Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021



NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1641. Góc Nguyễn Văn Thinh - Tự Do xưa và nay.


1642. Nhà hàng Arc-en-ciel góc Đồng Khánh - Tản Đà xưa và nay.


1643. Villa 68 Duy Tân xưa và nay.


1644. Một đoạn đại lộ Hàm Nghi xưa và nay.


1645. Villa 36 Cách Mạng 1/11 xưa và nay.


1646. Ngả tư Pasteur - Trần Quý Cáp xưa và nay.


1647. Giao lộ Hiền Vương -Trương Minh Giảng - Nguyễn Đình Chiểu xưa và nay.


1648. Tòa đại sứ Tân Tây Lan 45 Phùng Khắc Khoan xưa và nay.


1649. Giao lộ Nguyễn Huệ - Tôn Thất Thiệp xưa và nay.


1650. Đường Pasteur gần ngả tư  với Nguyễn Du xưa và nay.




Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Trung Ngo, Thanh Nguyen, Xuan Nhu Tran

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

 

SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT

CÁI ĐƯỢC – CÁI MẤT TRONG ĐỜI SỐNG

 TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT CỦA CHÚNG TA

 

Tôi viết bài này, tuy nó có nội dung hơi khác với trang blog của tôi, nhưng tựu chung nó vẫn có liên quan đến những ký ức, những kỷ niệm của chúng ta – những người đã có tuổi – về một thời kỳ đáng nhớ.

Bàn vè khoa học kỹ thuật, là nói về hai thời kỳ Analog và Digital nhưng ở đây chúng ta không giải thích hai thuật ngữ đó vì có thể gây khó hiểu cho người đọc. Chúng ta chỉ có thể giải thích theo kiểu dân gian là thời ký con người sử dụng những máy móc, những phương tiện, những cách giao tiếp liên lạc, v.v…còn cồng kềnh, không nhanh lẹ, tiện dụng so với thời kỳ hiện nay.

Thật vậy, từ giữa thập niên 1970 trở lại đây, những tiến bộ về kỹ thuật đã làm thay đỗi tận gốc rể mọi đời sống sinh hoạt của con người. Con người ngày hôm nay sẽ cảm thấy rất khó chịu khi mọi nguồn điện cung cấp bị cắt đột ngột. Họ trở nên lúng túng, đi ra đi vô và cản thấy mình như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Khác vời thời kỳ trước đó, nều bị mất điện, họ không có cái cảm giác đó, họ vẫn có thể kiêm sách bào để đọc, lên xe đi tìm bạn bè tán gẫu hay dùng điện thoại bàn để liên lạc (nều nhà họ có điều kiện trang bị). Thời đại Digital đã làm thay đổi mọi nếp sinh hoạt của họ một cách từ từ khiến họ không thấy được sự thay đồi.

Ở đây, tôi sẽ đề cập tới những tiến bộ và thay đỏi của kỹ thuật trên một số lãnh vực cụ thề cùng cái còn -cái mất, cái được – cái mất. Điều này chắc các bạn đọc cũng đồng ý với tôi.

1. Những “kẻ” đã chết hoặc chết lâm sàng:

Những “kẻ” đã chết hoặc chết lâm sàng là sản phẩm kỹ thuật mà ngáy nay con người không còn dùng hoặc chỉ dùng rát hạn chế. Trước tiên là:

1. Điện tín:



Ngày là một phương tiện thông tin liên lạc nhanh lẹ, giúp cho con người có thể liên lạc với người thân, người quen được biết tin tức chỉ trong vài giờ. Chỉ cần ra bưu điện, đưa nội dung nhắn, nhân viên sẽ mã hóa nội dung ra tín hiệu Morse và gởi đến địa chỉ người nhận; và tất nhiên người nhận cũng phãi biết đọc cái nội dung đó theo ngôn ngữ của Morse.

Ngày nay cái ngôn ngữ đó chỉ cón xuất hiện trong kiểu đánh chữ Telex dùng trong smartphone hay máy điện toán.

