Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013



Đường Testard Đường Trần Quý Cáp
Đường Võ Văn Tần



Đường Trần Quý Cáp xưa có tên là đường Testard nằm ở hướng Đông bắc – Tây nam nối quảng trường  Maréchal-Joffre (đài Chiến sĩ, hồ Con rùa) với đường Verdun (Lê Văn Duyệt, Cách mạng tháng 8). Trước đó nó còn có tên là đường Larclause nối dài.





Trong bản đồ 1898 thì con đường Testard +  Larclause

 chỉ kéo dài tới đường Larégnère (Bà Huyện Thanh Quan)

 



Bản đồ 1920 cho thấy con đường chỉ còn một tên Testard

và kéo dài tới đường Thuận Kiều (tên trước của đường Verdun)

 

         

Bây giờ ta đi xuôi về con đường Trần Quý Cáp, bắt đầu từ hồ Con rùa, ta có đầu tiên bên cánh phải là trường tiểu học Trần Quý Cáp, ngả tư Trần Quý Cáp – Pasteur. Gặp công viên Vạn Xuân đến hông của sân vận động Phan Đình Phùng và ngả tư Trần Quý Cáp – Công Lý.





Đường Testard (Trần Quý Cáp) - Đường Pellerin (Pasteur)




Sân Phan Đình Phùng góc Công Lý - Trần Quý Cáp





Ngả tư Công Lý - Trần Quý Cáp.

 Bên trái có một căn nhà của một bà già người Pháp bị cháu của mình giết chết cướp của vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

 Bên phải là trường Jean Jacques Rousseau (Lê Quý Đôn)

 

           Qua ngả tư ta có hotel Đức một thời người Mỹ thuê nơi đây, bên trái là cổng sau trường Lê Quý Đôn.          



Hotel Đức




Cổng bên phần tiểu học của trường Lê Quý Đôn. Khi xưa còn là trường Chasseloup Laubat và Jean Jacques Rousseau thì đây là cổng dành cho học sinh trung học và có sử dụng xe.



Tới là ngả tư Trần Quý Cáp – Lê Quý Đôn, bên phải là khu biệt thự được xây dựng vào năm 1973 và một ga ra sửa xe, trước đó là một depot rác. Qua ngả tư là biệt thự của bà Henriette Bùi Quang Chiêu, về sau là đại học Y khoa từ năm 1958 đến năm 1961. Về sau đến năm 1966 thì cho cứu hỏa Mỹ thuê, bên trái là một biệt thự phía trước có sạp báo mà vào năm 1973 kẻ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhựt dấu khẩu súng ở đây.




Đại học y khoa Sài Gòn



 Trụ sở cứu hỏa của Mỹ ngày nay là nhà trung bày chiến tích chiến tranh

 

Dưới đây là sơ lược lịch sử của trường Đại học Y khoa Sài Gòn (trụ sở cứu hỏa Mỹ):

Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này.

Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn. Ngày 12 tháng 8 năm 1962, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn. .

Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại 28 đường Trần Quý Cáp, gồm một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết.

Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong Sài Gòn như Cơ thể học Viện (dùng cho sinh viên thực tập giải phẫu học) ở đường Trần Hoàng Quân, bệnh viện Sài Gòn (dùng cho sinh viên thực tập hóa học), Viện Pasteur (dùng cho sinh viên thực tập vi sinh và ký sinh học). Một cơ sở riêng cạnh bên Cơ thể học Viện được dùng làm nơi thực tập cho các môn sinh lý, cơ thể bệnh lý (giải phẫu bệnh) và mô học. Sinh viên y khoa và dược khoa sử dụng chung trường tại số 28 Trần Quý Cáp cho tới năm 1961 khi Dược khoa Đại học đường được thành lập và đặt trụ sở tại nơi khác (tại số 169 đường Công Lý, Sài Gòn về sau là dinh phó tổng thống Trần Văn Hương)

 

Tiếp là ngả ba Trần Quý Cáp – Trương Minh Giảng.

 




Ngả ba Trần Quý Cáp với Trương Minh Giảng

 

             Đi tới nữa có ngả tư Trần Quý Cáp – Đoàn Thị Điểm, chúng ta ngó thấy vườn Bờ Rô còn gọi là công viên Tao Đàn. Ở đây về phía bên phải ta có biệt thư số 60 là tư dinh của tướng Westmoreland tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở VN. 

 





Tư dinh của tướng Westmoreland


Đến ngả tư Trần Quý Cáp – Bà Huyện Thanh Quan, chúng ta thấy bên tay trái có hai trường tư thục là Thượng Hiền và Kiến Thiết, đi tới khoảng trên trăm mét là chợ Đũi bên phải và phía trước là ngả tư Trần Quý Cáp – Lê Văn Duyệt.



Đọan gần ngả tư Trần Quý Cáp – Đoàn Thị Điểm











Chợ Đũi thời con hoạt động



Sang ngả tư là rạp chiếu phim Nam Quang. Khi này nổi tiếng hồi xưa là khu bán sách cũ. Kế rạp nằm trên đường lê Văn Duyệt có ngôi nhà của hai chị em cùng học trường Lê Quý Đôn, người chị là Lê Cẩm Chi và người em trai tên Lê Công Tuấn. Đi tới nữa và kết thúc là ngả ba Trần Quý Cáp – Nguyễn Thiện Thuật, cách ngả tư vài chục mét về phía đường Nguyễn Thiện Thuật là nhà cô Hồ Ngọc Tùng. Khu này nổi tiếng với hai tiệm bán đàn guitare là Phúc Lợi và Phúc Châu.

 



                                              


2 nhận xét:

  1. "...ngả tư Trần Quý Cáp – Trương Công Định"
    Hình như là ngả tư Trần Quý Cáp - Đoàn Thị Điểm thì phải hơn.

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...