Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

ĐƯỜNG SỐ 46
ĐƯỜNG MONCEAUX
ĐƯỜNG HUỲNH TỊNH CỦA


Khi mới thành lập, con đường này chạy tới sát bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bây giờ nhưng đến thời chính phủ quốc gia Việt Nam thì đoạn từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến đường Champagne (Yên Đổ/Lý Chính Thắng) không còn dính với con đường Huỳnh Tịnh Của nữa và trở thành một hẽm lớn.
Đường này nằm ở trục Tây Bắc – Đông Nam nối đường Arfeuille (Nguyễn Đình Chiểu/Trần Quốc Toản) với đường Champaghe (Yên Đổ/Lý Chính Thắng). Đầu tiên tên là đường số 46. Năm 1906, hội đồng thành phố đặt lại tên Monceaux.


Bản đồ 1920


Bản đồ 1958 là đường Huỳnh Tịnh Của


Eugène HÜE-MONCEAUX là bác sĩ, sinh ở Paris tháng 12 năm 1852 và mất ở Vũng Tàu 22 tháng 1 năm 1903. Ông đến Nam kỳ năm 1881 là bác sĩ phục vụ cho hội đồng thành phố.
Ngày 22 tháng 3 năm 1955, chính phủ quốc gia Việt Nam quyết định đổi tên là Huỳnh Tịnh Của. Cũng thiết nghĩ, công trạng của ông Huỳnh Tịnh Của đối với chữ Quốc Ngữ cũng quan trọng không kém gì với ông Trường Vĩnh Ký nhưng người ta chỉ dành cho ông một con đường nhỏ trong khi ông Petrus Ký lại là con đường lớn. Nhưng giờ đây chỉ còn mỗi ông Huỳnh Tịnh Của.

Là một con đường nhỏ và ngắn, không có gì đặc biệt; từ đầu đường đến cuối đường là những dãy nhà nối dài liền kề với nhau. Chỉ có mấy điểm được ghi nhận:
Con đường khi xưa  hai bên đường trồng toàn là cây mặc nưa nhưng trước năm 1975 thì chỉ còn sót lại một số ít ở khu vực trường nữ tiểu học Tân Định.
Ở góc giáp với đường Yên Đổ có một biệt thự của ông Hoàng Đức Ninh, là anh của cố vấn  đặc trách an ninh Hoàng Đức Nhã. Bên phía đối diện có một tiệm  may tên là Nguyễn Hà số 73 B đường Huỳnh Tịnh Của.
Tới vài mét là một hẽm rất rộng nhưng vào hơn chục mét thì tóp nhỏ lại ăn thông với hẽm giáp với đường Nguyễn Văn Mai và ăn thông ra đường Công Lý cạnh một building. Nơi đây ngày xưa có một điểm sửa chửa xe hơi, cạnh đó là trường mẫu giáo Minh Tâm. Trường này đến khoảng giữa thập niên 1960 thì đóng cửa.



Trường mẫu giáo Minh Tâm. Tôi đứng ở hàng thứ 2 từ trái sang.

Đi tới gần trăm mét là ngả ba với  đường Nguyễn Văn Mai. Bên phía này như đã nói là một hẽm tương đối lớn, tại đây có một phông tên nước công cộng. Phía sau là căn nhà nhỏ của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân thời đó.
Đối diện xéo là một dãy nhà liền kề, mỗi nhà đều có che kín bởi lưới rào. Nơi đây có căn nhà của diễn viên Lê Công Tuấn Anh nổi tiếng một thời sau năm 1975. Cũng tại nơi đây anh đã tự tử.
Tiếp bước tới cuối đường là trường nữ tiểu học Tân Định với hàng mặc nưa phía trước. Khoảng năm 1965 – 1966 gì đó, có một con trâu đã húc một học sinh lòi ruột vì học sinh này mặc bộ đồng phục ba ba trắng (trâu rất kỵ màu trắng). Về phía đối diện có một con hẽm nhỏ ăn thông ra trường tư thục Khải Minh bên đường Nguyễn Đình Chiểu/Trần Quốc Toản.

Trường nữ tiểu học Tân Định thời Pháp thuộc.

Ngày nay khi trở về con đường này thì đối với những người đi xa sẽ không còn nhận ra; còn chăng chỉ còn dãy lớp trường nữ tiểu học Tân Định khi xưa giờ là trường Nguyễn Thái Sơn.



