Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

 

Ký ức về Ngã 3 Ông Tạ

Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971





Bắt đầu từ ngay ngã ba trên đường Thoại-Ngọc-Hầu. Bên phải có tiệm gạo Quang Vinh, nhà 3 tầng lầu, có người con trai cả tên Vinh học trò võ thiếu lâm của võ sư Lý Huỳnh, Lý Huỳnh là học trò cưng của võ sư Huỳnh Tiền, tôi có học võ thiếu lâm của võ sư Lý Huỳnh được đúng hai tháng gần bến đò Phú Lâm Chợ Lớn, sau đó bị thầy đuổi vì quá ốm yếu. Kế là tiệm thuốc bắc người Tầu, bọn trẻ xóm tôi gọi là chú ba Tầu tôi hay sang tiệm chú chơi được cho quế ăn thơm phức, sau đó là tiệm may Thành có người con lớn đi lính sĩ quan tử trận. Kế là tiệm bán giầy, bên cạnh là tiệm vàng Tân Lợi. Tiếp là tiệm chạp phô, cách một ngõ nhỏ là tiệm vàng không còn nhớ tên. rồi hai tiệm bán tạp hóa kế bên, tiếp nữa là tiệm vàng ông chồng là y tá chích thuốc dạo. Rồi lại một loạt tiệm tạp hóa sau đó đến tiệm vàng Việt Thịnh nổi tiếng giầu nhất vùng này có một lần bị cướp và một lần bị trộm, từ bên này đường tôi thấy tên trộm bị vây trên nóc nhà 5 tầng lầu. Rồi đến con đường hẻm cạnh con đường hẻm là nhà thuốc tây Bình Dân.



Ảnh minh hoạ

Trở lại từ đầu ngay ngã ba bên trái trên đường TNH. Tiệm vàng ngay góc, đến tiệm bán trái cây, kế là tiệm bán đồng hồ. Cạnh bên là tiệm bán sắt xây cất nhà cửa của bà Đỉnh, kế là tiệm banh kẹo và rượu Thanh Hương, nhà tôi Đức Hiền canh bên buôn bán đồ sắt và vật liệu xây cất ngay bên cạnh là tiệm buôn bán tạp hóa, kế bên là tiệm vàng Kim Thành thì phải, bà chủ tiệm vẩn còn bám trụ cho đến bây giờ nghe nói giầu bốc lên. Một loạt tiệm tạp hóa và vàng lien tiếp nối đuôi nhau. Rồi đến căn tạp hóa của bố mẹ nhạc sĩ Ngọc Trong và nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, sau đó mới đến thầy thuốc Ông Tạ cũng người Tầu, bênh nhân ở đây đông ngẹt, trước cổng vào có gánh hàng bán ốc luộc. Gần đó vài căn là nhà bố mẹ của ca sĩ Giang Tử. Nghe nói nhà văn Lê Tất Điều cũng ở ngã ba Ông Tạ, và còn nhà thơ Chu Vương Miện cũng dân Ông Tạ thì phải ? Ngay ngã ba trên đường Phạm Hồng Thái. Tiệm chụp ảnh Á Đông 4 tầng lầu đứng sừng sững ngay ngã ba, đây là căn nhà lầu 4 tầng đầu tiên ở ngã ba này thằng bạn con chủ nhà có lần dắt tôi đi coi trong nhà leo hết 4 tầng lấu bá thở. Kế bên là tiệm gạo Tín Lợi, có cô con gái lớn sau này qua Mỹ mở tiệm phở Hiền Vương trong Phúc Lộc Thọ. Bên phải là hai tiệm vàng, bên trái là nhà sách và tiệm bán đồ điện, gần đó cạnh trường Thánh Tâm có tiệm bán và sửa radio Đức-Thành, cô con gái lớn nổi tiếng học giỏi đậu hai cái tú tài ưu được học bổng đi Mỹ. Bên này đường đối diện là nhà may Hải Cảng, gần bên là ông y tá chích dạo, cách xa vài căn là tiệm phở bắc. Đối diện tiệm phở là trường Thánh Tâm thỉnh thoảng có đoàn xiếc về biểu diễn thuê mướn miếng đất rộng trong trường. Đối diện là bến xe ngựa, nơi đây là chỗ đóng đô của tôi, bọn trẻ chúng tôi thường hay chơi tạt hình, đánh khăng, đánh cù, thấy lỗ, chơi năm mười. Gia đình chú Tám coi ngựa ở bên trong, được cha xứ nhà thờ chí hòa cử trông coi nghĩa địa ngay đằng sau. Cạnh tiệm gạo Quang Vinh là tiệm bánh Thiên Hương Rồng Vàng, sau đó là một dãy 5 căn bán tạp hóa rồi đến nhà thờ Nam Thái, ngó qua bên kia là tiệm mộc tồn “Cây Còn” bạn anh tôi là con chủ tiệm nên người anh ta toàn hôi mùi chó đi đâu cũng bị chó sủa. Có thể nói tôi biết mặt hầu hết các chú nhóc và các tiểu thư xinh đẹp trong khu phố ngã ba Ông Tạ.



    • Hình chụp từ ngã ba Phạm Hồng Thái - Thoại Ngọc Hầu


Trước năm 1954, khu đất ở Ngã Ba Ông Tạ là xóm Gò-Gáo, còn gọi là xóm Cò Giáo, làng Tân-Sơn-Hoà. Năm 1954 Chính-phủ Quốc-Gia Việt-Nam (lúc đó chưa có Cộng-Hoà) lập tại đây một trại tị-nạn (refugee camp) cho đồng-bào miền Bắc lánh-nạn cộng-sản ở tạm, trước khi chuyển đi định-cư các nới khác trên miền Nam, trại này tên là Trại Hà-Nội. Sau một số rất đông đồng-bào tị-nạn được định-cư tại chỗ, Trại Hà-Nội đổi thành Ấp Hàng Dầu (tên một Phố ở Hà-Nội) địa-giới nằm trong vòng đường Lê-Văn-Duyệt nối dài (sau đổi thành đường Phạm-Hồng-Thái), đường Thoại-Ngọc-Hầu, rạch Nhiêu-Lộc, vòng rào xưởng máy Sở Hoả-Xa, và vòng rào trại lính nhẩy dù Nguyễn-Trung-Hiếu. Trong ấp có hai xứ đạo là Nam-Thái, và An-Lạc. Ban đầu phần lớn nhà trong ấp chỉ là nhà lá, người dân làm ăn buôn-bán tại chợ Ông Tạ, chẳng bao lâu gây dựng được nơi đây thành một khu thương-mại sầm-uất. Một số địa-danh trong vùng là “Nhà Dây Thép Gío”, “Ngõ Con Mắt”, Xứ Nghĩa-Hoà, Xứ Chí-Hoà, “Cổng Bom” ngõ đi vào chùa Khuông-Việt, “Cầu Sạn” trên đường Thoại-Ngọc-Hầu bắc qua rạch “Nhiêu-Lộc”, tận cùng đường Bùi-Thị-Xuân có “Cầu Xi-Măng” bắc qua rạch Nhiêu-Lộc cũng là một ngõ vào ấp “Hàng Dầu”, cũng phải nhắc tới “Ruộng Rau Muống” nơi tôi thường chạy thả diều, nhiều lần ngã xuống bùn trong ruộng.



Chợ Ông Tạ


Dương Công-Tử ở bên kia đường vậy thuộc về Xứ Nghĩa-Hoà phải không? cùng bên với Nhà Dây Thép Gío, trên đường LVD có tiệm điện Nhật-Quang là nhà-chọc-trời đầu tiên trong vùng (5 hay 6 tầng), có nhà thuốc Tây Kim-Tiếng, tiệm bán thuốc lào ba số 8 cạnh tiệm bán áo dài khăn đóng đàn ông cạnh nhà sách Ngọc-Lan. Tiệm thịt chó “Cây Còn” xéo ngõ vào nhà thờ Nam-Thái, và cạnh Viện uốn tóc Hồng-Kông, gần tới Ngã ba có tiệm bán ống nước sắt, cạnh trường Thánh-Tâm (không có nhà thờ Thánh-Tâm ở đây, thưa Cô HY, hồi đó cũng không có chỗ nào đủ đất rộng mà nuôi bò sữa, Sở Chăn-Nuôi thì thì tuốt trên Ngã tư Bẩy Hiền, có nuôi vài con gà, con heo, bò để thí-nghiêm chăn nuôi. Xưởng ráp xe đạp Peugot, và xe Puch của Ông Đặng-Đình-Đáng thì nhìn xéo qua trường Quốc-Gia Nghĩa-Tử) có tiệm bán và sửa radio Đức-Thành. Trước cổng trường Thánh-Tâm là bến xe ngựa, sau là bến xe Lam. Tiệm Đức-Hiền của nhà LNH bán tạp-hoá hay bán vàng? nằm trên đường TNH phải không? Tiệm thuốc Tầu rất lớn cách Ngã Ba một căn, Ông bụng bự đứng bán thuốc đó không phải là Đông-Y-Sĩ Thủ-Tạ. Phòng chẩn-mạch của ông Thủ-Tạ dưới chút nữa gần tới chợ, cách vài căn, khuất vào trong không ngay mặt đường TNH, xéo bên kia đường là nhà thuốc Tây Bình-Dân. Hồi ấy chỉ có một tiệm “Cây Còn” bán các món “Giả Cầy”, phần đông những người biết ăn thì làm lấy ở nhà, nên không như bây giờ, nghe nói suốt cả con đường biết bao nhiêu là tiệm bán món “Khó Nói” (tiếng của Ngài Jắc-Cu-Lơ). , món “Nai đồng quê” hay “Nai thềm” là tiếng miền Nam. Tiếng người Ri-cư gọi là các món “Giả Cầy”, vì không có con “Cầy” để làm các món này nên dùng tạm họ nhà Cẩu để làm “Giả”; chứ nếu bắt được con Cầy thật mà làm thì các món ngon gấp mười lần. “Rựa mận” là món nấu với riềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ, nó sền-sệt, mầu nâu-nâu như nhựa cây mận nên gọi thế.

