Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những Con Đường Xưa Tôi Đi

                    Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại Chợ Lớn tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" vì đối Chợ Lớn mặc dù thời đó tôi cũng có đi nhưng rất ít vì thế những chi tiết tôi hầu như không biết hoặc biết quá ít.

                                                KỲ 3

Như đã nói có một dạo dân SG rất thích học ngoại ngữ, mà khi ấy khó mà vào mạng dùng Skype để trau dồi 'In Lít' nên đã làm giàu cho một số cơ quan dạy ngoại ngữ, hay các thày cô dạy chui. Chính tôi sau 30/04, tôi cũng dạy tiếng Pháp cho các bạn cùng trường, con em của các gia đình cách mạng. Ông hiệu trưởng ngạc nhiên lắm vì thấy Anh hay Pháp gì tôi cũng biết qua và nhất là thấy tôi trò chuyện với các thày cô trường Bác Ái chỉ bằng tiếng Pháp. Ở TPHCM dù sau 30/04 Trung Tâm Văn Hóa Pháp vẫn còn (Hội Việt Mỹ thì bị dẹp), tôi hay ra vào thư viện để tìm đọc các sách báo Pháp, à sách hình (PlayBoy) thì chính quyền cấm nha. Nhưng mà ngôn ngữ mà ta không dùng lâu ngày ta sẽ quên đi. Cho nên tôi vẫn theo học lớp tiếng Pháp tại trung tâm Alpha Trần Bình Trọng. Và người thày của tôi nói tiếng Pháp rành hơn tôi như không vui tánh bằng tôi. Dạo đó, Cours de Langues của Mauger thì đã lỗi thời, thày cô hay dạy tiếng Pháp qua phương pháp Đàm Thoại mới hơn, sách có tên là La France En Direct (Trực tuyến tư nước Pháp), sách này như English 900 ngày nay không còn tồn tại nữa. Tôi tìm mãi trên mạng mà chả thấy. Trở lại chuyên ông thày dạy tiếng Pháp của tôi, lúc đó ông từng cư ngụ trong một căn nhà khá khan trang trong một xóm lao động đường Trần Quí Cáp (nay Võ Văn Tần) không xa rạp Thăng Long (đang được dở bỏ để xây thành trung tâm giải trí Thăng Long mà trong loại bài này, Hàn sẽ có dịp đề cập lại sau). Nhà Thày Tôi nay vẫn còn nhưng không biết thày còn sống không nữa. Vài hình ảnh ngày nay của xóm lao động nhà thày của tôi.


Mặt tiền Võ VĂn Tần đi vô hẽm quẹo trái là nhà thày tôi. Vào thời Bao Cấp làm gì có KaraOke nhạc vàng, nhạc ngoại? Chỉ có những bài nhạc GP khi đi sinh hoạt phường mà thui. 


Cùng con hẽm đó, đi KaraOke xong thì đến thăm thày. Ngày ấy máy bay đi Pháp mỗi tuần chỉ có một chuyến TP HCM - Paris vào ngày thứ năm thui. Thày dạy tiếng Pháp tôi từng tâm sự là mỗi khi nghe tiếng máy bay thì ông thấy buồn vì chắc lại có người đi Pháp còn thầy thì trước sau như một ở lại dạy học trong xóm nghèo này : chán!  

 
Con hẽm nhà thày tôi đi vào từ đường Cao Thắng Q3. Thời Bao Cấp trước cửa nhà dân trông xóm chỉ thấy xe đạp nhưng ngày nay thì đã đổi mới nhiều.  




Ôi đi huốt nhà Thày rùi, đi trở ra Cao Thắng thui. Kìa nhà thày tôi cửa màu xanh phía bên phải.


Thăm thày xong trở ra ghé hớt tóc Thanh Nữ tí. 


Rầu! Mấy em Thanh Nữ này chém đẹp quá! Phải chi đừng khai VK!  Trở ra Cao Thắng đến thăm người bạn Lý Thái Tổ một phát thui.
Lần sau từ trường Bác Ái, tôi sẽ hướng về Cầu Chữ Y để tham lại chốn xưa của ông bà tôi ở vùng Chánh Hưng...
__________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...