Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

 

SỰ ĐỔI THAY CỦA CON ĐƯỜNG TỰ ĐỨC

NAY LÀ NGUYỄN VĂN THỦ QUA 47 NĂM

 

 

Tôi, cũng như những người đã một thời sống trên con đường Tự Đức, sẽ rất ngỗ ngàng khi xem qua video clip về con đường này hôm nay. Quá nhiều đổi thay đến nổi chúng ta không cón có thể nhận ra những gí xưa cũ còn sót lại.

Con đường này đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Nó đã từng chứng kiến nhựng biến động của Sài Gòn trong đó là cuộc đảo chánh 1/11/1963. Nó còn cho tôi nhớ lại những ký ức về những buổi học sinh trường Tiểu Học Đinh Tiên Hoàng chờ vào lớp, quay quần bên những người bán hàng bày biện sách, truyện, đồ chơi dân dã cùng các món đồ ăn chơi khác.

Con đường Tự Đức ngày xưa vốn là một con đường yên tĩnh. Nó chỉ nhộn nhịp trong các buổi vô trường hoặc tan trường của hai trường Đinh Tiên Hoàng và Tự Đức. Ngày nay, cũng giống như các con đường khác của Sài Gòn, vôn dĩ yên tĩnh, đã trở nên nhộn nhịp, ồn ào vì các hàng quán mọc lên như nấm; đã phá đi các khung cảnh yên bình của một Sài Gòn xa xưa. Nói là nói vậy thôi, chứ thời gian càng trôi đi thì mọi vật cũng đổi thay theo cho kịp thời đại.




Xem video clip đầy đủ tại link này:

https://youtu.be/--kgzcZ51tM


Nguồn: 

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

 

NHÌN LẠI NHỮNG ĐỔI THAY CỦA SÀI GÒN TỪ NĂM 1898

 THEO BẢN ĐỒ MINH HỌA CỦA GASTON PUSCH VẼ

 

Dưới đây là bản đồ toàn cảnh của khu vực quận 1 và quận 3 của Sài Gòn năm 1989 do Faston Pusch vẽ, cho chúng ta thấy những nét ban đầu của thành phố từ sau khi người Pháp chiếm. Qua những hình dược minh họa đem so lại với vị trí, kiểu kiến trúc, chúng ta thấy bản đồ này tương đồi chính xác hơn bản đồ minh học của đại úy Favre vẽ năm 1881.



Từ bản đồ này, chúng ta xem xét một số địa điểm quan trọng của thành phố, để xem những thay đổi trãi dài theo dòng lịch sử từ năm 1898 đến nay. Trước tiên là khu vực: một phần dinh Norodom, trường Chasseloup Laubat, sân vận động về sau tên là Phan Đình Phùng và mặt bên kia là khu đất về sau là Thông tấn xã Việt Nam thời VNCH và biệt thư bà Henriette Bùi Quang Chiêu.





Vị trí tương tự trong bản đồ Google earth

 

1.   Dinh Norodom:

Trước khi có dinh này thì đã có Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” được xây dựng bằng gỗ đặt trên một khu đất rộng được giới hạn bởi các con đường Nguyễn Du-Tự Do-Gia Long-Hai Bà Trưng về sau (khu vực sau này là trường Taberd). Về sau để hoàn thiện một cơ ngơi v74ng chãi cho thồng đốc Nam Kỳ, người Pháp đã cho xây dựng một dinh cơ to lớn tại khu đát cao (haut Plateau) mà trước đó là khu vườn cảnh của tả quân Lê Văn Duyệt. Khu đất này được bao bọa bời 3 con đường là Mac Mahon- Thaberd- Strategique (Chasseloup Laubat) và con đường thứ 4 về sau mới mở là đường Miss Cawell để tách dinh ra khỏi khu vườn ươm cây về sau là vườn Maurice Long (công viên Tao Đàn).

Chi tiết về dinh Norodom xin đọc bài DINH ĐỘC LẬP:

http://thaolqd.blogspot.com/2014/12/dinh-oc-lap-mai-lo-viet-ve-nhung-ia-iem.html

 


Dinh Norodom lúc mới xây dựng xong



 

Dinh Norodom xây dựng xong hoàn chỉnh




Dinh Độc lập trong chính biến 1962




Dinh Độc Lập (mới) đang xây dựng

 

 

Dinh Độc Lập thời chiến tranh



Bây giờ dinh có tên mới là dinh Thống Nhất

 

 

 Vọng cảnh đài thời Pháp thuộc

 

 

Vọng cảnh đài thời VNCH

 

Vọng cảnh đài vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Còn cái vọng gác góc đường Miss Cawell (Huyền Trân Công Chúa) thì về sau này không còn và cũng không biết năm nào, đã bị dỡ bỏ.

 

Về sau khi người Pháp trao trã độc lập, chánh phủ quốc gia Việt Nam tiếp nhận dinh. Dinh được đổi tên là dinh Độc lập thời tồng Thống Ngô Đình Diệm và bị đánh bom hư hại nặng vào năm 1962.

Tồng Thống Ngô Đình Diệm quyết định cho phá bõ và xây dinh mới. Đến năm 1966, dinh mới được hoàn thành.

Sau năm 1975, dinh đỗi tên là dinh Thống Nhất và trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.

2.   Trường Chasseloup Laubat:

Trường này được xây dựng trên phần đất làm sân khấu hát bộ của tả quân Lê Văn Duyệt để thay thế cho École normale coloniale (annamite) đặt tại vị trí chùa Khải Tường và một phần cho con em người Pháp. Trường này được bao bọc bởi 4 con đường: Strategique (Chasseloup Laubat) – Mac Mahon -Testard và Barbé.

