Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những Con Đường Xưa Tôi Đi

                    Bài này là của anh Han paris đăng trên trang http://www.vietstamp.net/, tôi đưa bài này lên cho các bạn Lê Quý Đôn một thời đã sống tại vùng Bàn Cờ - Vườn Chuối, trung tâm Sài Gòn, Tân Định tìm lại những cảm giác đồng cảm với người viết bài. Đây cũng là một phần bổ sung của loạt bài " Những con đường của ký ức" 

         KỲ 6

Xin tạm rời vùng Cao Thắng Q3 để về thăm trường Văn Minh khi xưa. Chả là tối qua tôi một giấc mơ buồn về trường xưa trên đường Đinh Công Tráng. Ngày xưa Quận 1 là quận mà tôi yêu thích nhất, vì nó tượng trưng cho Sài Gòn, trái với với Q5 Chợ Lớn là nơi tập trung nhiều nười Việt gốc Hoa (Trung). Theo thời gian, Q1+Q2 đã bị dời đi đổi lại tùm lum, nhưng Ace nghía bản đô dưới đây thì sẽ rõ Q1+Q2 vào năm 1962 chúng từng như thế nào. 



Nhắc dến SaiGon là nhắc đến khu Lê Lợi, Nguyễn Huệ, cà phê Bodard từng vang bóng một thời và nhất là khu Eden (có rạp Rex và Mini-Rex) là nơi dân Pháp hay những ai có cảm tình với Pháp hay lui tới vào những thập niên 60 + 70. Tuy rằng ngày nay vì kinh tế thị trường, người ta đã phá vỡ nó đi để xây đổi mới lại nhưng với tôi khu Eden không hề phai nhòa trong tư tưởng của tôi. Trước 1975, tôi từng đêsn đây xem một phim Pháp rất nỗi tiếng của văn hào Hector Malot có tên Sans Famille (Vô Gia Đình). Trong những Tết đầu tiên sau 30/04/75, tôi cũng hay đến rạp Eden để xem mấy phim thần thoạt của Cộng Hòa Dân Chủ Đức như Cô Bé Lọ Lem, Aladin... 



ĐL Lê Lợi đi thẳng là Nhà Hát TP, quẹo trái là Khu Eden


Khu Eden ngày nay là tòa nhà vincom đối diện rạp Rex

Bây giờ xin trở lại khu Tân Định. Hàn đã từng viết ra :


Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

Tôi không hề ở đây nhưng Tân Định - Đa Kao là vùng đất thân thương nhắc tôi thuở học trò đã từng đi học tại Les Lauriers vào đầu thập niên 70. Đây là trường Pháp, sau này đổi sang chương trình Việt. Có một dạo chính quyền Saigon bắt các trường Pháp dạy nữa Việt, nữa Pháp. Bà chị tôi, dân Marie-Curie từng bảo rằng đa số các thày cô là người Pháp, khi cho giáo sư (GV) người Việt dạy Sử Việt giảng mấy bài Sử nói về thực dân Pháp từng chiếm Đông Dương thì đâm ra tức lắm. Để trở lại trường Les Lauriers (Đuốc Sống ngày nay), HS trường này có hỗn danh là dân Lò Dê (đọc trại từ Les Lauriers). Thày Nguyễn Phan Sơn của tôi và BS Sơn (Người Tìm Đường) của VSF, khi ấy nhà ở gần chợ Bà Chiểu hay đến trường dạy hay cầm theo ba ton (gậy) dù thày còn rất trẻ vào đầu thập niên 70. Thời đó trông thày rất đẹp trai, chỉ thua Khương Đại Vệ (David Chiang) một chút thui. Đúng là trên 40 năm sau, nghe anh Trường SƠn nói thày đã già từ đầu năm 2000. Nhưng ngày xưa thấy rất yêu quý tôi vì tôi là con mọt Văn Phạm Pháp nhất là về Phân Tích (Grammaire Analytique), thuộc lào các loại từ trong tiếng Pháp. Tiêng Tây tuy đọc dễ nghe nhưng grammar rắc rối vô cùng với nhiều quy luật và ngoại lệ. Để nhớ ơn thày, tôi đã chôm chữ ký của thày từ khi mới sang Pháp, và còn giữ mãi đến ngày nay.  