Thành-ngữ “Trai Nam-Thái, gái An-Lạc” có lẽ chỉ mấy mấy Cậu dữ-dằn hay bênh nhau đánh lại mấy người lạ từ xa đến gây chuyện, và các Cô đanh-đá sẵn-sàng đánh bể mặt mấy tên léng-phéng chòng đến các Cô. Tê hồi nhỏ đã chứng-kiến cảnh mấy tên du-đãng từ Ngã Tư Bẩy Hiền, ngày Tết vào Ngõ Con Mắt giựt tiền của các bàn Bầu Cua của con nít, bị một Cô dùng dao răng cưa chặt đá chém cho toé máu.

Chợ Ông Tạ ngày nay đã bị phá đi. Kỳ đánh tư-sản bao nhiêu công-lao, gây-dựng, của một số đông người (vùng này) cần-cù làm ăn, dành-dụm được trong hơn hai mươi năm trở thành cát bụi….

                                                                             Lê Nguyễn Hiệp


Nhuồn: https://saigonchuyenchuake.wordpress.com/2015/10/27/ky-uc-ve-nga-3-ong-ta-xom-nai-dong-que-truoc-nam-1971/?fbclid=IwAR3q9aBNJ14--TW

 

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

 

Từ vài bộ phim thuở ấu thơ

 

Tôi cảm ơn những bộ phim thời thơ ấu, tạo sự cuốn hút đầu tiên về thế giới điện ảnh huyền diệu ở thời ban sơ của tâm hồn tôi.

 

Tôi đọc ở đâu đó rằng: “Đôi khi xem phim có thể đưa bạn trở lại thời thơ ấu”. Không bao giờ thuận tiện hơn ngày nay, với trang youtube, ta có thể xem lại và hiểu sâu hơn một bộ phim từ ngày thơ ấu, mà khi đó với đầu óc ngây thơ chưa theo kịp các tình tiết và diễn biến trong phim, để rồi trong đầu chỉ đọng lại những ấn tượng về một khuôn mặt đẹp, một hành động oai hùng hay về một nhân vật kỳ dị nào đó.

Lẫn lộn trong ký ức tôi là các tập phim truyền hình Mỹ, mà hấp dẫn nhất là phim Wild Wild West với chàng Jim West đẹp trai kiểu James Bond chiếu trên đài Mỹ băng tần 11 ở Sài Gòn nửa thế kỷ trước.





Bộ phim bắt đầu bằng một đoạn phim hoạt hình dẫn nhập ngắn mà đứa nào xem cũng thích. Trên màn hình chia làm năm ô. Ô giữa có Jim West sáng lên khi anh ta chuyển động và hút thuốc rồi tắt. Rồi ô thứ hai bên trái sáng lên, một tên vừa cướp nhà băng lùi ra khỏi cửa chạm vào James, anh ta dùng tay quất một phát, hắn gục ngay.

Ô thứ ba góc phải phía trên có hình một bàn tay móc lá bài gian lận dưới đế giày thì bị Jim chĩa súng. Góc trái, ô thứ tư có một cánh tay hướng mũi súng vào Jim và bị anh bắn rớt súng. Ô cuối cùng bên phải phía dưới có cô gái bận bộ đầm quý tộc dùng chiếc dù kéo anh ta lại gần để hôn, tay phải giơ dao định đâm thì bị Jim hạ. Cuối cùng anh đi tiếp hành trình của mình.

Tuy rõ ràng là phim cowboys, nó được xếp loại là phim phức hợp, vừa có chất phiêu lưu, vừa có các yếu tố kinh dị, gián điệp, khoa học viễn tưởng. Giống như loại phim 007 với James Bond, trong phim luôn có những phụ nữ xinh đẹp, những vật dụng thông minh và những kẻ thù truyền kiếp với những âm mưu điên rồ muốn chiếm cả đất nước, thống trị thế giới.

Trong bối cảnh thời chính quyền của Tổng thống Ulysses Grant, tài tử Robert Conrad mắt xanh biếc quá đẹp trai trong vai điệp viên mật vụ Jim West cùng anh bạn Artemus Gordon do Ross Martin đóng, cùng nhau chống tội ác, bảo vệ Tổng thống và phá vỡ các kế hoạch của các nhân vật phản diện vĩ cuồng.

Trong bộ trang phục lịch sự của Jim West luôn giấu những dụng cụ độc đáo để nếu cần anh ta có thể tự giải vây cho chính mình và cho bạn bè, chống lại kẻ thù. Đó là một cây súng nhỏ xíu giấu trong tay áo, lọ mực chứa axit, móng vuốt sắt, dao, ròng rọc và nhiều lưỡi dao khác nhau. Nhân vật phản diện định kỳ xuất hiện đáng nhớ nhất của các tập phim là Tiến sĩ Miguelito Quixote Loveless , một người lùn nóng nảy và siêu phàm do tài tử Michael Dunn đóng.




Tài tử Robert Conrad mắt xanh biếc quá đẹp trai trong vai điệp viên mật vụ James West. Ảnh: TL



Sau một thời gian được xem phim trong khoảng mười tuổi, phim ngừng chiếu đột ngột. Anh tôi bảo hình như tài tử đóng vai Jim đã chết. Thực ra là từ đầu năm 1968, khi quay phim "Đêm của những kẻ chạy trốn", diễn viên Conrad đã ngã từ vị trí gần bốn mét từ một chiếc đèn chùm xuống sàn bê tông và bị chấn thương nên bộ phim tạm dừng. Sau đó nó ngưng hẳn.

Tôi đã cố tìm lại tên vài bộ phim nhiều tập chiếu cùng khoảng thời gian đó, như bộ phim mà chúng tôi tạm gọi là phim “Tàu ngầm”. Bộ phim diễn tả chiếc tàu ngầm và thủy thủ đoàn đi khắp các vùng biển sâu, làm những nhiệm vụ được giao. Ấn tượng bộ phim này mang lại là những cánh cửa trong tàu ngầm luôn có hình bánh xe, phải xoay nhiều vòng để đóng mở; là cảnh chiếc tàu chao đảo và những người trong tàu té nghiêng ngả.

Cảnh đáng nhớ nhất là khi một thủy thủ bận đồ lặn nhào xuống đáy biển, vật lộn dữ dội với một con thủy quái có lớp vẩy dầy. Khi anh ta trở lên, chiếc áo anh ta bị rách sau lưng và người xem bất ngờ khi da lưng anh ta cũng có vẩy. Anh ta đã bị đồng hóa để sau đó hại thủy thủ đoàn trên tàu.

Một phim khác, diễn tả một gia đình gồm một nhà bác học nhút nhát, thường đội một cái mũ có đuôi khi ngủ. Các nhân vật khác có thể là hai đôi vợ chồng người anh và người em. Cả nhà lạc trong một không gian xa lạ của một hành tinh nào đó (hoặc một khu rừng nào đó), luôn gặp những quái vật hay chuyện rắc rối phải chống lại.

Hai bộ phim khác đáng nhớ nữa, là phim Star War mà bọn trẻ chúng tôi gọi là phim “Lỗ tai lừa” vì có nhân vật có chiếc tai vểnh nhọn, sau này có làm lại. Phim thứ hai là Combat, mô tả các trận đánh của quân đội Mỹ chống phát xít với hai diễn viên chính là Vic Morow và Rick Jason. Sau này, tôi đọc được tin là Rick Jason đã tự sát năm 2000. Trước đó, năm 1976, Vic Morow, diễn viên có gương mặt phong trần đã chết trong một tai nạn thảm khốc năm 1982 trên trường quay, trong một cảnh một chiếc máy bay trực thăng rơi ngay trên đầu anh ta và hai em bé diễn viên khác.




