Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ



                1171. Công trường Lam Sơn năm 1974 và hiện nay.


                1172. Đường Nguyễn Cư Trinh nhìn về đường Trần Hưng Đạo xưa và nay.


                1173. Góc Tự Do - Nguyễn Du ngày xưa và hiện nay.


                1174. Giao lộ Hàm Nghi - Tôn Thất Đạm xưa và nay.


                1175. Giao lộ Lê Lợi - Công Lý xưa và nay.


                1176. Hotel Vĩnh Lợi BOQ nhìn từ giao lộ Hàm Nghi -Pasteur xưa và nay.


                1177. Góc Tự Do - Nguyễn Du ngày xưa và hiện nay.


                1178. Dãy tiệm ở đường Pasteur khoảng giữa Huỳnh Thúc Kháng và Hàm Nghi xưa và nay.


                1179. Đoạn đầu đường Tự Do ngày xưa và hiện nay.


                1180. Ngả tư Pasteur - Lê Lợi xưa và nay.


Nguồn Tim Doling, Trung Ngo. Paul Blizzard

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

CÓ THỂ CHÚNG TA CHƯA BIẾT HẾT


10. DOUMER. Quảng trường Paul.
Phần tứ giác giới hạn bời những con đường Pellerin, Testard, Mac-Mahon và Richaud (Pasteur, Trần Quý Cáp/Võ Văn Tần, Công Lý/Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Phan Đình Phùng/Nguyễn Đình Chiểu).
Khu tứ giác này không được xây dựng vì nó nằm giữa một trạm bơm nước sinh hoạt của thành phố nhưng một phần lại dùng cho thể thao, nằm ở rìa của đường Mac-Mahon và đường Richaud. Phần còn lại (ở góc các đường Testard và Pellerin) thì bị bỏ hoang. Cuối năm 1938, mảnh đất này được dùng làm vườn trẻ (công viên Vạn Xuân sau này).
Đầu tháng 2 năm 1939, cái tên Paul-DOUMER được đặt cho nơi này bởi chính quyền Nam kỳ.



Bản đồ 1923 cho thấy rõ vị trí của khu tứ giác lập quảng trường Paul Doumer


`




Bản đồ 1935 cho thấy khu tứ giác bị cắt phần lớn
 cho khu sinh hoạt thể thao và phần còn lại là công viên





          Xem thêm: CÔNG VIÊN CHI LĂNG VÀ CÔNG VIÊN VẠN XUÂN (02 tháng 01 năm 2015)

Paul Doumer, tên gọi đầy đủ Joseph Athanase Paul Doumer (Aurillac, Cantal, 22 tháng 3 1857 - Paris, 7 tháng 5 1932) là một chính trị gia người Pháp. Ông là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 và Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932.


Paul Doumer

11. GARNIER. Quảng trường Francis.
Nằm trước nhà hát thành phố nằm cách bởi đường Catinat (Tự Do/Đồng Khởi).
Quảng trường này nằm trên con kênh Gallimard đã bị lấp. Được xây dựng vào năm 1886 trên những những con đường đất cát bao bọc bởi những bụi tre cao 0m30.




Quảng trường khi mới xây dựng chung quanh là cây cối um tùm



Xem thêm: Những công trình trong ký ức
Quảng trường Francis Garnier
Quảng trường Lam Sơn
Công viên Lê Lợi
(13  tháng 3  năm 2016)

Marie Joseph François (Francis) Garnier (25 tháng 7 năm 1835 – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 tại khu vực Đông Nam Á, cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873 và bị giết ở đó.
Sử Việt cũ thường phiên âm tên Garnier là Ngạc Nhi.



