Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

 

ĐƯỜNG DES RÉDEMPTORISTE

ĐƯỜNG KỲ ĐỒNG

 

Hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam Đường nhỏ nối với đường des Éparges (Nguyễn Thông),chạy dọc thao nhà nguyện des Rédemptoristes khu vực nhà ga hàng hóa cho đến đường  EYRIAUD DES VERGNES.(Trương Minh Giảng) (Trần QuốcThảo).

Đường des Rédemptoristes được làm năm 1939. Đường được đặt theo đề nghị của các tu sĩ vào ngày 13 tháng 6 năm 1939.

 

Bản đồ 1946

 

Bản đồ 1958 là đường Kỳ Đồng

 

Nhà nguyện des Rédemptoristes (Dòng chúa cứu thế) là nơi ở của các tu sĩ người Canada gốc Pháp. Họ đến Sài Gòn năm 1933 và ở tại số 163 đường Paul-Blanchy sau đó dời về sau khi tu viện hoàn thành năm 1939.

Đường Kỳ Đồng bắt đầu tại ngả ba với đường Trương Minh Giảng (TQT) gần khu vực cầu. Phía bên kia của đường TMG có một con hẽm ăn thông qua cổng chánh của chùa Miên và hẽm 152 đường Yên Đỗ (LCT).



Ở góc ngả tư về bên trái có một villa lớn với tường rào màu trắng. Sau này trở thành ngân hàng quân đội một thời gian và cuối cùng thành nhà trẻ. Cũng phía bên này đi vài chục thước, chúng ta bắt gặp chung cư số 13 Kỳ Đồng. Ngày xưa hồi còn nhỏ, tụi tôi thường leo lên bờ tường chung cư này để nhìn lũ chuột cống xếp từng hàng chạy trong các đường rãnh cỏ do chúng tạo ra.



Chung cư số 13 Kỳ Đồng

Bên kia đường là dãy tiệm buôn bán. Chúng ta gạp một con hẽm, trong đó khi xưa là trụ sớ phường Yên Đổ bên cạnh một ngôi chùa.

Tới nửa là một loạt tư gia kéo dài tới ngả ba với Đoàn Thị Điểm (Trương Công Định). Thực ra, cái ngả tư này thời đó về bên đường ĐTĐ chỉ giống như một con hẽm lớn nên ít ai chú ý tới ngả ba này. Sau này được tráng nhựa thành ngả tư và kéo dài tới đướng Hoàng Sa bên bớ kênh Nhiêu Lộc.

Cũng mé bên này, đi tới chúng ta gặp một hẽm lớn, trong đó ở góc là nhà của nhạc sĩ Việt Tuấn, tác giả bài Dung nhan em còn đó. Nhạc sĩ này hồi đó thướng có show trên đái truyền hình THVN9. Cũng trong hẻm đó cũng có lớp dạy tiếng Anh của học giả Lê Bá Kông.




Trở lại đường KĐ, tới nữa tại góc ngả với đường Bà Huyện Thanh Quan, là tư gia của ông Hoàng Cơ Thụy, luật sư, tác giả sách Việt sử Khảo luận, nguyên Đại sứ VNCH tại Lào 1969-1975

Trở về bên kia đường, đi tới đối diện với hẽm quẹo vố lớp học của Lê Bá Kông, là trường nữ trung học Cứu Thế.


Trường nữ trung học Cứu Thế ng2y nay là trường tiểu học Kỳ Đồng


Tại ngả ba với đường Bà Huyện Thanh Quan, là nhà thờ Dòng chúa cứu thế còn gọi là nhà thờ Kỳ Đồng. Nơi đây, ngày xưa là nơi đặt tòa soạn tờ Tuổi Hoa do linh mục Chân Tín làm chủ nhiệm.



NHà thờ Dòng chúa cứu thế ngả ba Kỳ Đồng - Bà Huyện Thanh Quan


Phía sau nhà thờ là tu viện Dòng chúa cưu thê

Tới nữa, chúng ta gặp hồ bơi Kỳ Đồng, là một hồ bơi đông đúc khách của thời đó/ Cuối cùng chúng ta đi đến ngả ba với đường Nguyễn Tho6ngl nơi ngày xưa là một chợ trời đồ Mỹ thời chiến tranh.

 

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

 

ĐƯỜNG SỐ 17

ĐƯỜNG DE LA GRANDIÈRE.

