Những Con Đường Xưa Tôi Đi
Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại vùng Bàn Cờ - Vườn Chuối tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức"
KỲ 5
Hàn chỉ đùa thui, vùng Cao Thắng không hề có đường Lùn Thua. Nếu bạn thích chuyện bằng tranh thì có tên Lùn Joe hay thua cho cao bồi Lucky Luke đó. Tôi đã sống tại vùng này vào những năm 60 trong một hẽm nhỏ ngang hông rạp Việt Long (Văn Hóa / Thăng Long... đang được đổi mới thành khu giải trí Thăng Long). Hôm nọ nhận được bì Giáp Ngọ của bác Việt Long, cứ tưởng bác từng là chủ của rạp này! Nhưng hình ảnh dưới đây được chụp khu Cao Thắng vào giữa năm ngoái và đầu năm nay. Đối với tôi con đường đầy kỷ niệm vì vây quanh nhà tôi. Chiều chiều nếu đạp xe một vòng từ Cao Thắng + Phan Đình Phùnhh (Nguyễn Đình Chiểu) + Nguyễn Thiện Thuật + Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự). Qua nhiều thập niçên vẫn không thay đổi : Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần) chạy Xuôi, Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) chạy ngược. Ngay góc Cống Quỳnh Nguyễn Thị Minh Khai vào những năm 73+74 gì đó, nữ sỹ Thanh Nga từng quay đoạn phim cho vỡ Con Gái Chị Hằng. Khi đi học trên Tân Định tôi thích thư thả trên con con đường Võ Văn Tần hướng về Hồ Con Rùa vì ít xe, khá yên tỉnh, không ồn ào náo nhiệt như ngã Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) vì các xe tải hay xe đò tiếng về XL Biên Hòa (Hà Nội) khá đông xe nên rất ồn ào và đông xe.
Đường Cao Thắng tiến về Điện Biên Phủ
Ngã Tư Cao Thắng + Điện Biên Phủ
Không phải nơi Pháp từng bại trận 60 năm trước đâu nhé. Từ ngã tư Cao Thắng Nguyễn Đình Chiểu để đi XL Hà Nội hay Ngã Bảy. Con đường này khi xưa đi qua nhà bảo sanh tên gì tôi quên bẳng tên (chỉ nhớ góc Cao Thắng + Võ Văn Tần năm 60x có nhà bảo sanh Đức Chính nhỏ nhắn). Đối diện là rạp Đại Đồng chuyên chiếu phim cũ nên giá vẽ rẽ. Đặt biệt có xe bò vò viên ăn ngon hết xẩy như ảnh dưới đây :
Hình như xe BVV này gần nhà anh Hồng Đức của 4rum. Không biết Ace nào mua nhiều tem có được anh mời một chầu hủ tiếu bò vò viên không nữa?
Nhắc về chỗ này tôi nhớ lại một kỷ niệm xưa. Vào những năm 76-77, phía bên trái là nhà cô C. giáo sư Bác Ái (Fraternité Q5) mỗi lần đến nhà cô tôi hay ăn mặc tươm tất, nghe cô kể lại là mấy bà bán hàng trước nhà vì chiếm lề đường trái phép, cứ tưởng tôi là nhân viên hải quan thuế vụ sao đó, và không chừng có dẫn theo CA cho nên mấy bả sửa soạn chạy rùi. Tiểu thương thời ấy không được nhà nước hoan nghinh, tội nghiệp các tiền bối bán chờ trời vừa bán vừa chạy khi bị CA rượt.
Trở lại vùng Bàn Cờ, ngay gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu dưới đây là một quán ăn bình dân của người Hoa như Hàn đã từng kể qua. Bên trái con đường nhỏ song song với Nguyễn Đình Chiểu hướng về Bàn Cờ (quảng cáo Durex) ngày xưa có tiệm chụp hình Mỹ Lai. Tôi chưa từng thấy họ chụp hình màu vì thời đó, chưa có ảnh màu. Băng tầng số 9 của VNCH và đài 11 của Mỹ chỉ phát ra trắng đen trước 1975.
Cũng từ góc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi về hướng Cống Quỳnh + Nguyễn Thị Minh Khai ta sẽ đi ngang rạp Việt Long (Văn Hoa + Thăng Long) ở đầu đường Võ Văn Tần. Ngày xưa gia đình tôi hay đến hay đến đây để xem phim cổ trang của HK. Trước 75, ngoài phim Ấn Độ, các phim tàu chỉ chiếu Việt Sub, đọc muốn nổ con mắt, khi còn trẻ thì ta thấy hay lắm. Vào những năm 70x thì hãng Thiệu Thị (Shaw Brothers) hay chiếu tại rạp này với Khương Đại Vệ, Đích Long, Lý Thanh, Trịnh Phối Phối... Rạp này đang được đập bỏ để xây lại khu giải trí Thăng Long, không biết có mở quầy bán tem không đây? Nhưng mời Ace xem chơi vài ảnh của rạp Thăng Long này.
Từ Nguyễn Đình Chiểu hướng về rạp Thăng Long qua đường Cao Thắng.
Rạp Thăng Long sẽ trở thành khu giải trí cùng tên
+
+
+
Trong kỳ tới, Hàn sẽ kể về trường xưa Aurore / Rạng Đông...nay là tiểu học Lương Định Của từ gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi ngược về chợ Vườn Chuối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét