Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ



                   1321. Đường Nguyễn Tri Phương nhìn xéo qua khu PX của Mỹ ngày xưa và giờ đây.



                   1322. Công trường Lam Sơn nay còn đâu?


                   1323. Giao lộ Lê Lai - Phạm Hồng Thái - Trương (công) Định xưa và nay.


                   1324. Đường Catinat năm 1954 và đường Đồng Khởi hiện nay cùng vị trí.


                   1325. Ông và các cháu ngồi góc đài truyền hình THVN 9 giờ ở đâu?


                   1326. Trụ sở Naval Forces Vietnam Headquarters (NAVFORV) 117 Phan Đình Phùng ngày xưa và giờ đây.


                   1327. Góc Trần Hưng Đạo - Bùi Hữu Nghĩa xưa và nay.


                   1328. Khu nước mía Viễn Đông góc lê Lợi - Pasteur xưa và nay.


                   1328. Bưu điện quận 1 góc lê Lợi - Pasteur xưa và nay.


                   1330. Bệnh viện Cơ Đốc ngả tư Phú Nhuận xưa và nay.



Nguồn Trung Ngo, Paul Blizard, Tim Doling

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Sài Gòn chuyện đời của phố: Chương trình ngâm thơ Tao Đàn


Phạm Công Luận

Trong những đêm radio không phát cải lương cho cả nhà cùng thưởng thức, ba tôi lại nghe ngâm thơ Tao Đàn. Trước khi có chương trình, ông trải cái ghế bố dài ra, thay bộ đồ pyjama trắng, ngồi bên mép ghế bố đã trải tấm vải lót trắng, tay cầm cái radio đặt trên đùi. Ông rà đài và bắt đầu ngồi yên trong tư thế nghiêm cẩn nghe từng lời ngâm nga trong tiếng đàn, tiếng sáo, suốt gần một giờ đồng hồ.


Các nghệ sĩ: Hoàng Thư, Hồ Điệp, Tô Kiều Ngân và Đinh Hùng. ẢNH: TƯ LIỆU.

