Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

                       
Vị trí của nhà thờ Đức Bà là một vị trí quan trọng, nó đã từng chứng kiến bao sự kiện, là chứng nhân của lịch sử làm đổi thay thành phố Sài Gòn. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ trình bày sơ lược quá trình hình thành của nhà thờ Đức Bà vì có rất nhiều tư liệu trên mạng đã viết rồi, chỉ nói về các sự kiện lịch sử xảy ra chung quanh khu vực nhà thờ này.

Nhà thờ Đức Bà được xây dựng dựa theo thiết kế của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic để thay thế cho ngôi nhà thờ cũ bằng gỗ bên bờ kinh Charner đã bị hư hại vì mối mọt địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng (tòa hòa giải) thời Việt Nam Cộng hòa gọi là nhà thờ Sài Gòn. Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ.


                                                   Nhà thờ Sài Gòn đầu tiên


Vị trí  tòa justice de paix là nhà thờ Sài Gòn đầu tiên


                                                       Tòa Hòa giải thời VNCH


                                         
Bây giờ là tòa Sun Wah tower


                    

Chúng ta thấy mái lợp là che tạm cho nền móng của nhà thờ, xa xa là dinh toàn quyền Đông Dương (sau là dinh Độc Lập). Tòa nhà bên trái đường Norodom (Thống Nhất, Lê Duẩn) là cercle des officiers sau này là bộ Tư Pháp VNCH và UBND quận 1.



                        Khi mới xây xong năm 1880 nhà thờ chưa có hai tháp chuông

                  

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.


 Nhà thờ Sài Gòn năm 1911



                        

Năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục Giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Năm 1945, tượng này bị chính phủ độc lập Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.





                              

Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959. Sau đó, công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ.






Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.


        Lễ tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường 




Trường Tiểu học Hòa Bình phía trước nhà thờ Đức Bà


                                 Trường Tiểu học Hòa Bình và nhà sách Liên Châu



Những sự kiện xảy ra chung quanh nhà thờ Đức Bà

           
1. Vụ tự thiêu của đại đức Thích Thiện Mỹ năm 1963

            Đại đức Thích Thiện Mỹ tên thật Hoàng Miều, sinh năm 1940 tại Bình Định trong một gia đình có truyền thống sùng tín đạo Phật. Xuất gia từ nhỏ, đến năm 20 tuổi Đại Đức thọ đại giới tại chùa Bửu Tích ở Bình Thuận và đi về phương Nam hành đạo trước khi đến Đà Lạt tu học tại chùa Bửu Sơn, huyện Đức Trọng, tỉnh Tuyên Đức (nay thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) Năm 1963, phong trào đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo tại Sài Gòn bùng nổ và lên đến đỉnh điểm với sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Tháng 7/1963, Đại Đức tự chặt một ngón tay để phản đối chính quyền Diệm không thi hành thông cáo chung đã ký với Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo, trong cuộc biểu tình của Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Đức. Ngày 7/10/1963, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mở cuộc họp về tình hình Việt Nam và cử phái đoàn tới Sài Gòn ngày 24/10/1963 điều tra vấn đề kỳ thị và đàn áp Phật giáo của chính quyền. Chân dung Đại Đức Thích Thiện Mỹ Thời gian này, Đại Đức cũng từ chùa Bửu Sơn xuống Sài Gòn trú tại chùa Vạn Thọ, viết sẵn 4 bức thư gửi Tổng thống Ngô Đình Diệm, Hội chủ Phật giáo Thích Tịnh Khiết, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và toàn thể tín đồ Phật giáo Việt Nam, nói rõ lý do tự thiêu là phản đối hành động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Ngày 27/10/1963, trong khi phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc tiếp xúc riêng với Hòa thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết tại chùa Ấn Quang, Đại Đức định tự thiêu ngay trước cổng nhưng thấy lực lượng mật vụ, cảnh sát vây quanh chùa bèn lặng lẽ di chuyển về nhà thờ Đức Bà. Tại đây, Đại Đức tự tẩm xăng lên người, ngồi kiết già trước tượng Đức Mẹ rồi châm lửa tự thiêu. Lúc ấy là 10 giờ 30 phút sáng. Khi ngọn lửa bùng lên, hàng ngàn người dân xung quanh cùng các phóng viên quốc tế biết tin trước, kéo đến vây quanh hành lễ và tác nghiệp. Phát hiện sự thể, lực lượng cảnh sát và mật vụ vội lấy chăn trùm lên làm Đại Đức ngã xuống. Bất ngờ, ngọn lửa bùng lớn làm chiếc chăn cháy rụi, cảnh sát vùng bỏ chạy ra trong khi Đại Đức chậm rãi ngồi lên tiếp tục kiết già. Khi phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc biết tin đến nơi vẫn kịp chứng kiến cảnh xe cứu hỏa phun nước xóa dấu tích vụ tự thiêu, còn thi hài Đại Đức đã bị chính quyền lệnh cho lực lượng cảnh sát cướp lấy và đưa đi mất. Ngay cả máy ảnh, máy quay phim của các phóng viên cũng bị đập phá hoặc lấy đi. (Trích từ http://chuaadida.com/chi-tiet-vu-tu-thieu-cua-dai-duc-thich-thien-my-cung-la-ngon-lua-cuoi-cung/)




