Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

ÉCOLE DES MÉCANICIENS ASIATIQUES


Trường cơ khí châu Á được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1906 theo nghị định của thống đốc Nam Kỳ Rodier trên phần đất trước đó là nhà ga đầu tiên của Sài Gòn. Để giải quyết vấn đề thiếu thốn thợ cơ khí cho các công trình tại xứ thuộc địa. Trong một phần tư thế kỷ diện tích của trường vẫn không thay đổi.



Trường cơ khí châu Á trên bản đồ Sài Gòn trong vòng tròn màu đỏ




Cơ ngơi này bao gồm 3 trường nằm cạnh nhau: Một trường kỹ thuật, một khu học nghề và một khu tập lái xe.
Trường kỹ thuật đào tạo những chuyên viên vận hành máy hơi nước, máy nổ và máy điện. Việc giảng dạy thực hiện trong một giàng đường, trình diễn các mô hình được trình bày trong phòng mô hình, những bài thực hành được diễn ra trong những hành lang để các máy móc có không gian trống vận hành cạnh bờ sông trên những chiếc tàu của chính quyền Nam Kỳ, riêng về điện thì trong xưởng đặc biệt của trường ở nhà máy điện thành phố (1).
          Khu vực học nghề gồm các nghề chính về sắt: tiện, gò, rèn, lò hơi. Những xưởng liên quan đến các nhiệm vụ khác nhau được thiết kế một cách hiện đại như các học cụ rất tiên tiến.




           Khu vực học lái xe tuyển những người trẻ tuổi trước tiên họ phải qua học tại xưởng máy trong một ga ra của chính quyền nằm tại trường. Họ phải học từ 6 đến 8 tháng để có chứng chỉ. Khi họ ra trường, không những là người lái xe tốt mà còn là người hiểu biết về máy móc và bảo trì xe. Khu vực học lái xe rất bận rộn, ngành vận chuyển mấy năm sau này có những bước phát triển đáng kể ở thuộc địa (chuyên chở công cộng, du lịch, vận tải).
         Việc thi tuyển của trường qua các kỳ thi kề cả đối với thí sinh mới 16 tuổi nếu có chứng chỉ học lực Pháp - bản xứ hay trình độ học lực tương đương. Những người học nghề và học lái xe đều được giáo dục cao, họ nhận chế độ thực tập miễn phí. Còn những học sinh ngoại trú phải trả 7 quan mỗi tháng và nội trú là 20 quan. Nhà trường cũng tiếp nhận các học sinh châu Âu.



          Các học sinh nhận bằng brevet kỹ thật hạng 2 khi qua tốt nghiệp. Họ phải qua bắt buộc năm thực tập tại bộ hải quân thuộc địa. Học chấm dứt thời gian thực tập với quân hàm và chuẩn bị cho kỳ thi nhận bằng brevet cơ điện trưởng . Từ đó mở ra cơ hội cho họ được làm việc tại cơ xưởng hải quân và kỹ nghệ. 
            Trường được điều hành bởi một kỹ sư cơ khí về hưu từ lực lượng hải quân. Trường có 6 giáo sư kỹ thuật hay trưởng xưởng đa số từ hải quân ra, 15 đốc công hay huấn luyện viên bản xứ. Tháng 5 năm 1930, trường có 175 học sinh: 85 học sinh kỹ thuật, học nghề 44 và học lái 46.




Ông Emmanuel Rosel  Hiệu Trưởng đầu tiên

Tài liệu tham khảo:
1. Cochinchine scolaire 1931
chskythuatcaothang.us/

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

ÉCOLE PRATIQUE D' INDUSTRIE



Được thành lập vào năm 1898 là cơ sở phụ của trường d’Adran và sau đó là trường Chasseloup Laubat, năm 1900, trường thực hành kỹ nghệ được tách ra chuyển về số 25 bis đường Chasseloup Laubat (Hồng Thập Tự/Nguyễn Thị Minh Khai) gần phòng thương mại (chamber de commerce) về sau là bộ chỉ huy cảnh sát quận 1 thời VNCH.