Đường Huỳnh Tịnh Của ngày nay. Hình chụp từ hướng ngả ba với
 đường Trần Quốc Toản tức là đường Nguyễn Đình Chiểu khi xưa.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017


ĐƯỜNG SỐ 41
ĐƯỜNG VASSOIGNE
ĐƯỜNG TRẦN VĂN THẠCH
ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẦU

Hồi còn nhỏ, có một ông bạn của ba tôi có hỏi: ‘’Tôi đi ngang chợ Tân Định thấy người ta đặt tên đường Trần Văn Trạch, ủa, ổng còn sống sao mà người ta đặt tên?”. Mọi người cùng cười. Ba tôi nói: “Không phải đó là Trần Văn Thạch, Thạch chứ không phải Trạch”
Con đường này hồi thời Pháp thuộc có tên là đường Vassoigne và nó đã hiện diện vào đầu thế kỷ 20 bên cạnh chợ Tân Định trước khi ra đời của chợ này được xây dựng quy mô vào năm 1926.
Con đường này nằm theo trục Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Paul-Blanchy (Hai Bà Trưng) với đường Paul Bert (Trần Quang Khải). Xưa là đường số 41. Ngày 30 tháng 3 năm 1906, hội đồng thành phố đặt tên Vassoigne cho con đường này.


Bản đồ 1920


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Trần Văn Thạch


Jules, Jean, Pierre DE VASSOIGNE là một tướng người Pháp. Vào giữa tháng 2 năm 1861, ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị tấn công mặt đất trên đường tới Ki-Hoa Ngày 27 tháng 2 năm 1861, tấn công các pháo đài của Ki-Hoa, ông ta bị thương nặng bởi một mũi tên. 
Cuối những nâm 1950, chính phủ quốc gia Việt nam đổi tên lại là Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức, tư tưởng và hoạt động một trí thức Đệ Tứ tại Sài Gòn, thời thuộc địa Pháp. Trần Văn Thạch sinh ngày 15-10-1905 tại Thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Học sinh giỏi trường Chasseloup-Laubat, ông thi đậu bằng Tú tài Pháp hạng ưu năm 1925. 


 Pierre DE VASSOIGNE


Trần Văn Thạch 


Đây là con đường buôn bán sầm uất của khu vực Tân Định. Đặc biệt là có số lượng người Hoa cư trú trên con đường này. Cụ thể là các dãy tiệm bán đồ ăn ở góc Trần Văn Thạch – Hai Bà Trưng và nối tiếp là các tiệm buôn, tiệm thuốc bắc dài tới khu rạp Moderne (Kinh Đô) và một phần gần giáp với đường Trần Quang Khải.
Nếu đi từ đầu nhìn về bên trái là hông chợ, điều đặc biệt là hông chợ Tân Định là một dãy hàng rào sắt chứ không có vách như những chợ khác. Ở đây bên ngoài là những xe bán sâm bổ lượng, hủ tiếu,…một thời nổi tiếng Sài Gòn. Khoảng hơn phân nửa chợ bên trong hàng rào là các sạp bán thuốc rê Gò Vấp, bên ngoài là chổ bán cá kiểng đủ loại.
Phía sau lưng chợ là con đường Mã Lộ vì hồi xưa là bến đậu của các loại xe ngựa. Không biết người người Pháp nghĩ sao khi đặt tên Tả quân Lê Văn Duyệt cho con đường này?


Bên trong chợ và phía sau Tân Định

Tại đây ở góc giáp với đường Trần Văn Thạch khi xưa là nơi buôn bán hàng bông và rau cải. Thời đó có hai bà: một bà chuyên bán nước trà tươi và một bà chuyên cắt giác. Hồi nhỏ ba tôi dẫn tôi đi cắt giác tại đây. Để  làm việc này người ta dùng miễng sành để cắt, nhìn máu me đỏ lòm chảy xuống cống đến giớ tôi vẫn còn cảm giác ghê sợ. Qua giữa thập niên 1960 thì hai cái nghề bán trà lá và cắt giác này cũng mai một đi.
Đi tới là đến rạp Moderne (Kinh Đô), rạp thuộc hạng bình dân, ngồi coi phim coi chừng chuột cống chạy qua chân. Bên ngoài lối vào rạp có một tiệm sách tên là Yiễm Yiễm thư quán của nhà thơ Đông Hồ làm chủ (Yiễm Yiễm thư quán chứ không phải Yễm Yễm thư quán như nhiều người lầm tưởng). Bên phía bên kia lối vài là một nhà bán thuốc tây.