Tương tự, những máy Fax cũng theo chân điện tín vì đã có hệ thống mạng liên kết giữa các smartphone hay máy điện toán của cá nhân hay cơ quan tư nhân và chánh quyền.

2. Lá thơ và con tem:



Lá thư từng là một thời của bao nhiêu kẻ đợi người chớ. Chuyển tải nội dung cho những người thân, bạn bè hay những người đang yêu. Tôi cũng từng có cái cảm giác đó, nâng niu lá thơ với con tem nho nhỏ làm chúng ta cảm thấy cái gì rất linh thiêng. Có bao nhiên lá thơ tình nổi tiếng đã được đăng trên sách báo, có bao nhiếu là thơ hay mẫu giấy viết vội lén nhét vào hộc bàn cô bạn học hay nhờ một ai đó chuyển cho người ấy. Đã qua rồi cái thời thơ mộng và hồi hộp chờ tin tức.



Khi là thơ tàn theo năm tháng thì con tem cũng chịu chung số phận. Những người sưu tập tem ngày nay chỉ còn là sưu tập cái quá khứ. Tôi cũng từng là người sưu tập tem nên ci4ng hiểu điều nay.

Thật đáng thương khi nhìn thấy hình ảnh người viết thơ mướn cuối c2ng ở bưu điện thành phố. Người viết thư thuê cuối cùng ở Sài Gòn | Báo Dân trí

 

Cụ Dương Văn Ngộ, người viết thơ mướn cuối cùng

 

Giờ lá thơ nếu còn được sử dụng trong các thông báo, các giấy mời của các cơ quan chánh quyền, hay dùng để đựng tiền thưởng hoặc thiệp mời.

3. Điện thoại bàn:

Điện thoại theo chân người Pháp vào Việt Nam từ rất sớm và trở thành phương tiện liên lạc phổ biến đói với mọi tầng lớp trong xã hội. Tiếng “A lô” trở thành một từ quen thuộc khi mọi người bắt đầu trò chuyện trên điện thoại. Ngày nay nó đã bị điện thoại di động đè bẹp và chiếm lĩnh và nó chỉ còn được sử dụng trong các cơ quan công quyền hay những hảng tư nhân, còn ở các gia đình thì giờ nó chẳng còn bao nhiêu. Vì thề có thể sau này điện thoại bàn sẽ biến thành điện thoại không dây như điện thoại di động và như thế sẽ giải quyết vấn nạn đường dây tải chắng chịt trong các đô thị giống như Biệt Nam.




4. Cuốn lưu bút và cánh phượng đỏ:

Ngày nay chỉ còn lại trong ký ức c3a những người lớn tuổi. Có lẽ bài “Phượng hồng” của nhạc sĩ Vũ Hoàng là bài hát cuối cùng của biểu tượng mùa hè của học sinh Việt Nam.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu

Tại sao là Việt Nam? Vì chỉ có tại đất nước này cây phượng vĩ gắn liền với đòi sống học trò, từ khi người Pháp nhập từ Madagascar về trồng trong các ngôi trường.



Cái thời mà mỗi khi hè đến, ai nấy về nhà, Nếu ai biết nhà thì đến thăm, còn đứa nào về quê thì liên lạc bị gián đoạn. Chính vì vậy cuốn lưu bút là cầu nối những nỗi nhớ nhung giữa các bạn bè với nhau và trong đó có ép những bông phượng. Nhứt là năm cuối cùng của bậc trung học cũng là năm các học sinh phải rời xa ngôi trường đấy thương mến của mình, để ting bay trong cuộc đời đầy sóng gió.


Ngày nay điiều đó không còn, chỉ cần qua điện thoại di động, qua các trang mạng xã hội, học sinh vẫn gập nhau hàng ngày dù bất cứ nôi nào trên trái đất này.