Vị trí trường thực hành kỹ nghệ trong bản đồ trong dấu tròn màu đỏ



Tiền thân trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ là trường thực hành kỹ nghệ
 số 25 bis đường Chasseloup Laubat

Trường thực hành kỹ nghệ đào tạo những thợ lành nghề về nghề đồ sắt và đồ gỗ có thể sau này trở thành những đốc công tương lai. 
Những học sinh được tuyển qua các kỳ thi. Họ được đào tạo trong 3 năm (mỗi năm học là 11 tháng như trường thợ cơ khí), ngoài ra việc đào tạo chuyên nghiệp, buổi sang và buổi chiều, trước và sau giờ trong xưởng là những môn như Pháp văn, toán và hình học sơ cấp, khoa học, bản vẽ và kỹ nghệ hoạ. Bên cạnh các học sinh còn có các người học nghề là những người không đủ điểu kiện theo học tại trường. Những người học nghề đều là ngoại trú, họ nhận một số tiền học hàng ngày tuỳ theo sự khéo léo của đôi tay và sự chăm chỉ lao động (0$20 tới 0$40). 



            Trường thực hành kỹ nghệ về sau được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, nhiều lớp học và một sảnh lớn để làn khu đồ mộc với nhiều dụng cụ, một xưởng rèn với búa dập, một xưởng nồi hơi, một xưởng luyện kim với hai nóc nhà tròn, một cầu lăn, một lò để làm khô khuông đúc, máy hàn,...



            Cuối năm thứ ba, các học sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp để có một tấm chứng chỉ thực hành kỹ nghệ, Những người học nghề thì nhận chứng chỉ học nghề ghi nghề chuyên môn của họ. Những học sinh sẽ bổ túc phần đào tạo sau khi ra trường là làm lính thợ cho lực lượng pháo binh Nam Kỳ. sau đó họ sẽ được đưa vào các xưởng trong thành phố, nhà trường khuyến khích và kiểm tra vị trí làm việc của họ.
             Năm 1930, nhà trường có 75 học sinh trong đó 46 học sinh thực thụ và 29 học nghề bao gồm 29 thợ lắp máy, 4 thợ tiện. 11 thợ nồi hơi, 9 thợ đúc và thợ khuông, 13 thợ mộc.



Một lớp kỹ nghệ hoạ

                      École pratique d’industrie thực sự đã có nhiều tên gọi:
                   - Năm 1898 tên là Attelier d' apprentissage sau đó là École d' apprentissage du Cochinchine.
                   - Năm 1904 có tên là École profestionnelle de Saigon.
                   - Năm 1928 có tên là École pratique d’industrie de Saigon.
                   - Năm 1942 có tên là École de métiers
                   - Năm 1946 có tên là Centre d' apprentissage.
                   - Năm 1957 có tên là Trường thực nghiệp Sài Gòn.
                   - Năm 1959 có tên là Trường trung học thực nghiệp Sài Gòn.
                   - Năm 1962 có tên là Trường trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ.
 - Năm 1969 Trường chuyển tạm đến địa điểm tại góc 2 đường số 55 Tự Đức (hiện nay là đường Nguyễn Văn Thủ) – số 2 Phạm Đăng Hưng (hiện nay là đường Mai Thị Lựu) trong khi chờ đợi khởi công xây dựng trường mới tại Thủ Đức.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

                               931. Centre culturel français qua hai thời kỳ.



                               932. Toà nhà góc Lê Lai - Phan Chu Trinh xưa và nay.


                               933. Giao lộ Tự Do - Nguyễn Thiệp xưa và nay.


                               934. Khách sạn Eden Roc đường Tự Do năm xưa giờ là khách sạn Grand hotel.


                               935. Giao lộ Lê Lợi - Tự Do (Đồng Khởi) nhìn từ khách sạn Continental xưa và nay.


                               936. Cửa hiệu Saigon motors góc Trần Hưng Đạo-Huỳnh Quang Tiên xưa và nay.


                               947. Khách sạn Continental xưa và nay.


                               938. Giao lộ Tự Do (Đồng Khởi) - Thái Lập Thành (Đông Du)  xưa và nay.


                               939. Đại lộ Lê Lợi năm 1968 và nay.


                               940. Đường Gia Long Chợ Lớn năm 1909 sau là đường Trịnh Hoài Đức và ngày nay.


