Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)



Đây là một chiếc xe kéo bởi những con trâu thầm lặng, nhịp nhàng và chắc chắn.
Con trâu quạu quọ hơn là hung tợn. Nó gờm gờm vì sức mạnh to lớn của nó và vì cặp sừng có kích thước quá khổ. Bề cong nổi bệt mạnh mẽ có khi tời cả thước nhưng con vật này rất hiền lành đối với ai hiểu nó. Những đứa bé An nam điều khiển sang phải sang trái bằng giọng nói. Chúng leo lên lưng trâu bằng cách đạp chân lên khoeo của con trâu và nắm đuôi như một điểm tựa. Người châu Âu sợ hãi, một phần bởi cách thức này, một phần bởi cái mùi đặc biệt của chúng. Con trâu vươn cổ, mũi hướng theo gió, cặp sừng hướng về phía sau, đây là lúc quan trọng ví có thể người ta được con trâu chở đi, khi nó nổi khùng, rất khủng khiếp vì sức mạnh và khối lượng phi thường của nó, không loại trừ tốc độ của nó như tôi đã thấy ở những con trâu rừng. Những người An Nam đi xa dần. buông những tiếng hét lớn và vung mảnh gỗ đầu tiên rơi xuống dưới tay họ.


Vào lúc tôi đang nhận xét, tôi nghe thấy, cách tôi vài thước, tiếng cỏ xào xạc dưới một bước nặng nề; Tôi quay lại và thấy sừng của một con trâu lộng lẫy đi ngang tầm cửa sổ nhỏ của cai-nha! A! quá đáng. Mấy con trâu trong vườn của tôi, tôi lao ra với một cây roi mây, làm những cử chỉ mạnh mẽ và thốt ra những tiếng la lớn; cảnh diễn ra ở mặt sau của cai-nha; Con trâu, sợ hãi trong giây lát, rồi nhảy lên và chạy ra xa vài mét, nhưng ngay lập tức nó quay lại và làm lại từ đầu, cảm thấy rằng nó không có vấn đề gì với một người Pháp.
Nó ngước sừng về phía sau, kéo dài mõ: nó chuẩn bị tấn công, hay không tấn công? Đó là câu hỏi, tuy không quan trọng đối với tôi, là cố thủ trong nhà ngay khi nó xông vào đúng lúc, để tránh không cho nó vào, quậy phá mọi thứ kể cả Cai nha (ơn trời sự việc này không xảy ra). Điều dường như hiểu ra của một kẻ viếng thăm như tôi trong lúc này, là phải mở lối thoát (thuật ngữ hải quân) nếu con trâu kiên trì trong ý tưởng. Tôi ném một hòn đá vào con trâu, dường như ý muốn cho nó thoát đi để tôi lại làm chủ nơi này.Dù sao, cũng không có gì đáng tự hào.
Mười giờ sáng. Đây là giờ ra khỏi văn phòng của rất nhiều nhân viên khác nhau của chính quyền; mọi người ra ngoài ăn trưa Như tôi nghĩ tôi đã nói, các nhân viên người Âu hình thành các hiệp hội thân thiện ít nhiều để hổ trợ; Sau khi ăn sáng, mọi người trở về phòng của mình để nghỉ ngơi đến hai giờ.
Giấc nghỉ trưa! Từ này có nghĩa là nhiều thứ. Đối với cá nhân tôi, tôi cho nó có một ý nghĩa đặc biệt: Nghỉ trưa là một hoạt động mà sau đó người ta thậm chí còn khó chuẩn bị hơn trước. Nhưng tôi không truyền ý tưởng này, tất cả những gì tôi muốn là để người khác hạnh phúc hơn tôi và cảm thấy một hành động có ích.
Nghỉ trưa thực chất là một lĩnh vực riêng tư
Một số người thì đọc, một số thì buồn ngủ nghỉ trưa là điều tốt hay xấu? Tôi vẫn chưa kết luận Về điểm tế nhị này có liên quan đến sức khỏe cá nhân và cuộc sống riêng tư của con người dành cho ở xứ nóng. Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi tin rằng nghỉ trưa là một điều tồi tệ, tồi tệ nhưng cần thiết ở các nước nhiệt đới.
Nói chung, để nghỉ trưa, chúng ta trải một chiếc chiếu trên giường, nơi chúng ta có thể đổ mồ hôi đến chán chê. Thành phố vào khoảng trưa đến 2 giờ, có rất ít người đi bộ vì mặt trời. Tuy nhiên, điều này rất thú vị cho những ai muốn tỉm hiểu những gì đang xảy ra và thâm nhập vào phong tục sâu kín của xứ này.
Vào lúc hai giờ, mỗi người trở lại làm việc với một sự nhiệt tình khá bình tthản. Đây là thời điểm nóng nhất của ngày và khó nhọc nhất để vượt qua, thật là sảng khoái nếu có một chút gió nhẹ.
Ba giờ, tôi bắt đầu cầm viết, bầu không khí nặng nề và khó chịu, bầu trời xám xịt, nhiệt độ 29 ° C. Nhưng mặc dù vậy, và mặc dù có một cơn gió đủ mạnh, được cảm nhận ngay cả trong cai-nha của tôi, tôi rất vẫn thấy khó chịu: sự rã rời, nặng đầu,v.v… Quần áo tôi mặc rất mỏng. Sức nóng xuyên qua ngói của cai-nha, làm tôi bắt buộc phải đội một chiếc mũ rơm.
Tôi tiếp tục vai trò của người quan sát: Đây là một phụ nữ gánh đồ An Nam đi qua với hai mâm của mình; không có gì để nói; Cô ấy có lẽ đang mang nặng, vì cô ấy cúi gập người, lắc lư dưới sức nặng của gánh, đầu cúi về phía trước.
Đằng sau cô ta là một người Hoa đang nhìn theo, lặng lẽ bước đi với cái đuôi tóc trên lưng, chiếc quạt nắm trong tay.
Đây là một con gai (người phụ nữ An Nam) với đầu quấn khăn choàng, mang một cái giỏ chất đầy ở hông phải trên lưng ngựa và bồng một đứa trẻ ở hông trái, việc mang nặng hai thứ này khiến cho cô ấy bật về phía trước với cái bụng nhô ra và khó coi.
Cô ta đi cắt ngang hai người da đen: những người có lẽ đến từ Bourbon, họ là người lai tạp, họ có thể trả lời cũng y như vậy nếu được hỏi.
Họ mặc trang phục châu Âu, nhưng lại không hợp với màu da của họ; nó luôn luôn là như vậy, và ở tất cả các quốc gia, đều có sự tương tự; sở thích thảm hại của những người da sẫm màu đối với các loại vải sáng màu và sặc sỡ
Đây là ba người tre An Nam (Bambous annamites) (12) với hình dáng thon và gầy. một trong số họ mang dụng cụ làm việc, là cây tre dài hai mét.
Cái gì vụt qua nhanh chóng với âm thanh của tiếng chuông, ở tốc độ rất nhanh?
Đó là hai con ngựa nhỏ với yên ngựa đỏ trên lưng và chuông nhỏ, mà theo tôi, đang tăng tốc; Không có gì tò mò hơn là nhìn thấy những con vật nhỏ bé này với hình dạng gầy gò, đi khá nhanh, với tốc độ đôi khi là nước kiệu, đôi khi phi nước đại và có khi là cả hai. Người An Nam đội chiếc nón lá lớn được làm bằng một loại rơm đan tinh xảo, đầu nón được điểm bởi một lá kim loại gấp lại,
Có hai người lính canh tuần ở Sài Gòn (Mata de l’inspection) (13) đi qua, mang theo cây gậy phục vụ là hai hộp dùng để hầm dùng vào việc nào không rõ (một thứ chất lỏng nào đó). Mata khác với người An Nam ở áo khoác của họ, đối với những lính canh tuần ở Sài Gòn, là màu xanh với ve áo màu vàng, và một chiếc nón nhọn xinh xắn.