Batman & Robin thập niên 1960s



Nhiều khi ngồi xem phim Batman cùng hai con, tôi nhớ anh chàng Batman ngày xưa với áo quần bùng nhùng chứ không nổi đầy cơ bắp như bây giờ. Chàng Robin ngày xưa thường để bị bắt khiến Batman phải đi cứu, hiền lành như một cậu bé chơi trò làm anh hùng. Dù sao, đối với bầy trẻ nhỏ ngày xưa, đó là những siêu nhân thật sự.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại bộ phim “Vua sư tử” được Mỹ sản xuất với nhân vật chú sư tử con Simba. Khi xem bộ phim này, tôi nhận ra những nét quen thuộc của bộ phim hoạt hình “Kimba, sư tử trắng” có chú sư tử con Kimba của nước Nhật mà tôi và bạn bè cùng lứa xem trong tivi. Trong đó cũng có cảnh sư tử cha đứng trên mỏm núi đá như trong phim Simba, cũng có chi tiết chú sư tử con tập ăn cỏ đến le lưỡi và nhiều thứ khác nữa.

Đã có một cuộc tranh cãi nổ ra giữa người Nhật và người Mỹ, cho rằng “The Lion King” của Disney đã sử dụng ý tưởng của bộ phim “Kimba, the White Lion” của người Nhật. Họa sĩ thuộc đội sáng tác của Disney phải biện bạch: "Chắc chắn không có chuyện lấy ý tưởng từ Kimba mà do đội ngũ làm phim The Lion King trưởng thành ở thập niên 1960, vì vậy việc trùng lặp ý tưởng là do họ bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh từ tuổi thơ".

Câu bào chữa lưng chừng này khá thú vị với tôi, như gặp lại những người cùng thời đã có cùng cảm xúc khi xem phim về sư tử Kimba.

Cuối thập niên 1960 và đầu 1970s, chương trình truyền hình chỉ có vài giờ mỗi tối với các chương trình Việt, nên những bộ phim đài Mỹ trở thành cánh cửa sinh động hiếm hoi giúp lũ trẻ chúng tôi nhìn ra thế giới, phiêu du xuống đáy biển sâu và hình dung về cuộc sống trên một chiếc tàu ngầm, về nước Mỹ thời lập quốc và trận chiến chống phát xít Đức.

Giấc mơ khám phá vũ trụ qua phim Star War càng rạo rực thêm trong đám con nít vì trước đó, mùa hè năm 1969, nó được hiện thực hoá bằng chuyến bay đáp xuống mặt trăng của phi thuyền Apollo 11, có đưa tin trên băng tần 11. Đó là những bộ phim mang đến những ấn tượng mới mẻ về thế giới vì lúc đó, có vào rạp xi nê cũng không có được khi phim võ thuật Hồng Kông và diễm tình Đài Loan đang tràn ngập.





Kimba, trong phim hoạt hình Nhật được coi là nguyên mẫu của Simba trong phim "Vua sư tử". Ảnh: TL



Cuối thập niên 1990, sau khi dĩa phim thay cho băng Video, tôi quay lại với phim ảnh vì trước đó thà nhịn còn hơn coi phim trên màn hình với hình ảnh nhòe mờ, giật cục từ những cái băng video thu tới thu lui. Trong suốt một năm, tôi xem phim hằng ngày và bỏ lửng thú vui mua và đọc sách. Đó là một năm đáng nhớ. Tôi hạnh phúc không chỉ vì những bộ phim là phương tiện thoát đi sự buồn tẻ cuả cuộc sống, hay vì nhờ đó mình có thể phiêu du khắp nơi, mà khi xem phim, phải chăng ta như thấy được những mộng mơ của chính mình trong một thế giới mơ ước, qua hình tượng một nhân vật nào đó.

Tôi luôn thích nói chuyện với người thích đọc sách, cũng dễ gần hơn với những người thích xem phim. Họ lịch duyệt hơn và chắc chắn văn minh hơn những người không quan tâm việc xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách nào, dù có giàu có sang cả đến mấy.

Tôi cảm ơn những bộ phim thời thơ ấu, tạo sự cuốn hút đầu tiên về thế giới điện ảnh huyền diệu ở thời ban sơ của tâm hồn tôi.

                                                                       Phạm Công Luận

Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/tu-vai-bo-phim-thuo-au-tho-37342.html

 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

 

Hoài vọng Tân Định - Đa Kao xưa

  

Trên đô thị Sài Gòn cũ, khu Đa Kao – Tân Định có thể nói tập trung nhiều người tài hoa, cá tính, sành điệu... có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú và thể hiện nhiều nhất lối sống Sài Gòn.

 

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là một khu phố xá hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định - Đa Kao. Đi quá cầu Kiệu, khu Tân Định như mở ra một thế giới khác của Sài Gòn. Con đường Trần Quang Khải bắt đầu không gian đó, với cây cao bóng cả sang trọng như ấp ủ một thời Sài Gòn xưa cũ đầu thế kỷ, năm nào vào đầu mùa gió chướng cũng đổ lá và mùa hè lại trút những cánh hoa dầu xoay lên đầu khách qua đường và trên những mái ngói của đình Nam Chơn.




Chợ Tân Định đầu thập niên 1960. Ảnh Báo Sáng Dội Miền Nam



Ông anh cả của tôi học trường Văn Lang ở đầu đường Trần Quý Khoách vẫn nhắc tới vị giáo sư - nhà thơ Vũ Hoàng Chương ròm tom, đi dạy học trên chiếc xích lô đạp đầu những năm 1960. Nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cũng dạy ở trường này. Lớp có tới hơn 90 học sinh, ngồi chen chúc như cá mòi hộp.

Anh kể hồi đầu tháng 11 năm 1963, sau ngày ông Diệm bị lật đổ, trước trường giăng một biểu ngữ lớn có những câu thơ của thầy Vũ Hoàng Chương: Bao chiến công từ xưa tới nay/ Sáng lên vì bởi chiến công này/ Lòng dân họng súng mười phương lửa/ Trở lực nào cũng phải bó tay/ Giữa cơn chiến thắng nồng say/ Cùng hô: nước Việt đến ngày vinh quang/ Nam nữ sinh trường Văn Lang/ Mượn lời thi sĩ Vũ Hoàng kính dâng…

Gần chục năm sau thời đi học, anh chở tôi bằng chiếc honda dame mới toanh mới mua được nhờ đồng lương giáo chức, hãnh diện chạy qua khu Tân Định, chỉ ngôi trường cũ và chở tôi đến nhà (hay thư quán?) của một ông thầy khác- nhà thơ Đông Hồ. Ở đó, anh mua cuốn sách “Tục ngữ phong dao” bìa màu nâu của Nguyễn Văn Ngọc và từ đó, nó trở thành cuốn sách mà tôi mê mải suốt thời thơ ấu cho đến khi bị thất lạc.

Nhà này nhỏ thôi, nằm trên một con đường nhỏ Trần Văn Thạch, nay là Nguyễn Hữu Cầu. Anh bảo ở giảng đường Văn khoa, thầy giảng bài rất say sưa, thích bận áo dài. Ở nhà, thầy thích chưng hoa cúc hay phong lan, viết câu đối, xông trầm thơm ngát nhất là khi Tết đến. Quý mến thầy, anh sửng sốt khi nghe tin ông bị đứt mạch máu chết trên giảng đường Văn khoa lúc giảng bài Trưng Nữ Vương của Ngân Giang. Lúc đó, anh đã đi dạy tuốt trên biên giới Việt Miên và chỉ biết thương vọng từ xa.

Ông Dương Hữu Đạt tuy sống trên đường Trần Quý Khoách nhưng lại cảm thấy gắn bó với khu Đa Kao, nơi ông sống từ hổi nhỏ trên con đường Albert Premier, nay là Đinh Tiên Hoàng, đoạn quận 1. Ông cho rằng người Sài Gòn thời đó sống chân chất hơn, hiền lành hơn và ở đô thị, mâu thuẫn giữa người Việt và Pháp không quá gay gắt.




Chùa Ngọc Hoàng, hiện hiện tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1. Ảnh: Nguyễn Đình



Ông nhớ những người dân nghèo từ lục tỉnh lên sống lang thang trên đường phố khu Đa Kao, đánh giày hay bán sách dạo in bằng tiếng Pháp cho những bà đầm, anh lính hay viên công chức người Pháp. Họ kiếm sống từng bữa, ăn cơm hàng cháo chợ tằn tiện nhưng không tham lam. Nhiều lần ông thấy những người lính Tây say rượu nằm lăn ra trên đường ngủ, bỏ mặc xe đạp chỏng trơ bên lề đường. Mấy người đánh giày hay bán sách dạo dựng xe đạp lên, đạp mấy vòng phố xá chơi cho biết rồi đem đặt trở lại bên ông Tây say mèm.