ĐƯỜNG GIA LONG

ĐƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG

 

 

 

DE LA GRANDIÈRE. Đường  Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối phần phía bắc nhà ga của giao lộ Verdun, Krantz, Frère-Louis, Lacote với đại lộ Luro trước tòa Sainte-Enfance.

Đường này được xây dựng trên những hố bờ thành mà Minh Mạng ra lệnh phá năm 1835. Xưa là đường số 17, một quyết định của DE LA GRANDIÈRE ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là đường du Gouverneur vì một lẽ tòa dinh thư tạm (về sau là trường Taberd) nằm trên đường này

Quyết định của DE CORNULIER-LUCINIÈRE ký ngày 1 tháng 7 năm 1870 đặt lại là De La Grandière.

Ngày 30-4-1950, chính phủ quốc gia Việt Nam quyết định đổi tên đường là Gia Long.

Sau 30 -4 – 1975 là Lý Tự Trọng.


 


Bản đồ 1879 là đường Gouverneur


 

Bản đồ 1879 là đường DE LA GRANDIÈRE

 


Bản đồ 1958 là đường Gia Long

 


Bản đồ hiện tại là đường Lý Tự Trọng

 

 

Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE (1807-1876) sinh ở Redon (Ille-et-Vilaine) ngày 28 tháng 6 năm 1807. Thống đốc Nam kỳ từ tháng 10 năm 1863 – tháng 12 năm 1864.

 


Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE

 

 

 

Con đường này là một con đường quan trọng trên vùng Haut Plateau mà người Pháp quy hoạch ca1cc cơ sở công quyền để cai trị toàn cõi Nam Kỳ trong đó có trụ sở Hiến Binh, dinh phó thồng soái, khám lớn, tòa pháp đình, v,v.

Con đường này bắt đầu tại giao lô Luro (Cường Để) (Tôn Đức Thắng) giáp với đại chủng viện và dòng nữ tu, băng qua chiều dài của quận nhứt và một phần của quận hai (thời VNCH). Riêng phần lớn của con đường nằm trong quận nhứt lúc bấy giờ là khu tư gia và công sở, còn lại khu quận hai thì là khu mua bán kéo dài tới tận cùng của con đường giáp với bùng binh Phù Đổng.

Đối với tôi, con đường này thời đó tôi chỉ thường kui tới phần quận nhứt nhiều hơn quận hai. Cho nên trong ký ức đoạn này còn được biết đến nhiều hơn.

Nơi bắt đầu của đoạn đường này là môt khu khá yên tĩnh vì phía bên kia đường Luro (Cường để) (TĐT) là tu viện Saint Enfance và Đại chủng viện. Lùi về một chút là ngả tư đường Phom Penh (Chu Mạnh Trinh), chúng ta sẽ gặp góc bệnh viện Grall (Nhi đồng 2) số 14 nằm bên phải hướng chúng ta đi.

Xem link Bệnh viện Grall

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=b%E1%BB%87nh+vi%E1%BB%87n+grall

 





Tiếp tục đi tới chúng ta gặp ngả ba với đường Choquan, về sau là Đồn Đất và giờ là Thái Văn Lung. Tại đây là cổng chánh của bệnh viện và bên tay trái là Centre culturelle Francais ngày xưa gio là Viện trao đổi văn hóa với Pháp




Đi hết bờ tường của bệnh viễn là ngả tư với đường Paul Blanchy về sau gọi là Hai Bà Trưng. Qua ngả tư này là đụng mặt hậu của trường Taberd (TĐN) và bên mặt là một công sở (hình như sở Điền Địa).




Đi tới giáp vời ngả tư đướng Catinat (Tự Do) (ĐK), bên trái là công viên La Page còn gọi là Công viện Chi Lăng. Công viên này giờ không còn nữa. Bên phải là một building nổi tiếng với tấm hình chiếc trực thăng rước người di tản vào ngày 29/4//1975. Building đó là số 22 đường Gia Long có tên Pittnam là nơi dành cho các nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID),






Building Pittman số 22 đường Gia Long


Bức ảnh nổi tiếng chụp các nhân vien USAID đang di tản


Ngả tư Catinat - La Grandiere thời Pháp thuộc



Qua ngả tư này, bên trái là một công trình kiến trúc thuộc hàng xưa nhứt Sài Gòn là Dinh Thượng Thư.