Nguồn Tim Doling, Trung Ngo, Thanh Nguyen

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

TRƯỜNG PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

Nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn (khu vực Chợ Quán) trong vùng cánh đồng mồ mả , trường trung học Pháp – bản xứ của Nam Kỳ được xây dựng trên một diện tích rộng lớn với nhiều công trình. Hình từ trên cao cho thấy một phần tư diện tích của nhà trường. Hàng rào được nhìn thấy chỉ là sự phân định tạm thời. Nhà trường và những công trình phụ thuôc được bố trí trên thực tế trên mảnh đất rộng 13 mẫu dạng hình thang bao bọc bởi bốn con đường. Con đường trãi dài theo những công trình đã xây dựng, cắt theo đường chéo của tấm hình là giới hạn của hai thành phố Sài Gòn (ở dưới bên phải) và Chợ Lớn (ở trên bên trái).






        Từ nhiều năm, bậc cao đẳng tiểu học Pháp – bản xứ được giao cho trường Chasseloup Laubat, một cơ sở pha trộn bao gồm một khu vực bản xứ và một khu vực châu Âu. Sự Phát triển không ngừng của học sinh bản xứ nhiều hơn học sinh Pháp khiến việc đáp ứng phòng học không đủ tại trường Chasseloup Laubat, mà sự mở rộng cơ ngơi tại trung tâm thành phố là điều không thể. Năm 1922, người ta đề nghị xây dựng một trường mới, duy nhất dành cho giáo dục Pháp – bản xứ. Đó là khu vực vừa đã nói ở trên, một chổ thuận tiện hơi cách xa nhưng không cô lập trong cánh đồng không sản xuất mà gió mùa hàng năm quét qua. Những viên gạch đầu tiên được đặt năm 1925; Tháng 10 năm 1927, bốn dãy lớp vừa xây xong, năm 1928 khu vực bản xứ của trường Chasseloup Laubat được di dời đến cơ ngơi mới để tồn tại như một thực thể độc lập. 
           Được nâng lên thành trường trung học ngày 11 tháng 8 năm 1928 theo nghị định số 3116 do René Robert quyền thống đốc ký, toàn quyền Đông Dương Blanchard de la Brosse đặt tên cơ sở giáo dục Chợ Quán là Petrus Trương Vĩnh Ký (1937-1898) mà bức tượng được dựng tại phía sau nhà thờ Đức Bà. 
Xây dựng bởi  kiến trúc sư quy hoạch đô thị Hébrard de Villeneuve, bảng thiết kế của trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký đã được chú ý bởi mức độ độc đáo của nó.
Trường bao gồm ba phần riêng biệt là khu lý thuyết, khu thực hành và khu trò chơi với thể thao. 
          Khu lý thuyết là một hình bốn cạnh nằm ở cổng chính mà hai cánh của nó nhô ra trong đó là khu hành chánh của nhà trường; những lớp học được tập họp trong hai khối nhà tầng bao quanh sân danh dự. Phía sau là những phòng đặc trưng như phòng hội hoạ, phòng sử và phòng địa lý, dưới lầu chuông là hội trường và phòng thực hành. 



          
          Khu thực hành bao gồm phần một là phòng ăn (600 chổ), nhà bếp phía sau khu lý thuyết, phần hai là năm toà nhà riêng biệt nằm ở phía trái của tháp nước thứ hai. Bố trí theo hình nanh sấu, những toà này được bao quanh bởi những sân chơi là nơi đổ về của các học sinh của nhiều khu vực trong giờ ra chơi (sân hình vuông mỗi cạnh dài 60 mét với những cột đèn có vòi nước ở dưới chân). Các toà nhà nay được chia làm hai phần đối xứng cách nhau bởi cầu thang ở giữa; mỗi bên gồm một tầng trệt, phòng lý thuyết, trên lầu là khu phòng ngủ có 25 giường, lavabo, phòng tắm và phòng vệ sinh có khả năng nhận 500 học sinh nội trú.
          Kéo dài bởi những dãy hàng hiên. những toà nhà được nối lại bằng những lối đi lớn thoáng sáng và tránh được mưa. Ở các từng lầu là những miếng chái che chắn trên dưới các cửa sổ, những lổ thông hơi được viền những mô típ bằng sứ màu xanh tương phản với màu ngói đỏ giữ vai trò thông khí thường trực cho các lớp và phòng ngủ. 