Đây là một người Hoa với quần dài màu xanh, áo khoác trắng cài nút ở bên cạnh, dài hơn một chút so với một số người An Nam, anh ta đang đi dép với mũi nhọn, đế màu trắng, tôi nghĩ rằng, được phủ bằng một loại nhung với hình thêu trang trí; anh ta nghiêm trang đi qua với chiếc dù; có thể là một thợ may hoặc thợ đóng giày,
Đây là một con gà trống xinh đẹp, nó là hàng xóm được nuối, tôi tin rằng, bởi một người Tagal (chủng tộc hỗn hợp của Tây Ban Nha và Phillipine). Điều khiến tôi chú ý là nó rất hiếu chiến; Khi nó thấy một số người Mã Lai ăn mặc sơ sài hoặc người Malabar mặc ít hơn, tôi không biết liệu đó có phải là sức hút của màu da của họ nhưng điều tôi biết chắc là nó vội vả giận dữ đá vào chân những người đi qua, không đợi chấm dứt sự gây hấn này, nó đi lòng vòng rất nhanh, cất tiếng gáy chiến thắng.
Tôi vừa nhìn thấy một người đàn ông đẹp trai với khuôn mặt ngăm đen; Có chút gì Mã Lai trong loại người này, nhưng không hoàn toàn như vậy. Đây được gọi là một người Bồ Đào Nha-Singapore hoặc Người Quảng (chủng tộc hỗn hợp Trung Hoa và Bồ Đào Nha), rất tự hào về một vài giọt máu Bồ Đào Nha đã đi vào tĩnh mạch của mình, Ông đẹp trai này mặc quần Âu và Áo khoác trắng, đội nón nhỏ bằng vải nỉ thanh lịch, đó là phiên dịch viên tiếng Hoa của sở thị sát (14) Sài Gòn, anh nói tiếng Trung hoa của bang hội Quảng châu,  Thật tốt khi biết rằng chúng tôi có năm bang hội Trung Hoa tại Sài Gòn.
Điều hữu ích để biết, bởi vì chúng ta liên tục nhầm lẫn về vấn đề này, đó là câu này: nói tiếng Trung Hoa không có ý nghĩa chung cho tiếng này; Chúng ta nói một phương ngữ Trung Hoa hoặc phương ngữ khác, các phương ngữ này về cơ bản là khác nhau, cũng như các ngôn ngữ nói ở châu Âu cũng khác nhau, chúng cũng khác với phương ngữ chính thức hoặc tiếng Quan thoại. Tiếng Trung Hoa này, ngôn ngữ chính thức của Đế chế, chỉ được hiểu bởi các quan lớn của Trung Hoa, mà bản thân họ không hiểu phương ngữ ở các tỉnh mà họ cai trị và phải cần người phiên dịch.
Ngoài nhược điểm đáng tiếc này đối với chính quyền của một quốc gia hay vì sự tiến bộ của nó, còn có một nhược điểm khác, đó là văn bản Trung Hoa đòi hỏi nhiều năm học hỏi mới biết đến ít nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân gây trì trệ cho dân tộc này, dù rất cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, thông minh lại phải lao vào vấn đề: vô đạo đức, cờ bạc, đức tin xấu, nhất là những người buôn bán nhỏ hoặc buôn bán trái cây, chất béo, đồ khô, v.v ... Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy ở Sài Gòn.
Nhưng đã đến giờ, bây giờ là năm giờ, tôi nghe thấy tiếng trống phát ra từ phòng tuần canh. Một tín hiệu rất ưa thích tất cả những kẻ cạo giấy (Thầy ký) bất kỳ, học thức, thông ngôn người Hoa, An nam, đều cùng chạy thoát càng sớm càng tốt công việc hay nơi mình làm việc.
Tín hiệu này đóng vai trò là đồng hồ trong vùng và khi tiếng trống vang lên cứ sau nửa giờ. Tiếng trống lúc 4 giờ rưỡi, nói như kẻ xấu miệng, là để chỉ 5 giờ.
Tôi thấy đi qua chổ tôi, phần lớn là nhân viên sở tuần canh: Các thông dịch viên hoặc thông dịch viên thực tập ra vẻ là người An Nam quan trọng. Một học giả viết người An Nam có một cái gì đó nghiêm túc hay gắt gỏng; bạn muốn gì? Anh ta kiếm được100 franc mỗi tháng, đây là một công chức lớn An Nam; anh ta biết hay cảm thấy biết những cá tính của anh làm thất vọng những kẻ khôn ngoan.
Năm giờ rưỡi tôi lại nghe thấy tiếng trống của sở tuần canh; Lần này, đó là giờ nghỉ làm việc của Mata,: họ sắp xếp thành hai hàng, họ được trang bị hai cây gậy nhỏ bằng gỗ cứng, đánh dấu giờ nghỉ làm việc bằng một nhịp gỏ nhanh, ngày càng tăng của những hai cây gậy với nhau, tất cả đan xen hòa lẫn trong tiếng trống cái.
Nhưng rồi những chiếc xe chuyển bánh và bắt đầu cuộc hành trình muôn thuở đi Chợ Lớn và Cầu Ông Lãnh; đó là đường đi dạo theo kiểu Champs Elysees của nơi này, thật mỉa mai! Có một con đường được gọi là Rue de l’Impératrice (15). Những khách sạn trên con đường này rất đẹp và chúng gợi nhớ đến những con đường của Đại lộ Impératrice? (16)
Tôi phải rời nơi quan sát của mình vì bị quấy rối bởi những con muổi hung tợn với những chân cao, cứ hào hứng chích đi chích lại và với những con kiến đủ kích cỡ, đủ màu sắc, tất cả các loài cứ tranh đua khiến bạn đau khổ nhất.
Chào buổi tối, cùng người bạn quan sát với tôi, hãy vui vẻ, trong năm phút sẽ là nửa đêm ở Paris, và bạn sẽ có thể tưởng tượng mình vẫn ở Sài Gòn và tiếp tục quan sát trong da vũ trang phục tuyệt vời mang đến ở đại lộ Malherhes Madame ***.(17)
Sáu giờ, thợ thuyền người An Nam và Hoa kết thúc một ngày của họ, và phần lớn rút lui về vùng ngoại ô đông dân và rộng lớn của Cầu Ông Lãnh và Gò Vấp. Tôi cảm thấy cần phải di chuyển và đi bộ một chút: trên tất cả các con đường rạng rỡ của thành phố. Tôi gặp dòng người An Nam, nghĩa là người An Nam đi bộ lần lượt; Đêm xuống rất nhanh. Tôi nghe thấy một tiếng súng thông báo rằng các tàu chiến đang hạ cờ trên đỉnh cột buồm. Đêm đã đến, Bảy giờ; bạn phải ngồi trước một bữa ăn tối nào đó, có tác dụng tương tự như bữa tối trên một con tàu nơi bạn bị say sóng,
. Vào lúc bảy giờ rưỡi, tiếng kèn thúc quân báo hiệu: đi và ngủ những người lính tốt.
Lúc tám giờ, tiếng đại bác vang như thông báo gì đó, có lẽ là đóng cổng cảng. Sau phát đại bác này nếu bạn đi ra ngoài đường, bắt đầu một đi chơi sẽ có nhiều điều lưu ý.
Dáng vẻ của Sài Gòn ban đêm không liên quan gì đến dáng vẻ của Sài Gòn ban ngày. Người Hoa với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, cửa hàng thợ may, thợ đóng giày, v.v., sòng bài, người bán hàng lưu động, mang lại cho thành phố một dấu ấn đặc biệt khiến người nước ngoài thích thú. Chúng ta sẽ nói về Sài Gòn ban đêm một lát nữa.