Những người đạp xích lô đầu những năm 1950 hay đậu xe bên lề đường này chờ khách. Họ thích uống cà phê bít tất, còn gọi là cà phê vợt hay cà phê kho, đổ ra dĩa cho mau nguội, uống nhanh để còn lo chạy mối. Trong khi nằm chờ khách, họ nằm khểnh đọc báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà, mải mê đọc truyện của các ông Thiếu Lăng Quân, Phi Long… Ông Đạt nghe mấy bà đầm Pháp kháo nhau rằng thật đáng ngạc nhiên khi dân lao động nghèo trên phố Sài Gòn rất thích đọc báo và có khi đọc sách nữa, điều không thấy có ở tầng lớp dân nghèo kiếm sống lề đường bên Pháp.

Khoảng thời gian đầu thập niên 1950, khu Đa Kao xôn xao vì một vụ tự tử thương tâm. Người chết là một bà xẩm, tên thường gọi phụ nữ người Hoa. Bà thuộc nhóm phụ nữ Hoa giúp việc nhà rất được người Pháp tin cậy, trả lương cao, cho phép đánh đòn con nít Tây mà họ trông nom, cho ăn, đưa đi học. Bù lại, họ trung thành với chủ, sạch sẽ, nấu ăn ngon, dạy dỗ và thương yêu đám con nít.

Người phụ nữ bất hạnh trong câu chuyện này làm việc nhà không có gì sai sót trong mắt ông chủ giàu có người Pháp, chủ hãng xe Rồng Xanh (Dragon Vert). Tuy nhiên, một ngày kia ông phát hiện bị mất một số tiền lớn và bà xẩm bị nghi ngờ. Không biện minh được, bà xẩm thắt cổ tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình.

Người dân ở đây sống lâu với người Pháp nên hiểu họ khá rõ. Với tâm trạng tha hương, những anh lính hay giới công chức Pháp thích hưởng thụ xả láng cuộc sống vui chơi ở thuộc địa, nhiều người chìm đắm trong men rượu quên đi nỗi nhớ quê hương và những căng thẳng khác. Đồng lương của họ được xài phung phí, chỉ sau vài ngày của kỳ lương là gần cạn. Thỉnh thoảng lại có những trận đánh nhau giữa phu xích lô, thợ đánh giày với những người Pháp say rượu trước mấy cái nhà hàng khúc đường trước rạp hát Casino.

Sau khi tin tức về trận Điện Biên Phủ lan về Sài Gòn, người Pháp khu Đa Kao buồn và thu mình lại khiến người dân chung quanh không dám giao thiệp với họ. Ở gần nhà ông Đạt có anh lính Pháp kêu một anh chàng bán sách dạo có biệt tài thổi kèn bằng hai lá đu đủ, thổi cho hắn nghe bài La Marseillaise, để rồi hắn lẩm bẩm hát theo:

Allons enfants de la Patrie,

Le jour de gloire est arrivé!

Contre nous de la tyrannie,

L'étendard sanglant est levé,

Có lúc người thổi kèn lá thổi sai nhạc, anh lính này bực bội càu nhàu. Tuy vậy, lần nào anh lính cũng cho tiền người thổi kèn lá. Và chỉ yêu cầu thổi cho anh ta nghe mỗi bài La Marseille, quốc thiều Pháp.

Mùa hè 1975, tôi thường lang thang ra khu lề đường Trần Quang Khải để mua sách. Trên lề đường, những người bán bày ra sách tuôn ra từ các nhà cho thuê truyện bị đóng cửa. Cuốn nào cũng được đóng kẽm sát gáy, bọc ny lon, bên trong chi chít những dòng ghi vội ngày cho thuê mới nhất bằng bút nguyên tử, tức là bút bi theo cách gọi sau này. Tôi thấy có tên Nhà sách Toàn Hiệp, Tân Dân ở gần nhà tôi trên bìa mấy cuốn sách quen thuộc với tôi như “Đêm dài một đời”, “Thềm hoang”, “Phượng”… Xen kẽ giữa mớ sách bán khá rẻ là vài cái hộp gỗ, bức tranh nhỏ đề tên xưởng mỹ nghệ Thành Lễ, công ty mỹ nghệ Mê Linh nhưng giá khá cao.

Chục năm sau đó, tôi trở thành phóng viên và thường xuyên ghé nhà một anh chuyên rửa ảnh đen trắng thủ công trên con đường này, hỏi dò nhiều người quanh đó nhưng không ai nhớ chỗ nào đôi song ca Từ Dung - Từ Công Phụng mở quán cà phê có chiếc đàn piano trắng.

Trong lúc chờ đợi hình ảnh in tráng trong buồng tối, tôi tha thẩn đi bộ quanh khu Tân Định tìm đồ bán sold, đi tràn sang phía bên khu xóm Vạn Chài và dọc đường thơ thẩn, tôi phát hiện có quá nhiều cái đình chỉ trong một khoảnh đất không lớn. Đình Nam Chơn, rồi Đình Phú Hòa từng là nơi có quán cà phê của nghệ sĩ nổi tiếng Bảy Nhiêu, thân phụ của các nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan. Đình Sơn Trà trên đường Nguyễn Phi Khanh.




Ngày rằm trong chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Nguyễn Đình



Trần Quang Khải. Sau này đọc sách của tác giả Phụng Nghi mới biết xóm Vạn Chài (một cái tên hình dung về một làng ven biển chuyên đánh cá) ở vùng Đa kao này là xóm của những người dân chài từ miền Nam Trung bộ di dân vào và khi đã ổn định, họ lập ra tới bảy ngôi đình để tiếp tục thờ Thành hoàng của làng đánh cá ở quê cũ, mà họ gọi là “vạn”.

Khu Tân Định, Đa Kao thú vị vì có rất nhiều con đường nhỏ nhưng sầm uất từ thời Tây, hàng quán quá nhiều, người tài cũng lắm. Bác Hai, chủ tiệm rửa ảnh kể tôi nghe về những hàng quán ngon mà giới công chức cao cấp thời trước 1975 thích, như nhà hàng Casino Đa kao, có món Tôm hùm đút lò. Nhà hàng cơm tây La Cigale trên đường Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) có món tôm cua ốc ăn với thứ nước chấm rất ngon. Mì ngon là mì Cây Nhãn ở đường Đinh Tiên Hoàng, bánh mì thịt dăm-bông pa-tê Bảy Quan đường Huỳnh Khương Ninh. Cà phê ngon phải là cà phê Thái Chi trên đường Nguyễn Phi Khanh.




Tòa building trên đường Phùng Khắc Khoan, khu Tân Định được Báo Sáng Dội Miền Nam đánh giá là lộng lẫy, xây đầu thập niên 1960. Ảnh: Báo Sáng Dội Miền Nam, loại 3 số 3 (21) tháng 3.1961



Ở đường Huỳnh Tịnh Của có một ông họa sĩ mà lâu nay không thấy báo chí nhắc tới, ông Nhan Chí. Khi đến thăm một họa sĩ sơn mài nổi tiếng ở Sài Gòn, tôi được nghe ông ca ngợi về họa sĩ này: “Ông Nhan Chí vẽ chân dung bằng phấn tiên rất đẹp và sống động. Cách vẽ của ông là vừa vẽ vừa nói chuyện với người mẫu thật thoải mái, khiến mọi nét tự nhiên sinh động của cô người mẫu bộc lộ ra hết”. Tài năng của ông thu hút những khách hàng là các vị đại sứ của Mỹ, Nam Dương, Hòa Lan và bà Ngô Đình Nhu trước kia có đến đặt vẽ chân dung.

Xưởng vẽ của ông ở số 60/55 H trên con đường này, nay không còn dấu vết. Đám trẻ nhỏ ở đó lại không quan tâm đến việc vẽ vời của ông mà chỉ khoái cái bàn bóng bàn nhà ông vì ông Nhan Chí rất mê bóng bàn.

Trên đô thị Sài Gòn cũ, khu Đa Kao – Tân Định có thể nói tập trung nhiều người tài hoa, cá tính, sành điệu... có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú và thể hiện nhiều nhất lối sống Sài Gòn. Những dòng này chỉ là những nét chấm phá về một vùng đất mà người viết từng lang thang qua lại hơn ba mươi năm trước, từ khi biết cảm xúc khi nhìn bông dầu xoay tròn trên đầu, thấy đời thật vui trong những buổi tối đi chơi với bạn bè, ghé ăn đêm trên vỉa hè chợ “nhà giàu” Tân Định. Hay từ những buổi sáng gần Giáng sinh se lạnh, mê mải chọn thiệp và ngắm cây thông bên nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng.

                                                                      Phạm Công Luận

(Trích từ sách “Sài gòn chuyện đời của phố”, tập III)

Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/hoai-vong-tan-dinh-da-kao-xua-37344.html

 

 

Lang thang trên Phú Nhuận xưa

  

Có thể hình dung đời sống sinh hoạt trên vùng đất Phú Nhuận ngày xưa như thế nào?