Rạp Moderne (Kinh Đô). 
Chổ góc trái có tấm bảng Kinh Đô là  tiệm sách Yiễm Yiễm thư quán

Đối diện xéo với rạp là một con hẽm lớn, đi vào khoảng 50 thước về bên trái là ló luyện ca sĩ của Tùng Lâm. Những nữ ca sĩ có tên bắt đầu bằng chữ Trang đều xuất thân từ đây.
Đi tiếp qua khỏi miếng đất có rào kẽm gai là tới ngả ba với đường Lý Trần Quán. Ở đây khi xưa là một dãy nhà trệt liên kế, nhìn qua đối diện là các tiệm buôn của người Hoa và người Việt. Trong đó có một tiệm tạp hóa lớn tên Thế Giới của ông chủ người Hoa kiêm thêm nghề bán tem sưu tầm.
Và cuối đường giáp với Trần Quang Khải có một tiệm của người Bắc chuyên môn bán các loại bánh Phu thê (xu xê), bánh cốm, bành dầy, chả lụa,…

Cũng không quên nói là đầu hông chợ còn một xe bán bánh mì nổi tiếng thời đó là xe bánh mì Bé Bự của bà chủ có dáng vóc nặng cả trăm ký.

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ



                       1291. Địa điểm chiếc Cessna L 19 rớt tại đường Nguyễn Hoàng khi xưa và giờ đây.





                       1292.  Góc Ngô Tùng Châu - Lê Văn Duyệt  ngày xưa và giờ đây.


                       1293. Vị trí PX của hải quân Mỹ đường Minh Mạng ngày xưa và giờ đây.


                       1294. Góc Thống Nhất - Duy Tân ngày xưa và giờ đây.


                       1295. Đường Tự Do nhìn từ đường Ngô Đức kế ngày xưa và giờ đây.


                       1296. Vị trí các quân nhân VNCH tại góc Tự Do - Thái Lập Thành ngày xưa và giờ đây.


                       1297. Vị trí các ký giả ngoại quốc rời Sài Gòn ngày 29/4/1975 tại góc Tự Do - Thái Lập Thành và giờ đây.


                       1298. Vị trí trùng hợp ngẫu nhiên của 2 xe Jeep tại góc Tự Do - Thái Lập Thành xưa và nay.


                       1299. Giao lộ Ký Con - Trần Hưng Đạo xưa và nay.


                       1300. Công trường Cộng Hòa xưa và nay.



Nguồn Trung Ngo, Paul Blizzard

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

TRẠI DAVIS




Khi nói đến trại Davis không phải người Sài Gòn nào cũng biết về sự hiện diện của nó. Đúng vậy, chỉ có những ai làm việc kế cận nó, trong phi trường Tân Sơn Nhứt và nhứt là các dân con buôn đồ PX là biết nhiều về nó.
Tôi còn nhớ cái ngày đặt chân vào nó, lúc đó vào khoảng tháng 12 năm 1972, bốn tháng sau sự kiện Nguyễn Thái Bình cướp chiếc Boeing 747, để tham quan chiếc máy bay này. Khi chiếc xe car chở tụi tôi vào cổng trại Davis, cảm tưởng của tụi tôi là như đặt chân lên một nơi nào đó của nước Mỹ. Trái ngược với những con đường đầy bụi bặm, đất cát và rác của bên ngoài là những con đường tráng nhựa thẳng tắp với đèn xanh đỏ mỗi ngả tư, cứ mỗi tiếng là có xe hút bụi; hai bên lề đường được thãm cỏ và trồng hoa rất đẹp mắt và những dãy nhà bằng cây sơn trắng. Chỉ có một điều cho biết là còn ở Việt Nam là từng đoàn xe lam của các buôn hàng PX chạy tự tung tự tác bên trong đó mà thôi.





Trại Davis cũng như bao trại khác của quân đội Mỹ rồi cũng chìm vào quên lãng nếu không có sự kiện đặc biệt là nó được sử dụng làm nơi ở phái đoàn Bắc Việt và Mặt trận giải phóng miền Nam vào năm 1973.
Vậy trại Davis là gì? Nên nhớ Davis chứ không phải là David như nhiều người từng tưởng.