Ghi chú:

(12) Bambous annamites ở đây tác giả cũng không nói rõ.

(13) Mata de l’inspection tôi tạm thời dịch là lính tuần canh. 

(14) Sở thị sát tức là l’inspection chứ không nghĩa là thanh tra.

(15) Rue de l’Impératrice về sau này là đường Công Lý.

(16)  Là đại lộ ở Paris. Tuyến đường này bắt đầu tại Place Charles-de-Gaulle (trước đây gọi là "Place de l'Étoile") và kết thúc tại Porte Dauphine (Place du Marechal-de-Lattre-de-Tassigny). Về sau đồi lại là đại lộ Foch
(17) Đại lộ Malherhes Madame là đại lộp của quận 8 và 17 của Paris.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1621. Ngả tư Công Lý - Phan Đình Phùng xưa và nay.


1622. Ngả tư Huỳnh Thúc Kháng - Công Lý xưa và nay.


1623. Đường Pasteur gần giao lộ với Hàm Nghi xưa và nay.


1624. Ngả ba Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng Tân Định xưa và nay.


1625. Đường Bùi Viện xưa và nay.


1626. Nhà sách Liên Châu ngày xưa và giờ đây.


1627. Giao lộ Đồng Khánh - Ngô Quyền xưa và nay.


1628. Đường Bà Huyện Thanh Quan nhìn về Phan Thanh Giản xưa và nay.


1629. Giao lộ Đồng Khánh - Nguyễn Hoàng nhìn từ hotel Capitol xưa và nay.


1630. Ngả tư Công Lý - Yên Đổ xưa và nay.



Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Trung Ngo, Thanh Nguyen

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)




  Người Mã Lai, ít phổ biến ở Sài Gòn, là người chăn ngựa tốt, như tôi đã nói trước đây.
Ở Singapore, người Mã Lai thường chăm sóc ngựa và lái xe ô tô riêng và công cộng. Ở Sài Gòn, người Mã Lai thường được biết đến (người đánh xe và chăn ngựa) cho các xe của chủ. Đối với xe ô tô công cộng, chúng được điều khiển bởi người Ấn Độ đến từ Malabar, Pondichéry hoặc Singapore. Chúng ta đã quá quen với việc nhìn thấy một người malabar lái xe ở Sài Gòn được gọi là xe thuê, xe Malabar, và cái tên đó sẽ vẫn còn, như tôi đã thấy ở các nước khác người ta gọi một đầu bếp bánh ngọt là người Thụy Sĩ bởi vì những người làm bánh kẹo đầu tiên đến đó có nguồn gốc từ Thụy Sĩ,


