Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)




PHẦN 2

Chúng tôi ở lại Sài Gòn một vài tuần, chúng tôi đã xem những cư dân của thành phố vừa châu Âu và châu Á này. chúng tôi bày tỏ lòng với khí hậu của xứ này, bằng một vài ngày khó ở phổ biến nhất ở Nam Kỳ, đặc biệt là ở Sài Gòn. Trong chuyến đi bằng xe hơi, chúng tôi đã đến khu Chợ Lớn của người Tàu, đã đến thăm những ngôi chùa khá đáng chú ý, bên ngoài đặc biệt là đồ gốm nung, tô điểm cho các cạnh khác nhau của những kiến trúc các quái vật, những con rồng ít nhiều màu xanh, đỏ và xanh lá cây tuyệt vời hơn với những chiếc lưỡi rực lửa, đôi mắt khủng khiếp xuất hiện trong hốc mắt, những chiếc gai nhọn trên lưng, đuôi có những đường xoắn, v.v.
Chợ Lớn là một thành phố rất đông dân, nằm trong tay người Tàu, chuyên buôn bán gạo ở Nam Kỳ. Đây là nơi chủ trì của thanh tra các vấn đề bản địa.
Chúng ta đi về phía bên kia của Sài Gòn, bên đường đến Gò Vấp, nghiêng một chút về bên trái con đường đã nói, để viếng mả của giám mục Adran, người đã chết cách đây một trăm năm, nằm cách ba hoặc bốn km từ Sài Gòn. Trong một lùm cây nằm ở rìa của một cánh đồng lúa rộng lớn trải dài xa phía bên của Thuận Kiều (cánh đồng mồ mả), mọc lên một loại kiến trúc giống ngôi chùa. Lăng này giống như những ngôi chùa An Nam thông thường, được lợp bằng gạch, bạn đi vào trong lăng và bạn đang ở trước một bia đá lớn được đặt thẳng đứng, trên bia đá này là một dòng chữ trong các ký tự của An Nam, ghi lại các phẩm trật của giám mục 'Adran được công nhận bởi giáo hội và nhân dân ngài cho những phụng sự mà ngài đã cống hiến cho đất nước, những phụng sự của ngài đã đem lại sự đại lượng của nhà vua khi xây dựng lăng này. Đằng sau bia đá này là một trong những lối vào ngôi mộ.


Người Tàu canh giữ lăng, chăm chú đến khách viếng, mở cửa lăng hoặc mả, bạn đang đứng trước một khối lăng kính hình chữ nhật xây cao khoảng một mét, dưới đó là hài cốt của giám mục Adran; phía sau ngôi mả là một bàn thờ nhỏ nơi người ta có thể làm lễ. Tôi không phải đến đây vì những phụng sự mà giám mục Adran cho chủ quyền của Nam Kỳ gần một thế kỷ trước. Ông là một trong những người Pháp dũng cảm, vào cuối thế kỷ trước, đã làm tên tuổi của chúng tôi được yêu thích ở Nam Kỳ. Ông đứng trên tất cả những nhà truyền giáo năng nổ đã mang, mang hoặc sẽ mang cao và vững chắc cho đến cuối thế kỷ, lá cờ của đức tin Công giáo, ngay cả ở những vùng xa xôi nhất. Không phải là không có cảm xúc khi chúng ta thấy ngôi mộ của Giám mục Adran. Ở lối vào khu vườn cây nơi ngôi mả tọa lạc, chúng tôi gặp tấm mộ chí của một trong những người truyền giáo, đã chết vài năm trước trong ngục tối của vương triều An Nam trước đó.
Một hòn đá granit phẳng được đặt thẳng đứng, mang một dòng chữ cho biết đó là vị tử đạo được chôn nơi này.
Tôi đã nhìn thấy những dòng chữ trên ngôi mả lấp lánh trong tia nắng chiều cuối cùng. Thiên nhiên thật bình yên, một vài con trâu gặm cỏ trước mặt tôi được chăn bởi một em bé An Nam, đang vui mừng bước đi trên mảnh ruộng lúa này nơi có hai hay ba cái nhà khốn khổ.
Chúng tôi khắc phục bóng đêm trên đường đi Gò Vấp, vài phút sau chúng tôi quay lại Sài Gòn.
 


Một lần khác, chúng tôi băng qua Kênh Tàu Hủ và chúng tôi đi đến Pháo đài phía Nam ngang qua những cái nhà nằm ở rìa sông Sài Gòn và về hạ lưu.
Một lần khác, chúng tôi lại đi qua Kênh Tàu Hủ và đi dọc theo con đường đối diện với Cầu Ông Lãnh, men theo dãy cái nhà của người An nam được cất ở mép kênh. Có một nhà thờ Công giáo nhỏ mà tôi không đến thăm, cánh cửa bị đóng. Nhà cha xứ thì ở bên cạnh, tôi không biết tại sao ông không thường xuyên có mặt tại giáo xứ của mình.
Có hai xưởng gạch dọc theo Kênh, chúng thuộc về Wang-Taï. Cuối cùng đối diện bên kia sông Sài Gòn, có một làng Công giáo và những xưởng đóng thuyền.
Tất cả những chuyến du ngoạn nhỏ này cho bạn một ý tưởng phiến diện về Nam Kỳ và chỉ làm cho mong muốn chúng ta trở nên sinh động hơn cho một chuyến du ngoạn thực sự trong nội địa của đất nước.
Vì vậy, chúng tôi quyết định đi và đến Tây-Ninh bằng cách đi theo sông Vàm Cỏ trên một chiếc thuyền. Chúng tôi có hai người phải chuẩn bị cho chuyến khởi hành, chúng tôi phải mang theo đồ dự trữ cho một cuộc du ngoạn có thể là một tháng. Cần ba hoặc bốn ngày để đi đến Tây Ninh, phải mất nhiều thời gian để trở về. Thời gian còn lại sẽ dành cho chuyến thăm đất nước, đặc biệt là núi Tây Ninh, có lẽ là đẹp nhất ở Nam Kỳ.
Cái gì cần phải mang theo?
Tôi nhấn mạnh điểm rất quan trọng này. Bạn phải được dự đoán trước; bởi vì khi đi du lịch chúng ta thường không tìm ra cách để có được những gì chúng ta đã quên và trong một số trường hợp, điều đó rất khó chịu.
                                    
