Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

LẠI MỘT THÁNG TƯ ĐẾN

Thế là 39 năm đã trôi qua, cái thời chúng ta còn là những thiếu niên và thiếu nữ đã qua đi, giờ tuổi già đã đến với chúng ta. Cái ngày định mệnh đã khiến chúng ta mỗi người mỗi nơi. Nhớ lại không khí của Sài Gòn lúc đó đầy náo loạn, bầu trời vần vũ mây mưa báo hiệu sự tàn lụi của một chế độ dân chủ non trẻ chỉ có hai mươi năm. Một chế độ còn quá nhiều sai sót chưa kịp có những sửa chửa đã tan biến trong dòng lịch sử dân tộc. 39 năm trôi qua cũng là 39 năm tôi đợi chờ một ngày các bạn cùng tôi sum họp để ôn lại những kỷ niệm cũng như thăm hỏi giờ này chúng ta đã làm được gì, nhưng ước mong đó cũng hoài công và tan biến theo thời gian. Tôi nhớ cái không khí của trường ta lúc đó, tôi nhớ cái lo lắng, ưu tư, lo sợ của các bạn trong những giờ phút lúc đó. Một không gian nặng nề bao trùm lên chúng ta, những câu hỏi về những bạn đã ra đi trước đó giờ ra sao. Và sau đó những gì tới đã tới, các bạn đã ra đi còn những người còn ở lại trong đó có tôi cũng xa rời mỗi người một phương. Ký ức kỷ niệm dần dần bị cái khó khăn của cuộc sống át đi mai một dần. Hôm nay ngày 30/4/2014, tôi gởi cho các bạn những thước phim về giờ phút cuối cùng của Sài Gòn và mong rằng trong ý nghĩ của các bạn và tôi  chúng ta vẫn cùng chung lý tưởng.




Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

NHỮNG CUNG ĐƯỜNG KÝ ỨC

Trong những năm sống ở quê nhà như đối với các bạn đã ra đi và cũng như đối với các bạn còn đang sống ở quê hương trong đó có tôi thì hình ảnh một Sài Gòn và Gia Định ngày nào vẫn còn hiện diện trong ký ức của chúng ta. Một hoài niệm vẫn theo các bạn và tôi hàng ngày trong những giây phút rãnh rỗi. Một Sài Gòn và Gia Định thời còn đơn sơ, những con đường còn đây bụi bặm và cỏ mọc đầy. những ngôi nhà nằm im ắn theo các con đường phủ cây xanh, những khu xóm lao động đầy náo nhiệt, những rạp chiếu phim bình dân đầy chuột bọ và rệp, v.v...Đó là một Sài Gòn và Gia Định thời chinh chiến nhưng vẫn đẹp dưới con mắt của những người hoài niệm về nó hơn là một thành phố ngày hôm nay trông vẻ hào nhoáng, sạch sẽ hơn, hiện đại hơn  nhưng vô hồn. mấy năm gần đây số trang web và blog đề cập đến Sài Gòn và Gia Định xưa càng ngày càng xuất hiện nhiều trên internet cũng đã phản ánh cái suy nghĩ giống như các bạn và tôi. Ở đây có quá nhiều trang về vấn đề này nên tôi cũng không thể đưa lên đây được, các bạn chỉ cần đánh từ khóa " Sài Gòn xưa, Sài Gòn 1975" chẳng hạn thì sẽ có vô số trang web và blos hiện ra. Trong bài này tôi post lên một số video clip về Sài Gòn Và Gia Định để các bạn nhìn lại những khoảnh khắc giờ đã vĩnh viễn không còn nữa. Bài này bổ túc cho bài những vùng lân cận mà tôi đăng lúc trước.


                                    Đoạn phim này do các phóng viên Mỹ quay năm 1955


                                 Đây là đoạn đường có lẽ thuộc quận Phú Nhận thì phải


Đoạn phim quay công trường Lam Sơn, đại lộ Lê Lợi, chợ Sài Gòn, một ngả tư có lẽ ở quận ba và khung cảnh phi trường Tân Sơn Nhứt


                                          Đoạn phim đường Trương Minh Ký năm 1971




Đoạn phim quay trên không về Sài Gòn và một số đoạn đường



 Đoạn phim quay về miền Nam trong đó có trường Marie Curie và trường Lê Quý Đôn



                              Đoạn phim quay về miền Nam trong đó có cảnh Sài Gòn



Cảnh đường Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, cảnh mua bán. Đoạn sau là cảnh Vũng Tàu



                                            Cảnh đường sài Gòn quận 1 và 3













( Còn bổ sung thêm)

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014



Dòng sông tuổi thơ

Tôi mới vừa nhận được bài viết của anh Vương Thiên Phước gởi, ảnh có sưu tầm một bài viết trên mạng nói về trò chơi trẻ con, tôi đăng lên đây bổ túc cho bài viết này thêm phong phú. Xin mạn phép tác giả của những bài viết này.


