố mà người Pháp ưu tiên để xây dựng một “Hòn ngọc viễn đông” đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 3km2 và về sau được nâng lên bao gồm một phần quận 3. Tại đây các công trình quan trọng được xây dựng cùng với hệ thống thoát nước cùng đường xá cây xanh như dinh toàn quyền (Norodom), dinh phó soái (Gia Long), Tòa án, Dinh xã Tây, nhà thờ Đức Bà, thảo cầm viên, cercle sportif, Vườn Mauric Long, trường Chasseloup Laubat, trường primaire supérieure des filles françaises (Marie Curie), Nhà hát thành phố, bưu điện cùng một số liến trúc khác nằm theo trục đường Norodom. Catinat, Paul Blanchy, Mac Mahon,La Grandière….Nhất là đường Catinat từ con đường đất đỏ nối liền sông Sài Gòn đến vùng giồng cao (Haut plateau) và cuối cùng thắt lại tại một ngôi chùa và một túp lều tranh cũ kỹ (vị trí về sau là nhà thờ Đức Bà), người Pháp cố xây dựng nơi đây thành khu phố thương mại sầm uất tương tự như một Paris thu nhỏ.



Đường Catinat mang dáng dấp một Paris thu nhỏ




Người Pháp cũng ra sức trồng cây xanh và xẻ những con đường lát nhựa và đá pa vê với hàng đèn chiếu sáng có chổ bằng điện và có chổ thắp bằng dầu. Họ cũng xây dựng một hệ thống cấp nước đủ cho thành phố lúc bấy giờ. Các du khách châu Âu củng như các nơi khác khi đến Sài Gòn đều khen ngợi bởi vẻ tráng lệ của nó và ban tặng cho Sài Gòn là thành phố nhiều cây xanh nhất châu Á hay tham quan vùng ngoại ô, săn thú bằng các Tour de l’inspection.

Hình ảnh này cho thấy Sài Gòn thời bấy giờ rất nhiều cây xanh


Hình chụp từ nóc nhà thờ Đức Bà nhìn về tháp nước về sau là quảng trường Joffre

Con đường Garcerie là đường Duy Tân/ Phạm Ngọc Thạch về sau
 cho thấy số lượng cây xanh hai bên đường.

Như vậy thời điểm Sài Gòn đẹp nhất và xứng đáng là “Hòn ngọc viễn đông” chỉ tồn tại trên 30 năm từ khi bắt đầu xây dựng. Vì sao? Từ những năm 1936 trở đi tình hình bất ổn tại châu Âu càng lúc càng lớn dần  rồi đưa đến chiến tranh thế giới lần thứ hai bộc phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến các quốc gia thuộc địa trong đó có Việt Nam. Chính quyền thuộc địa cũng dồn sức để chi viện cho chính quốc, không còn nghỉ đến chuyện phát triển Sài Gòn như xưa. Sau chiến tranh thế giới, người Pháp trở lại Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng nhưng tình thế lịch sử tại đây đã đổi thay; kế hoạch phát triễn coi như ngưng trệ, chỉ có xây dựng mới trên những cái đã có từ trước như khu Passage Eden chẳng hạn. Ngoài ra Sài Gòn còn là một điểm hấp dẫn, “đổi đời” cho những người dân các tỉnh; họ ồ ạt đến và xây dựng cơ ngơi đủ kiểu theo cách của họ. Điều này khiến cho Sài Gòn dần mất đi vẻ đẹp của nó.

Những công trình mới mọc lên đã phá vở kết cấu cổ điển ban đầu








Thời VNCH vì lý do chiến tranh, Sài Gòn còn phải tự gánh vào nó những người chạy tránh giặc giã, các cơ quan mà người Pháp đã xây dựng thì vẫn tiếp tực sử dụng nhưng không tu bổ gì thêm. Sài Gòn từ một số ít quận thời Pháp đã tăng lên 8 quận và về sau là 11 quận. Các quận 1 và 3 mà người Pháp từ “o bế” giờ cũng nhếch nhác. Sau 1975 tình hình lại càng trầm trọng khi các công trình xây dựng của người Pháp để lại biến thành nơi vừa làm việc vừa là chốn ở đã khiến những công trình này xuống cấp và vô phương tu bổ phải dở bỏ xây dựng. Sau những năm cuối thập niên 1990 về sau, việc phát triễn càng ngày càng tăng tốc, không có quy hoạch kỷ càng, hàng quán thi nhau mọc lên ở tất cả các con đường đã làm xấu xí hình ảnh một thời của Sài Gòn “Hòn Ngọc viễn Đông”.
Như vậy để kết luận cái “Hòn Ngọc viễn Đông” là chỉ  cái khu vực quận 1 và quận 3 một thời pháp thuộc mà thôi chứ không phải nguyên cả một Sài Gòn rộng lớn nhưng nó đã kết thúc vào giữa thập niên 1930 rồi.

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...