Đó là những buổi tối năm 1970. Lúc đó, trong nhà đã dùng đèn ống sáng sủa chứ không dùng bóng đèn vàng ệch âm u treo lơ lửng giữa nhà nữa. Nhưng tiếng ngâm thơ trong cái radio Philips vọng ra vẫn cứ buồn nẫu ruột đối với tôi. Ba tôi mê thơ Nguyễn Bính nên ông luôn nhắc bài Hành Phương Nam do Tô Kiều Ngân ngâm. Những lúc đó, ông bảo nhớ quê hương, nhất là những ngày cận Tết. Ông nhớ con sông Đồng Nai mùa nước lớn ở cù lao Phố xinh đẹp và những đình, chùa ở đó. Riêng tôi chỉ thấy cải lương nghe ban đêm đã buồn, ngâm thơ nghe càng buồn da diết.
Đến năm 13, 14 tuổi, tôi bắt đầu mê đọc sách, hay nghĩ vẩn vơ. Trong một đêm cúp điện tối thứ sáu, tôi nằm kê đầu lên thành giường thấp mà nghe lồng lộng tiếng ngâm thơ giọng Bắc của một nam nghệ sĩ đầy cảm xúc, mạnh mẽ mà rất ngọt ngào. Người ngâm là Nguyễn Thanh, với một bài thơ về Hà Nội của Tạ Tỵ, một họa sĩ có làm thơ, viết sách:
Hà Nội, chao ôi Hà Nội/Hà Nội với những con đường đọng tím/Những con đường câm nín/Những con đường chết lịm ở tim tôi.
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời/Và nhảy múa khắp nẻo đường Hà Nội/Bao thương mến với bao nhiêu bối rối/Trôi về đây tàn phá cõi tâm linh/Trắng đêm thâu, trắng cả khối chân tình/Từng xác lá thu về vàng lối cỏ/Mùa úa héo dâng đầy đôi mắt nhỏ/Em ơi em! Có biết thuở nào khuây…
Giọng ngâm của Nguyễn Thanh quá cuốn hút, bài thơ hay đến nhức nhối, gọi về cả một trời mơ mộng của đứa con nít nhạy cảm.
Đinh Hùng, nổi danh từ khi còn ở ngoài Bắc, có các tập thơ nổi tiếng như Mê hồn ca, Truyện lòng, các vở kịch như Tiên và tục, Phan Thanh Giản… Vào Sài Gòn, ông cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh Sài Gòn. Hẳn khi dựng chương trình, ông không nghĩ nó được đón nhận nồng nhiệt ở một thành phố sôi động nhất cả nước như vậy. Mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần, từ 9 giờ 15 đến 10 giờ, thính giả Sài Gòn lại chìm đắm trong thế giới của thơ ca. Tao Đàn trở thành diễn đàn chung của thơ ca kim lẫn cổ. Ông được sự hỗ trợ của nhà văn, nhà thơ Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Huy Quang, Thái Thủy trong ban biên tập và diễn đọc.
Về giọng ca ngâm, theo báo Trẻ số 7 tập I năm 1960, phía nam thì nổi tiếng là Hoàng Thư. Ông có mặt từ buổi phát đầu tiên của Tao Đàn, giọng khỏe và ấm, có biệt tài ngâm diễn những vở kịch thơ và những bài thơ tự do như vào vai Phạm Thái trong vở kịch Quỳnh Như của Thanh Nam, hoặc Bài ca Ngư phủ của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng, tức là Nguyễn Thanh, giọng thổ pha kim hợp các bài bi hùng. Tô Lang tức Tô Kiều Ngân thổi sáo giỏi, ngâm thơ giọng Trung hay giọng Bắc đều hay. Quách Đàm nổi bật với các bài thơ thất ngôn và lục bát.
Về nữ, thường trực là Hồ Điệp, Thái Hằng và Giáng Hương. Giáng Hương kỳ cựu nhất với sở trường thơ mới (tám chữ và tự do) và kịch thơ. Khi trình bày kịch thơ, bà đọc nhiều hơn ngâm nhưng giọng đọc của bà lột tả được những nội dung buồn thảm, khiến nhiều người thích. Hồ Điệp có giọng mang phong cách cổ điển âm hưởng ca trù, thành công với các bài thất ngôn và lục bát, nhất là các đoạn thơ trong truyện Kiều, thơ thất ngôn của Bà Huyện Thanh Quan, thơ T.T.Kh, rất được thính giả gốc miền Bắc hâm mộ. Thái Hằng có giọng ngâm hiều dịu và vô cùng thiết tha, ngâm được hầu hết các loại thơ… Bên cạnh đó, giọng Đàm Mộng Hoàn được gọi là “giọng ngâm đổ hột đặc sắc”. Hoàng Oanh tham gia giai đoạn sau được xem là giọng ngâm “như sương như khói”.
Ngoài các giọng ngâm trên, có các nghệ sĩ tham gia chơi đàn phụ họa trong chương trình như Ngọc Bích, Phạm Đình Chương chơi dương cầm; Vĩnh Phan, Bửu Lộc chơi đàn thập lục đệm cho phần thơ cổ.
Chương trình Tao Đàn từ khi hình thành năm 1955 có ba người điều hành thay nhau. Nhà thơ Đinh Hùng phụ trách từ 1955 đến 1967 thì mất, chương trình chuyển cho nhà thơ Tô Kiều Ngân phụ trách trong hai năm 1967 – 1969. Sau đó, từ 1969 đến 1975 là nhạc sĩ Thục Vũ. Trong cuốn Ngâm thơ và nghe ngâm thơ Việt Nam nghệ sĩ Thạch Cầm bổ sung thêm các giọng ngâm tham gia Tao Đàn sau này như Đoàn Yên Linh, Hoàng Hương Trang, Vân Khanh, Hà Linh Bảo, Hồ Bảo Thanh, Mai Hiên, Huyền Trân, Hồng Vân…
Năm 1971, nhạc sĩ Thục Vũ có sáng kiến phối hợp ngâm thơ với trình bày ca khúc tân nhạc, đặt tên là chương trình Thi nhạc giao duyên. Đó là sự khởi đầu mới mẻ và thu hút người nghe trẻ trung hơn. Các giọng ca tham gia chương trình cùng các giọng ngâm được tuyển chọn phù hợp với chương trình như Thái Thanh, Duy Trác, Châu Hà, Mai Hương và ca sĩ Thanh Lan. Thơ và nhạc bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố tập 4, NXB Văn hóa - Văn nghệ và Phương Nam Book)


Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

CITÉ –  CƯ XÁ - CHUNG CƯ


Từ Cité tồn tại từ thập niên 1930 và rơi rớt mãi cho tới giữa thập niên 1975. Nào là Cité Laréngère, Cité Richaud, Cité Heyraud, Cité Aristide Briand, Cité Hérault,…Nhưng Cité là gì? Có lẽ giờ chỉ cỏn những người từ U80 trở lên mới hiểu thôi.
Cité là từ của Pháp dùng để chỉ một khu nhà ở dành cho thành phần nào đó trong xã hội và từ tương ứng trong tiếng Việt vào những thập niên 1960 là cư xá.
Trong thời thuộc địa, mảnh đất Sài Gòn luôn thu hút những người từ khắp xứ tụ tập về đây sinh sống, từ đó làm gia tăng dân số cơ học. Chính vì lý do này, chính quyền Pháp đã có chinh sách xây dựng các cụm dân cư để trước mắt giải quyết cho các thành phần này và tập hợp những người làm việc cho Pháp vào những khu dể quản lý bao gồm cả người bản xứ và Pháp.
Nhịp độ xây dựng được tiến hành thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, đã làm giảm đi rất nhiều và đã ngưng lại vì xứ thuộc địa phải dồn sức chi viện cho chính quốc, rồi đến quân Nhật chiếm đóng Đông Dương.
Chúng ta xem thử số liệu của C.A.O.M. - fond ministériel - agence française d’outre-mer - carton 236 - dossier 294:
Tháng 7 năm 1953, hồ sơ về nhà ở do chính quyền thành phố Sài Gòn xây dựng được tóm tắt như sau:
Cité Lacaze (24 căn nhà, 124 căn hộ) được mở rộng bởi 16 căn nhà và 30 căn hộ, 450 ngôi nhà được dự báo;
Cité Nguyễn Tri Phương (1012 căn hộ) có 120 căn hộ và kế hoạch xây dựng thêm 108 căn hộ;
Cité Eyriaud de Vergues cần có 120 căn nhà trước cuối năm;
Cité Pavie Ducas khánh thành vào mùa hè 293 nhà ở;
Cité mới dành cho dân chúng ở Phú Thọ đã khởi công xây dựng 232 căn nhà.
Phải kể thêm bảng cân đối kế hoạch xây dựng và tái thiết dành cho các nhân viên phục vụ chính quyền thuộc địa bao gồm các gian nhà nhỏ và tòa nhà 4 tầng như: cité Larényère, cité des transmissions, cité Audouit, cité Galliéni, cùng các dãy nhà liên kế tại các mảnh đất có sẳn. P. Machefaux - ingénieur en chef des T.P. de Cochinchine - travaux N° 184 - février 1950 [C.A.O.M. - fond ministériel - agence française d’outre-mer - carton 223 - dossier 258].


Building dành cho nhân viên hảng xăng dầu Shell về sau phủ thủ tước trước năm 1975



Cité Galliéni trước năm 1975 là bệnh viện hải quân Mỹ đường Trần Hưng Đạo


Cité Laréngère đường Bà Huyện Thanh Quan nhìn từ trên cao 



Cité des transmissions về sau là cư xá điện lực đường Hồng Thập Tự cũ


Building Richaud đường Phan Đình Phùng cũ


Một building thời Pháp về sau là trục sở MACV số 137 Pasteur



Một building dành cho người Pháp trước 1975 tại đường Trương Minh Giảng

Trong một tài liệu năm 1939 đề cập các hình thức kiểm soát nhà ổ chuột được dự tính tại Sài Gòn [C.A.O.M. - fond ministériel - agence française d’outre-mer - carton 236 - dossier 294]. Cité Aristide Briand (về sau là cư xá Đô Thành) xây dựng 125 căn nhà với 2 phòng, khánh thành năm 1939 để di chuyển cư dân cư ngụ tạm bợ trong các túp lều. Trong đó có 64 căn dành cho thợ thuyền và viên chức thành phố.


Cư xá Đô Thành xưa gọi là Cité Aristide Briand

Hơn nữa, thái độ của chính quyền Pháp là rất rõ ràng trong kết luận về cuộc chiến chống khu ổ chuột: "Trong một vùng lãnh thổ nơi dân số 260.000 dân (Số liệu năm 1936 và bùng phát dân số năm 1937) thì sự hiện diện của các khu ổ chuột là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn còn những nhà cây, túp lều của tầng lớp nghèo nhất, với mức sống thấp. Đó là lực lượng lao động cung cấp cho các nhà máy và dịch vụ. Do đó sự cần thiết phải duy trì và dung túng các khu vực đặc biệt này.
Trong thời chính phủ quốc gia Việt Nam, Quốc gia kiến ốc cục được thành lập nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhà tạm bợ trong các thành phố, thị trấn miền Nam Việt Nam. Năm 1958, Thời Ngô Đình Diệm, cơ quan này đổi tên lại là Ban doanh lý kiến thiết. Vào năm 1965 thì cơ quan này này một lần nữa nhập chung vô Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị ở đường Phan Đình Phùng.


Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị ở đường Phan Đình Phùng.

Chính sách giải quyết tình trạng thiếu nhà ở là, trước tiên, xây dựng nhà ở và các thành phố phổ biến cho viên chức trà góp dài hạn (8 đến 12 năm); và thứ hai, để hỗ trợ các nhà phát triển tư nhân hoặc các tổ chức vay dài hạn (5 đến 10 năm). Nguồn tài chính của ban Khai thác và Xây dựng đến từ khoản lãi suất phát sinh trong Xổ số kiến thiết, tiền thuê tài sản thuộc sở hữu của ban này và khoản lời cho vay. Ngoài phần này, cần phải đề cập đến một cơ quan khác ở cấp thành phố, đó là Văn phòng quy định về Giá Nhà ở (Gia cư Liêm giá cuộc).
Từ năm 1952 đến năm 1963, 13.250 ngôi nhà được xây dựng bởi Quốc gia kiến ốc cục và ban Khai thác và Xây dựng (tiến độ là 1.100 ngôi nhà năm). 103.846.000 đồng được cho tư nhân vay để phát triển và 207.234.000 đồng cho các khoản nợ nhà ở. Tuy nhiên, những sáng kiến ​​này không đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân. Trong 1955-1958 năm, khi hoạt động xây dựng do Quốc gia kiến ốc cục là nhiều nhất, hầu hết các cư xá được xây dựng để phù hợp với những người nhập cư mới tại các khu vực đô thị hoá mới của Sài Gòn, thí dụ Bình Thới (quận 11) Xóm Cũi (quận 8), Chánh Hưng, Vĩnh Hội - Lý Nhân (quận 4), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), Phú Thọ Hòa, Tân Quy Đông. Các công trình xây dựng mới tại trung tâm vẫn còn hạn chế. Có thể đề cập tới một số cư xá phổ biến như vậy trong Thị Nghè được xây dựng vào năm 1956, tại Trương Minh Ký - bây giờ đường Nguyễn Thị Thiên Chúa và Phật Ân - một con hẻm trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, và ban Khai thác và Xây dựng còn xây dựng những cư xá hạng sang như cư xá Nguyễn Tri Phương đã có từ năm 1958 hay những cư xá “nhà ống” như cư xá Dân Dinh, cư xá Kiến Thiết.

Cư xá dành cho nhân viên hàng không đường Công Lý cũ

Năm 1968, cuộc tổng công kích tết Mậu Thân đã tiêu hủy nhiều ngôi nhà trong Sài Gòn – Chợ Lớn. Vì thế chính quyền buộc phải quy hoạch và xây dựng lại những khu dân cư. Tháng 3 năm 1968, các công trình chung cư được tiến hành bao gồm: chung cư Ấn Quang (900 hộ), chung cư Bàn Cờ còn gọi là chung cư Nguyễn Thiện Thuật (1396 hộ). Hai chung cư tiếp tục xây dựng là chung cư Minh Mạng (3000 hộ), chung cư Nguyễn Kim – Nguyễn văn Thoại (200 hộ bằng vật liệu tiền chế). Ngoài ra còn các chung cư khác như chung cư Cô Bắc, chung cư Cô Giang,v.v..


Chung cư Bàn Cờ còn gọi là chung cư Nguyễn Thiện Thuật


Chung cư Minh Mạng

Như vậy từ Cité tồn tại tên cửa miệng người dân Sài Gòn cho tới thập niên đầu 1960 đã biến thành từ Cư xá. Sài Gòn tồn tại rất nhiều cư xá theo hình thức dãy nhà trệt  liền kề hoặc hai ba tầng thành khối. Đời sống cư dân ở đây đa số là những công chức, nhà giáo hay quân nhân có cuộc sống khép kín cho nên ở đây không khí luôn luôn yên ắng không xô bồ như những xóm lao động. Vì thế nhạc sĩ Phạm Duy mới viết: “Trả lại em yêu nỗi buồn cư xá” trong bài Trả lại em yêu là như vậy.
Trái lại không khí của các chung cư thì lại khác vì nó là nơi cư ngụ của đủ thành phần xã hội và cái từ chung cư chỉ xuất hiện sau giữa thập niên 1960 trong xu thế quy hoạch chung của các đô thị trên thế giới.
Còn rất nhiều cư xá và chung cư nữa: Cư xá Lữ Gia, Cư xá sĩ Quan Chí Hòa, Cư xá ngân hàng, Cư xá Yên Đổ, Cư xá Chu Mạnh Trinh, Cư xá nữ sinh Thanh Quan, Làng đại học, làng báo chí, chung cư Thanh Đa,.......