 

Qua các nhà nghiên cứu, đa phần dựa vào tài liệu và báo chí thời Pháp thuộc, chúng ta đã hình dung được những nét căn bản về một vùng đô thị tuy không đóng vai trò quan trọng như vùng Bà Chiểu - Bình Hòa ở Gia Định, không là nơi phồn hoa như thành phố Sài Gòn hay Chợ Lớn nhưng là một vùng đất văn vật, dân cư có phong hóa, nhiều di tích, chùa chiền, nhà thờ… May thay, có vài nhân chứng đã từng thấy một Phú Nhuận xưa cũ cách chúng ta hằng bảy, tám mươi năm.    

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu từng sống ở Phú Nhuận kể rằng vào khoảng năm 1939, nơi đây là một vùng rất thưa dân cư. Nhà cửa hai bên đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) thuở ấy không có các phố xá như hiện nay mà phần nhiều là những mảnh vườn nho nhỏ. Nhà cửa phần đông cất kiểu nhà sàn thấp, có lẽ vì đất đai còn rất ẩm. Nước dùng toàn là nước kéo từ các giếng, chưa có nước máy như về sau này.

Người làm việc ở đường Lê Thánh Tôn ngoài trung tâm Sài Gòn thay vì chọn chỗ ở gần nơi làm việc lại thích về Phú Nhuận vì ưa phong cảnh có vườn tược. Phú Nhuận lại là trạm chót của xe buýt từ Sài Gòn vô, lại có trạm gần Nha Học chánh nên sự di chuyển hằng ngày rất tiện lợi.




Một con đường đi trong làng ở Phú Nhuận (thập niên 1930). Tranh trích trong bộ tranh Monographie dessinée de l’Indochine (Chuyên khảo có minh họa về Đông Dương) do Trường vẽ Gia Định thực hiện 1935.



Đã vậy, nơi trạm xe buýt khởi hành từ Phú Nhuận có một quán ăn người Trung Hoa rất nổi tiếng về món thịt bò kho. Theo ông, vào thời trước, chỉ có Sài Gòn là nơi hằng ngày có bán thịt bò nhiều hơn cả, vì phần đông người Pháp và Âu đều tập trung thủ đô miền Nam. Ở các chợ tỉnh nhỏ, các thớt thịt bò rất hiếm vì ít người tiêu thụ, nên khó tìm ra loại thịt để nấu món đặc biệt này. Gân, sụn nấu sao cho vừa đủ chín, không quá cứng nhưng cũng không quá nhão, để thực khách khi ăn, vẫn còn thưởng thức được cái thú vị đang cắn vào miếng gân, miếng sụn. Nghệ thuật là như thế, nên quán chỉ nấu vừa đủ bán cho khách vào buổi sáng. Nếu bán còn dư, phải hâm lại thì món ăn đã biến chất, không còn ngon như mới nấu lần đầu. 

Ông Nguyễn, một kỹ sư cầu đường năm nay 84 tuổi từng sống ở Phú Nhuận kể khi ông còn nhỏ, trước thập niên 1950, từ Cầu Kiệu kéo dài đến ngã tư Phú Nhuận, đường Louis Berland (nay là Phan Đình Phùng) khá sầm uất. Hai bên đường là hai dãy phố, nhà xây mái ngói kiên cố trong khi đường Lê Văn Duyệt quận Bình Thạnh hiện nay, còn đang gọi là đường Hàng Bàng, hai bên đường toàn là ruộng lúa từ dưới dốc Cầu Bông đến Lăng Ông. Các tiệm buôn hai bên đường sát nhau.

Tại rạp Văn Cầm, mỗi khi có phim mới hay có gánh cải lương mới về có đào kép nổi tiếng đóng thì ôi thôi, người xếp hàng, kẻ chen ngang giành mua vé rất đông, chưa kể người bán hàng rong ì xèo giành khách. Cái bót thuộc Phòng Nhì (deuxième bureau) sau năm 1945 đặt ngay góc ngã ba đường Lò Rèn (nay là Huỳnh Văn Bánh) và Louis Berland. Cuối đường Louis Berland là ngã tư Phú Nhuận, từ đó đi về phía Gò Vấp rất vắng vẻ, hai bên đường lâu lâu mới có một căn nhà lụp xụp, y như ở miền quê Nam bộ vậy. 

Hơn bảy mươi năm qua, lớp người từng thấy một vùng Phú Nhuận còn hiền lành, chân chất nay đã ra đi gần hết.

Nhà văn Sơn Nam xác định trong cuốn 300 năm Phú Nhuận mảnh đất - con người - truyền thống là: “mãi đến 1944 hoặc 1945, phía tả ngạn (của rạch Thị Nghè, tức kinh Nhiêu Lộc phía Phú Nhuận) vẫn còn là nơi dân cư thưa thớt, tập trung theo trục lộ chánh, phân bố không đồng đều ở những con đường nhỏ. Hãy còn thấy những ao vũng có thể câu cá vào mùa mưa, những lùm bụi, chòm tre, gò nổng với xóm nhà lá của dân nghèo thành thị hoặc người chuyên trồng bông hoa, làm rẫy rau cải. Họ đi chân đất, mặc bà ba, đi guốc.

Người lớn tuổi còn thuật lại việc làm ruộng, mỗi năm một vụ, nhờ nước trời, ở vùng này là khu vực cơ quan Quân khu 7 hoặc sân bay Tân Sơn Nhất (nổi tiếng phía sân bay, bấy giờ có khu vực gọi “Bàu Sấu”; với từng mảng đôi ba ngàn mét vuông). Trừ khu vực chợ, phần lớn dân lao động thắp đèn dầu lửa, dùng nước giếng, vật tư xây dựng khan hiếm. Nhà tường, lợp ngói âm dương thường là của giới công chức, thương gia. Ngày Tết, dân làng đá gà, cờ bạc trên lề đường như ở miền quê Bà Điểm, Hóc Môn”.

Ông cho biết “phía tả ngạn, ven bờ rạch là đất bãi sình lầy, ẩm thấp, không trồng tỉa được. Phần đất xa bờ, về phía Bắc, là phù sa cổ như đất rừng già hoặc rừng chồi miền Đông. Về đại thể, khá bằng phẳng nhưng đi vào chi tiết, vẫn là “Hình khe thế núi gần xa. Dứt thôi lại nổi, thấp đà lại cao”. So với mặt biển, phía Rạch Miễu cao hơn 1m, phía chợ Gò Vấp, hơn 10m, Lăng Cha Cả 6m, ấp Đông Ba cũ 6m, ngay góc Phan Đăng Lưu và Ngô Tùng Châu cũ, non 6m, vùng nhà chợ Phú Nhuận cao hơn 2m”.

Ông Nguyễn hồi tưởng: “Qua năm tháng, có thể thấy sự đổi thay đi từng bước rất rõ trên con đường Louis Berland - Võ Di Nguy rồi Phan Đình Phùng nhưng riêng chợ Xã Tài thì hầu như không thay đổi ngoài diện tích chợ được kéo dài thêm và khu xóm sau chợ thì không còn những mái nhà tranh vách lá nữa”.



Ngã tư Phú Nhuận xưa. Ảnh: Life



Con suối từ vùng cao Tân Sơn Nhất chảy ra (khu vực Cổng xe lửa số 10), cây cỏ nước mặn và nước lợ mọc um tùm, mà ông Sơn Nam khẳng định từng có nay ở đâu? Con suối thứ nhì đổ ra rạch Thị Nghè, sau này có Cầu Cụt đi qua, đến thập niên 1990 tôi vẫn còn thấy nay đã không còn.

Vật đổi sao dời, khi ba má tôi về Phú Nhuận, người Pháp vẫn còn thống trị. Học trò cả xã này dồn về trường Võ Tánh để học tiểu học, học tiếp nữa phải lên trường Tổng tận Bà Quẹo. Bên phía chợ Ga còn là khu vườn trồng nhiều cây lý, đợi đến ngày quốc khánh Pháp mở hội chợ cho bà con chung vui. Lúc đó, xóm làng rộng rãi, cây cối um tùm, người Bắc di cư chưa vào, đi đâu thì ngoắc xe ngựa hay đi bộ lên chợ Xã Tài mua sắm, thiếu rau thì ra rẫy cải người Tiều mua về ăn, dặn rửa cho kỹ, luộc chín vì họ bón phân bắc.

Ngày Tết vui nhất là đi Lăng Ông coi bói, xem hát bội hoặc qua Đình Phú Nhuận cũng để xem hát. Mùa mưa thì lầy lội nhưng có khi bắt được cá dưới mương. Hơn bảy mươi năm qua, lớp người từng thấy một vùng Phú Nhuận còn hiền lành, chân chất nay đã ra đi gần hết. Người từng sống ở Phú Nhuận cách nay hơn nửa thế kỷ về trước rất sôi nổi khi nhắc đến vùng đất này khi họ còn nhỏ, nhưng đa số đã sống ở nơi khác. Có lẽ vậy mà tiếc nuối nhiều, nhớ rất kỹ và tình càng đậm đà. 