Xe ngựa malabar 4 bánh,người saigon hồi đó gọi là xe kính

Người Malabar chăm sóc ngựa rất tốt, họ có cách kỳ cọ làm cho ngựa kỳ quặc, họ chà xát chúng bằng lòng bàn tay, để khiến chúng ta tin rằng họ muốn lột bỏ da của chúng.
Người Malabar cũng có xu hướng chăn thả những đàn bò lớn, để bán sữa, (Có kẻ ác ý cho rằng sữa này thường được làm bằng dừa xay trộn với nước.)
Malabar cũng có một nghề khác, họ là người đổi tiền; đối với tiền piastre được chính phủ đưa ra ở mức 5 f. 55, họ đổi 5 fr. 05, đôi khi nhiều hơn, sau đó, chính họ hoán đổi tiền piastre này khoảng 6 franc. Họ còn giao dịch với người Hoa của Chợ Lớn, những người thường cần phải có một tiền nhất định để mua gạo trong nội địa. Hãy biết rằng người Hoa là những người chuyên nghề buôn bán rất xuất sắc.? Người Hoa gần như là những người duy nhất kiếm được nhiều tiền ở Nam Kỳ; điều đó đã làm thiên hạ thở dài.
Người Malabar vẫn có một công việc thứ tư tại Sài Gòn. Họ được thuê làm tùy phái hoặc gác dan, họ cũng được thuê làm cảnh sát.
Người Malabar là một cộng đồng những người chuyên về làm việc và kinh tế; tiền họ kiếm được được cất giữ kỹ và không xuất hiện trở lại.
Người Malabar thường có thân hình đẹp, có làn da rất nâu, có một dáng đi không thiếu sự quý phái, những trẻ em, bé trai và bé gái Malabar này thường rất vui tính. Họ có các nét mảnh mai và dạng vẻ dể mến, họ thường mang nhiều đá quý và dây chuyền khác nhau trên cánh tay, chân và cổ, tất cả đều bằng vàng nguyên khối; đồ trang sức giả đều bị cấm.
Trang phục của người malabar rất đơn giản, người malabar bình thường thường chỉ có một loại váy bằng vải cotton bó ở thắt lưng, đôi khi thậm chí còn ít hơn; phần còn lại, nghĩa của vêtu en malabar chỉ ra loại trang phục gần với trang phục thời nguyên thủy. Sự xa xỉ lớn nhất của người malabar là cái nón, bằng lụa và có giá vài piastre, Những chiếc mũ này đến từ Madritre (Ấn Độ).
Tôi chỉ nói về người Cam Bốt như một kỷ niệm, vì ở Sài Gòn chỉ có một lượng rất nhỏ.
Sắc dân có xu hướng thống trị tất cả những sắc dân khác ở Nam Kỳ là người Hoa. (11)
Khi người Pháp đến Nam Kỳ, có một thành phố lớn của người Hoa tên là Chợ Lớn; thành phố này trung tâm thương mại của người Hoa với nội địa của xứ này,
Một vài km từ Chợ Lớn, tại chổ giao nhau của kênh Tàu Hủ và sai Đồng Nai Người ta thành lập một trên vùng đầm lầy rộng lớn thành phố Sài Gòn. Như tôi đã nói ở trên, khá nhiều ngôi nhà gạch được lợp bằng gạch đỏ bây giờ bắt đầu thay thế những cái nhà khốn khổ mọc lên trên bờ sông. Những chổ ở chánh thích hợp để ở lại là chổ của các thương nhân.
Ở Sài Gòn có một số nhà lớn buôn bán của người Pháp và người Đức; ngoài ra còn có một số nhà theo kiến trúc Pháp và một số lượng lớn nhà theo kiểu người Hoa.
Như tôi đã nói trước đây, không có cái nghề ngu ngốc nào cho người Hoa, họ bắt đầu là một người khuân vác, bạn sẽ tìm thấy họ một vài năm sau đó đứng đầu một tiệm buôn lớn.
Cái gánh ở sài Gòn gọi là cây tre. Thật dễ hiểu khi biệt hiệu này xuất phát từ cây tre mà anh ta dùng để mang gánh nặng; Những thùng rượu, thùng cây, tiếng heo kêu vang lên giữa một cây tre, hai đầu tựa vào vai hai hoặc bốn người Tàu đi bộ theo kiểu chạy nhịp nhàng, đặc biệt đối với những người Hoa và An Nam khuân vác.
Người Tàu còn là người cung cấp nước, llại là đầu bếp lưu động, họ mang trên vai một thanh tre, ở một đầu là cái lò đang nung, ở đầu bên kia là một kệ với nhiều dĩa; họ đi qua với tiếng rao đặc thù, làm chảy nước miếng của bạn hàng quen thuộc.
Ngoài ra người Tàu còn có tiệm tạp hóa, bán đủ mọi thứ; bạn phải luôn cẩn thận trong giao dịch với anh ta, bởi vì anh ta có bản năng thương mại tồi tệ bị đẩy đến một mức độ đáng tiếc.
Người Tàu là thợ đóng giày, thợ may, thợ mộc, thợ xây, thương nhân mua bán đồ Trung Quốc, v.v ... Đây cũng là những gì, như tôi đã nói trước đây, những thương nhân lớn nhất trong nước, chúng ta thậm chí có thể nói rằng thương mại không được thực hiện không có họ, bởi vì trong các ngôi nhà thương mại lớn của châu Âu, luôn không thể thiếu người Tàu làm trung gian, được gọi là comprador (tư sản mại bản), rất hiểu biết về người An Nam, Tàu, Pháp, là người trung gian không bao giờ trì hoãn để làm giàu, anh ta có một mức lương nhỏ: hai mươi piastre một tháng,
Những khó khăn của giao dịch thương mại là rất lớn, bởi vì chữ viết An Nam, dùng các ký tự Trung Hoa.
Có hai ngành kỹ nghệ rất quan trọng khác được tổ chức bởi người Tàu: xưởng sản xuất thuốc phiện và sòng bài; Sòng bài quá nhiều ở Sài Gòn, chúng có tác dụng làm đồi bại, tôi sẽ quay lại sau về chủ đề này *
Thú cờ bạc phát triển ở người An Nam, chúng ta bắt gặp từng bước những đứa trẻ đang chơi giữa chúng trò chẳn lẻ bằng những đồng xu.
  Chúng ta hãy nói một chút về đồng xu,
  Đồng xu là tiền tệ phổ biến của xứ này, nó làm bằng kẽm, mỗi xu có kích thước bằng một đồng franc, Ba mươi xu tạo ra một đồng xu, 600 xu đại diện cho một franc, Đồng xu ở trung tâm có "một lỗ vuông, cho phép xỏ xuyên qua như xâu chuổi, để chứa 600 xu, tất cả chuổi này được xỏ bằng một loại cỏ đặc biệt, theo thông lệ, người ta đổi 6 chuổi lấy 1 piatre, đó là tỷ lệ 1 piastre ăn 6 franc; nhưng người Hoa, sinh ra láu cá, lấy bớt đi một vài xu trong mỗi chuỗi,
Thậm chí, người ta còn nói, ở Cholon người Hoa có một hoặc hai phụ nữ bận rộn trong công việc nêu trên; họ sử dụng một mảnh gỗ trong đó được rạch một rãnh dọc nửa hình trụ theo chiều dài của chuỗi tiền xu được quy định. Họ đưa vào trụ này chuỗi tiền xu này, nếu tôi có thể sử dụng cách thức này, là cắt các mối nối đang giữ các tiền xu lại, lấy ra một lượng nhỏ các tiền xu và nối mối nối lại (thế là trò này đã làm xong),
Từ đó chúng ta có thể hiểu cách làm như trên của người Hoa là gì. Tất nhiên, điều này không áp dụng cho các thương nhân lớn của người Tàu khác, những người cho thấy, có một sự trung thực nhất định trong việc giữ các cam kết thương mại của họ.
----------------------------------

Tôi còn nhớ khía cạnh kỳ lạ mà Singapoore đã đưa tới cho tôi, đó là thành phố đầu tiên của người Tàu mà tôi nhìn thấy.
Sự chú ý của tôi đã gia tăng từ Châu Âu; Tôi đã nhìn thấy Alexandrie, Cairo, theo một kiểu khác (kiểu không biết): Suez, với các khu dân cư ô uế đầy thòi hư tật xấu đến từ Châu Âu và Châu Á, Aden, là cửa ngõ xứng đáng của Biển Đỏ ngột ngạt trong trạng thái ảm đạm và đen tối.
Người ta bị thu hút bởi màu xanh rờn của Tích Lan (Sri Lanka), nơi có bờ biển phẳng, ở mực nước biển, gây ấn tượng, tôi thừa nhận, vó một chút bất lợi cho cái nhìn đầu tiên. Nhưng ấn tượng này trôi qua rất nhanh, người ta cảm thấy đang ở châu Á. Dù chúng ta có thể như là một nhà thơ, chúng ta đều cảm động, ở một phần của thế giới hoàn toàn khác với Thế giới cũ của Châu Âu. Ấn tượng đầu tiên cảm thấy ở Alexandria nhanh chóng phai đi. Châu Á, Ấn Độ nói với bạn một thứ ngôn ngữ gây ấn tượng sâu sắc hơn cả Ai Cập. Có chăng kết nối ấn tượng này với truyền thống thuần túy ít nhiều mang lại cho con người đầu tiên như là cái nôi Tích Lan? Tôi không biết!
Đối với Singapore, đây là loại thành phố khác, đó là loại Châu Âu Trung Hoa (đó là Quảng Châu, Macao, Hồng Kông), đây là một kiểu mới gần với kiểu của các thành phố Trung Hoa, hơn là của thành phố châu Âu.
Sài Gòn là theo kiểu Châu Âu Trung Hoa thu nhỏ (những thành phố mà tôi đã nói đến, một kiểu rất được chú ý nổi bật ở châu Âu.
-----------------------------

Tôi đã đề xuất từ lâu, để nói những gì chúng ta thấy trên đường phố Sài Gòn, để làm cho người châu Âu hiểu cuộc sống ở Nam Kỳ như thế nào, đặc biệt là ở Sài Gòn; Đó là, tôi thấy, cách tốt nhất để sờ nắm, nói về cuộc sống của một dân tộc cho người ngoại quốc, nhưng tôi không thoải mái đến mức cây bút rơi khỏi tay tôi nhiều lần,
Hãy trút bỏ trạng thái đờ đẩn này đi và hãy để độc giả theo dõi tôi. Giả dụ ông ta bây giờ đang ở Paris, tôi cho là như vậy, trời đã lạnh rồi (15 tháng 11), vối một chiếc đũa thần, giờ ông ta đã chuyển đến Sài Gòn, nơi tôi tin rằng ọng ta sẽ được che chở khỏi cảm giác của cái lạnh.
Cuộc sống đường phố ở Sài Gòn thường bắt đầu lúc 6 giờ sáng, nhưng người bạn đồng hành quan sát của tôi đã không dậy sớm để nhận ra những gì đang xảy ra vào đầu giờ này, thôi kệ anh ta. Rằng anh ta tự an ủi một cách nhanh chóng, những gì anh ta thấy bây giờ là 7 giờ sáng là những gì anh ta có thề thấy khoảng một giờ trước.
,
Thật tốt khi tôi nói chúng ta đang ở đâu và chổ đài quan sát của chúng ta ở đâu. Tôi đang ở trong một Cai Nha được chia thành bốn phòng, mái rất thấp, kéo dài theo mặt tiền, tạo thành một mái hiên cạnh đường, tôi cách con đường vài thước, tôi bị ngăn cách bởi một hàng rào cây mắm được bao phủ bởi sự phát triển của một loại thực vật dây leo duyên dáng của cây thường xuân. Những bông hoa nhỏ nổi bật với màu đỏ tươi trên nền xanh của những tán lá cây được gọi là tóc của thần Vệ Nữ. Một vài cây chuối hoa có lá rộng, thân mảnh mai chấm dứt bởi một bông hoa dài màu đỏ; một số bông hoa màu xanh hoặc trắng khác giống như cây cẩm quỳ, thêm lùm cây xanh ngăn cách tôi với con đường mà tôi dùng để liên lạc thông qua một lồi đi rộng mở ra hàng rào bằng một cổng đấy bóng mát. Chính nhờ cái công này mà tôi mới thấy người qua đường.
  Cai Nha tôi ở được bao quanh bởi một số cây dừa mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trái và vài cây cau thân vươn cao với buồng trái màu vàng bởi ánh mặt trời (sự ham muốn của người An Nam và Mã Lai)
  Cai Nha nơi tôi đang ở, có thể nói, nằm bên ngoài thành phố, trên một con đường lớn đi từ khám đường nằm trên vùng cao của thành phố đến kênh Tàu Hủ khoảng 4 hoặc 500 mét.
Trước mặt tôi, một chút bên trái là Caï-nha của một trong những phòng công cộng của Sài Gòn được tôi đặt tên là phòng không xác định,
Bây giờ đã là 8 giờ sáng, thời gian vẫn trôi qua! Nhưng không phải lúc nào cũng vậy ... Nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ 23 ° -f, bầu trời u ám, thời tiết có thể chịu đựng được, gần như dễ chịu cho xứ sở này; Là bạn đồng hành của tôi, anh có ý kiến gì? Tôi mong ước cho anh ta, nhưng anh ta bị cuốn hút bởi những gì anh ta thấy rằng tôi muốn làm phiền anh ta chỉ để cho anh ta những lời giải thích của một hướng dẫn viên, Chú ý, bức màn được vén lên các diễn viên đang ở trên sân khấu:
         Nào đi đi lên phố, một người Tàu gánh nước, anh ta đi bộ với những bước đếm, điều đó cho thấy anh ta gánh thùng rỗng, anh ta sẽ đổ đầy xô của mình tại cái giếng nằm dọc theo khu vườn của tôi. Người Tàu này có một chiếc mũ rơm, quần dài và áo khoác màu xám Anh do nước sản xuất, mặc quần áo màu đen có nguồn của nước Anh. Đằng sau anh ta là một người Tàu gánh nước hoặc bất cứ hàng hóa khác với bước chân lẹ làng và nhịp nhàng, cởi trần, đầu đội chiếc nón mây truyền thống lớn và thấp, đuôi tóc xoăn trên búi tóc vào cổ.



Phu khuân vác người Hoa

Người Tàu gánh nước giống như những người gánh nước Pháp (Auvergnats) mà họ không có sự thanh lịch truyền thống. Họ có một thanh phẳng hoặc một chút cong với các rãnh ở mỗi đầu, trong đó hai thùng được đặt ở trạng thái cân bằng trên vai treo bằng dây mây; Người An Nam và Tàu đều gánh vật nặng đáng kể ở khoảng cách lớn. Đàn ông, phụ nữ, trẻ em chỉ cao bằng chiếc giày bốt, ai ai cũng đều vác gánh nặng. Không khỏi tò mò khi thấy một trong những người này mang theo cây gậy của mình với hai chiếc mâm được chất đầy đủ, khó khăn lớn nhất là việc giữ thăng bằng trong khi chạy vừ nhảy dưới sức nặng khiến anh ta chao đảo.


Một người Hoa bán hàng rong

Còn đây là một người An Nam, khác với người Tàu, thân hình của anh ta trần trụi, anh ta có dáng người mảnh khảnh hơn người Hoa, khuôn mặt anh ta xương xẩu.
Khi chúng tôi đi xuống về phía kênh, chúng tôi thấy một người An Nam già, với một bộ râu dê, hoa râm; ông ta mặc chiếc áo An Nam màu đen, cài nút ở bên hông, phủ dọc theo đùi; Ông ta mặc quần trắng, hay nói đúng hơn cho bạn biết sự thật, màu xám bẩn (từ nguồn gốc từ tiếng Anh Gris sale). Trên vai, ông ta có cái dù với tay cầm bằng tre lớn, vải dù là một loại giấy đen, có bề mặt phẳng hơn nhiều so với những cái dù châu Âu.
Một phụ nữ An Nam đang nói chuyện với một người An Nam khoảng hai mươi tuổi (con trai). Cô ấy đội một loại khăn tay trắng, được buộc thô sơ dưới cổ, như ở châu Âu. Mặt khác, cô ấy mặc chiếc áo khoác và quần dài truyền thống bằng vải cotton màu xanh đậm. Chàng trai có một chiếc áo khoác nhỏ bẩn có nút thuỷ tinh nhiều màu phía trước; áo khoác và quần dài bằng vải cotton trắng Một chiếc khăn quàng trắng quấn quanh mái tóc búi,
Dưới đây là ba chú Nay với những chiếc giỏ của chúng. Tôi đã có dịp nói ở trên về sản phẩm tuyệt đẹp này của nền văn minh An Nam - Pháp: thật tuyệt. Nay mặc quần áo nhỏ của người An Nam, áo khoác và quần dài màu trắng, và chiếc giỏ thường thường Nay sử dụng như một cái nón, một chỗ ngồi, một vũ khí để chiến đấu, và cuối cùng là để chạy chợ. Tất cả quần áo không dùng trong tủ của người châu Âu, và đặc biệt là binh lính, đều tốt cho anh ta, nón kepi của hải quân được dùng nhiều nhứt.
Đây là một người phụ nữ (Con gái từ An Nam, đang đi đầu trần, tóc búi cao sau đầu, mặc một chiếc áo khoác màu xanh với những miếng màu đen, quần dài, hai cánh tay vung vẩy đặc trưng của phụ nữ An Nam (Đánh đồng xa), tôi cho rằng, đó là nét độc đáo cuối cùng của thời trang.