             Khu thứ ba là khu trò chơi và thể thao rộng 5, 6 mẫu nằm ngoài các toà nhà gồm các sân tennis, thể dục, đường chạy điền kinh, một sân đá banh, một hồ bơi, một khu vườn kiểm tra. Ở bớn góc là phòng hiệu trưởng, nhà thủ quỹ,và y tế, biệt thư dành cho giáo sư châu Âu và khu nhà ở của các giám thị bản xứ. Nhà trường được bao bọc bởi hàng rào cây xanh những mảng cỏ hoa, bóng cây che mát lác đác một vài ngôi mộ rêu xanh còn sót lại.
Trường Petrus Ký không có các lớp tiểu học phổ thông. Trường phân chia hai mảng là cao đẳng tiểu học và trung học Pháp - Bản xứ, trình độ năm thứ hai và năm thứ ba của giáo dục Đông Dương. 



           
          Ngưỡng cửa của chương trình cao đẳng tiểu học mở ra với tấm bằng đã giúp cho học sinh chọn lựa những nghề tự do trong xã hội. Những chổ làm có tiếng tăm luôn được chú ý hơn những chổ định sẳn. Sự tuyển chọn qua các kỳ thi tại đây giống như của các cơ sở giáo dục cao đẳng tiểu học khác. Riêng đối với các thí sinh có năng khiếu được nhận một chương trình giáo dục hoàn toàn Pháp (cuộc thi tuyển học sinh gốc nông dân: 100 chổ mỗi năm, thi tuyển có học bổng: 35 học bổng 35 học bổng rưỡi).
          Tiếp theo chương trình cao đẳng tiểu học là chương trình trung học Pháp - bản xứ mà thời gian là ba năm (lớp 1e, lớp 2e và lớp toán - triết chương trình trung học Pháp). Chương trình trung học Pháp là một tổng hợp nhịp nhàng của những hiểu biết về khoa học, văn chương, văn hoá phương Tây, văn hoá cổ đại châu Á (ngôn ngữ và văn chương An Nam, chữ Trung Hoa, sử địa, triết lý, tôn giáo và nghệ thuật Ấn Độ, Trung Hoa và Đông Dương).
          Trường Petrus Ký được tổ chức giống như trường trung học Pháp gồm một hiệu trưởng, một tổng giám thị và một thủ quỹ. Văn bằng tốt nghiệp thuộc thẩm quyền thành phố cấp. Trường có 20 giáo sư người châu Âu, 7 giáo sư người bản. Việc giám thị học sinh có 2 thầy người Pháp và 18 thầy người bản xứ. 
           Tháng 5 năm 1930, trường có 657 học sinh ra trường: Cao đẳng tiểu học 603 học sinh, trung học 54 học sinh; học sinh nội trú là 321 người, bán trú là 108 người, ngoại trú là 228 người, thành phần nông dân là 408 người, thành phần học bổng là 249 người.
Mùa tựu trường tháng 9 năm 1930 số học sinh đã đạt 689 trong đó có 96 là học sinh trung học.
          Trường Petrus Ký nhận được nhiều lời khen ngơi của các vị khách đến viếng thăm. Sở giáo dục công cộng Đông Dương và chính quyền địa phương của Nam Kỳ tự hào cho thế hệ trẻ bản xứ một cơ ngơi giáo dục mới mẽ và tốt đẹp.