                                                                  Phạm Công Luận


Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/lang-thang-tren-phu-nhuan-xua-36758.html

 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

 

Bàn Cờ xóm tôi

 

Ngày xưa lúc còn bé cho đến trước khi đi Pháp du học, tôi ở đường Phan Thanh Giản xóm Bàn Cờ ở quận 3 Sài gòn.

                                                                                    Nguyễn Hoạt




Ba tôi là công chức thời Pháp, hồi hưu dọn về ở một ngôi nhà nhỏ năm 1951 của anh tôi cấp cho ba tôi dưỡng già theo phong tục Việt Nam là con cái giúp đỡ cha mẹ lúc tuổi già không có điều kiện hưu trí. Gia đình chúng tôi về đó.

Quận 3 được Pháp thành lập từ năm 1920, đến 1956 thì trở thành một phần của Đô thành Sài Gòn. Năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên địa giới thời Pháp, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận Ba trùng với địa giới quận 3 cũ, có 5 phường: Chí Hoà, Bàn Cờ, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Năm 1962, quận Ba chia phường Đài Chiến Sĩ thành sáu phường: Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Quận 3 là nơi tập trung của rất nhiều biệt thự thời Pháp thuộc ngày xưa, và có nhiều vẻ đẹp của kiến trúc Tây Âu pha với nét truyền thống Á Đông với rất nhiều công trình chùa, miếu nổi tiếng như: Chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tân Định, Thiền Viện Quảng Đức, chùa Vạn Thọ, chùa Đại Hạnh, chùa Quan Thánh Đế, chùa Vĩnh Xương, chùa Vạn Thiện,… và các di tích lịch sử hay nhà thờ cổ kính: Đền Đức mẹ Hằng cứu giúp, Thánh đường – Tu viện Mai Khôi, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ,…

Ngày xưa, đường Lê Văn Duyệt, với cái tên Tây là Verdun, bị Việt hóa thành ra Quẹt-Đoong. Phía trái của Quẹt Đoong là hoang địa. Xóm Bàn Cờ là rừng nhỏ và thưa, sào huyệt của trộm cướp, anh chị, điếm đàng. Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là một cái nghĩa địa lớn của người Tàu của ba bang Phúc-Kiến, Triều-Châu và Hải-Nam, nghĩa địa nầy mãi cho đến hai năm sau, năm 1927 mới bị giải tỏa để bắt đầu xây cất trường Trương Vĩnh Ký, và công việc xây cất kéo dài cho đến niên học khóa 1928-1929 vẫn chưa xong hẳn.

Nhà cửa của Saigon, chỉ đi đến cái nơi mà về sau là rạp Nguyễn Văn Hảo thì thôi. Hai bên đại lộ Trần Hưng Đạo (tên Pháp thuở đó là đại lộ Galliéni) là đất trống không.

Theo Bình Nguyên Lộc, từ trường Trương Vĩnh Ký, đi chùa Tam Tông Miếu, phải băng rừng, vì con đường Cao Thắng đưa tới đó là một con đường mòn đất, đi xe đạp trên đó cũng rất khó khăn lắm. Trừ những con phố lớn, về sau được kéo dài ra, thì đại để các con phố ngày nay, thuở ấy đã có rồi (trừ vài con phố khu Bàn Cờ, Vườn Chuối, mà thuở ấy còn hoang vu).

Nhà tôi cất trên miếng đất tọa lạc ở đường 20 (thời Pháp mới đến, họ lập ra 23 đường theo quy hoạch thành Phiên An của Trần Văn Học) sau đổi tên là đường Général Lizé, thời VN Cộng hoà 1956-1975 là đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), thuộc xóm Bàn Cờ ở quận Ba và ở kế bên cổng Lao Động, nay là cổng Cư Xá Đô Thành.

Trước 1954, thời Pháp thuộc, đường 20 thuộc khu mồ mả (Plaine des tombeaux) của đồng tập trận và mả ngụy là nơi chôn tập thể 1831 người bị vua Minh Mạng xử trảm sau loạn Lê Văn Khôi, con nuôi tả quân Lê Văn Duyệt.

Vị trí Đồng Tập Trận còn được học giả Vương Hồng Sển chỉ ra trong các trang sách sau:

“Khỏi chợ Cây Da Thằng Mọi, có một cánh đồng rộng lớn trống trải và cây cỏ mọc tùm lum nhiều chỗ. Ngày nay nhà cửa cất lấp bít bùng không còn nhìn được nơi nào, chớ xưa kia đây là ‘Đồng Tập Trận’, cũng gọi là ‘Mả Ngụy’ hay ‘Mả Biền Tru’.

… Vui vì xe chạy một đỗi, thấy di tích Đồng Tập Trận mênh mông (nay là Lý Thái Tổ). Sách nói khi xưa, làm con đường này gặp nhiều mả mồ (ắt chốn Đồng Tập Trận cũ)…

… Đồng Tập Trận cũng gọi là Mô súng, sau này mới gọi là Mả Ngụy”.

Vương Hồng Sển dẫn thêm, “Mả Ngụy ở khoảng bệnh viện Bình Dân (thuộc quận 3), từ đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) vào Chợ Lớn (thuộc quận 5) nằm phía tay phải đường Điện Biên Phủ ngày nay, tức phía đối diện với bệnh viện”.

Sau khi đến Sài Gòn, Raoul Postel đã mô tả lại cánh Đồng Mả Mồ trong tác phẩm L’ extrême-Orirenh, Cochinchine, Annam Tonkin.

Nguyễn Đình Đầu tả trong Địa Chí Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (tập 1), 1987, tr. 211: “Nằm giữa các đường 3 tháng 2, Lê Đại Hành, Lữ Gia và Lý Thường Kiệt là khu Trường đua Phú Thọ,… trước kia là một phần của một vùng đất hoang vắng phía Tây Bắc thành phố, gọi là Đồng Tập Trận. Đây là một vùng rất khó kiểm soát và gây nhiều khó khăn cho công việc bảo vệ thành phố”.

Nơi đây xưa là vùng sình lầy, hoang vắng, dân cư hầu hết là người lao động nghèo, sống trong những căn nhà tạm bợ, tạo thành đường ngang ngõ dọc giống như ô bàn cờ, địa danh Bàn Cờ ra đời từ đó. Xóm Bàn Cờ, khu vực nằm giữa các đường Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự và Lý Thái Tổ, Phan Thanh Giản. Nơi đây là giao điểm gạch nối Q. 1, Q. 3, Q. 10, Q. 5 với nhau.

(Trong một tài liệu năm 1939 đề cập các hình thức kiểm soát nhà ổ chuột được dự tính tại Sài Gòn [C.A.O.M. - fond ministériel - agence française d’outre-mer - carton 236 - dossier 294]. Cité Aristide Briand (về sau là cư xá Đô Thành) xây dựng 125 căn nhà với 2 phòng, khánh thành năm 1939 để di chuyển cư dân cư ngụ tạm bợ trong các túp lều. Trong đó có 64 căn dành cho thợ thuyền và viên chức thành phố.)

Với vị trí như vậy, Bàn Cờ ngày càng đông đúc, nhà dân, chợ búa, siêu thị, nhà hàng, trường học, bệnh viện mọc lên tấp nập. Thế nhưng, 50 năm trước, xem bản đồ Sài Gòn xưa, ta có thể ngạc nhiên thấy cả khu vực này đều chưa có tên. Tìm hiểu qua sách báo và cư dân lâu năm, mới biết cuối những năm 1950, Bàn Cờ là trại tạm cư. Dân chạy loạn từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như… Bàn Cờ.

Xóm Bàn Cờ xưa giống như những xóm khác của Sài Gòn, không những là nhà nghèo mà còn là nhà quê. Nhiều xóm nhà ngày ấy rất đúng nghĩa là xóm nhà lá, nơi khung cửa sổ có treo rèm vải, hàng rào gỗ ở ban công trên lầu, có các chấn song được xếp theo hình chữ X, thay vì xếp hàng dọc đơn điệu. Dần dần các mái nhà được thay bằng tôn, ít có mái ngói.

Những con hẻm đường đất có nhiều cây xanh là ngôi vườn, là sân chơi chung cho con nít, trẻ em trong xóm chơi đánh đáo, bắn bi, ô ăn quan, đá banh, nhảy cầu, nhảy dây, tạt lon… Con nít sau giờ học, đổ ra hẻm, chơi đùa với nhau dễ dàng. Người lớn thả con ra khỏi cửa, không lo lắng trăm nỗi an nguy như bây giờ.

