Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những Con Đường Xưa Tôi Đi

                    Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại vùng Bàn Cờ - Vườn Chuối,  Sài Gòn, tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" 

         KỲ 11

Ngọt và Mặn

Tay Bưng Một Dĩa Muối Vừng
Gừng Cay Muối Mặn Xin Đừng Quên Nhau

Gì chớ nhắc đên cái ăn ngon trong Tứ Khoái thì khó ai mà quên! Nhất là bánh mì ngon hơn đĩa muối vừng ý.  Thật vậy, bánh mì Pháp nỗi tiếng là ngon nhất TG. Dân Âu Châu ngày nào cũng ăn bánh mì như ta ăn cơm vậy, họ thường gọi dân Châu Đông Nam Á là mangeurs de riz / Rice eaters. Thế là ngay từ nữa TK trước nhiều lò bánh mì Pháp được mọc lên tại nước ta. Nhưng dân Việt vốn có óc sáng tạo nên bánh bì được nướng ra thêm thịt ngon hơn Pháp nhiều với bao gia vị. Nếu bạn nào có dịp thưởng bánh mì bên Pháp sẽ thấy rằng không chất lượng như bánh mì chả thịt của VN. Người Pháp làm gì biết thêm dưa chua, cọng hành, ngò, dưa leo cho vào khúc bánh mì? Thế nhưng nói về bánh Pháp thì công nhận bánh của họ ngon nhất TG. Ngày nay tại TP HCM có vài tiệm bánh Pháp danh tiếng như ảnh dưới

 
Đường Cao Thắng Q3


Tôi chỉ nhớ gia đình tôi vào thập niên hay đến ĐL Trần Hưng Đạo Q5 để mua bánh bơ của Pháp tại tiệm Trần Thượng. Đúng ra thì nhà tôi thích ăn bánh xu dồn sửa và bánh gan (ngon hơn bánh flan ngày nay).



Nhắc về Bánh tôi nhớ năm 1976 có đăng một truyên cười góp vui trong tờ Bích Báo của trường có tên là Em Ăn Bánh. Chuyện là có một bé gái ngày đầu tiên đi học Mẫu Giáo được cô dạy viết 3 chữ : Em Ăn Bánh! Thế nhưng khi về thì mét (mách) với mẹ rằng bị cô giáo lừa. Mẹ cô hỏi : lừa thế nào? Cô giáo bảo Em Ăn Bánh nhưng suốt ngày con có thấy bánh trái gì đâu? Bây giờ đói meo đây mẹ ạ!  Đúng là thời bao cấp,bánh vẽ ăn chả no nê gì cả!  Ngày ấy chỉ có những gia đình khá giả là tổ chức sinh nhật, mua hay tự làm chiếc bánh Pháp rồi mời bạn bè đến thưởng thức, uống trà và sau đó mờ bum (khiêu vũ) để nhảy nhót. Hình như ông bà ta quan niệm rằng ngày sinh không quan trọng bằng ngày giổ, thế nhưng những gia đình theo Tây học vẫn thích tổ chức cho con cái các tiệc sinh nhật vừa kể.

Người Hoa cũng biết làm nhiều bánh ngọt không thua gì bánh Pháp cho nên ngoài bánh bao mặn họ còn chế ra nhiều bánh bao ngọt, được làm lòng đỏ trứng gà, người Quảng Đông gọi là Ca Dế :

 

Khi xưa những bánh bao ngọt có hình bầu dục không kiể cách như ngày nay nhưng cũng ngon lắm. Bánh bao xá xíu tuy mặn nhưng cũng ngọt vì được cho nhiều đường. Bánh Bao tuy là món ăn bình dân của dân Hoa (TQ) cũng như người Hàn thích ăn Kim Chi vậy. Đối với dân Việt thời ấy, bánh bao là ai đó... mặt bự!  Cái đồ bánh bao chiều, cái đồ bánh bao thiu! Chỉ có giới trẻ tinh nghịch hay so sánh cái đó với bánh bao và cùng nhau bàn ra tán vào. Bánh bao lớn nhỏ còn tùy vào trọng lượng và giá tiền của nó. Sau 30/04/75, tối tối bọn tôi hay thích ra đường xem các em đạp xe qua lại rùi bàn tán với nhau : À bánh bao em này chỉ hai đồng thui. Woa, ngon lành quá tụi bây ơi, bánh bao kia tới mười đồng lận. Quá đã! 

Ngoài bánh ngọt, những món mặn dễ ăn thì có phở, hủ tiếu, mì... Trái với cơm, các món súp của người Hoa có thể ăn dễ dàng bất cứ lúc nào. Món phở Bắc nhập từ miền ngoài được dân miền Nam nhiệt liệt hoan nghênh. Cho nên có chuyện chán cơm thèm phở là vậy, khoái của lạ mà!  Đầu tiền là phở bò, sau này họ chế thêm phở gà cho lạ miệng. Phở Bò cũng góp phần trong văn phạm Việt ta, cho nên để phân biệt P và B, người Việt hay hỏi nhau Bê Bò hay Bê Phở ta? Tôi công nhận Phở Bắc thì phải do dân Bắc nấu mới ngon. Lúc đầu thì chỉ có thịt tái, nạm và đồ lòng... Ngày xưa phở ngon nhất là ở đường Pasteur và trên con đường Hiền Vương (nay Võ Thị Sáu) là một dãy phở gà, tiết canh khá ngon. Nhìn những con gà vàng treo trước tiệm, những kẻ xấu mồn bảo rằng, họ sơn vàng đó! 


Dãy phở gà trên đường Võ Thị Sáu + Pasteur trước 1975

Tuy vậy, tôi vẫn thấy các xe phợ dạo ăn cũng rất ngon, ăn xong được tặng một chén trà miễn phí. Cứ tưởng tượng vào một đêm SG mưa rời tầm tả, xe phở đi qua trong xóm nhỏ, ta được thưởng thức một bát phở Bò nóng hổi thì còn gì bằng.

Món súp của người Hoa thì như đã nói có hủ tiếu, mì... Có một dạo họ chế ra món hủ tiếu mì (như tem trộn ngày nay ), rồi thêm bò vò viên, trứng cút. Song song hủ tiếu của Tàu, dân Việt và Miên lại chế ra Hủ Tiếu Mỹ Tho, Hủ Tiếu Nam Vang. Vào đầu thập niên 70, SG lại chế ra hủ tiếu dai ăn rất ngon, không biết mốt này ngày nay còn hay không? Mì đã đành mà có sợi nhỏ sợi to, tùy theo ý thích của khách hàng. Và món mì gõ đã xuất hiện từ những năm 60. Và qua thời gian con người càng ngày càng chế ra những món ăn mới lại : mì xào dòn, phở xào (Tàu Bay Lý Thái Tổ), mì vịt tiềm. Bọn tôi rất thích món mì vịt tiệm ở khu La Cai Nguyễn Tri Phương hay khu Đinh Tiên Hoàng, Tân Định ngày nay vẫn còn. 







Mì Hoành Thánh

À còn mì hoành thánh nữa, tiếng Quảng đọc là Xỉu Cảo Mìl. Tôi có người bạn sang Trung Quốc muốn ăn món này mà không biết tiếng Hoa chỉ phát âm lộc lốc bằng tiếng Việt : Hoành Thánh, thế mà người bán cũng đoán ra! 

Chúc các bạn ngon miệng cuối tuần  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...