Tham khảo:
-     OUTILS D’URBANISME ET INVESTISSEMENTS IMMOBILIERS PRIVES
FABRICATION DE L’ESPACE CENTRAL DE HO CHI MINH-VILLE
NGUYỄN CẨM DƯƠNG
-   3.1 les premiers programmes de logements sociaux

http://theses.univ-lyon2.fr/

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                       1311. Giao lộ Đồng Khánh - Lương Nhữ Học xưa và nay.


                       1312. Giao lộ Đồng Khánh - Lương Nhữ Học xưa và nay.


                       1313. Đại lộ Norodom năm 1951 và hiện nay.


                       1314. Quang cảnh chợ hoa đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) năm 1940 và hiện nay.


                       1315. Góc Bùi Viện - Đề Thám xưa và nay.


                       1316. Đường Lê Quang Định nhìn từ bùng binh Hồng Bàng xưa và nay.


                       1317. Đường Huyền Trân Công Chúa xưa và nay.


                       1318. Tòa Đô chánh hai thời kỳ.


                       1319. Đại lộ Galliéni (Trần Hưng Đạo) năm 1931 và hiện nay.


                       1320. Góc đường des Marins-rue des Artisans - Galliéni (Trần Hưng đạo - Phạm Đôn) đầu thế kỷ 20 và giờ đây.




Nguồn Trung Ngo, Candy Nguyen, Tim Doling

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

ĐƯỜNG NOUVELLE
ĐƯỜNG PIERRE FLANDIN
ĐƯỜNG BÀ HUYỆN THANH QUAN


Con đường này khi xưa, tôi qua lại cũng nhiều lần nhưng sự chú ý về cảnh quan và nhà cửa hai bên đường tôi lại ít quan sát cho nên giờ ngồi viết lại con đường này, tôi chỉ còn nhớ những điểm quan trọng và quen thuộc.
Đường này lúc đầu rất ngắn, trục Tây Bắc – Đông Nam, đi từ đường Chasseloup-Laubat tới đường Colombier và gọi là đường Nouvelle nhưng ngày 26 tháng 4 năm 1920 nó lại đổi tên Pierre Flandin. Pierre FLANDIN sinh ở Bollène (Vaucluse) ngày 13 tháng 4 năm 1896. Ông là lính phi công tử nạn tại vùng Noyon (Oise) ngày 18 tháng 10 năm 1917 trong chiến tranh thế giới.
Sau này đường được nới dài tới đường Legrand-de-la-Liraye rồi tới đường Champagne và cuối cùng là đến kênh Thị Nghè. Từ chiều dài chỉ có 300 mét giờ đây nó là 1.350 mét. Sở dỉ nó được nới dài nhiều lần là vì độ tăng diện tích của việc mở rộng thành phố từng thời kỳ của Pháp.


Bản đồ 1942

 Đến thời chính phủ quốc gia Việt Nam thì con đường này đổi tên là Bà Huyện Thanh Quan, một nhà thơ nữ, tác giả bài “Qua đèo Ngang”. Hẳn những người đặt tên đường có chủ ý nên song song với đường Bà Huyện Thanh Quan là đường Đoàn Thị Điểm cũng là nhà thơ nữ. Nhưng giờ đây bà Đoàn Thị Điểm đã “dọn nhà” sang quận Phú Nhuận không còn ở quận 3 nữa.


Bản đồ 1958

Thời kỳ trước 1975, con đường này chỉ chạy tới ngả ba với đường Kỳ Đồng giáp với nhà thờ Chú Cứu Thế và kéo dài là một con hẽm tới kênh Nhiêu Lộc. Con đường này cũng là một trong những con đường nhiều cây xanh và yên tỉnh một thời. Tại nơi đây tập trung những villa của người Pháp và nằm trong khu vực có người Pháp cư ngụ nhiều nhất nằm ở quận 3. Tuy nhiên cũng có những điểm hơi xao động như đoạn ngả ba với Kỳ Đồng hoặc phía hông trường nữ trung học Gia Long và chùa Xá Lợi.