Thời ấy, Sài Gòn xóm chưa có nước máy vào nhà, chưa có cột đèn dẫn điện vào các hẻm. Ngoài nước giếng, người dân quen xài nước máy công cộng. Cứ ba bốn hẻm, lại có một cột bơm nước giếng bằng tay. Trong khu chợ Bàn Cờ, giữa hẻm 212 Nguyễn Thiện Thuật có một cột bơm nước, vừa xài cho xóm, vừa xài cho chợ. Tại đấy, từ sáng đến tối đều đông chật người. Các bà, các chị gánh nước thuê, đầu đội nón lá, mặc áo bà ba, xắn ống quần cao để lộ bắp đùi hai thùng nước sóng sánh, đong đưa nhịp nhàng trên đòn gánh. Đó là loại thùng thiếc vuông của các hãng nước mắm, dầu dừa, dầu hôi…, bây giờ rất hiếm thấy. Họ gánh nước đến đổ vào lu cho từng gia đình. Các bà, các chị hay gọi chủ nhà là Thầy Hai, Cô Ba! Thật ra, thầy hay cô cũng đều là dân lao động như nhau, giới bình dân.

Ở nhiều nhà, còn để một khạp nước có nắp đậy cẩn thận, kèm theo chiếc gáo dừa hay chiếc ly nhựa để khách đi qua cứ tự nhiên múc uống. Thêm vào đó, còn phải kể đến những tiệm thuốc bắc của người Hoa trong xóm. Tại đây, trên quầy lúc nào cũng có sẵn mấy lọ trần bì (vỏ quýt phơi khô) hay những loại kẹo ngậm gì đấy vừa ngọt vừa hăng hăng mùi thuốc bắc.

Cái cổng Lao Động giống như cái cổng chánh của cổng tam quan vào thôn xóm vùng quê, nhưng không có hai cổng nhỏ ở hai bên. Cổng này có mái ngói uốn cong và hai câu đối chữ hán khắc trên hai cột trụ của cổng. Cổng này là ấn tích xưa của xóm Bàn Cờ.

Nhà chúng tôi ở số 391 đường Général Lizé, kế bên nhà ông bà kiểm lâm ở số 387. Ông hay chơi với lũ trẻ tôi trò Huê Dung đạo bắt Tào Tháo, chắc vì nghề nghiệp đi bắt trộm trong rừng.

Đi về phía bắc xa hơn một ít thì gặp bệnh viện Bình dân ở số 371, được thành lập từ năm 1954, sau khi Pháp rút về nước và Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Bệnh Viện Bình Dân là Khối Giải Phẩu B của Trường Đại Học Y Khoa Saì Gòn, thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, các bệnh viện khác trực thuộc bộ Y tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập đã là cơ sở thực tập của trường Đại học Y khoa Sài Gòn và là bệnh viện Ngoại khoa duy nhất ở miền Nam Việt Nam, tập trung hầu hết các chuyên gia tài giỏi ngành Y lúc bấy giờ.

Tới ngã tư Trần Quý Cáp, Lê Văn Duyệt để vào xem rạp Nam Quang (chợ Ðũi) thuộc loại bình dân. Trên dẫy phố trước rạp nầy, buổ̉i tối có nhiều hàng sách cũ, tôi đi mua sách đủ loại. Tôi được biết chú hoa kiều chuyên bán ve chai lúc đầu, rồi bán sách cũ, về sau mở có tiệm sách ở trước mặt rạp Nam Quang. Phải phục lối làm ăn của người hoa.



Về phía Chợ Lớn, bên cạnh nhà tôi có nhà ông giáo sư Vũ lai Chương, nhà thuốc tây Thái Tường, vựa bán cát cho đến đường Cao Thắng. Bên kia đường có lớp học toán của Nguyễn Văn Tụ, hãng vẽ Thế Hệ, tạp hóa Nam Thái, con trai là bạn bi da của tôi. Tiếp đến xe mì chú Cao người Minh Hương, nhà ông họa đồ, nhà may Lâm Tân, nhà chụp hình Mạnh Đan cho đến đầu chợ Nguyễn Thiện Thuật có quán cà phê.

Ở ngã tư đường Cao Thắng, Phan thanh Giản, có rạp hát Ðại Ðồng rất là bình dân, chiếu toàn phim cũ, có thời chiếu 2 phim gíá 5 đồng, giá vé chỉ bằng giá một tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt hảo. Chúng tôi đi coi cọp bằng cửa ra bên hông. Rạp hát Việt Long hay chiếu tuồng cải lương cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân trang và đổi tên là Thăng Long.



Đường nầy có nhà lầu 5 từng và nhiều biệt thự sang trọng.

Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Ðô Thành, chung cư Minh Mạng… Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung mà khán giả vào xem có thêm phụ diễn là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.

Trên đường này có hẻm vào xóm Bàn Cờ dưới, có chùa Tam Tông Miếu trên đường Cao Thắng gần góc đường Phan Đình Phùng, được xây vào ngày 9 tháng 9 năm 1926 đến ngày 2 tháng 2 năm 1927 thì hoàn thành. Chùa Tam Tông Miếu này khác xa Tam Tông Miếu xây dựng lại hồi năm 1957, miếu to như chùa, gồm chín cửa, chính giữa là Bửu Ðiện theo kiến trúc kiểu Tàu. Mỗi năm đến ngày Tết Nguyên Đán, chùa này ấn hành lịch gọi là lịch Tam Tông Miếu. Trên tờ giấy lịch có ngày ta, ngay tây, tử vi, sao giải hạn, buôn bán, giờ tốt, giờ xấu, xuất hành… Thực ra nơi đây không phải là ngôi chùa mà là cơ sở tín ngưỡng của Minh Lý đạo.



Đặc điểm của tôn giáo này là đạo được thành lập do những vị trí thức, công chức (thời Pháp), chủ trương Tam giáo đồng nguyên (Phật – Nho – Lão). Kinh sách hoàn toàn dùng tiếng Việt, các lời dạy của Đạo được Ơn trên (các đấng thiêng liêng) ban cho bằng cách giáng cơ (cơ bút, cầu cơ. .). đạo không thờ thánh tượng hoặc hình ảnh mà chỉ thờ bài vị. Y phục của tín đồ: nam mặc áo dài đen, quần trắng, khăn đóng đen; nữ mặc áo dài đen, quần đen.

Trước chùa trên đường Cao Thắng có cái mả vôi to, tương truyền là mả của Huỳnh Công Lý là cha vợ của vua Minh Mạng bị tả quân Lê Văn Duyệt trảm,

Chùa Kỳ Viên (Phật Giáo nguyên thủy – Tiểu Thừa) tọa lạc ở góc đường Bàn Cờ và đường Phan Đình Phùng. Năm 1953, một trận hỏa hoạn thiêu hủy gần hết xóm Bàn Cờ và chùa Kỳ Viên bị lửa táp cháy xén một góc nhà bếp.

Góc đường Cao Thắng và Phan Đình Phùng có nhiều tiệm bán sách cũ của hoa kiều mà chúng tôi tới buổi tối mua sách là những kỷ niệm khó quên.

Ngày tôi lên 6, tôi đi học ở trường tư thục Lê Bá Cang ở góc đường Cao Thắng và Phan Đình Phùng. Khi đi học trên đường Cao Thắng, chị tôi đi trước với chị bạn đi trước chuyện trò huyên thuyên, tôi đi sau chọc chó trong mấy biệt thự sủa ầm lên rồi cả lũ chạy bở hơi tai.

Học trường tư thì có phí tổn cho nên ba tôi xin cho tôi vào học lớp 3 trường Bàn Cờ bên xóm bên kia đường Phan Đình Phùng. Thầy tôi là ông Hóa dữ đòn.

Ba tôi dẫn tôi đi chúc tết thầy Hóa theo phong tục xưa, ba tôi biếu thầy dưa hấu, tôi không vào nhà mà đứng ngoải cửa lẩm bẩm: Hóa điên vì thầy ta cho tôi ăn đòn đau.

Ba tôi xin cho tôi về học lớp nhì ở trường Bàn Cờ trong xóm Lao động gần nhà. Trường tiểu học Bàn Cờ ở gần bót cảnh sát. Trường được thành lập từ năm 1946, ban đầu trường được xây dựng với mái tranh, vách ván, một cách đơn sơ, tạm bợ trên một bãi đất hoang và mang tên Trường Bàn Cờ II. Đến 1950, để đáp ứng nhu cầu học sinh trong vùng ngày càng tăng, Trường Bàn Cờ II được xây mới với tường gạch lợp ngói, số phòng học tăng lên, trông trường có tầng lầu giống như kiểu kiến trúc của Pháp, có sân chơi ở giữa có cái nhà bồn kèn.

Đến năm 2012, Trường một lần nữa được nâng cấp thành trường THCS (Trung học cơ sở) đào tạo đến bằng trung học đệ nhất cấp.

Tôi học lớp nhất trường Bàn Cờ, thấy tôi là con nhà nghèo học giỏi, cô giáo đề nghị cho đi Cấp cuối năm với các bạn trong lớp, đây là lần đầu tiên tôi được đi ra khỏi thành phố Sàigòn, trước đó, tôi có mượn thẻ xe buýt của ba tôi đi dạo một vòng đến Bình Đông 3 và ngồi luôn trên xe quay về nhà là hạnh phúc lắm rồi.

