Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn: 
Đường Đồn Đất (Thái Văn Lung)

Posted on 09/10/2015 bởi timdolinghcmc@gmail.com

Bài viết này trước đây đã được xuất bản trong Saigoneer.


Một trong các đường phố lâu đời nhất của thành phố, con đường chúng ta biết ngày nay là Thái Văn Lung (Đồn Đất) mang tên đường Pasteur trong hơn nửa thế kỷ.


Đường De l’Hospital với cầu ngà ba kênh năm 1863

Khi Đô đốc Louis Adolphe Bonard (1805-1867) thành lập Bệnh viện Quân y vào năm 1862, con đường chúng ta biết ngày nay là Thái Văn Lung đã được coi như là con đường chính dẫn đến cổng bệnh viện. Con đường này được biết đến với hơn 35 năm sau đó là đường De l’Hospital.

Trong những ngày đầu, ai đi qua con đường De l’Hospital từ bờ sông đến bệnh viện quân y đều phải vượt qua ngả ba kênh, chạy dài từ phía bắc xuống phía nam giữa giao lộ Nguyễn Siêu et Cao Bá Quát hiện nay. Con kênh này cũng như nhiều con kênh của trung tâm thành phố được lấp vài năm 1868 vì lý do vệ sinh.

Ở bên trong lòng của bệnh viện quân y là viện Pasteur đầu tiên ngoài thành phố được hình thành vào năm 1891. Vào năm 1897, hai năm sau khi cái chết của Louis Pasteur, Hội đồng thành phố đổi tên đường De l’Hospital thành đường Pasteur, và giữ cho đến năm 1955.


                           Đường De l’Hospital được đổu tên là Pasteur năm 1897

Nằm ở trung tâm của cảng hải quân, con đường được bao bọc trọng pháo hải quân và cơ sở vật tư hải quân và cũng đã có nhiều văn phòng hải quân khác, bao gồm Direction du Port de Guerre, Bureau de l' administration de la Marine, những thợ thuyền và nhân viên trong đội quân thuộc địa, và -về phía cực bắc, trên phần đất của IDECAF hiện nay- là Service de Santé navale (Service de Santé Militaire et Direction de l'Intendance). 

Trong những năm đầu thế kỷ 20, đường này đã xây dựng một số biệt thự là nơi cư ngụ của những nhà thực dân giàu có.


                                Đường Pasteur trở thành đường Đồn Đất năm 1955

Năm 1955, đường được đổi tên là Đồn Đất (pháo đài bằng đất) theo tên một pháo đài quân sự được xây dựng bởi lực lượng Pháp tại khu vực quanh giao lộ Thái Văn Lung - hiện nay là Lê Thánh Tôn trong cuộc chinh phục Sài Gòn năm 1859. Thậm chí ngày nay, người Việt cao tuổi vẫn thích gôi bệnh viện Grall là bệnh viện Đồn Đất. Trong cùng năm đó, tên Pasteur đã được chuyển giao cho con đường này mà được biết đến trong thời kỳ thuộc địa là đường Pellerin. 
Năm 1995, đường Đồn Đất được đổi tên một lần nữa, lần này là tên một luật sư và là thành viên của Quốc hội tên là Thái Văn Lung (1916-1946 ), quê quán Thủ Đức đã có vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh để ngăn chặn sự trở lại của Pháp sau Thế chiến II, dẫn đến việc ông bị bắt và tra tấn đến chết trong nhà tù của Pháp.

Sau khi người Pháp ra đi, những văn phòng của Service de santé militaire bị phá hủy và tại phần đất này một trung tâm văn hóa Pháp hình thành dưới tên gọi là Viện Văn hóa Pháp tại Sài Gòn. Năm 1982, nơi này trở thành viện trao đổi văn hóa Pháp (IDECAF), Ngày nay đây là cơ quan văn hóa nhộn nhịp nhất của thành phố.



                                     Một số hình ảnh về con đường này:


                 Góc đường Gia Long - Đồn Đất, bên phải hình là cổng BV Grall


                        Bệnh viện Grall giờ phút cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam



                                        Những căn nhà gần bệnh viện Grall



                                                          Trung tâm văn hóa Pháp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...