Dòng sông tuổi thơ trong chúng ta đã trôi qua lâu lắm rồi, trẻ con bây giờ đâu còn những trò chơi ngây ngô như ngày xưa ?



Con nít bây giờ chơi “con quay Tosy” gì đó thấy hiện đại quá, “trưởng thành” quá. Trẻ con ngày xưa chỉ biết “oánh bông vụ”. Cái trò này từ làng quê lên thành thị chỗ nào cũng thấy. Nó là một cục gỗ đẽo tròn trịa, bên dưới đóng một cây đinh, mặt trên được cuộn vào sợi dây rồi quất một phát xuống đất, quay vù vù nhắm thẳng vào cái bông vụ của thằng kia mà đập. Thằng nào có bông vụ bị dính nhiều thẹo là… nhục lắm! Mấy đứa chơi “chuyên nghiệp” thường kiếm đường rày xe lửa để nhờ xe lửa cán cây đinh của nó cho dẹp lép và bén ngọt. Đinh này trúng vô bông vụ của ai thì coi như tiêu đời. Cái bông vụ sơn vàng sơn đỏ cho nó ngầu hốt nhiên bị tét ngang ngọt sớt! Khóc chứ làm gì! Bữa đó về nhà tức khỏi ăn cơm!



                                                    .. chơi hông ?!




                                          Saigon 14/2/1968 Nhảy dây


                                                      Nhảy cao

                                             Có ai nhớ trò này không ?

Trò chơi nhảy lò cò thường được bọn con gái chơi. Mỗi đứa chọn 1 mếng ngói, đem chặt cạnh góc tròn như đồng bạc kên. Có đứa mài nhẳn tròn , đỏ ao , bóng lưỡng, bỏ trong túi ba gang cùng với những viên phấn , để  chơi đem rat thi thố. Bắt đầu cuộc chơi , thảy miếng nơi ô thứ 1 nếu không bị cán lằn phấn thì bắt đầu cò chẹp, sân có vẽ sẳn ô chữ nhật. Lấy miếng chàm thảy vô từng ô, xong nhảy lò cò khi qua phần đất ô đơn, đến đất ô đôi thì chẹp (2 chân buông xuống 2 ô) khi hết vòng thì đứng ở khung trên , hướng ra bên ngoài liệng cục tràm phía sau lưng gọi là xin keo cất nhà nếu cục chàm rớt vào ô trống thì được cất nhà, còn lọt vào ô có nhà rồi thì bị cháy nhà. Chơi đến khi hết ô trống ai cất được nhiều nhà thì thắng.


Bây đó nha, học hổng lo học, tụm năm tụm ba oánh bài ăn nắp khoén vậy đó hả? Méc ba bây, chả oánh tét đít bây bây giờ!  (Nhớ quá, Duyên Anh, với ‘Thằng Vũ”, “Thằng Côn”, “Bồn lừa”, “Dzũng Đakao”, “Chương Còm”…



                             1973 : Các cậu bé chơi bài trên vỉa hè SàiGòn.

“Ê, tao thấy mày là con gái tao nhường, sao chơi ăn gian dữ vậy mậy?” Hihì. Đây là một trong những trò chơi phổ biến nhất của con nít thời đó. Có đứa thụt thiệt giỏi, từ khung thành bên này, nó lắc tay một cái, trái banh bắn cái vèo lọt tuốt vô khung thành bên kia. Có đứa ghiền, ông già bà già cho bao nhiêu tiền cũng nướng sạch vô bàn banh bàn. Ba má nó muốn kiếm nó ở đâu, cứ xách chổi lông gà ra chỗ đá banh bàn là thấy nó. Lâu rồi, không nhớ chính xác dàn “cầu thủ” của bàn banh bàn được bố trí theo đội hình như thế nào…



                                       Ai đã từng xem phim kiểu này nhì?


                                                        Tập xe đạp


                                     Saigon 1971- Viện trẻ mồ côi Gò Vấp

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...