+
 
Đã hơn 40 năm rồi, mà trường Văn Minh vẫn không thay đổi. Dù đã được đổi mới như Khu Eden vừa nêu, như vẫn 3 tầng, có sân dài trước lớp học. Chỉ khác nhau ở chổ, cổng trường ngày nay nằm bên trái thay vì bên phải. Và khi HS dắt xe vào bãi đậu phía sau phải đi qua văn phòng thư ký. Khi xưa tầng trệt dành cho cấp 1, tôi hay thấy các em chơi bắn đạn (bi) vào giờ chơi. Phía sau là một khoảng sân rộng để các học sinh để xe. Tôi còn nhớ một lớp khá giống chuồng bò cạnh sân. Khi ấy là lớp douzième (lớp đầu tiên sau mẫu giáo ngày nay). Và tôi còn nhớ ông gác gian già trông trường không biết ngày nay còn sống không nữa. Hình như ông ngụ luôn tại trường, khi xưa lúc nào đi học tôi cũng gặp ông. Chị Châu thư ký lúc đó có phận sự ngoài các công việc hành chánh cho trường, nhận học phí hàng tháng của HS. Gần giờ chơi là chỉ nhấn chuông, một tiếng ngắn, một tiếng dài. Cái vui và lạ là lớp học thay đổi hằng ngày và mỗi ngày chị Châu ghi lên bảng (như xổ số) lớp nào học phòng nào, thể là lũ 'Nhất Quỷ NHì Ma Thứ Ba Học Trò' lại búa xua vào lớp tranh chỗ ngồi thư bầy quạ!  Ngày xưa, HS chỉ đi đi học một buổi cho nên trường này dành cho các HS từ cấp 1 đến cấp 3. Tôi còn nhớ một chuyện vui là có ông thày người Pháp có vợ VN từng dạy pháp văn cho bọn tôi. Một lần trả bài tiếng Tây mà bạn tôi quên nên hay chen vào chữ Ý (tiếng SG khi nhầm lẫn) thì bị ông Tây sửa lưng : Pas de Y en français. Trong tiếng Pháp không có chữ Ý à nha!  Trước trường, tôi nhớ có xe bán bánh mì tuy không mấy vệ sinh nhưng rất được học trò hưởng ứng vào giờ chơi bên cạnh hàng quà trước trường : mì bộc, nước đường hóa học, khô bò, bò bía.. mà bọn con gái từ cấp 1 đến cấp 3 đều mê. HS Lê Lò Dê gì chớ sống để mà ăn quà mà! Cuối đường Đinh Công Tráng là Lý Trần Quán (nay Thạch thị Thanh), ngay góc trái đi về chợ Tân Định ngày xưa có một quán nước của chú chệt bán nước ngọt cho HS vào giờ chơi hay trước khi vào học. Tôi thích gánh mì đối diện, dù không ngon bằng mì trong tiệm nhưng đôi khi bà bán hàng rong cũng bán thêm cơm tấm. Bà hay bảo ăn cơm điểm tâm cho chắc bụng đi cháu. Khi xưa chưa có Bánh Xèo Đinh Công Tráng, nhưng con hẽm đó đi về chợ Tân Định, giờ chơi tôi hay chạy ra đó mua... cá thia thia. Có khi mua truyện tranh Chú Thoòng để đọc trong giờ Việt Văn. 2 giờ đầu học tiếng Pháp, 2 giờ sau học tiếng Việt. Tôi hay ỷ lại tiếng Việt dễ nên có giờ ăn vụng hay đọc truyện tranh tàu. Loại truyện đó nhãm nhí lắm không lành mạnh bằng truyện Tuổi Hoa nhưng vốn thích vui tôi khoái đọc để cười ngặt nghẽo tại Les Lauriers. Tôi còn nhớ 'tên' Bảo hay bị thày cô quở mắng, cúp cua (trốn học) liên miên và bao giờ đi học cũng chỉ mang theo quyển tập olympic cuộn tròn lại như gỏi cuốn. Biết đâu bây cũng là một thành viên của VSF?  Ngày ấy muốn trốn học đi xem xi nê thì có hai rạp Kinh Đô và Casino Đa Kao. Phim ảnh thời đó thường chiếu thường trực (bẹc ma năng) vào đúng nữa phim và đi ra cũng nữa phim xuất tới.



Rạp Kinh Đô mé chợ Tân Định sau 75

Thời đó chưa có phim Lý Tiểu Long hay võ thuật quyền cước. Bọn tôi hay xem phim cổ trang của Khương Đại Vệ như Tân Độc Thủ Đại HIệp, Thập Tam Thái Bảo, Thập Tứ Nữ Anh Hào...


Vì xem phim riết nên tôi mê nghệ sỹ Hồng Kông luôn, thỉnh thoang tôi hay chạy ra nhà thờ Tân Định mua ảnh diễn viên của 2 công ty Shaw Brothers (Thiệu Thị) + Gia Hòa (Golden Harvest) như : Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long, Nhạc Huê, Trần Hồng Liệt, Trần Tinh, Cốc Phong, Lý Thanh, Lăng Ba, Uông Bình, Trịnh Phối Phối, Hà Lệ Lệ...


 
Nhà Thờ Tân Định


Hình như trên đường Hai Bà Trưng vùng Tân Định

Vài hình ảnh Chợ Tân Định sau 1975 :



Trên đường Nguyễn Hữu Cầu, bên trái là chợ TĐ, bên phải là hẽm nhỏ hướng về Đinh Công Tráng.



Vùng Tân Định dù vào thời bao cấp rất nhộn nhịp về đêm. Ngày ấy, gia đình tôi hay đến đây để học Đàm Thoại Anh Ngữ trước khi sang Pháp.

Vậy mà cách nay mấy hôm Cách nay mấy hôm tôi nằm mơ thấy trường Đuốc Sống bị đập bỏ!!! Ngay con đường Lý Trần QUán (Thạch thị Thanh cũng vậy), và từ trường Đuốc Sống ta có thể thấy luôn đường Trần QUan Khải!  May quá, đó chỉ là một ác mộng, tỉnh dậy thì hú hồn vì nơi đó là một vùng trời kỷ niệm của tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...