5. Bàn máy đánh chữ:

Đã có một thời tiếng đành mày chữ vang lên những tiếng tách tách khắp các cơ quan công quyền hay tư nhân. Thật đáng khen những đả tự viến (người đánh máy) chuyên nghiệp thoăn thoát mười ngón tay mà lho6ng cần phải nhìn vào máy, chỉ cần nhìn vào văn bản. Thời đó muốn đánh ra bao nhiêu bản là phải lấy bao nhiêu tờ giấy và kèm giữa hai tờ giấy là miếng giấy carbon. Nếu bị sai là phải hủy hết làm lại.



Từ khi xuất hiện phần mềm Office thì mọi việc trở nên quá dể dàng đối với người đánh máy. Muốn ra bao nhiêu bản cũng được, đánh sai thì sửa tại chồ. Những văn bản quen thuộc thì chỉ cần copy văn bản cũ rời paste vào trang mới, sửa nội dung đôi chút là có văn bản mời. Điều này đã khai tử bàn máy đánh chữ cổ điền. Ở Việt Nam, thời gian trước máy đánh chữ chỉ còn sử dụng vào việc đánh tên các văn bằng nhung từ lúc có phần mềm dùng cho việc này, máy đánh chữ cũng không còn được dùng nữa.

6. Máy Ronéo:

Một thời Ronéo là phương tiện dùng để nhân bản các giấy tờ, tài liệu. Máy này và máy đánh chữ là cặp bài trùng vì phải cần tờ giấy Stencil. Trên tờ giấy đó, ta đánh chữ hoặc vẽ hình minh họa. Còn muốn in hình chụp thì có kỹ thuật Ronéo fax với tờ stencil bằng nhựa mỏng. Máy Gestener của Anh thờ đó là máy tốt nhứt so với máu Extar của Mỹ.

Nay thì khỏi cần đã có phần mềm Office thay thế.



7. Kỹ thuật in Typo:

Đó là kỹ thuật sắp chữ trên khuông để in, Công đoạn này gồm có: 

- Người đánh văn bản: Văn bản được phâ chia ra cho mỗi người sắp chữ.

- Người sắp chữ: theo đoạn văn bản được giao người sáp chữ sẽ lấy từng chữ cái sắp vào khuông.  Xong rồi lăn mực lên khuông, in ra ản nháp đưa cho correcteur sửa.

- Correcteur có nhiệm vụ sửa lổi cho đến khi hết lổi thì khuông in náy mới được chấp thuận.

- Khuông in được phủ lớp giấy bồi và được vổ cho các chữ hằn vào. Xong được đổ một lớp chì vào khuông giấy bồi.

- Khuông chì được sắp lên bàn in và chuẩn bị in.

Ngày công đoạn này đã được thay thế bằng các phần mềm đánh văn bản và được sắp xếp, thiết kế để in vào bản in offset hay in kỹ thuật số.



8. Những cuồn phim nhựa, máy chụp hình cổ điển và máy chiếu phim cổ điển:

Từ những thước phim của anh em nhà Lumière đến nay, ngành điện ảnh và nhiếp ảnh thế giới đã để lại một kho tàng tài liệu hình ảnh, phim truyện phong phu của cả thế giới. Nhớ ngày xưa có được một máy chụp hình là rất “oách” với mọi người. Những thương hiệu Petri, Canon, Kodak, Pentax, Milnolta, Yashika, v.v…có những trị giá tùy thuộc vào tiền người sử dụng. Thị trường có các loại phim 125 ASA (100 DIN) cho đến loại 400 ASA với 36 poses cho loại đen trắng và 20 poses cho loại màu. Chụp lấy liền có các máy polaroid của Kodak chẳng hạn. Chụp xong, phim được đưa vào phòng tối để in ra giáy ảnh.




Bên lãnh vực điện ảnh, thì các phim nhựa 35mm, 16mm chiếm lãnh các rạp; về sau có loại phim 70mm nhưng không được phổ biến cho lắm.