Xem link Direction de l’intérieur – Dinh thượng thơ

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=dinh+ph%C3%B3+th%E1%BB%91ng+so%C3%A1i

 

Bên phải là hông của Nha Trước bạ và con niêm. Tới một chút là tòa đại sứ Bỉ số 26, bên trái là bộ Kinh tế số 59. Cũng bên này đi tới là bộ Quốc Phòng số 61. Bẹn trái ngày xưa có một công sở của Pháp là trụ sở Hiến Binh, tiếp tục tới góc ngả tư với đường Pellrin (Pasteur) là một tiệm bán dụng cụ y khoa và là phòng khám của bác sĩ Hoàng Cơ Bình.




Trụ sở Hiến Binh








Qua ngả tư này, chúng ta bắt gặp bên trái là một kiến trúc sơn màu trắng, xưa gọi là dinh phó thống soái, về sau là dinh Gia Long và giờ là bảo tàng cách mạng.

Xem link DINH GIA LONG

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=dinh+ph%C3%B3+th%E1%BB%91ng+so%C3%A1i

 

 Đối diện dinh là một công viên có tên là công viên Liên Hiệp, xưa là mảnh đất mà chánh quyền thực dân Pháp nhường cho Tây Ban Nha

Xem link Câu chuyện Sài Gòn: Vườn Espagne

http://thaolqd.blogspot.com/2016/01/cau-chuyen-sai-gon-vuon-espagne-posted.html

 

NHìn qua ngả tư với đường Mac Mahon (Công Lý) (NKKN) là Thư viện quốc gia số 34 do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Khi xưa nôi này là một địa danh ghê rợn đối với dân Sài Gòn Chợ Lớn với tên gọi là Khám Lớn

Xem link TỪ KHÁM LỚN ĐẾN THƯ VIỆN QUỐC GIA SÀI GÒN

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=kh%C3%A1m+l%E1%BB%9Bn

Đối diện với thư viện là hông của tòa Pháp Đình Sài Gòn.





Ngả tư Mac Mahon - La Graaandiere thời Pháp thuộc






Hết đoạn này là ngả tư với đường Cap Saint Jacques (filippini) (Nguyễn Trung Trực) bên trái là Nha Động viên số 38




Rồi tới là ngả tư vói đường Nemesis (Roland Garros) (Thủ Khoa Huân) là chúng ta bước vào khu vực mua bán của đoạn đường kéo dài cho đến cuối sau khi băng qua ngả tư Admiral Roze (Trương Công D8i5nh) và ngả ba Farinol (Đặng Tần Côn) và Nguyễn Phí.. 

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

 

ĐƯỜNG ĐỖ HỮU VỊ - HUỲNH THÚC KHÁNG

 

Hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối đại lộ Charner cạnh tòa Justice de Paix với đường Mac-Mahon và kéo dài tới nhà ga dưới cái tên là đường M. de Monlaü.

Đường Do-huu-Vi là một phần của đường Hamelin. Trước đó, phần này nối đại lộ Kitchener với đại lộ Charner. Sau khi có công trình chỉnh trang đại lộ la Somme, con đường này bị cắt làm hai: phần Tây Nam (Kitchener) giữ tên là đường Hamelin và ngày 29 tháng 3 năm 1917, phần Đông Bắc (Charner) lấy tên là Do-huu-Vi.

Thời chánh phủ quốc gia Việt Nam, đường này được đổi tên là Huỳnh Thúc Kháng.

 

Hình ảnh đường Huỳnh Thúc Kháng ngày xưa



Nhìn lại con đường Huỳnh Thúc Kháng cách đây 6O năm trước, nằm cạnh đường Hàm Nghi-Chợ Củ…,nay chúng ta cùng hoài niệm về đường “Huỳnh Thúc Kháng” thời Việt-Nam Cộng-Hòa nhé, hẳn quý vị đã từng nghe nhắc đến, với tôi, đó không chỉ là một cái tên gợi lên nhiều hoài niệm, mà nó còn là cả quãng đời tuổi thơ gắn bó của mình đấy, khu chợ иổi tiếng một thời tại Sài Gòn, cả gia đình ad từng một thời buôn bán trong chợ này cả trước và sau 75 đấy ,con đường này đã quá иổi tiếng ,không biết có ai còn nhớ không ta.