Marie Joseph François (Francis) Garnier

12. LONG. Công viên Maurice (còn gọi là khu vườn thành phố [Tao Đàn})
Công viên này là phần kế tiếp của công viên của dinh toàn quyền Norodom (dinh Độc lập) và được ngăn cách bởi đường Miss Cavell (Huyển Trân Công Chúa). Ngoài ra nó còn bị ngăn cách bởi các đường Chasseloup-Laubat, Verdun và Taberd (Hồng Thập Tự/Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Duyệt/Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Du).
Trong công viên còn có Cercle sportif saïgonnais nằm bên đường Chasseloup-Laubat.
Khu vườn lớn này được biết dưới cái tên là “công viên Maurice Long”  trước đó là bộ phận của khu vườn bao quanh dinh toàn quyền. Nhưng vào năm 1869, chuẩn đô đốc OHIER muốn tạo sự thoải mái cho cư dân Sài Gòn, đã dành tặng cho họ một nơi dạo mát một phần lớn khu vườn này. Thành phố coi việc này như là sự hào phóng, một nguồn mới cho việc chi tiêu. Riêng chuẩn đô đốc đặt một vài điều kiện: Đường Taberd phải được phóng ra tận đường Verdun (thời gian này còn gọi là đường Thuận Kiều) và ba cửa để ra vào vườn; một ở đường Taberd, một ở đường Verdun, một ở đường ChasseloupLaubat và công việc gìn giữ vườn, người bảo vệ,…Những điều kiện này thành phố cảm thấy không hài lòng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất đã được thực hiện và việc xây dựng khu vườn mới diễn ra. Trong ba mươi năm, khu vườn đã trải qua những ngày thịnh vượng.
Nhưng năm 1899, khu vườn thành phố không còn được ai quan tâm. Người ta bắt đầu phân lô để bán. Liền sau đó, Société philharmonique (Trường Quốc gia âm nhạc/Nhạc viện thành phố sau này) được dựng lên (1896), Loge maçonnique sở hữu phần đất để xây ngôi đền (về sau thời VNCH là bộ phát triễn sắc tộc) năm 1897. Cùng thời gian này con đường Miss Cavell cũng được hoàn thành. Năm 1900, một người đi khai khẩn muốn mướn tất cả khu vườn trong thời hạn mười lăm năm để trồng cây va ni nhưng vẫn để lưu thông tự do cho cư dân thành phố  băng qua vườn.Tuy nhiên thành phố đã từ chối lời đề nghị này.
Năm 1902, Cercle sportif được hình thành từ nơi trước đó là hội đua xe đạp nhượng lại sau khi đã xây dựng một đường đua. Mỗi cư dân Sài Gòn đều biết tương lai xáng lạn của Cercle sportif đem lại đã đưa khu vườn này sức sống mà trước đó mọi người đều không thích nó.
Trong phiên họp ngày 26 tháng 2 năm 1923, hội đồng thành phố đặt tên cho khu vườn này là công viên Maurice-Long.


Trong bản đồ 1867 khu jardin de ville nằm chung khu đất của Palais Norodom


Bản đồ 1873 cho thấy jardin de ville được tách ra bởi con đường Poulo Condor


Bản đồ 1898 cho  thấy khu jardin de ville bắt đầu có phân lô để bán như đường đua xe đạp tiền thân của Cercle sportif và poste de police tiền thân của Institut de puériculture.


Bản đồ 1923 khu vườn được đặt tên là Maurice Long

           Xem thêmCÔNG VIÊN TAO ĐÀN (VƯỜN BỜ RÔ) (29 tháng 10 năm 2014)


Maurice Long (sinh 15 tháng 3 năm 1866 tại Crest - mất 15 tháng 1 năm 1923 tại Colombo) là một luật sư,  chính trị gia người Pháp. Ông từng giữ chức bộ trưởng năm 1917 trong chính phủ của Paul Painlevé và là Toàn quyền Đông Dương từ tháng 2 năm 1920 đến tháng 4 năm 1922. Maurice Long cũng là nghị sĩ của Drôme từ năm 1910 cho tới khi mất vào năm 1923. 



Maurice Long
                                                                                (Còn tiếp)

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)




MAC-MAHON. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là một trong những con đường chánh của Sài Gòn nối cảng Belgique với phi trường Tân Sơn Nhứt.
Sau khi chinh phục, người Pháp đặt cho nó cái tên là đường số 26. Ngày 1 tháng 2 năm 1865, đô đốc LA GRANDIÈRE lại đặt cho nó cái tên là đường Impératrice. Khi đế quốc Pháp bị lật đổ, ngày 9 tháng 11 năm 1870, người ta đế nghị đổi tên lại là đường France nhưng đô thống soái DE CORNULIER-LUCINIÈRE muốn tên đường là Mac-Mahon để vinh danh vị tướng này.
Thời  đầu con đường chỉ tới rạch Thị Nghè (khu vực Chùa Vĩnh Nghiêm bây giờ). Ngày 28 tháng 10 năm 1938, toàn quyền BRÉVIÈ cho khởi công tiếp tục vượt qua Tour de I'lnspection hướng về phi trường.



Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1870



Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1878




Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1937
 đã thấy con đường được kéo dài lên Tân Sơn Nhất


Marie, Edme, Patrice, Maurice Bá tước de MAC-MAHON, công tước MAGENTA, sinh ra tại Sully (Saône-et-Loire) năm 1808. Là một chính trị gia và tướng lĩnh Pháp, mang quân hàm Thống chế Pháp. Ông là người thuộc Đảng Bảo hoàng. Ông giữ chức tổng thống Đệ tam Cộng hoà Pháp giai đoạn từ ngày 24 tháng 5 năm 1873 đến khi từ chức vào ngày 30 tháng 1, 1879. Ông đã từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ tổng thống.


Bá tước de MAC-MAHON



MANGIN. Hướng Bắc Nam nối đại lộ Paul Bert với rạch Thị Nghè.
Con đường này cùng với những con đường cùng khu vực được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh đất sở hữu của họ.


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Trần Khắc Chân

Charles, Marie, Emmanuel MANGIN sinh ở Sarrebourg năm 1866. Sau khi ra trường Saint-Cyr, ông gia nhập Trung Đoàn 19 Bộ Binh 77. Năm 1888, Ông gia nhập Trung Đoàn 1 Bộ Tư Lịnh Thủy Quân Lục Chiến Cherbourg và phục vụ tại Soudan. Sau chiến tranh thế giới, Mangin trở thành thành viên của Hội đồng Chiến tranh Tối cao và Tổng thanh tra của các thuộc địa Pháp.  


Emmanuel MANGIN

MANUEL. Đường Matelot. Hướng Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Jean-Eudel (ở góc cùi chỏ) với kênh dérivation (Kênh Tẻ).
Là một con đường dành cho xe thổ mộ rất xưa được nhập vô thành phố Sài Gòn được xây dựng. Tên đường này được đặt theo quyết định ngày 16 tháng 8 năm 1907.


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Tôn Đản


Thủy thủ MANUEL (tên Việt Nam gọi là Mạn Hòe) là một anh hùng người Pháp trong cuộc chiến chống quân Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Ông chết trong trận sông Ngả Bảy Cần Giờ.


MARCHAISSE. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Gallieni khu vực nhà ga với cảng BeIgique.
Xưa là đường số 34. Tên mới được đặt theo quyết định của đô đốc DUPERRÉ ký ngày 14 tháng năm 1877.


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Ký Con


MARCHAISSE (Jean, Ernest) sinh ở Rochefort (Charente-Inférieure) ngày 5 thánh 5 năm 1814. Chức vụ là trung tá bị giết tại Tây-Ninh vào ngày 14 Tháng Sáu năm 1866.


MARNE. Cảng De la. Hướng Tây Bắc – Đông Nam chạy dài bên mạn phải của kênh Bến Nghé tới cầu quay (Khánh Hội). Bắt đầu từ đường Jean-Eudel và chấm dứt tại một con lộ ở rạch Ông Lớn.
Trước gọi là cảng Khánh Hội, còn tên Marne là từ năm 1906.


Bản đồ 1920 gọi là cảng Khánh Hội



Bản đồ 1943



Bản đồ 1958 là bến Vân Đồn

            Marne là con sông dài 526 km nơi xảy ra hai trận đánh lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.


MARTIN. Đường Guillaume. Hướng Tây Bắc – Đông Nam tiếp nối con đường Vincensini và tới cảng Marne (Khánh Hội).
Cái tên Guillaume MARTIN đã được đặt cho một con đường ở Tân Định nằm giữa hai đường Paul-Blanchy và Garcerie nhưng sau khi được tiết lộ đó là con đường tư nhân; lập tức tên đường được chuyển cho một con đường không tên ở khu Khánh Hội ngày 17 tháng 3 năm 1922.