Về kỹ thuật quay phim, khi xưa người ta dùng máy quay, quay các phân cảnh. Mỗi phân cảnh bị trục trắc thì phải quay lại, rất tồn nhiều phimva2 đây là phim âm bản. Khi quay xong, phim này được làm hậu kỳ xong rồi in thành phim dương bản mới đem chiếu.



Ngày nay, nhứt sau thập niên 1960 khi xuất hiện kỹ thuật số (Đầu tiên sử dụng trong các vệ tinh) và sau đưa ra dân dụng, thì các kỹ thuật cổ điển đã hoàn toàn biến mất.

Giờ thì số lượng hình chụp, máy quay không còn phụ thuộc vào cuồn phim nữa mà phụ thuộc vào sức chứa của thẻ nhớ.

9. Thư viện và văn hóa đọc:

Nói đến thư viện, là nơi một thời nhộn nhịp của các học sinh, sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu hoặc đon giản là đọc báo tìm đến. Đó những thập niên 1980 về trước, còn hiện nay thư viện trở nên điều hiu vì người đọc đã có điện thoại tho6ngg minh, tablet, laptop hay máy điện toán bàn. Cho nên đã có những phương tện trợ giúp mới này, người có nhu cầu không còn cần đến thư viện để lục từng cuốn sách, rồi phải lật từng trang, tìm kiếm, rồi phải chép lại vào tập của mình. Chỉ cần một thao tác nhỏ thì có thể copy cả đoạn văn bản rồi paste vào bài làm của mình. Song song với điều này, văn hóa đọc trên cuốn sách cổ điển cũng phai nhạt dần.

Mặc dù thư viện cũng cải tiến rất nhiều với việc biến những cuốn sách thành file PDF để cho người đọc có thể đọc trên màn hình tại chổ. Hiện nay thư viện chuyển sang lập các trang web để cho ngưới đọc co thể tham khảo tại nhà hay bất cứ nơi nào.

10. Băng cối, băng cassette, Băng VHS, đĩa nhựa:

Băng có lịch sử lâu đời vì xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên nó nhường bước cho băng cassette sau nửa thập kỷ 1960 vì loại này gọn hơn nhiều. Song song  đó dĩa nhu75s 35,45 tour cũng có lịch sử lâu đời không kém, từ cuối thế kỷ 19. Lúc đầu là dĩa đá về sau là dĩa nhựa vinyl. Cà 2 loại này đều sử dụng kỹ thuật analog. Nhưng từ cuối thế kỷ 20, cả 2 nhường bước cho kỹ thuật digital với sự xuất hiện của dĩa compact; mặc dầu lịch sử của loại dĩa này đã có từ năm 1965. Dĩa compact co`1 ưu điểm là sức chứa nhiều so với hai loại trên và rất gọn nhẹ. Rồi sau đó ít năm dĩa compact là nhường vị trí cho các thẻ nhớ, USB, ổ dĩa rời có trữ lượng cao gấp bội và kích thước lại còn thu nhỏ hơn.







Có lẽ tuổi thọ ít nhứt là loại băng VHS, băng video. Sự xuát hiện của loại băng này là cuộc cách mạng trong lưu trữ của các đài truyền hình nhưng rồi số phận của nó cũng không kéo dài; nếu còn chỉ có trong các đài truyền hình.




Hiện nay người ta đang phục hồi loại dĩa nhựa nhưng chẳng qua là để hồi cỗ và làm trang trọng sản phẩm của các danh ca.

II. Những cái được – mất:

1. Cái được:

Những tiến bộ về mặt kỹ thuật đã làm gọn nhẹ những phương tiện, máy móc, giúp con người vận hàng, dđiều khiển ngày một dể dàng hơn trước.

Những tiến bộ về mặt kỹ thuật cùng các nternet giúp kết nối mọi ngưới trên khắp năm châu, đem họ nhích lại gần với nhau.

Những ngành nghề trong thời đại kỹ thuật số có nhiều thuận tiện trong công việc chuyên môn của mình nhờ vào các phần mềm kỹ thuật, không còn những thao tác phức tạp và kéo dài thời gian như trước.

