Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những Con Đường Xưa Tôi Đi

                    Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại Chợ Lớn tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" vì đối Chợ Lớn mặc dù thời đó tôi cũng có đi nhưng rất ít vì thế những chi tiết tôi hầu như không biết hoặc biết quá ít.

                                                KỲ 4

Từ trường Đại Học (không biết ngày nay còn là ĐHSP không? Từ 1977 trở về trước gọi là Bác Ái. Ta đi thẳng TL Nguyễn Biểu qua cầu Chữ Y là sang vùng Chánh Hưng. Dĩ nhiên là phải băng qua ĐL Trần Hưng Đạo, thời nào cũng sầm Uất. Vào trào Pháp, ĐL này mang tên Gallieni, đọc qua quyển Sai Gòn Năm Xưa của học giả Vương Hồng Sển, tôi nhớ không lầm thì lại có tên Đường Dưới (Route Basse) và Đường Trên (Route Haute), An Dương Vuơng + Hồng Bàng, hai con đường quan trọng nhất khi xưa để qua lại từ Sài Gòn Chợ Lớn. Trước 1975 và vài năm sau đó, đi về cầu Chữ Y phía bên trái có xe nước mía rất nỗi tiếng. Khi xưa mỗi lần từ Q8 đạp xe qua cầu, bọn tay hay ngừng uống nước mía lấy sức đi tiếp. 


Vùng Chợ Quán này không xa trường Chí Thiện (TH Trần Bình Trọng), tấm ảnh dưới đây là ĐL Trần Hưng Đạo khúc Trần Bình Trọng + Nguyễn Biểu từ Chợ Lớn hương về SG. Ba tôi từng làm việc tại tòa nhà kế bên cây xăng vào những năm 60. Tôi nhớ một buổi tối chờ ba tôi trước cây xăng này, thấy đói bụng tôi muốn mua 1 chén chè của chị hàng rong nhưng không đủ tiền vì trong túi chỉ còn 4$50 thui mà chỉ đòi tới 5$ lận.


Thui qua cầu Chữ Y. Những hình ảnh dưới đây do một người bạn quốc nội chụp dùm năm ngoái. Mời Ace xem chơi. À có vài tấm Hàn ST từ mạng nhưng không chắc là chụp năm 2013.


Bên nay cầu Chữ Y, ngày xưa thuộc Q5 bên phải, Q2 bên trái. Có một dạo Q2 được đổi thành Q1 nhưng với thời gian, chính quyền 'đổi mới' tùm lum cho nên phải vào Google map tra coi ngày nay là Q. mấy? Chiếc xe Chăm Sóc Khách Hàng này hay đó. Với Kinh Tế Thị Trường quả là 'Khách Hàng Là Thượng Đế'! 


Từ Nguyễn Biểu băng qua Cầu Chữ Y rẽ phải là đi về ĐL Hưng Phú, vùng Chánh Hưng Q8.


Gần giữa cầu, khi xưa bên phải là Bến Hàm Tử, bên trái là Bến Chương Dương. Ngày xưa là những xóm nghèo ven sông nhưng ngày nay được mở rộng thành ĐL Võ Văn Kiệt.


Giữa cầu nhìn về hướng Q5 Chợ Lớn. Thấy nhà cửa dưới cầu có khác xưa vì không còn loại nhà sàn xây trên rạch.





                           Qua Cầu Chữ Y hướng về vùng Chánh Hưng.

Bên kia cầu chữ Y bắt nguồn ĐL Hưng Phú đi về vùng Chánh Hưng Q8. Thật ra ĐL Hưng Phú đi về Xóm Củi Chợ Lớn năm giữa 2 rạch : Kênh Tàu Hủ (phía ĐL Võ Văn Kiệt) và Kênh Đôi (phía Phạm Thế Hiển). Tôi nhớ đi một đoạn khá xa thì đến Lò Heo Chánh Hưng (trước 75), đối diện với mé sông rạch Kinh Đôi. Mỗi lần đi qua đây phải bịt mũi nín thở vì mùi phân heo (lợn) Miệng lẩm bẩm Bác Giới họ Trư ăn gì mà đi toa lét hôi quá!  Đi thêm một đoạn có chợ nhỏ, ngày xưa mỗi lần đi ngang qua đều nghe tiếng hát Cải Lương của một đoàn hát nào đó. Ngày xưa, nghệ sĩ ca cổ không biết PlayBack nên mệt hơn nhiều. Và có vụ nhắc tuồng nhắc lại buồn cười quá! Ở Pháp trên đài truyền hình thì người ta nhắc tuồng hiện đại hơn bằng cách chiếu lời thoại vào màn ảnh kế bên để nhắc các xướng ngôn viên đọc tin tức.

Lưu Quý Kỳ Không biết có thật quý không nhưng tên này nghe lạ hoắc, đúng là kỳ đa.  Tôi không biết ngã tư này nằm ngay khúc nào? Khi xưa là những con hẻm thưa thớt không tên. Nhạc sĩ Vũ Thành An khi xưa chắc từng sang vùng Chánh Hưng để sáng tác mấy bài KT của ông? Và ông đánh số theo từng con hẽm đi qua! 

Kỳ sau xin mời bạn hữu xa gần đi tham quan vùng Cao Thắng Lùn Thua Q3 nhé! 
__________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...