Xe đò chở chúng tôi ra Cấp ngừng ở Long thành, mãi hôm sau mới đến Cấp, chao ôi lần đầu tiên tôi thấy biển sao mà bao la thế. Mấy tên bạn cũng vậy chạy giỡn nô đùa thoả thích. Cái kỷ niệm này tôi nhớ mãi.

Năm 1954, khi đất nước chia đôi Nam Bắc, có phong trào di cư, người Bắc bỏ nhà cửa chạy vào nam tránh chế độ cộng sản, thì dân số Sàigòn tăng trưởng nhanh chóng, chính phủ có kế hoạch đô thị hoá và đường G. Lizé đổi tên là Phan Thanh Giản, nhà cửa cất lên san sát. Chợ Nguyễn Thiện Thuật được dựng lên trên hẻm cùng tên. Ngày nay chợ này và chợ Bàn Cờ có tiếng là chợ bán đồ si (sida, đồ cũ).

Từ xóm cổng Lao Động có con đường không đất đỏ hình chữ V đi thông ra đường Richaud nối dài sau là đường Phan Đình Phùng, nay là Nguyễn Đình Chiểu Q3. Đi về phía bắc, gần đường xe lửa đi Hòa Hưng có chợ Vườn Chuối.

Chợ Vườn Chuối là một trong những khu chợ đông đúc và tấp nập, nằm bên cạnh đường Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thượng Hiền thuộc xóm Vườn Chuối. Ngày xưa xóm này nằm trong khu tập trận. Người dân không ai dám khai khẩn làm gì, chỉ trồng chuối thành vườn rồi từ đó truyền tai nhau gọi tên là xóm Vườn Chuối. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn dùng chính tên mà người dân hay gọi để đặt cho chợ và con đường Vườn Chuối ngày nay… Chạy dọc bên cạnh chợ là con đường Vườn Chuối, dài khoảng hơn 400 mét nhỏ nhưng đi được hai chiều. Từ xưa đến nay, con đường này có nhiều nhà may, tiệm quần áo cũ, áo cưới, quán ăn,… nằm san sát nhau. Trước đây, thì khu Vườn Chuối này toàn là nhà lá, nhưng sau bị cháy, nghi là có người đốt. Rồi từ vụ cháy đó, chính quyền mới lấy đất, phân lô bán lại cho dân lao động hoặc cấp cho những người cán bộ để cất nhà, lúc trước còn có những trang trại nuôi ngựa rất lớn. Cho đến những năm 1954 – 1955 thì trở thành khu dân cư đông đúc, náo nhiệt. Trong khu vực chợ Vườn Chuối có một cây bồ đề nằm chễm chệ ở góc chợ. Không ai biết cây này mọc đã bao lâu hay từ khi nào. Chỉ hay rằng người dân thấy cây lâu năm, linh thiêng nên lập bàn thờ dưới gốc cây, rồi mỗi ngày mọi người ra xung quanh nhang khói, hương đèn như một nơi cầu bình an cho gia đình.

Ngày nay những ngôi nhà lá đã biến mất, với sự phát triển của đô thị thì nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên. Đan xen vào đó chỉ còn một vài ngôi nhà cũ kĩ, ọp ẹp đã có từ rất lâu. Chợ Vườn Chuối còn được nhắc đến như một thiên đường ẩm thực mời gọi các tín đồ đam mê ăn uống ghé lại. Từ các món ăn vặt, ăn chơi đến các món ăn mang đặc trưng vùng miền, món nào cũng hấp dẫn và thu hút thực khách. Thú vị nhất có thể kể tới nhiều loại bún ở khắp các vùng miền khác nhau như: bún bò Huế, bún đậu mắm tôm, bún mọc… Trước mặt chợ, ngày xưa có tiệm tạp hoá Tài Lợi mà tôi hay đi mua đồ lặt vặt.

Về phía đường Cao Thắng có tiệm sách Trung Thành chuyên cho thuê chuyện sách cũ. Tôi không có nhiều phương tiện giải trí, nên mải mê thuê chuyện Tàu ở nhà sách nầy và một tiệm khác trong xóm Lao động, giá là 2 đồng 1 tuần. Tôi rành sử Tàu và đọc hết các tiểu thuyết cổ điển như Phong Thần, Tam Quốc, Đông Chu Liệt Quốc, Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San, Càn Long Du Giang Nam…

Từ đường Cao Thắng đi về ngã bẩy có ngã ba Vườn Lài nằm giữa ngã bảy Sài Gòn (đường Lý Thái Tổ) và ngã sáu Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương), bao gồm các đường chính là Minh Phụng (nay là đường Ngô Gia Tự), Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc quận 10 ngày nay. Trước đây, Ngã ba Vườn Lài là một vùng hoang vắng trên cánh đồng tập trận thời nhà Nguyễn. Đến năm 1950, Vườn Lài có xóm đĩ như ngã ba Chú Ía và trở thành xóm sầm uất, dân cư đông đúc, nhà cửa chen chúc với những đường ngang ngõ tắt. Vườn Lài là một trong những khu lao động của thành phố làm cơ sở cho cách mạng, nuôi dưỡng cán bộ, che giấu thanh niên trốn lính dưới chế độ cũ.

Giáo xứ Bàn Cờ bắt đầu có tên từ năm 1952, đầu tiên có một linh mục mua một căn nhà để làm nhà nguyện tại một con hẻm nhỏ trong Bàn Cờ. Năm 1954 số người Công giáo trong xóm tăng lên nhanh chóng và dựng ra họ đạo Bàn Cờ, đằng sau khu tôi ở bây giờ có tường xây bằng xi măng, người Bắc di cư cất nhà có 1 tầng.

Sau khi đậu bằng tiếu học năm 1956, tôi thi rớt vào lớp đệ thất trường Pétrus Ký. Ba tôi ghi tên cho tôi học lớp đệ thất ở trường tư thục Kiến Thiết, sau đó tôi vào trường Kỹ thuật Cao Thắng và vẫn ở cái nhà này cho đến năm 1964 thì đi Pháp học.

Tôi về lại Sài gòn lần đầu tiên năm 1993 với gia đình và có ghé qua thăm chốn xưa, thì đường Phan Thanh Giản đã đổi tên là đường Điện Biên Phủ, cư xá Lao động trở thành Cư Xá Đô Thành. Cái nhà 389-391 có nhiều chái đằng trước do dân ngoài Bắc vào sau năm 1975 cất lên buôn bán nhỏ để kiếm thêm sinh kế. Nhà ông bà kiểm trở thành văn phòng AC. Bên kia đường có vô số cửa hiệu. Nhà ảnh Mạnh Đan và nhà ông họa đồ vẫn còn. Xe mì chú Cao vẫn ở ngoài đường trước ngõ hẻm xưa. Chú đã mất xong gia đình còn ở nhà cũ trong hẻm mặc cho nhà chức trách làm khó dễ. Hàng xóm xưa lại chào chúng tôi ở Pháp về. Rạp Đại Đồng vẫn chiếu phim cũ như xưa.




Các đường hẻm xưa trong xóm biến thành đường trải nhựa, có tên là đường số 1, 2, 3, 4 và có nhiều nhà có 3, 4 tầng lầu. Sau này văn phòng AC trở thành quán cà phê sang trọng, cỏn cái nhà tôi ở biến thành nhà ngân hàng ACB, rạp Đại Đồng chỉnh trang lại theo thời mới. Trường tiểu học Bàn Cờ xưa cũng nhường chỗ cho hai toà nhà mới, bịnh viện bình dân thành ra một bịnh viện tân thời… Những Người Muôn Năm ᴄũ, Hồn Ở Đâu Bây Giờ ?

Năm 2018, Cư Xá Đô Thành là khu vực dân cư sang trọng bậc nhất quận 3, tập trung nhiều văn phòng, công ty, căn hộ dịch vụ cao cấp chọn làm trụ sở. Trong khu dân cư và bán kính xung quanh khu vực 300m có đầy đủ tiện ích của cuộc sống như: trường học các cấp, trung tâm ngoại ngữ, bệnh viện Bình Dân, chợ Vườn Chuối, siêu thị Aeon Mall, sân khấu kịch Sài Gòn.

Năm 2019, TP. HCM vừa lọt top 50 khu phố “tuyệt vời nhất thế giới” do tạp chí Time Out của Anh bình chọn. quận 3 được xếp hạng 18 trong danh sách. Tạp chí Time Out mô tả đây là một khu phố nhộn nhịp nhưng ít bị xáo trộn, nơi vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử bên cạnh sự phát triển chóng mặt của đô thị. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội ghé thăm các nhà thờ, biệt thự thời thuộc địa hay các ngôi chùa cổ và một số quầy hàng bán ẩm thực đường phố nổi tiếng.

                                                                  Nguyễn Hoạt15-12-2021

Nguồn: http://namkyluctinh.org/tac-gia-tac-pham/n/nguyen-hoat/ban-co-xom-toi.html

 

 

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...