                                                                                        (Còn tiếp)

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1631. Ngả tư Công Lý - Yên Đổ xưa và nay.


1632. Giao lộ Đề Thám - Trần Hưng Đạo xua và nay.


1633. Ngả tư Hồng Thập Tự - Cường Để xưa và nay.


1634. Cầu Thị Nghè xưa và nay.


1635 Góc Đinh Tiên Hoàng - Phan Thanh Giản xưa và nay.


1636. Đường Trương Công Định gần vướn Tao Đàn xưa và nay.




1637. Giao lộ Phan Thanh Giản - Nguyễn Bĩnh Khiêm xưa và nay.


1638. Ngả tư Hai Bà Trung - Phan Thanh Giản xua và nay.


1639. Rạp Kinh Đô Tân Định ngày xưa và giờ đây.


1640. Ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh xưa và nay.




Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Trung Ngo

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)



CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN

Ở Sài Gòn cuộc sống của một ngày cũng giống như ngày hôm trước và ngày hôm sau.
Những ngày mà người ta chờ thư từ từ Pháp là những ngày thú vị nhất.
Chuyến đến của chuyển phát thư từ được chú ý ở Sài Gòn, đã xảy ra rất lâu trước khi đến đây; vì vô số khúc quanh của dòng sông, được thông báo bởi một quả bóng đen được treo trên cột cờ, và bởi một phát đại bác của con tàu Duperrê. Việc neo đậu ở bến tàu phía trước các messageries được báo hiệu bằng một loạt đại bác thứ 2 và thường một chiếc tàu hơi nước nhỏ được gửi đến tàu chuyển phát thư đến từ Cap Saint-Jacques, để nhận thư từ và đưa đến Sài Gòn, trong khi thủy triều không cho phép tàu chuyển phát thư đi vào vì lượng choán nước quá lớn, đây là một sự đi trước vài giờ mà chúng ta phải mua đắt tiền, nhưng rất có ích.
Tàu chuyển thư ở lại Sài Gòn 24 giờ, sau khoảng thời gian đó, tàu đi sang Hong Kong.
Một vài giờ sau khi tàu chuyển thư đã đến, người ta đến bưu điện để nhận thư. Đây là khoảnh khắc thú vị nhất cho mọi người
Một vài giờ hoặc vài ngày sau khi thư đến từ Pháp, phụ thuộc mỗi giai đoạn trong năm.Tàu chuyển thư đến từ Nhật Bản và Trung Hoa, vào Sài Gòn, ở đó 24 giờ và mang theo thư đến Châu Âu. Các thương nhân tại thời điểm này rất bận rộn, họ chỉ có 24 giờ để kiểm các trao đổi thư từ đồ sộ, đưa ra những quyết định quan trọng và bày tỏ. Còn những người có thời gian rảnh rỗi để gửi thư cách nán lại đến giờ cuối cùng, tôi không thương hại họ. Loại người lạ lùng này tồn tại ở Sài Gòn. Một khi những con tàu hơi nước đã ra đi, Sài Gòn lại rơi vào sự bình lặng lạt lẽo.
Ông… là sĩ quan, v.v. đã chết, đám tang sẽ cử hành tại, v.v., phát biểu, v.v., đó là thông tri thường xuyên nhất mà Ngài Thống đốc gửi cho bạn. Tôi còn thiếu, có một thứ xuất hiện thường xuyên là:
Chánh quyền không có nhận được, v.v…
Buổi giải trí công cộng lớn ở Sài Gòn là buổi hòa nhạc tối thứ sáu bắt đầu từ 8 giờ rưỡi, thương bị các cơn mưa cản trở với hầu hết vào những thời điểm và ngày cố định. Một số người, sĩ quan, binh lính, thủy thủ, v.v., đi dạo qua lại trước các nhạc sĩ; còn phụ nữ thì rất hiếm.
Hiện giờ đang có một buồi giải trí lớn dành cho quan chức, đó là buổi dạ hội hai tuần một lần của chánh quyền.
Cứ 15 ngày thống đốc ra thông tri xác nhận, ký tắt v.v…thông báo họ sẽ mở những buổi xa lông. Không phải hỏi!
Nhà kho được sử dụng như một phòng tiếp tân, trang bị ở mỗi đầu với hai bục nhỏ cao; một cái dùng nơi cho quý bà tụ họp, một cái dành cho nhạc sĩ; người ta khiêu vũ ở khoảng giữa của hai bục. Buổi dạ hội bắt đầu bằng màn biểu diễn kịch tài tử. Bục dành cho nhạc sĩ được dùng làm sân khấu Sau màn kịch “Chuẩn bị chiến đấu”, người lấy các ghế dài ra khỏi phòng khiêu vũ, còn các quý bà lên ngồi trên các bục và buổi khiêu vũ bắt đầu.
Viên trung úy chiến hạm hay người năng nỗ được thủy quân ủy quyền đứng lên điều khiển. Các quý bà, A! Các quý bà: Nhưng suỵt, hãy nói nhỏ; tất cả các màu da được thể hiện từ màu sắc nhạt nhạt của châu Âu, bị khí hậu làm giảm đi đến màu tối của cái gọi là người Creoles. Vâng, điều đó tốt. Khi xưa có ngày 15 tháng 8, Ngày Hoàng đế, ngày 10 tháng 3, Ngày Hoàng tử, v.v., Thống đốc đã có một bài phát biểu nhỏ. Người ta lắp ở cái chái nhà kho, một máng cỏ. Ngài thống đốc ngồi đó, bên phải là ông X và bên trái là ông Y. (Người ta đã nói từ lâu ở Landerneau) trước mặt ộng ta là viên tướng. Sau bữa ăn gia đình nhỏ này, trong khi sự vui tươi phấn khích bởi một chút rượu sâm banh đi vào cực điểm, Viên thống đốc đứng dậy, với giọng cảm động, nói một bài phát biểu nhỏ, nâng lý chúc mừng quý bà Sài Gòn được sư ân sủng của Đức mẹ Marie (người có lẽ có tất cả các phẩm chất).
Mỗi người trút hết sự tràn tề cảm xúc cũng như mồ hôi của mình. Đó là thú vui của các quan chức.
Người ta thấy gì bù lại trong cuộc sống riêng tư? Theo tôi nghỉ, việc này rất thảm thương.
Những người này sau bữa tối liền đi dạo một chút, và kết thúc buổi tối của họ tại xẹc (cercle). Như tôi đã nói, cuộc sống của ngày trước là cuộc sống của ngày hôm sau,
Đi dạo bằng xe ngựa hay xe hơi từ 5 giờ rưỡi đến 6 giờ là một sự giải trí thông thường, nhưng cũng chuyện lặp lại giống nhau. Luôn luôn là một người đàn ông béo, trông giống như một nguyên soái của Pháp với các nhân viên, hoặc cùng một phụ tá gầy gò, giống như một con chim cu, người héo hon cho nên không được bổ nhiệm làm thuyền trưởng của một tàu khu trục, hay là chàng Bourbon trẻ, cứ lắc lư sang phải sang trái trên con ngựa xấu chạy phi nước đại tới khi anh ta muốn rơi xuống đất. Cuộc đi dạo bằng xe hơi thông thường trên con đường dẫn tới Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km. Nửa đường đến Chợ Lớn là thành Mares, một doanh trại của một số người Spahis vẫn còn ở Sài Gòn.
 