Ngày nay khi con người đi ra đường sẽ gặp lúng túng , khó khăn nếu bỏ quên điện thoại di động của mình. Điện thoại giờ trở thành cấu nối với thế giới bên ngoài của người sử dụng.

2. Cái mất:

Vấn đề này chỉ đề cập riêng tại Việt Nam, tới thời đại kỹ thuật số đã làm mất đi hoặc thay đổi một sớ lãnh vực nhứt là về mặt tinh thần như:

- Ngày Tết, ngày đoàn viên gia đình không còn được như xưa nữa vì hệ thống thông tin liên lạc trở nên phổ biến. Ngày xưa, con cái đi làm ăn xa rất mong tin gia đình, cần có lá thư làm câu nối; phải mất cả nửa tháng từ kki viết thư cxho đến khi nhận lại hồi âm. Nhanh thì có điện tín nhưng điện tử chỉ đành cho những việc tối quan trọng. Vì thế, con cái cần cái ngày nghỉ Tết để gặp mặt gia đình để thăm hỏi và biết thông tin cụ thể. Giờ mọi việc dể dàng chỉ cần chiếc điện thoại di động. mạnh xã hội hay các phần mềm thông tin khác, người ta có thể nghe và thấy người thân bất cừ giớ giấc nào. Chuyện này trước năm 1975 còn là chuyện viễn tưởng, chỉ thấy trong phim Jame Bond 007. Ngày Tết, ngày đoàn viên gia đình giờ đã bị phai mờ rất nhiều.

Văn hóa đọc ngày nay cũng mai một nhiều. Ra quán cà phề cũng hiếm gặp những người ngồi đọc báo như xưa. Ở Việt Nam những tờ báo còn tồn tại là nhờ vào phần quảng cáo chứ lượng đọc giả cũng giảm dần. Người ta chỉ cầnmột cái điện thoại di động, ipad hay tablet là có thề đọc báo điện tử thoải mái bất cứ  nôi đâu và giờ phút nào.

Cũng nói về văn hóa đọc, ngày nay chúng ta không còn nghe tiếng học trò ê a đọc bài như xưa. Học trò giờ làm biếng đọc sách, nhứt là các sinh viên chỉ cần lên mạng, chọn đề mục cần thiết rồi copy đoạn văn bản đó paste vào bài của mình. Từ từ các học sinh sinh viên mất đần khả năng làm văn của mình.

Mùa hè, cành hoa phượng và cuốn lưu bút cũng không còn là biểu tượng của giới học sinh ngày nay. Thông tin liên lạc. mạng xã hội đã kết nối chúng lại gần với nhau, vì thế chúng không còn cái cảm giác phải xa bạn trong suốt mùa hè như xưa nữa.

Trong các con hẽm không còn cảnh trẻ con nô đùa và chơi trò chơi tập thề như hồi xưa nữa. Giờ chúng chỉ cắm mặt vào bàn máy tình, điện thoại hay ipad để chơi game điện tử. Trẻ con bây giờ thì học thêm quá nhiều, không còn cái không gian tuổi thơ như các thế hệ trước đó và kỹ năng sống vì thế cũng bị giới hạn. Hàng xóm ngày nay cũng ít khi qua lại, mỗi nhà là một ốc đảo. Tình nghĩa hàng xóm cũng phai lạt.

Tóm lại, khoa học kỹ thuật mang lại cho đời sống con người những tiện ích to lớn nhưng song song, chúng cũng đã thay đổi văn hóa của chúng ta rất nhiều, nhứt là thế hệ sanh ra sau này. Còn những thế hệ trước củng đã vô t2nh bị cuốn theo vào vòng xoáy của tiến bộ và khi bình tâm nhìn lại, thì lại cảm thấy tiếc nuối một thời đã qua.


Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

 

Người in ronéo cuối cùng ở Sài Gòn

 

TT - Nhiều năm qua, phố in ấn trên đường Lý Thái Tổ, Q.3, TP.HCM đã trở thành nơi quen thuộc của khách hàng mỗi khi có nhu cầu về in ấn, làm đơn thuê, dịch thuật... Nghề thịnh hành nhất ở con phố này từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1990 là nghề in ronéo.

Nhưng hiện nay nghề này đã kết thúc “sứ mạng lịch sử” để nhường ngôi cho các nhà in lớn, máy photo, máy in offset... Người cuối cùng còn lại với nghề hiện nay ở Sài Gòn là ông Trần Tấn Tài.

Ông Tài in ronéo cho một vị khách hiếm hoi


Ông Tài kể: “Tôi quê ở Củ Chi. Trước đây đến với nghề cũng là do bất đắc dĩ, anh trai tôi định cư ở nước ngoài, ba tôi già yếu, không còn ai theo nghề. Tôi đành phải nối nghiệp. Trước giải phóng, tôi vừa đi học vừa phụ việc ở cửa hàng. Sau này tôi và chị gái đảm đương và cuối cùng còn lại mình tôi đến giờ”. Nghề in ronéo vào khoảng thập niên 1980-1990 là thời thịnh hành, nên ông Tài phải tranh thủ làm cả ngày lẫn đêm.

Vào thời điểm đó, cửa hàng của ông Tài mỗi ngày làm hàng chục ram giấy (1ram là 500 tờ), tiền công mỗi ram từ 25-30 đồng (khoảng 25.000-30.000 đồng hiện nay), chưa tính tiền công làm mẫu lên tờ giấy stencil (giấy sáp), nên tính ra thu nhập hằng tháng rất khá, đủ nuôi cả gia đình và vẫn còn một khoản để dành.

Dân ở phố nghề này từng có câu ví von đã trở thành quen thuộc với nhiều người: “nhất Đệ, nhì Tài”. Vì chỉ có cửa hàng của ông Tài và cửa hàng của gia đình ông Đệ ở đường Ba Tháng Hai (Q.10) là in ronéo đẹp nhất Sài Gòn vào những năm 1970-1990. Sau này người ta đổi lại là “nhất Tài, nhì Đệ” vì cửa hàng ông Tài làm đẹp hơn, nhanh hơn cửa hàng của ông Đệ. Những mẫu để in ronéo trước kia là cả một kỳ công và phải có tay nghề cao mới làm được. Bởi để in ronéo được phải có mẫu (giấy sáp). Công đoạn khó nhất phải nói tới là đánh máy chữ, dàn trang, vẽ hình minh họa... Các công đoạn này, theo ông Tài, đó là bí quyết riêng của nghề, vì thế người làm đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Tài lấy tay lau những vết bụi bám trên chiếc máy in ronéo có trên 40 năm tuổi từ đời cha để lại đến nay, tự hào nói: “Cái máy in ronéo này theo tôi gần cả đời người. Ngoài tôi ra không còn ai sử dụng được chiếc máy này. Bởi khi máy hỏng hóc chỉ tôi mới biết bệnh của nó, đồ thay thế ngoài thị trường đã không bán cách đây gần 20 năm rồi. Bao nhiêu lần máy hỏng, tôi phải dùng đồ chế”.

Ông Tài thổ lộ nghề in ronéo không đơn thuần là việc kiếm tiền, mà còn đòi hỏi phải có cái tâm. “Đã trót trao duyên với nghề thì dù hoàn cảnh thế nào mình vẫn một lòng thủy chung với nó. Tôi còn sống là còn làm nghề này” - ông Tài quả quyết.

VĂN MẠNH

Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-in-roneo-cuoi-cung-o-sai-gon-319284.htm#:~:text=Ngh%E1%BB%81%20th%E1%BB%8Bnh%20h%C3%A0nh%20nh%E1%BA%A5t%20%E1%BB%9F,l%C3%A0%20%C3%B4ng%20Tr%E1%BA%A7n%20T%E1%BA%A5n%20T%C3%A0i.

 

 

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...