                                                   Đại đức Thích Thiện Mỹ





Cảnh tự thiêu của đại đức Thích Thiện Mỹ


                
2. Lễ đặt tên J. F. Kenedy cho quảng trường nhà thờ Đức Bà
Đó là vào năm 1964 thời Nguyễn Khánh làm quốc trưởng, buổi lễ diễn ra có sự tham dự của đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Henry Cabot Lodge, đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ là Bùi Diễm và các quan chức khác của Hoa Kỳ và Việt Nam. Sau năm 1975 quảng trường được đổi tên là quảng trường Công xã Paris và về sau là quảng trường hòa bình.






                      
3. Vụ pháo kích trong dịp lễ quốc khánh 1/11/1966
Vụ pháo kích do Đội Pháo binh Đoàn 10 thực hiện vào sáng ngày 1/11/1966 với 12 quả đạn được bắn đi từ phía Nhà Bè. Trận pháo lích này làm vừa thiệt mạng vừa bị thương 51 thường dân. Tôi nhớ hôm đó tôi có đi coi và đứng ở góc Công Lý - Thống Nhất, khi tiếng nổ đầu tiên phát ra mọi người nhốn nháo. Một trái đạn pháo bay lọt vào tháp chuông Nhà thờ Đức Bà, một trái rơi trong sân trường Taberd.

            
                                      Khán đài chính của buổi lể quốc khánh







            Việt cộng Pháo Kích Ngày Quốc khánh Việt Nam Cộng hoà ngày 1 11 1966

                     
4. Vụ nổ bưu điện Sài Gòn

Vào ngày 8 tháng năm năm 1969, đặc công VC đã đặt chất nổ ở giữa sảnh của bưu điện Sài Gòn, tức lá khu vực dành cho người gởi thư đứng dán tem hoặc có nhu cầu viết thư tại chổ. Vị nổ làm chết tại chổ 1 đại úy quân đội VNCH và 3 thường dân, làm bị thương 21 người. Chiếc đồng hồ điện trước cổng ra vào cũng bị hư hại nặng.






                      
5. Vụ rớt cây thánh giá nhà thờ Đức Bà
Rất tiếc là chuyện này không thấy tư liệu nào trên mạng có ghi lại, việc này xảy ra nào tháng 10 năm 1964. Rất may vụ này không xảy ra thiệt hại nhân mạng nhưng làm bẹp chiếc xe taxi đậu trước nhà thờ.


   Tháp chuông bên phải của hình mất cây tháng giá


Sang năm sau 1965 nhà thờ Đức Bà mới được tiến hành sửa chửa

                        Còn về tư liệu đầy đủ các bạn có thể truy cập vào địa chỉ sau:

                     Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – Wikipedia tiếng Việt

                                  vi.wikipedia.org/.../Nhà_thờ_chính_tòa_Đức__Sài_..


                         Lịch Sử Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn - Trang Nhất

                                    luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-107_4-1205_5-6...
                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...