SÀI GÒN BAN ĐÊM

Giả sử, bắt đầu từ khoảng giữa đường Catiat, con đường chính của Sài Gòn, bạn đi đường này tới bến tàu vào khoảng 8 giờ tối, bạn sẽ đến bên nhà Wang Tai, con đường Rigaultde Genouilly dẫn tới nhà thờ; rồii bạn tiếp tục xuống đường Adran và đi lên đường Chaigneau (20) đến nhà thờ (21), là bạn đã đi một phần tư khu người Tàu với thành phố. Giả sử tôi đang đi xuống phố Catinat tới ngã tư với đường Rue de l'Eglise (22); bên phải và bên trái tôi gặp các cửa tiệm người Hoa và một số ngôi nhà người Pháp. Đường Catinat là con đường chính của thợ đóng giày, thợ may, nhà buôn đồ lương khô, v.v. Những người Tàu tên A Pán, A Thò, vv được biết đến từ lâu ở Sài Gòn.
Trong cùng một cửa tiệm, có thợ may và thợ đóng giày; chái tiệm này nằm ngang mặt đường, bạn có thể vào tùy ý, mọi thứ đều mở ra mặt đường, bạn thấy 5 hoặc 6 đèn lớn với chụp giấy, những đèn này được đặt trên mặt đất hoặc trên những chiếc bàn thấp; xung quanh những chiếc đèn này là 8 đến 10 người Tàu ở trần, bắt chéo chân, làm việc cùng một lúc, người này may áo, người nọ may quần dài, những người khác thì may giày.
Ánh sáng rọi trên đôi vai trần của họ chiếu sáng họ một cách kỳ lạ; bắt đầu bằng cách không nhìn thấy bất cứ cái gì khi chúng ta vào các cửa tiệm này; trong cuối tiệm là hình lớn bằng giấy màu vàng của đức phật, cùng với các hình vẽ màu đỏ và màu xanh được chiếu sáng ít nhiều, và thường có một gương kép lấp lánh với ánh sáng.
Đằng sau là một cửa tiệm là một nhá xí mà tôi không dám vào, con chó của cửa tiệm nhìn thấy tôi, ngăn lại và đứng nhìn, nó sủa theo tôi, vì nó không thích người Pháp,
Bên cạnh có 5 đến 6 cửa tiệm. Bất cứ ai đã nhìn thấy một tiệm là nhìn thấy tất cả, Một người Tàu bán hàng đi qua một chiếc đèn lồng chiếu sáng với hai cái khay nặng trĩu trên vai, với tiếng rao thường ngày, tiếng rao quen thuộc của khách hàng anh ta. Một trong những người Tàu của cửa tiệm lên tiếng gọi: Gánh hàng rong dừng lại, hạ thấp một chút để cho các khay nằm trên mặt đất, lấy vai ra khỏi đòn gánh, lấy hơi một chút, và ngay lập tức bắt đầu chuẩn bị phần ăn được yêu cầu từ 5 hoặc 6 hũ khác nhau (điều này phải ngon lắm); Anh ta lấy hai quả ớt chổ này và ba loại đậu ở chổ kia, anh ta nhúm lửa để cho bếp nhỏ của mình không nguội. Khách thì đứng hoặc ngồi theo thời gian đang ăn, ăn thì chậm rãi và trả tiền chẳng ra gì cả. Người bán hàng rong đi, tiếng rao vang lại từ xa. Đôi khi, một người bồi An Nam không có gì học từ người Pháp ngoài sự độc ác và trêu chọc, đã cố ý gọi hai người Tàu bàn hàng rong cùng một lúc. Trong khi hai người này cãi cọ, dành giựt khách của mình thì anh ta cười thế là người Hoa cho một nắm đấm, không còn gí để nói.
Cũng đôi khi, bạn nghe tiếng rầm rầm lớn. Đó là một trong những đồng hương vui tính của chúng ta cứ tưởng là hóm hỉnh và thông minh khi lật đổ gánh của người bán hàng rong tội nghiệp.
Nhưng bên cạnh bạn, trong bóng tối, một giọng nói trong trẻo, ngọt ngào, buồn bã, u sầu, đó một thứ âm thanh; ở đất nước tàn bạo và thô tục này, nó khiến bạn cảm động và quyến rũ sâu sắc: Ô A mía một hào đây! Là tiếng rao của cậu bé từ 7 đến 8 tuổi chạy qua những con đường đội trên đầu một cái giỏ chứa những khúc mía nhỏ dài khoảng 20 centimet, hai khúc là một xu, không mắc lắm; người ta róc mía bằng hai ba phát dao, nếm vị ngọt của mía trên đầu môi. Tất cả các sắc dân phương Đông, An Nam, Trung Hoa, Malay, Ấn Độ, Bourbon đều thấy loại nước ép này ngon, mọi hương vị đều có trong tự nhiên.
Phía bên trái đường, tôi thấy một cửa tiệm Tàu A Pán, lấp lánh ánh thiếc trắng của những đồ hộp và ánh thủy tinh của những chai nước các loại.
Xa hơn trong bóng tối, tại góc đường là một nhân vật bí ẩn với bộ quần áo màu xanh, mũ vải màu xanh hình ống và chiếc kiếm ở bên cạnh,
  "Chiếc kiếm của thân phụ tôi"!
Đó là một người gác đêm, có nhiệm vụ canh giữ cửa tiệm của ông chủ để không bị cướp.
Kẻ trộm rất táo bạo ở Sài Gòn, tôi phải bỏ ít công để tìm hiểu.
Đối diện là phòng giao dịch thương mại (Đấu giá). Đã đóng cửa. Đó là đương nhiên.
Ở phía dưới, có 7 hoặc 8 bóng đen khác, đó là nhà kho, chuồng ngựa, phòng của những người malabar cho thuê xe. Một vài hình dáng da đen ở trần đang chà xát, lay động, la mắng, đang thắng những con ngựa ủ rũ vào những chiếc xe ảo não: những con người này khi loay hoay lắp bắp một ngôn ngữ mà tôi đã nói là chữ r được nghe thường xuyên với lý do khi họ tranh cãi xảy ra khá thường xuyên với những người đánh xe nói chung và người malabar nói riêng. Không còn điều gì khác tồi tệ nữa cho những chiếc xe, sau khi được xát dầu dừa; chúng nằm xả hơi trong giấc ngủ để chờ đợi khách.
Tôi đang ở trước cửa tiệm của AThò chi nhánh của A Pán. Tôi đến bến tàu, nơi một số quán cà phê Pháp, đang có khách vào uống và ít ồn ào hơn.