Cũng lậu quá rồi không biết còn nhớ hay không ,nhưng thôi kệ đi mình cứ nhớ tới đây viết tới đó hen quý vị ,hồi thời ông nội ad thì con đường này có nhà in, nhà may và tiệm đóng giầy, đến đời cha ad thì người ta gọi là chợ Trời ,chuyên bán hàng đồ điện тử, băиg, đĩa (đĩa Than), hồi xưa chợ này sầm uất lắm, giờ thì yên hơn rồi, đầu Pasteur – Huỳnh Thúc Kháng là rạp Hồng Bàng nằm ngay góc chợ Cũ là rạp Nam Việt, kế bên rạp có gia đình người Hoa chuyên trị bong gân tay chân rất hay (không biết có ai từng chữa tại đây không) chứ ad là có đó nha.



Tiếp theo là khu chợ cũ Đại lộ Hàm Nghi hồi đó chủ yếu là ngân hàng và những dãy nhà cổ (theo cách gọi bây giờ) của người Hoa sinh sống, mang kiến trúc Pháp đặc trưng của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, chủ yếu nhà lầu 2 đến 3 tầng và mỗi dãy phố là của một ông chủ giàu có người Hoa đầu tư để cho thuê, người ta nói khi xây nhà người Hoa luôn làm một đạo bùa trấn giữ và gửi một phần linh hồn của mình vào trong ngôi nhà đó, vừa để quản lý điền trạch thuận lợi làm ăи vừa để giữ nhà mãi mãi là của mình.

Khoảng cuối thập niên 90 khi tiệm bánh Như Lan làm ăи thịnh vượng, bà Dậu chủ hiệu Như Lan đã mua lại một lúc 3 căи nhà cổ ở góc đường Hồ Tùng Mậu – Hàm Nghi – Hải Triều rồi đập ra xây thành cái hiệu bánh Như Lan hoành tráng như bây giờ, thời điểm đó người ta chỉ nói bà phá di sản, không biết lời đồn đoán về linh hồn của ngôi nhà đúng hay sai nhưng giờ bà Dậu không còn là chủ của hiệu Như Lan nữa.

Như đã nói đường Huỳnh Thúc Kháng rất bé, gần như là đường phía sau chứ không phải mặt tiền vì vậy mà kiến trúc Pháp nằm trong các con đường nhỏ này ngày xưa ra sao cũng rất ít ai biết vì rất ít ai bỏ thời giờ chụp hình ở trong các ngõ kẹt này ,nhưng nhìn chúng ta thấy kiến trúc Pháp vẫn còn đó dù rằng các công trình này không to lớn bề thế, hay đẹp nhưng nó tạo nên 1 khung trời riêng.




Đó là khung trời Sài Gòn của 1 thời đại rõ ràng mà ngày nay người ta có muốn “duplicate” xây lại kiến trúc Pháp thì nó cũng không giống kiến trúc Pháp ngày nay nó có cái hơi hướm của ngày nay, chứ nó không có linh hồn của ngày cũ, chưa kể những người thiết kế ngày nay, thường là xây kiểu bê 1 nửa tòa nhà bên Pháp, với 1 nửa tòa nhà bên Anh, rồi ghép lại nên nó không có ra cái gì với cái gì ,nhìn thoáng qua thì nó cổ, nó Pháp, nhưng vật liệu, phù điêu, mỹ thuật thì rất ư là “xưởng đúc” của năm 2019, vì lẽ đó mà những công trình xây thời Pháp, dù đơn giản như trong hình nhưng nó tạo ra 1 dư âm cũ rất là “Sài Gòn” của những năm quá khứ.













https://thoixua.vn/sai-gon-xua/hinh-anh-duong-huynh-thuc-khang-ngay-xua.html?fbclid=IwAR2Hc8hrmer3oV3GsJ4zFar4EjBi2Pbw4vZau-MZPr9deVC1pPgI6T4M3mc



Trường kỹ thuật Cao Thắng


Chợ trời Huỳnh Thúc Kháng


Một góc đường thập nuên 1950


            Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Pasteur nhìn về hướng Hàm Nghi.
 Chổ bảng màu là rạp Hồng Bàng,


             Đường Huỳnh Thúc Kháng nhìn về Nguyễn Huệ. 
Bìa phải hình là tường rào Tòa Hòa Giải.

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...