Một người Con Gai An Nam

             Đây là một người gánh nước An Nam, đội chiếc mũ làm bằng tre, có hình dạng gần như một cái nắp nồi nước, có một núm lớn.



Một em bé An Nam đang gánh nước

                                                                  (Còn tiếp)
Ghi chú: 
(11)  Tôi sẽ có một bài phân tích coi sắc dân nào ở Nam Kỳ là người thực sự khai khẩn vùng này. Quan điểm của tôi khác với các sách sử về Nam Kỳ luôn nói là người Việt lưu dân là người khai khẩn Nam Kỳ.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019


NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)




Tôi đã nói rất ngắn gọn về doanh trại bộ binh hải quân (TQLC), ở Sài Gòn có một phân đội từ 1.000 đến 1.500 người, từ trung tâm này lan tỏa vào các vị trí khác nhau của thuộc địa.
  Không có gì để thêm vào những gì tôi đã nói về những doanh trại này, chúng bất cập; hơn nữa, chúng sẽ bị phá hủy sớm.
Theo tôi được biết, người ta sẽ đưa quân đội vào trong các tòa nhà đang được xây dựng tại khu thành cũ ờ phía bắc.
Các doanh trại hiện tại nằm trên đường đến làng Gò Vấp; Cách con đường này vài trăm thước là nghĩa trang, được bao quanh bởi hàng rào tre. Người ta sớm tìm hiều các con đường khi sống ở Sài Gòn.
Ở Sài Gòn tồn tại một cơ sở giáo dục khiêm tốn rất hữu ích: trường phiên dịch thành phố, tên của nó chỉ ra mục đích đầy đủ. (8)
Người ta có thể ví Sài Gòn như một tòa kiến trúc: là con tàu biển đứng yên tên là Duperrê (9). trên đó là tất cả các thủy thủ không có điểm đến xác định, họ đang ở trên Duperrê (doanh trại nổi lớn) hoặc trên Duperrê phụ; một con tàu tuyệt vời mà sự tồn tại, tiến hóa và cuộc sống khó hiểu của nó đối với những người không được hướng dẫn ban đầu vào những bí ẩn của nó.
Đối diện kho quân giới là bến tàu nổi, một khung lớn bằng tôn mà lợi ích không thể chối cãi; người ta chỉ có thể chê trách, vì cái giá cắt cổ, đã khiến nước Pháp phải trả giá.
Kho quân giới có lẽ là cơ sở quan trọng nhất về mặt vật chất, nó có người điều hành, là một kỹ sư phụ hạng nhất về đóng tàu. Hiện tại cơ sở đang quản lý một đội ngũ nhân viên lớn, bận rộn xây dựng nhiều công trình, phải tiêu tốn rất nhiều tiền, và đang sử dụng một ngàn công nhân viên; mà buổi chiều, bạn nhìn thấy họ đi ra từ cánh cổng của kho quân giới đi về Gò Vấp, một đoàn người An Nam thật sự vác trên vai những mảnh gỗ thừa. Các tòa nhà hiện tại của kho vũ khí là tạm thời, thật vô ích khi đưa ra một mô tả ngày hôm nay vì nó sẽ không chính xác vào ngày mai,




Vị trí của kho Quân Giới

Người điều hành cơ sở rộng lớn này chỉ là bây giờ, ông ta còn làm những công việc lý thú hơn là với cái danh hiệu, Thủy quân lục chiến gắn liền với sự quan trọng to lớn của kho quân giới Sài Gòn, thậm chí tôi nghe một viên chức cao cấp nói rằng Nam Kỳ cần phải giữ được có kho quân giới cho hải quân quốc gia. Nơi sửa chữa cho các tàu của Nhà nước. Cần phải lắp đặt trong kho quân giới các bể chứa và các con kênh khác nhau mà việc thu hồi sẽ rất tốn kém.
Một lời chỉ trích được đưa ra, một lời chỉ trích mà người ta phải rất tỉnh táo nói chung khi nói đến việc khôi phục một cái gì đó mới trong điều kiện khí hậu và trong điều kiện khó khăn như của Nam Kỳ. Đó là gỗ sẽ được xẻ ra ở kho quân giới đang được lưu trữ ở phía bên kia của kênh Avalanche (kênh Thị Nghè), có một lực lượng nhân công đáng kể được sử dụng, làm việc tăng gấp đôi, để mang đến các bãi các khúc gỗ được xẻ. Tại sao không ai khuyên nên có một kho gần thảo cầm viên?
Các cửa hàng tổng hợp mà khách hàng mạnh nhất là kho quân giới, nếu tôi không nhầm, được tách ra khỏi bởi thảo cầm viên, đó có phải là một sai lầm không?
 Những cửa hàng này, như tôi đã nói, rất gần với kho thuốc súng, đó không phải là một sai lầm khác?



Kho thuốc súng nằm cạnh cầu Thị Nghè

Vườn Bách thảo hoàn toàn có thể, và có lẽ, tôi tin rằng, phải từ bỏ một phần đất của mình để dời kho vũ khí và các cửa hàng tổng hợp, cách đó vài trăm mét, dọc theo kênh, và bồi thường cho họ, để lấy một phần bề mặt của nó làm bãi chứa củi.
Hơn nữa, đây chỉ là một cái nhìn theo đường chim bay, đó là một ý tưởng để nghiên cứu, bởi vì tôi chỉ nhìn thấy kho vũ khí có một lần, thoáng qua.
Có công nhân người Tàu và An Nam trong kho quân giới; Người An Nam làm thợ rèn khá giỏi, những chàng trai An Nam làm thuyền buồm tốt, người Hoa là những thợ giỏi về đúc khuôn. hầu nhưchỉ có hai mươi công nhân Pháp trong kho quân giới. Hơn bất kỳ ai khác, tôi có thể đánh giá cao hành động của giám đốc trong những điều kiện như vậy và hoan nghênh những khó khăn mà ông ấy đã vượt qua. Tại một vị trí cố định hoặc gần, tại cảng Sài Gòn, là du thuyền của thống đốc, chiếc Ondine hiện nay,
Có rất nhiều xà lúp hơi nước đang phục vụ tại quân cảng; bạn không thấy một chiếc ghe ba lá nào trên đường đi của tàu vì chúng sẽ làm chìm tất cả, đó là vấn đề nghiêm trọng trên sông Sài Gòn.
Hai chiếc tàu vận tải neo trong cảng, một chiếc ở phía trước kho quân giới, chiếc còn ở phía dưới hơn một chút, chờ đợi sự trở lại của chiếc thứ ba, đang hiện hành trình của mình trong thời gian trung bình ba tháng, qua lại, bao gồm cả ba tuần ở Suez,
Một số pháo hạm hơi nước đường sông, hai hoặc ba chiếc khác đường biển, có trọng tải mạnh hơn một chút, tham gia vào quân cảng; xa hơn một chút, phía trước nhà Wang Tai, là cảng là nơi neo đậu tàu thương mại. Có ba mươi tàu trong cảng, gồm Pháp, Đức, Anh, v.v.
           Giám đốc cảng thương mại có căn nhà và các văn phòng giữa nhà Wang Taï và kênh Tàu Hủ. Trước ngôi nhà này là một cột cờ rất thú vị (10), bởi vì nó thông báo sự xuất hiện của thư từ từ Pháp, bằng các tín hiệu ít nhiều phức tạp. Dưới chân cột buồm này là một cầu tàu có cầu thang xung quanh có nhóm một nhóm ghe nhỏ đưa bạn đến các tòa nhà của des Messageries nationales nằm ở phía bên kia của kênh Tàu Hủ, hoặc đưa bạn lên một con tàu với một khoản tiền thù lao nhỏ mà không bao giờ thỏa mãn người lái thuyền. Các cậu bé, đàn ông hay phụ nữ, lái những chiếc ghe này cũng thu hút như các đồng nghiệp của họ từ các quốc gia khác, họ là những hay chế giểu, ồn ào, xấc xược, v.v.