Tôi đi dọc bến tàu và đi đến đường Rigault de Genouilly rồi qua hẳn gần như lập tức và đi vào một con đường nhỏ rất ngắn, nằm phía sau nhà Wang-tai. Con đường này bao gồm hai phần ở góc bên phải; bên phải và bên trái là những sòng bài náo nhiệt của Sài Gòn và những cơ ngơi ít nhiều mang tiếng xấu khác. Đằng trước cửa mở ra của mỗi nhà cũng như các cửa tiệm người Tàu đều treo lồng đèn hình cầu hay hình ống bằng giấy được tô màu theo nhiều cách khác nhau với dòng chữ Tàu lớn. Một sự náo nhiệt bao trùm con đường này với 4 đến 5 sòng bài.
Người chơi bị thu hút đền nỗi bạn có thể dựa dẫm mà không sợ bì phiền hà. Cảnh vật đã thu hút đam mê mọi sự việc. như tôi đã nói, không có cửa cho các sòng bài này, như trong hầu hết các cửa tiệm Tàu. Bức tường của ngôi nhà nhìn ra đường không tồn tại ở tầng trệt. bạn đi thẳng vào căn phòng nhỏ (phòng có ba hoặc bốn người Tàu làm nhà cái. Trên một chiếc chiếu đặt một tấm gỗ vuông nhỏ với bốn số đầu tiên của số thập phân, nằm ở chánh giữa mỗi bên của tấm ván nhỏ.
Người ta đặt tiền trước hay trên con số được chọn. Điều kiện đặc biệt được quy định bởi một thẻ nhỏ màu vàng hoặc đỏ bằng bìa cứng có chữ Tàu, được đặt trên số tiền đặt. Nào, quý vị, hảy đặt tiền đi, không có việc gì hết! Người hồ li đứng trước một đống đồng xu nhỏ màu vàng cỡ một tiền xu Louis. Anh ta gom một số vào một tách trà không quay và lật xuống đống tiền. sau đó anh ta gạt những đống tiền xu này để cho kết quả thắng hay thua, rồi anh ta kéo tách ra khỏi dống tiền xu đó và giở lên. Một hồ li thứ hai hoặc một người phụ không chuyên với thanh đũa dài, đếm các thẻ bằng đồng, xếp chúng thành hàng bốn nhân bốn. Cảm xúc bắt đầu dâng trào. Đôi khi người hồ li đầu kéo dài cuộc vui nếu anh ta còn giữ vài thẻ dưới các tách để bằng cách nhân đôi hay ba lần cảm xúc chờ đợi lên. Trong quá trình này, mgười hồ li thứ ba, người chuyên trả tiền bắt đầu bằng một giọng ca đều đều, đó là bài ca của cái chết hay vinh quang. Kết quả còn lại tùy một, hai, ba hay bốn thẻ, người ăn sẽ được ba lần số tiền đặt ngoài số tiền đặt trước. Cuộc chơi kéo dài từ giớ này sang giờ khác. Người Tàu đã làm đảo điên tất cả, làm đảo điên là người hồ li, làm đảo điên là người phụ không chuyên; mồ hôi chảy dài trên những khuôn măt.
Đằng kia là những người chơi lớn, để tôn vinh danh dự của họ, một chiếc chiếu được trải lên bàn có chiều cai ngang dây lưng nịt thay vì trải lên mặt đất như những sòng bài bình thường khác Trong những lán này, đặt tiền ít nhát là một nén bạc. Không chỉ có những người lính hay thủy thủ đánh bài mà còn kết thân với các đứa trẻ của “đế chế trung tâm” (Trung Hoa).
Trong những sóng bài khác ở Sài Gòn, như tôi đã nói, chiếc chiếu được trải ở đất và luôn luôn là một lối đánh bài chung, Ở đó, người kính gập người trong áo khoác xanh và yếm trắng không lưu tâm chút nào về sự vượt trội của mình với các sắc dân châu Á. Anh lính thủy ra vẻ ăn chơi, cổ áo nhếch nhác, đội nón có vẻ hung hăng. Ở đó kéo theo chiếc giỏ đựng số tiền kiếm trong ngày, người bồi với tiền của chủ nếu anh ta thua thì anh ta sẽ ăn cắp; nếu anh ta thắng thì anh ta cũng ăn cắp! Đó là những gì có tại các dòng bài đáng sợ ở Sài Gòn có khoảng bốn mươi sòng, không kể những sòng của Cầu Ông Lãnh và Chợ Lớn.
Hầu hết suốt ngày nhứt là buổi tối, bạn nghe tiếng hát đều đều của người hồ li Tàu hay tiếng kim loại của những miếng thẻ bằng đồng nằm trong túi vải lớn. Anh ta cầm ở hai đầu mổi tay, lắc mạnh để kêu gọi những kẻ đánh bài không chú ý nghe.
Tất cả mọi người đánh bài.
Giờ đi ra con hẽm này nơi chúng ta lưu lại ở đó thời gian dài. Chúng ta thấy qua các song bằng gỗ, như những con thú dữ sau song sắt những phụ nữ y phục theo kiểu Tàu, mặc một lọai áo khoác tay rộng màu sẩm. Họ làm tất cả những lời đề nghị mà họ tin rằng hấp dẫn nhứt.
Chúng ta nhanh chóng đến chổ lầy lội và thấm đẩm mùi hôi của chợ; giờ chúng ta đang ở đường Adran nơi chúng ta tìm thấy đông đúc các sòng bài, vài người bán trái cây, mìa có xe bán lưu động trên đường, họ bán lẻ sản phẩm cho người Táu, xe ba gác, xe ngựa, thở sửa khóa,v.v..Chúng ta giờ đây đã tới nhà thờ và chúng ta đã đi tăm gần như toàn bộ khu phố Tàu. Tôi nghe tiếng chuông xa xăm, 9 giờ, là tắt lửa ở Trường Thi (23): tiếng trống của mã tà sở thị sát Sài Gòn., Hãy đi tiếp trong vùng đầm lấy; Mau lên! Nước biển đang dâng, nước ở đường lên mười xăng ti mét rồi nhưng mặt khác là nhìn không được rõ lắm. Á! Tôi bây giờ đã thoát hiểm rồi, tôi đang đứng ở cấu, cấu mong nó đừng sụp dưới chân tôi. Chúc ngủ ngon! Nếu có thể ờ Sài Gòn.
Ghi chú:
(20) Đường Chaigneau về sau là đường Tôn Thất Đạm
(21) Nhà thờ ở đây là nhà thờ gỗ đầu tiên ở Sài Gòn  về sau là Tòa Hòa Giải
(22) Rue de l'Eglise về sau là đường Ohier rồi Tôn Thất Thiệp cạnh Tòa Hòa Giải
(23) Trường Thi nẳm góc Hồng Thập Tự - Duy Tân về sau là trung tâm sinh hoạt thanh niên.  