Bản đồ 1943



Bản đồ 1958 là đường Lê Quốc Hưng


Guillaume MARTIN sinh ngày 17 tháng 4 năm 1899 ở Saint-Denis de la Réunion, sang Đông Dương lập nghiệp cùng với gia đình. Khi chiến tranh thế giới xảy ra, ông tình nguyện tham gia quân đội nhưng không được chấp nhận vì chưa tới tuổi. Ông trống sáng Pháp năm 1915 và bị bắt tại Verdun sau đó ông trở về Sài Gòn. Ngày 17 tháng 4 năm 1916, ông tham gia vào trung đoàn thứ 11 quân bộ binh thuộc  địa khi 17 tuổi. Một năm sau đó ông lên đường sang Pháp và hy sinh tại đây.


MARTIN-DES-PALLIÈRES. Đường. Hướng Bắc Nam, băng qua nó suốt chiều dài là con đường xe tramway, nối đại lộ Albert-1er với rạch Thị Nghè (khu Đa Kao).
Trước đó là đường số 27. Cái tên MARTIN DES PALLIÈRES có được do quyết định ngày 30 tháng 3 năm 1906.


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Văn Giai


Charles, Gabriel, Félicité MARTIN DES PALLIÈRES sinh ở Courbevoie (Seine) ngày 22 tháng 11 năm 1823. Đào tạo tại Trường Quân sự đặc biệt của Saint-Cyr. Mất 10 tháng 11 1876 tại Palaiseau (Seine-et-Oise). Ông tham gia vào chiến dịch tại An nam và Nam kỳ với vai trò chỉ huy.


MASSIGES. Đường De. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Lucien-Mossard (Phía sau bệnh viện Grall) vời đường Legrand-de-la-Liraye (phía cổng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi).
Đầu tiên là đường số 10. Ngày 27 tháng 1 năm 1871, đô đốc DUPRÉ quyết định đặt tên là đường Bangkok. Cuối cùng năm 1920 là đường de Massiges theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1878 là đường de Massiges



Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Mạc Đĩnh Chi


Massiges là một xã của vùng Marne cách Sainte-Ménehould 18 km, là nơi xảy ra trận chiến khốc liệt giữa quân Pháp và Đức trong trận chiến tranh thế giới.


MASSOULARD. Đường Roger. Nối đường Chasseloup-Laubat với giao lộ các đường Frère-Louis và colonel Boudonnet ở khu vực nhà ga. Đường sắt bắt đầu ở điểm giao lộ 3 đường và băng qua đường Massoulard sau khi qua đoạn cong.
Xưa là đường số 2. Tên nêu trên là từ năm 1910.


Bản đồ 1943

Bản đồ 1958 là đường Lương Hựu Khánh


MASSOULARD là con của một nhân viên bưu điện sinh ra tại Sài Gòn ngày 3 tháng 11 năm 1900. Hy sinh trong trận chiến tranh thế giới.


MAYER. Đường. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đại lộ Maréchal-Foch (Đa Kao) với đường Verdun (gần thành pháo binh).
Việc mở con đường này không biết vào thời điểm nào, trong khi phần đường giữa đường Mac-Mahon và Verdun thì hoàn tất năm 1908.
Đầu tiên tên nó là đường số 30. Năm 1880, được đặt tên là đường Gò Vấp (20/5/1880). Còn tên mới này tuy không có ngày tháng chính xác nhưng là vào năm 1886.



Bản đồ 1920



Bản đồ 1958 là đường  Hiền Vương



Bản đồ hiện tại là Võ Thị Sáu

Abraham BEER, gọi là Albert MAYER sinh ngày 3 tháng 6 năm 1836 ở Lyon, là thầu khoán cho các bưu điện thành phố Sài Gòn. Ông vào hội đồng thành phố từ 1877-1879 với chức vụ là phó thị trưởng. Thị trưởng, LAMY rời nhiệm vụ của mình năm 1878, ông tạm thời thay thế cho đến khi việc bổ nhiệm thị trưởng mới.
Ông qua đời tại Sài Gòn, ngày 03 tháng 11 1886 lúc 10 giờ 30 sáng.

                                                                                         (Còn tiếp)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...