Cột cờ Thủ Ngữ lúc ban đầu

Giới hạn của cảng Sài Gòn ở hạ lưu là pháo dài Nam. Pháo đài này nằm cách nhà Wang Tai khoảng hai km, bờ phải, được bao quanh bởi một bờ dốc nhỏ dễ dàng vượt qua. Đó là nơi trừng phạt những người lính và thủy thủ vô kỷ luật. nhưng người ta ít sử dụng hiện nay. Chính pháo đài này bảo vệ lối vào Sài Gòn từ phía biển.
Tôi cũng chưa nói về việc cơ quan thực thi pháp luật ở Sài Gòn.
Ở Sài Gòn có một Tòa bản địa chuyên Thanh tra các vấn đề bản địa.
Ngoài ra, còn có một dịch vụ tư pháp, với một Tổng chưởng lý, Tòa án cấp phúc thẩm gồm hai ùy viên, một 'Chánh án và ủy viên điều trần', Tòa án sơ thẩm gồm một Thẩm phán và một trung úy thẩm phán (Chủ tịch và Thẩm phán theo tiếng Pháp hiện đại).
Mọi người tỏ ra hứng thú với tòa pháp đình, một Cái nhà bình thường, còn khốn khổ hơn bao cái khác. Hơn nữa, giới tư pháp này đặc biệt lạ lùng, bởi vì không bao giờ, hoặc hiếm khi, người nắm giữ một chức năng cụ thể thực hiện chức năng của mình; Vì vậy, bạn thấy những sự thật sau đây, còn lại, gây sự lưu tâm cho Sài Gòn, là làm mất giá trị giới tư pháp:
Chánh án của Tòa án là Tổng chưởng lý, Ùy viên là chánh án, ủy viên điều trần là chưởng lý, chưởng lý là ủy viên điều trần, Người thay thế giờ là Người bị thay thế, nhưng lại rất bưc mình khi phải hoàn thành các chức năng tự nhiên của mình vì đã không thể quyết định nhưng miễn là nó không chống lại việc thi hành, Một thư ký của tòa là tổng luật sư tại Tòa án, ủy viên điều trần, tôi không hiểu gì cả. đó là ý kiến của chánh án mà cả ông và bất kỳ ai ở Sài Gòn có lẽ sẽ không ngạc nhiên.
Tôi rất buồn cười nhưng tôi vô cùng đau buồn khi thấy luật pháp của Pháp áp dụng cho một quốc gia và cho những người mà hiện tại nó không thể thực hiện; đôi khi bạn đi đến những điều phi lý quái dị chỉ có thể khiến những người có trái tim và ý thức quan tâm sâu sắc đến các chủng tộc khác nhau sống ở Nam Kỳ.
Đối với Hội đồng phúc thẩm tư pháp bản địa, tôi sẽ rất muốn thấy nó hoạt động, có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều phán xét không đúng cần xem xét lại. Đủ để nói rằng các thanh tra về các vấn đề bản địa, các sĩ quan trẻ thiếu kinh nghiệm nói chung, bị buộc tội về quản lý và đưa ra công lý.
Nam Kỳ là nơi sinh sống của một số chủng tộc đại diện tại Sài Gòn. bạn có một thang số giảm dần sau đây:
1, Người An Nam được chia ra làm nhiều loại..
2. Người Hoa.
3, Người Châu Âu.
4. Người Ấn Dộ (Còn gọi là Malaber).
5. Người Mã Lai (Còn gọi là Malayou).
           6. Người Khmer (Chỉ một số it)