                                                                               (Còn Tiếp)

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)



Bây giờ chúng ta đã biết về Sài Gòn và người dân nơi đây, chúng ta hãy đi dạo trong thành phố; Hãy bắt đầu với điểm thú vị nhất, là khu chợ.
Chợ Sài Gòn được giới thiệu phần lớn giống như bạn thấy ở bên trong chợ An Nam.
Một số lượng đáng kể các cửa hàng nhỏ hoặc sự kiện nhỏ, do một mình người Hoa làm chủ, hay người Hoa với vợ người An Nam hoặc phụ nữ An Nam làm chủ.



Chợ Bến Thánh lần đầu xây dựng tại vị trí mà về sao là tòa Ngân khố Sài Gòn. Sau khi Pháp dời chợ này về vị trí mới thì nơi này gọi là Chợ Cũ


Chợ hiện tại nằm khu vực giữa kênh Rigault de Genouilly và đường Adran (18). Cả hai mặt của khu vực này được hình thành bởi các tiệm người Hoa. Trên đường Adran là những mặt hàng Trung Hoa có giá trị tương đối cao. Các thương nhân Hoa bán các mặt hàng ít giá trị, cửa tiệm của họ ở bên cạnh khu vực của con kênh nối với đường Adran. Tất cả các tiệm này là tầm thường; việc bán hàng được thực hiện ở tầng hầm trong một căn phòng nằm ngang tầm với đường phố, ở đó nói chung là một nơi ô uế đáng ghét được tách biệt, chứa tất cả các sản phẩm có mùi nhất. Bốn hoặc năm phòng rời nhau phục vụ như giao tiếp giữa đường và ngôi nhà và là nơi bạn liên hệ mua hàng. Ở đó bạn tìm thấy một tiệm tạp hóa (19) thực sự trong một không gian nhỏ của một vài mét. Bốn hoặc năm người Hoa ở trần miệng ngậm một ống hẹp dài với một tẩu nhỏ bằng đồng, đang ở trong cửa hàng; họ là nhân viên của chủ tiệm. Ai là chủ, ai là thầy ký, đó là những gì chưa từng được biết đến?