Chi tiết về trường Chasseloup Laubat xin đọc bài 140 năm trên làng Xuân Hòa có một ngôi trường

http://thaolqd.blogspot.com/2015/03/140-nam-tren-lang-xuan-hoa-co-mot.html



Trg chasseloup Laubat thuở ban đầu

 



Khu vực trồng rau của trường về sau là

 khu sân nhỏ dành cho học sinh primaire

 



Hồ tập bơi nằm trong phòng tập thể dục,

 nằm giữa khu primaire và secondaire


 

Tướng Decoux phát biểu tại trường Chsseloup Laubat năm 1940

 


 

Sau 1956 trường đổi tên là Jean Jacques Rousseau

 

 

Năm 1970 trường đổi tên là Trung tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn


 

Nay là trường PTTH Lê Quý Đôn

 

Sau năm 1970, Chánh quyền VNCH đã cắt một phần của trường, nằm ở góc Lê Quý Đôn và Hồng Thập Tự (NTMK) cho Trung tâm Nghiên Cứu Giáo Dục. Nơi đây từng là căn nhà ở của hiệu trường trường Jean Jacques Rousseau.

Sau năm 1975, trường này đã dập bỏ hai cửa: một ở Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp) và một ở Lê Quý Đôn, để xây cổng mới. Năm 2007, đập bỏ dãy phòng học ở bên Nam Ký Khởi Nghĩa (Công Lý) và khu nhà lao công, để xây dãy phòng học mới.

 


Dãy phòng học và khu nhà lao công bên đường Công Lý (NKKN)

 

 

Dãy phòng học mới bên Nam Ký Khởi Ngĩa (CL)


 

Mặt hông trường bên đường Lê Quý Đôn

 



Mặt hông trường bên đường Lê Quý Đôn bây giờ

 

 

Cửa dành cho học sinh có đi xe cá nhân tại đường Trần Quý Cáp (VVT)


 

Cửa bên Võ Văn Tần (TQC) hiện nay

 

3.   Khu đất giáp với đường Chasseloup Laubat/ Barbe/Testard/La regnere (HTT/NTMK- Lê Quý Đôn/TQC/VVT- ĐTĐ/Trương Định).

Chúng ta thấy căn nhà xưa mà về sau là khu trụ sở Việt Nam Thông tấn xã. Căn nhà xưa này, trước 1975 là nơi quản lý việc xuất bảnh các báo chí. Sau 1975, căn nhà này bị dỡ bỏ bị quá hư hại. Khu VNTTX trở thành văn phòng Thông tấn vã Việt Nam.



Trụ sở Việt Nam Thông tấn xã VNCH

 



Trụ sở Thông tấn xã hiện nay

 

Căn nhà xưa nay trở thành building Pearl.



 

Vế phía đối diện với hông của dinh Norodom là mảnh đất trống. Sau này, người ta xây một tòa nhà theo lối kiến trúc thập niên 1950 và sử dụng làm trụ sở Sở Tài Chánh VNCH. Sau này là văn phòng Tài Chính tp HCM.

Còn bên mặt đường Testard (TQC/VVT) gần ngả ba với đường Eryaud Des Vergnes (TMG/TQT) là một dãy nhà xưa như trong bản đồ. Về sau, trước 1975 là bui ding cho Mỹ mướn có tên là Hegret BOQ, 11 Trần Quý Cáp.




4.   Mảnh đất bên khu vực chùa Khải Tường.

Trong bha3n đồ, chúng ta thấy có một căn nhà, được cho là trại lính nằm trên vị trí chùa Khải Tường (đã bị đập bỏ bời quân Pháp). Về sau, qua nhiều lần đổi chủ, mảnh đất này thuộc sổ hữu của bà Henriette Bùi Quang Chiêu. Cuối thập niên 1950, bà nhượng lại cho chánh quyền VNCH để lập ra trường y khoa. Về sau trụ sở này dời về nơi khác và mảnh đất này đư8ợc Mỹ thuê làm trụ sở cứu hỏa.

 


Đại học Y khoa Sài Gòn




Đoạn nhìn về ngả tư Lê Quý Đôn - Trần Quý Cáp.

 Bên phải là trụ sở cứu hỏa của Mỹ, bên phải là depot rác.

 

 



Bên trong khuôn viên đại học Y khoa củ

nhìn ra đường Lê Quý Đôn

 

 

5.   Mãnh đất bên đường Testard (TQC/VVT).

Trong bản đồ tại góc Testard và Mac Mahon (TQC/VVT- Công Lý/NKKN) có một căn nhà. Sau này, trước 1975 là một building có tên là Hotel Đức và cho Mỹ thuê làm chổ ở cho các nhân viên cao cấp.

 




Về phía góc đường Mac Mahon và Richaud (CL/NKKN-PĐP/NĐC), chúng ta thầy theo bản đồ , là một biệt thư. Biệt thư này đến nay vẫn còn.




6.   Mảnh đất từ trường Chsseloup Laubat nhìn xéo qua.

Trong bản đồ, chúng ta thấy có một căn nhà ở giữa và mấy kiến trúc hình trụ vây qu8anh. Mãnh đạ=ất này, về sau chánh quyền Pháp dự tính xây dựng quảng trường Paul Doumer nhưng không hiểu vì lý do gì thì bị bỏ dỡ. Thay vào đó, Pháp cho xây một sân va65b động để dành nơi tập luyện thể dục cho các trường Chasseloup Lau bat và Calmette (Marie Curie). Phần còn lại bên đường Pellerin (Pasteur) là một công viên về sau có tên là Vạn Xuân và một nhà điều áp điện.

 





  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...