Cảnh chợ Sài Gòn 1872, để ý có 2 người Ấn (malabar) và một người Hoa trong chợ

Người An Nam ở Sài Gòn, bao gồm nhiều loại: Người làm nghề lái thuyền, người làm nghề nông quanh Sài Gòn, người làm nghề Mã tà người bản xứ làm bảo vệ cho các Thanh tra, cuối cùng là người bồi.
Người bồi xứng đáng có một bài viết đặc biệt vì họ đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của người châu Âu (tên boy rõ ràng đến từ tiếng Anh, Boy là người hầu mà người châu Âu thường có, boy có thể tự chia làm hai loại:
1. Người bồi như đã nói.
2. Người Nay (?) (11) (tên gọi thông thường của cái giỏ) (Từ này xuất phát từ tiếng An Nam và có nghĩa là đằng kia, đó là thuật ngữ sử dụng khi chúng ta gọi ai đó).
Các giỏ là trẻ em từ 7 đến 8 tuổi, cho đến 12 hoặc 15 tuổi, như tên gọi của chúng, được cung cấp với các giỏ tròn, chúng liên tục trên các cảng, trước các cửa hàng của người Hoa hoặc người châu Âu, đang chờ đợi sà lan đến để thực hiện một số vụ thu mua lại, họ tranh dành với người cung cấp dịch vụ trả cho chúng một số tiền công ít ỏi, các đồ vật mà chúng đã thực hiện giao dịch. Cái nay hay cái giỏ nói chung tuổi còn rất nhỏ, chúng có mái tóc dài nằm sau đầu, chúng là một trong những vết thương nhức nhối của Sài Gòn, kể từ khi Pháp xâm chiếm, ngay từ đầu, đặc biệt là liên quan đến một lối sống tàn nhẫn theo kiểu lính, với những dục vọng buông thả, làm bại hoại đạo đức, diễn ra thường xuyên dưới cặp mắt của kẻ cầm đầu chúng.
Không được quên rằng cuộc chinh phạt Nam Kỳ ngay sau chiến dịch Trung hoa, trong đó những tập quán nhất định đã được áp dụng, chủ yếu từ Viễn Đông, và hoàn toàn, (bất cứ ai có thể nói), khác với tập tục của Trung Hoa. Hạng người Này giúp duy trì thói quen lười biếng và thói thích đi rong truyền thống của người đàn ông An Nam. Chính trong phần đầu nói về hạng người này, người ta đã chọn lựa hạng người Boy như tôi đã nói, là những người hầu của người châu Âu, và tồn tại hàng trăm người ở Sài Gòn; tuổi đời thường từ 15 đến 20 tuổi; thực chất họ là những kẻ nói dối, trụy lạc và cờ bạc; đây là hậu quả tự nhiên của những khiếm khuyết này, và trên đỉnh của những khiếm khuyết này, họ là những tên trộm. Tuy nhiên, họ cần phải vượt qua vì họ tạo thành gần như duy nhất lớp người phục vụ được tuyển dụng. Giá của những người bồi này rất cao, thật điên rồ, khi xem xét các chi phí thực tế và bắt buộc của cuộc sống thường xuyên của một người An Nam và các dịch vụ mà họ không phải trả, người ta trả cho những người bồi này mỗi tháng từ 2 đến 10 piastres (đồng tiền piastre của xứ này với tỷ lệ hợp pháp là 5 franc 55 xu thường được trích dẫn trên thị trường với tỷ lệ cao hơn một chút), người bồi làm nhiệm vụ của người hầu phòng không hoàn chỉnh, khó có thể nhận được sự phục vụ thường xuyên từ anh ta, anh ta biến mất nhiều ngày thường xuyên và luôn luôn cả đêm.
Họ đi từng nhòm từ 4 đến 5 người vào những sòng bài của người Hoa mở ra cho người qua lại Sài Gòn, vào khu Cầu Ông Lãnh hay tận Chợ Lớn, cách Sài Gòn 5 km, ở đó họ tìm thấy các trò chơi, nhà hát, vv.
Giống như một số người châu Âu không may, và cũng giống như tất cả người châu Á, chủ yếu là người Trung Quốc, họ là con bạc, họ tiêu tán một khoảnh khắc những gì họ đã dành được trong một tháng, sau đó họ không cón tiền bạc trong khi nhu cầu trở nên cấp thiết đối với họ, và vì ý thức đạo đức rất mơ hồ trong họ, họ quan niệm rằng phải nhanh chóng không mất cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác; do đó vô số vụ trộm do hạng người này gây ra tại Sài Gòn. Người bồi, bên cạnh các chức năng là hầu phòng, người mà tôi đã nói, còn hoàn thành nhiệm vụ của người chăn coi ngựa và đôi khi là đầu bếp; nhưng không thể vượt qua người Mã Lai và Malabar là trong các chức năng đầu tiên ở trên, và của người Hoa với tư cách là một nghệ sĩ ẩm thực cũng không kém phần.
Như tôi đã nói ở trên, người bồi về cơ bản là lười biếng, họ thường mang theo một người Hoa cu li để mang nước cần thiết việc nhà ngay cả khi họ có thể tự làm được, v.v., hay khi họ đi chợ, họ chỉ có một cái giỏ chứa một vài thức ăn ít ỏi cho sự thỏa mãn nhu cầu của một người độc thân.
Người bồi nói chung có một bộ trang phục khá thanh lịch đơn giản, khi nó sạch sẽ; là chiếc áo khoác nhỏ cài nút thủy tinh màu và một chiếc áo bông trắng ở phía trước là phần chính của bộ đồ, tất cả được tăng cường bởi một chiếc thắt lưng lụa màu đỏ, còn lại treo ở phần lớn trước thân. Thắt lưng này là bộ phận đắt nhất của trang phục ở tất cả các điểm, nó có giá khoảng 8 piastres, được gắn một chiếc ví nhỏ bằng lụa hoặc da được lót bằng bông thường có màu trắng hoặc màu xanh được trang trí hình in bóng bằng đồng, Cái bóp nhỏ này chứa thuốc lá, giấy thuốc lá, vv Một chiếc khăn cờ bằng lụa, đôi khi bằng vải bông, bao quanh mái tóc cuộn của người bồi, được quấn lại giống với người theo đạo Hindu bằng một cái lược đồi mồi có giá 2 hoặc 3 piastres.
Điều ghê tởm nhất với người châu Âu là sự kết hợp giữa mùi đặc biệt của người An Nam với mùi dầu dừa mà người An Nam bết vào mái tóc đen dài của mình. Mùi đặc biệt này được lưu lại tất cả các đồ vật khi họ chạm vào, và không đóng góp, ở một đất nước mà người ta thường hào phóng (le coeur sur la main) (theo nghĩa bóng) vào việc để kích thích sự ăn ngon miệng của bạn.
Tôi từng nói rằng chi tiêu cần thiết để nuôi người bồi là rất ít, 2 piastres một tháng là hoàn toàn đủ để đạt được mục tiêu này, mức giá cao hiện đã đến với những người hầu ở Sài Gòn, người bồi, người Hoa hoặc sắc dân khác, do nhiều nguyên nhân khác nhau: Việc làm của người Pháp đầu tiên đến thuộc địa để sống chung là  bằng cách chia sẻ chi phí, khó khăn để có được một người hầu bất kỳ nào, việc cư ngụ ở Nam Kỳ của các thương nhân giàu hơn so với các quan chức Pháp và do đó ít nhiều phải trả nhiều tiền hơn cho bất kỳ người hầu nào ở khu vực lân cận như Trung Hoa và Ấn Độ, nơi cuộc sống châu Âu có giá cao, v.v., tất cả những nguyên nhân kết hợp này đã làm nâng mức giá mà không ai biện minh cho sự quan tâm này là sự đáng trách về sự việc đãc làm.
Loại người hầu thứ hai mà người ta mướn ở Sài Gòn là người Tàu, họ thường là đầu bếp, họ là duy nhất là người tạm được của xứ này; người Hoa tương đối sạch sẻ, họ có giá 10 đến 12 piastres mỗi tháng.
Trong công việc gia đình ít nhất, bạn bắt buộc phải có một người bồi An Nam và một đầu bếp người Tàu, bạn phải trả chi phí từ 20 đến 25 piastres mỗi tháng, hoặc 1.200 đến 2.500 franc mỗi năm cho họ.
Đầu bếp người Tàu là đầu bếp thường được sử dụng ở mọi nơi, vì đối với đầu bếp An Nam, anh ta thường rất đáng ghét và bị khinh miệt bởi ai có cuộc sống cao cấp.

Ghi chú:
(8) Đó là trường  normale coloniale (annamite).Nằm ở vị trí chủa Khải Tường về sau là nhà của bà Henriette Bùi Quang Chiêu. đường Testard (Trần Quý Cáp). Trường Này là tiền thân của trường Chasseloup Laubat.
(9) Là tên của Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp
(10) Cột cờ Thủ Ngữ
(11) Hiện chưa có thông tin gì về chữ Nay. Nếu căn cứ theo tác giả thì từ Nay là Là Bas mà Là bas có nghĩa là đàng kia hay đằng này. Theo tác giả thì chữ Nay còn có nghĩa là cái giỏ nhưng tra từ điển thì không thấy có liên quan đến chữ Nay.


  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...