Kênh Rigault de Genouilly  về sau là đại lộ Charner 



Người Tàu nói chung rất thiết thực và hơi dể thương, khi anh ta đoan chắc đó là một việc mua bán thuận lợi.
Khi vào tiệm, bên phải và bên trái, bạn thấy có đồ gốm thông thường, với các hình vẽ màu xanh trên nền trắng, cốc, ấm trà, đĩa, v.v., vv ...Quầy hàng nhiều khi bày ra đường. Trên trần của tiệm treo một số dù, giá ban đầu là một piastre. Trong tiệm, bạn có dầu, giấm, rượu vermouth, rượu ngâm thảo mộc, mỡ heo để nấu ăn, đồ khô (dự trữ), vv. một phần lớn các sản phẩm này đã được mua với giá rất thấp, được gọi là tiếng Pháp của Sài Gòn (kiểu gọi của bộ binh) là xức dầu, nghĩa là phát mại (phòng đấu giá). Đồ khô thường bị cũ và hư hỏng, vv
Bạn tìm thấy trong các cửa tiệm giày người Tàu với giá một piastre, đế bằng da thuộc loại dở màu đỏ, chỉ xài được thường sau một hoặc hai ngày, dép Trung Hoa bằng lát rất tiện lợi ở các nước nóng, giá một đồng franc. Dép malabar bằng gỗ với một cái vấu nhỏ mà bạn xỏ giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai của bàn chân. Chiếc vấu này, từ bên phải về phía bên trái, là một chiếc đai nhỏ cố định bóp chặt phần đầu của ngón chân, duy trì, tốt nhất có thể, ép bàn chân lại thường làm cho dép, khi đi bộ, tạo ra tiếng lách cách khó chịu.
Bạn còn tìm thấy các mặt hàng của Pháp (mặt hàng của Paris hoặc Anh), tôi không cần phải nói vì chúng không phải là mặt hàng có chất lượng hàng đầu,
Các mặt hàng được tìm thấy trong các tiệm của chợ cũng được tìm thấy trong các tiệm của những ngôi nhà xung quanh chợ nói trên.
Trong các tiệm khác, cũng có bán đồ giải khát: Thật là một thứ giải khát! Khách hàng tò mò nhất của các tiệm này là dân đồng hương tội nghiệp của chúng ta, lính hải quân hoặc thủy thủ đang chuẩn bị tự đầu độc mình bằng các loại rượu không thể chấp nhận.
Ở cùng một phía, ở góc phố Adran, có một sòng bài, tôi sẽ quay lại sau, vì tôi thấy rằng sòng bài này chỉ hoạt động vào ban đêm. Xa hơn, một thợ kim hoàn người Tàu liên tục gõ vàng hoặc bạc, ông ta giả vờ như sửa chửa đồng hồ.
Một hoặc hai cửa tiệm người Malabar nằm chung với các cửa tiệm người Hoa, phía bên này của chợ, người ta bán vải cotton và rượu mùi.
Người malabar rất giỏi trong việc uống rượu, và chúng tôi cũng tranh đua với họ (đó là một phước lành thực sự từ Chúa). Bằng cách lưởi chữ r (chữ cái r dường như là chữ cái nổi trội của ngôn ngữ Hindu). Như tôi đã nói, các cửa tiệm trên đường Adran bán những thứ với giá cao hơn.
Chợ Sài Gòn gồm hai dãy được lợp bằng tranh và ngói; dánh vẻ thãm hại, có một lối đi ở giữa mỗi dãy; bên phải và bên trái của lối đi là những cửa tiệm nhỏ ngoài trời; Bên ngoài là những người bán cá, những người bán rau quả.
Đi bộ qua chợ về cả bên phải và bên trái, những người malabar làm việc cho những người nông dân của chợ đi đến từng sạp để thu thập tiền thuế trong ngày và đưa lại một tờ giấy nhỏ ghi lại khoản tiền đã thanh toán,
Tất cả các đầu bếp người Tàu, An Nam, v.v., thường mua hàng ở chợ với giá thỏa thuận, bởi vì phàn nhiều thời gian họ chủ yếu ở nhà máy; họ nhận được một khoản tiền cố định mỗi ngày, trung bình hai hoặc ba franc mỗi đầu thực khách người châu Âu.
Những người lính đến mua ở chợ để mua đồ bổ sung thông thường; bạn thấy họ đi mang theo một cái giỏ treo trên cây tre, tựa lên vai họ; cơ man người An Nam và người Trung Quốc qua lại sống động và nhanh chóng, nhiều như quân lính của chúng ta. Khi họ đang vác, nặng nề, mỗi người đều có ở miệng một điếu xì gà kinh khủng của Vevey (Thụy Sĩ) rất dài mà lại tệ và khó hút. Đoàn người theo là một hạ sĩ hoặc một trung sĩ bình thường, ít nhiều thanh lịch.
Những con chó hung hăng, cũng như tất cả những con chó của người An Nam, đi lang thang trong chợ, chủ yếu quanh những quầy của người Tàu bán thịt với dao chặt thịt, họ cắt thành từng miếng thịt heo muôn thuở của họ, ít nhiều làm kích thích sự thèm ăn của người châu Âu.
Vào chín giờ, rất ít khách hàng còn ở chợ, vội vã rời đi, không khí trở nên nóng nực.
Trong các cửa tiệm thực phẩm trong chợ, còn có các món hàng khác nhau, trong đó các món hàng chính (Xem, để biết thêm thông tin, ghi chú A):
Trên một cái sạp, có phần khập khiễng, cao hơn mặt đất khoảng ba mươi centimet, một số giỏ bằng tre bện nằm san sát; trong các giỏ này là:
1. Đường vàng, ít nhiều bẩn, có nguồn gốc An Nam, của tỉnh Biên Hòa thuộc Pháp và của các tỉnh của An Nam là Phú Yên, Quảng Ngãi và Quảng Nam (1 franc 50 mỗi kg);