Các đời hiệu trưởng từ 1927-1975


Năm học
Hiệu trưởng
1927-1929
Sainte Luce Banchelin
1929-1931
Paul Valencot
1931-1933
Andre Neveu
1933-1938
Paul Valencot
1938-1944
Le Jeannic
1944-1947
Taillade
1947-1951
Lê Văn Khiêm
1951-1955
Phạm Văn Còn
1955-1957
Nguyễn Văn Kính
1957-1958
Nguyễn Văn Thơ
1958-1960
Nguyễn Văn Trương
1960-1963
Phạm Văn Lược
1963-1964
Nguyễn Thanh Liêm
1964-1966
Trần Ngọc Thái
1966-1969
Trần Văn Thử
1969-1971
Trần Ngọc Thái
1971-1971
Trần Văn Nhơn
1971-1973
Bùi Vĩnh Lập
1973-1975
Nguyễn Minh Đức
1975-1977
Nguyễn Văn Thiện

               Những số liệu về trường Petrus Ký trong thời gian trước năm 1975 có tại nhiều trang web trên mạng các bạn có thể tham khảo thêm.

Tài liệu tham khảo:

- La Cochinchine scolaire 1931 — Bộ sưu tập Sách Đông Dương

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

ÉCOLE PRIMAIRE SUPÉRIEURE
 DES GARÇONS FRANÇAIS


École primaire supérieure des garçons français được thành lập này 1 tháng 10 năm 1928 tại khu vực mà trước đó là  toà nhà Trésor public, (thời VNCH là bộ Nội vụi) ở đoạn đầu đường Catinat là con đường chủ đạo của Sài Gòn thời bấy giờ. Vì cơ ngơi không được rộng rãi nên trường không có chế độ nội trú.


Trường được kiện toàn theo mỗi năm học. Tháng 5 năm 1930, trường có hai lớp cao đẳng tiểu học (năm thứ nhất và năm thứ nhì), một lớp vỡ lòng và bốn lớp phổ thông tiểu học. Trong mùa tựu trường 9 năm 1930, cao đẳng tiểu học năm thứ ba được mở. Hệ thống quản lý bao gồm một hiệu trường, bảy giáo sư (sáu phụ trách giảng dạy và một là giám học). Tháng 5 năm 1930 trường có 167 học sinh, tháng 9 tăng lên 215 (61 học sinh cao đẳng tiểu học và 154 học sinh phổ thông tiểu học).



École primaire supérieure des garçons français nằm bên phải của hình

Vào đầu năm thứ hai cao đẳng tiểu học, các học sinh được lựa chọn một trong hai lối giảng dạy: giáo dục tổng quát hay giáo dục thương mại. Giáo dục kinh doanh bao gồm nhiều loại giáo dục đặc biệt như Anh văn thực hành, địa lý thương mại và kế toán. Một xưởng trang bị dụng cụ dành cho việc thực hành lao động thủ công.
Trong một đất nước như Nam kỳ thì thương mại và kỹ nghệ đang trên đà phát triển. Những triễn vọng đẹp đẽ đã giúp cho trường theo đuổi tận cùng việc làm cần thiết hữu ích của mình. 
Sự phát triển của trường không đáp ứng bởi cơ ngơi quá chật chội. Liệu chính quyền sở tại có phương án xây dựng ngôi trường mới để trường không ganh tị với trường đàn chị của nó là École primaire supérieure des filles françaises
             Không có tài liệu nào nói tại sao trường đã giải tán và giải tán năm nào.
            

Sau khi xây dựng trésor public mới bên đường Charner thì nơi thành bót Catinat 
và thời VNCH là trụ sở Bộ Nội vụ

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

                             921. Quảng trường Eugène-Cuniac năm 1929 và quảng trường Quách Thị Trang hiện nay.


                             922. Ngả tư  Hồng Thập Tự-Pasteur xưa và ngả tư  Nguyễn Thị Minh Khai-Pasteur nay.

 
                             923. Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ sông Sài Gòn xưa và nay.


                             924. Góc Lê Thánh Tôn - Catinat/Tự Do/Đồng Khởi xưa và nay.


                             925. Cửa chính rạp Nguyễn Văn Hảo xưa và nay.


                             926. Khách sạn Saigon Palace năm 1966 và hiện nay là khách sạn Grand Hotel.


                             927. Thành Cộng Hoà trên đường  Đinh Tiên Hoàng xưa và nay.


                             928. Góc Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực xưa và nay.


                             929. Đường Lê Lợi nhìn từ quảng trường Quách Thị Trang xưa và nay.


                             930. Chợ Bến Thành nhìn từ đường Lê Lai xưa và nay.


Nguồn Tim Doling, Trung Ngo

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...