Cơ quan An ninh Quân đội Hoa Kỳ (ASA) là chi nhánh tình báo của Lục quân Hoa Kỳ đã hỗ trợ lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thập niên cuối 1950 và đầu 1960 bằng cách đưa Nhóm Tư vấn Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ và giúp đào tạo đội quân Nam Việt Nam. Ngày 13 tháng 5 năm 1961, đơn vị đầu tiên của nhân viên Cục An ninh Quân đội đến Nam Việt Nam thành lập một trại tại một khu đất trống phía Tây Nam căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất dưới mật danh là 3rd Radio Research Unit (Tổ Viễn thám số 3); phụ trách về việc thu thập và giải mã các tín hiệu, cũng như xác định vị trí điện đài của đối phương, ngoài ra còn làm công tác cố vấn và hỗ trợ chuyên môn cho Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa.










Trại có khoảng 45 căn nhà để ở rộng 5m, dài 15m, mái lợp tôn xi măng, được thiết kế theo kiểu nhà sàn gỗ cách đất khoảng nửa mét với diện tích khoảng 33.000m2. Ngày 10 tháng 1 năm 1962, các nhân viên trong Tổ đã đặt tên trại cư trú của mình theo tên một thành viên của Tổ Viễn thám số 3 là Hạ sĩ chuyên viên (Specialist FourJames Thomas Davis (1936-1961) bị quân du kích Cộng sản phục kích và giết chết tại vùng Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa . Họ cũng dựng một khu tưởng niệm Davis nho nhỏ ở trong trại.


Khu tưởng niệm James Thomas Davis bên trái của hình



Bia tưởng niệm James Thomas Davis tại nghĩa trang quê nhà


Davis và dụng cụ dò tìm sóng truyền tin tại một bờ ruộng.


Davis và một quân nhân miền Nam VNCH.


Đơn vị 3 Viễn Thám cư trú ở đây cho đến năm 1966 thì được thay thế bởi đơn vị 509th Radio Research Group-RRG (Nhóm Viễn thám 509). Đơn vị này chỉ huy ba tiểu đoàn và đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc được phân bổ cho tất cả các sư đoàn của Quân đội. Một trong số tiểu đoàn phụ của tiểu đoàn thứ 509 là Tiểu Đoàn Không 224 (Radio Research), tiên phong trong việc đưa SEMA (Special Electronic Mission Aircraft) vào chiến trường. Vào thời đỉnh cao của chiến tranh, nhóm nghiên cứu radio 509 đã chỉ huy khoảng 6.000 nhân viên ASA trong nước. Trong khi đó, bản thân cơ quan này đã mở rộng đáng kể, đạt đến sức mạnh 30,000 và đạt được vị trí của một đạo luật quân đội lớn vào năm 1964. Cuối năm 1972 đơn vị 509th RRG rút về nước, trại bị bỏ hoang.



Ngày nay mấy chục năm sau chiến tranh, vết tích của trại đã không còn, những người từng tham gia 2 phái đoàn trong Trại Davis còn lại mong muốn phục hồi làm di tích còn những người thuộc VNCH thì chẳng ai muốn nhắc tới nó làm gì.



Trại Davis năm 2010

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                  1281. Đường Nguyễn Thượng Hiền ngày xưa và hiện nay.


                  1282. Ngả tư Phú Nhuận nhìn từ đường Chi Lăng năm 1970 và hiện nay.


                  1283. Cổng chánh Tân Sơn Nhất ngày nào và hiện nay.


                  1284. Góc Tự Do - Nguyễn Văn Thinh ngày nào và hiện nay.


                  1285. Đường Nguyễn Trãi nhìn về đường Phùng Hưng năm 1968 và hiện nay.


                  1286. Một đoạn đường Khổng Tử năm 1968 và hiện nay.


                  1287. Góc Nguyễn Văn Thạch - Tổng Đốc Phương năm 1968 và hiện nay.


                  1288. Một đoạn đường Võ Tánh năm 1968 và hiện nay.


                  1289. Ngả tư Phú Nhuận nhìn từ đường Võ Tánh ngày xưa và giờ đây.


                  1290. Các phóng viên ngoại quốc rời Sài Gòn ngày 30/4/1975 tại góc Hai Bà Trưng - Thái Lập Thành.



Nguồn Candy Nguyen, Trung Ngo, Paul Blizzard

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...