2. Muối trắng phèn hoặc tinh thể (Phèn) có nguồn gốc Trung Hoa; được sử dụng để nhuộm như một chất gắn màu và phổ biến rộng rãi, (1 franc 50 mỗi kg),
3 (Cát lối) cát biển hạt mịn để rửa đầu (năm mươi cent mỗi kg);
4. Giấy tiền, Thanh y, Vàng bạc,) Giấy hình tiền xu. Các loại giấy vàng và bạc (từ Trung Hoa).
Những giấy này dùng để đốt cúng phật.
Bắt đầu bằng việc đốt Giấy tiền, để chỉ rằng họ đã hiến dâng tiền xu (nôm na là tiền). Loại giấy này in các tiền xu màu đen trên nền trắng.
Thanh y là loại giấy đại diện cho các thứ mà người ta có thể có trong thế giới này, như áo sơ mi, quần áo các loại.
Điều này có lẽ có nghĩa là người ta sẵn sàng cúng dâng tất cả cái gì của mình cho phật, và thể hiện bản thân trước phật mà không biết ngượng ngùng, Cuối cùng, Vàng bạc là một tờ giấy mang hình những chiếc lá vuông nhỏ màu bạc và vàng, Điều này có lẽ có nghĩa là người ta sẵn sàng cúng dâng cho phật đồ trang sức bằng bạc và vàng của mình. Tất cả các giấy tờ này làm thành từng tập hoặc bó (với giá khoảng 5 xu 20 tờ).
Bên cạnh đó, cực kỳ khó khăn để được biết ý nghĩa chính xác của của lễ cúng bằng việc đốt các loại giấy này, vì ngưới ta bắt gặp ở người An Nam cũng như các dân tộc khác, một rào cản và sự quan ngại khi người ta muốn biết ở họ chính xác những điều mong muốn.
5. Thuốc lá (thuốc lá có nguồn gốc An Nam, 2 franc mỗi kg.). Thuốc lá này được cắt thành sợi rất lớn; đây là một trong những loại được đánh giá cao nhất đến từ Long Thành; thuốc lá này được mỏng, nó trông giống như thuốc lá Maryland, nó được cắt thành những tấm dài khoảng 20 cm, dày 3 hoặc 4. Người ta cắt những tấm này thành những miếng nhỏ.
6. Hạt tiêu thô, màu đen, có bề mặt nhăn nhiều hoặc ít, 1 fr mỗi kg. Hạt tiêu tốt nhất đến từ tỉnh Hà Tiên;
7, Đậu xanh An Nam, ở mức 0 fr 30 c mỗi kg, nhỏ như hạt tiêu, thứ tốt nhất đến từ Châu đốc, đôi khi chúng nghiền ra để bán,
8. Đậu trắng từ irang 0 fr. 20c. Mỗi ký,
           9.  Một loại bột gạo từ Trung Hoa, giống như tinh bột (Bún); Ăn với đường.
10. Mì xào, một loại giống như bánh xèo, mỏng, sền sệt, gạo, ăn với đường, 2 franc một kg, đến từ Trung Hoa.
11. Trứng 10 trứng cho 0 fr. 60c, thường bị hư..
12. Giá là một ít sợi trắng, hơi vàng, đục, làm từ một loại hạt đậu. Người An nam ăm giá sống.
13. Khế có hình dạng thuôn dài, với các góc thụt vào, được ăn với rau sà lách; khi nó đã được nấu chín, sền sệt như keo.
14. Trái khổ qua, là loại rau xanh, thuôn, thân gồ ghề, được nấu ăn.
15. Trái mít., có hình tròn, màu vàng, được bao phủ bởi những gai, to hơn như đầu người , có giá năm mươi xu.
16. Trái vải đến từ Trung Hoa, được phơi nắng, có hương vị của mận,
17.. Trái hồng quả tròn nhỏ, đến từ Trung Hoa.
18.. Bánh tráng rất mỏng làm từ gạo, được ăn giòn rắc hạt vừng.
19. Bai hang (?) Trái cây ngâm Trung Hoa, 0 fr. C.
20. Rượu Ngũ gia bì đến từ Trung Hoa (không phải nước nho, nó là một loại rượu, tôi cho rằng, từ quá trình lên men của gạo) Một dòng chữ giấy bao quanh cổ chai, và trong đó ghi chất lượng của rượu.
21. Kẹo Hồ lô, một loại kẹo Trung Hoa.
Trong các cửa hàng được che chắn, là thực sự một tiệm tạp hóa nơi có thể tìm thấy tất cả các loại vật dụng gia đình.
22. Hầu bao là một chiếc ví được người An Nam và Trung Hoa đeo, nó được làm bằng lụa và được đính bởi các đồ trang trí bằng dây đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
23. Cái đẩy, ví lụa có nguồn gốc Trung Hoa, với đồ trang trí thêu bằng lụa, thường là bông hoa ở một bên, bên kia là chữ Trung Hoa: Mọi thứ đều rất duyên dáng,
24. Đá lửa có nguồn gốc Trung Hoa.
25. Ống khóa từ Trung Hoa bằng sắt hoặc đồng nguyên bản và khéo léo.
26. Gương Trung Hoa với khung kiếng cố định và các khung kiếng di động nhỏ dường như dùng để nhìn thấy ra cửa sổ coi những gì xảy ra, khi chúng ta giật nhẹ tấm gương.
thể tìm thấy ở chợ cả đống hàng hóa, sẽ quá dài để đưa ra trong bài viết, sẽ đem vào phần ghi chú A, nơi chúng tôi tìm thấy một danh sách khá quan trọng,
Chúng tôi tìm thấy ở chợ tất cả những gì cần thiết, ngoại trừ cửa tiệm kim hoàn quan trọng, nơi tạo thành trang phục hoàn chỉnh của một người An Nam khá giả: đàn ông hay phụ nữ.
Trang phục hoàn chỉnh của một phụ nữ An Nam giàu có: quần và áo khoác lụa ít nhiều được đan thêu. Quần đỏ và áo xanh là sự tột cùng của sự thanh lịch của một con gái An Nam. Chiếc áo màu xanh che một chiếc áo khoác trắng tiếp xúc với da và được phủ bởi một chiếc áo màu đen, một loại vải tuyn.
Những gì có: cho một phụ nữ An Nam:

Áo khoác trắng bằng lụa
3 piastres
Áo khoác xanh bằng lụa          
4 piastres
Áo khoác đen bằng lụa            
5 piastres
Quần đỏ bằng lụa.,
3 piastres
Nón tròn lớn                             
2 piastres
Quai lụa cho nón                     
5 piastres
Giày vecni,                               
1 piastres
Tổng cộng                              
23 piastres.

Đồ trang sức

Hai vòng tay vàng.                                  
60 piastres
Đôi bông tai                                             
12 piastres
Một cây trâm vàng                                     
6 piastres
Một sợi dây chuyền bạc                            
4 piastres
Một sợi dây chuyền hổ phách                 
27 piastres
Một vòng đeo chân bạc                           
3 piastres
Một chiếc nhẫn vàng                                 
5 piastres
Tổng số tiền                                           
140 piastres



Phụ nữ An Nam giàu có


Trang phục một người đàn ông An Nam giàu có:

Quần lụa trắng                                   
1 piastres 50
Một chiếc áo lụa trắng                        
3 piastres
Một chiếc áo màu đen                       
4 piastres
Kiểu tóc, khăn xếp lụa màu đen         
6 piastres
Quai lụa                                              
2 piastres
Một chiếc mũ.                                     
1 piastres 80
Lược đồi mồi
5 piastres
Dây nịt lụa đỏ An Nam
3 piastres
Giày
1 piastres
Khăn tay đỏ                                              
0 piastres 50
Quạt
0 piastres 50
Nhẫn vàng                                           
5 piastres
Mặt bản dây nịt                                          
0 piastres 50
Tổng cộng                                          
37 piastres 50


Một người đàn ông An Nam giàu có

Thông tin này được cung cấp cho tôi bởi một học giả trẻ người An Nam. Giá đưa ra cho các trang phục cho thấy, tất nhiên, chỉ ở mức trung bình. Chúng ta đều biết, khi nói đến các mặt hàng xa xỉ, giá đó có thể thay đổi rất nhiều.
Để kết thúc việc mô tả ngắn gọn về ngôi chợ và cuộc sống riêng tư của người Pháp–An Nam, tôi không nghĩ rằng không vô ích khi nói về tỷ lệ cắt cổ của tiền thuê nhà.
Người An Nam đôi khi cho vay 10% mỗi tháng, hoặc 120% một năm. Chắc chắn rằng lãi suất rất cao ở Nam Kỳ. Có phải với tỷ lệ cắt cổ 10% mỗi tháng? Có thể đối với một số công chức An Nam nhất định lợi dụng tình hình và ảnh hưởng xã hội của họ. Tuy nhiên, tôi không tin rằng ở Sài Gòn tỷ lệ vượt quá 4 hoặc 5%. Ở Sài Gòn có nhiều cá nhân vay 2% tiền để làm tự khoe khaong. Hơn nữa, rất khó ở Sài Gòn tìm được những khoản đầu tư nghiêm túc với sự đảm bảo cho các khoản thế chấp quan trọng, ở mức 2% hoặc ở mức 11/2% mỗi tháng.
Tỷ lệ luật định ở Saïgon là 1% mỗi tháng. Tỷ lệ này. Tôi tin rằng nó quá thấp đối với xứ này, là điều quan tâm với tỷ lệ trung bình của đầu tư. Tỷ lệ tiền thuê cắt cổ rõ ràng là một trong những tai họa của xứ này. Rõ ràng là tỷ lệ luật định là 1% mỗi tháng là quá thấp và thoạt đầu tỷ lệ này dường như đối với tôi là giữa các giới hạn 1 đến 2% mỗi tháng. Tôi tin rằng không thể vượt quá tỷ lệ pháp lý 1 1/2% mỗi tháng trong các khoản thế chấp, sẽ là một giải pháp chấp nhận được hiện tại dưới dạng lãi suất hợp pháp.

Ghi chú: 
(18) Kênh Rigault de Genouilly còn gọi là kinh lớn về sau là đại lộ Charner (Nguyễn Huệ)
Đường Adran về sau là đường Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu)
(19) Tác giả dùng chữ Bazar để chỉ tiệm tạp hóa, nhưng tại Sài Gòn thì tiệm Bazar lại chuyên bán các mặt hàng về da như: Dây nịt, bóp, túi xách, va li,v.v..Còn tiệm tạp hóa thì bán đủ mọi thứ.
                                                                                       (Còn tiếp)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...