Bây giờ bắt đầu đi ngược từ số lớn đến số tức là từ ngả ba Kỳ Đồng. Tại đây chúng ta thấy có nhà thờ dòng Chúa Cứu thế cùng với trường trung học Cứu Thế. Nhìn qua ngả ba về góc trái có nhà của ông luật sư Hoàng Cơ Thụy Là tác giả sách Việt sử Khảo luận. Nguyên Đại sứ VNCH tại Lào 1969-1975, tới một chút có con hẽm đi vô trường Anh văn của giáo sư Lê Bá Kông  là tác giả của cuốn tự điển Việt – Anh, Anh – Việt.


Nhà thờ dòng Chúa Cứu thế ở ngả ba Kỳ Đồng - Bà Huyện Thanh Quan

Đi tới về phía tay mặt vào con hẽm cụt, là villa của ông Phạm Sanh đồng sáng lập Nam Việt ngân hàng nổi tiếng một thời với Tín Nghĩa ngân hàng của Nguyễn tấn Đời. Đoạn này cho tới ngả tư với Yên Đổ (Lý Chính Thắng) hai bên là những căn villa  của tư nhân.

Qua ngả tư này, bên tay phải có một cơ quan của thời VNCH nhưng tôi đã quên mất nó là gì; giờ là hội trường của thành ủy thành phố.

Tới ngả tư với đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu), nhìn về phía phải bên kia là  phía sau và phía hông của trường Regina Pacis một thời, chạy dài tới ngả tư với đường Tú Xương.


Trường Regina Pacis 


Đường Tú Xương với ngả tư với Bà Huyện Thanh Quan đằng xa 

Cùng tại ngả tư này, nhìn về phía phải bên kia là  phía sau là bệnh viện Saint Paul giờ là bệnh viện mắt, cũng chiếm khoảng chiều dài con đường cho tới ngả tư Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ).

Qua ngả tư này, bên trái là hông của trường nữ trung học Gia Long ngày xưa giờ là Nguyễn Thị Minh Khai. Còn bên phải đi tới ngả ba  với Lê Văn Thạch (Sư Thiện Chiếu) là chùa Xá Lợi. Chùa này là điểm tập hợp những phật tử trong vụ Phật giáo thời Ngô Đình Diệm. Ngày xưa trước mặt chùa là điểm tập hợp các xe bán nước giải khát và đậu đỏ bánh lọt và là điểm quen thuộc của học sinh Gia Long.








Hông của trường nữ trung học Gia Long đối diện qua chùa Xá Lợi




Cạnh chùa là một building xưa gọi là cư xá nữ sinh Thanh Quan. Nơi này vào những tập niên 1980, nhạc sĩ Quốc Dũng và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang có mở lớp dạy nhạc tại đây. Phía sau của chùa và cư xá là cơ quan USOM của Mỹ hồi xưa. Nơi này đã bị dân chúng hôi của trong ngày 29/4/1975, hàng vạn cuốn sách bộ mới English for today đã bị lấy sạch.

Chùa Xá Lợi nhìn từ cơ quan USOM của Mỹ


Bước tới là ngả tư với Ngô Thời Nhiệm, bên trái là cité Larégnère, nơi cư ngụ của các nhân viên, giáo sư người Pháp; Bên phải là một sân tennis giờ nó là một phần của câu lạc bộ thể thao Hồ Xuân Hương. Ở ngả tư với Hồ Xuân Hương, nếu rẽ trái chúng ta sẽ tới Bệnh viện Bạc Hà (Hoa liễu) và trường Collette.


Cité Larégnère nhìn từ trên cao


Đoạn Bà Huyện Thanh Quan, bên trái là Cité Larégnère , bên phải là khu sân Tennis






Ngả tư Bà Huyện Thanh Quan - Hồ Xuân Hương


Giờ chúng ta đã tới ngả tư với đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) rồi ngả tư với đường Trương Minh Ký (Nguyễn Thị Diệu). Nhìn sang bên đường là một biệt thư lớn và trường Anh văn Nguyễn Ngọc Linh, là chúng ta đã tới ngả tư với đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần). Không khí của đoạn đường này trở nên náo nhiệt vì sự có mặt của một số trường tư thục và các tiệm buôn bán. Cuối cùng đường Bà Huyện Thanh Quan chấm dứt ở ngả ba với đường Hồng Thập Tư (Nguyễn Thị Minh Khai) nhìn sang bên vườn Tao Đàn.



 Ngôi biệt thự từng được rao bán 35 triệu đô






  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...