Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

 

ĐƯỜNG COLONEL BOUDONNET

ĐƯỜNG LÊ LAI

 

 


 

Đi theo mạn phía bắc của nhà ga, nối đường Frère Louis (Nguyễn Trãi & Võ Tánh) với quảng trường Cuniac (chợ Bến Thành).

Trước kia đường này có tên là đường Latérale Nord de la gare. Hội đồng Thành phố trong cuộc họp ngày 29 tháng năm 1917 đã quyết định đổi tên như nêu trên.

 

Bản đồ năm 1942

 

Bản đồ năm 1958 đổi tên là Lê Lai

 

Đại tá Théodore Georges Auguste BOUDONNET sanh ngày 27-05-1859 tại Chandernagor (Ấn Độ), đến Viễn Đông vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908 ông là đại tá khi đến Sài Gòn và chỉ huy một trung đoàn bộ binh số 4 lính bản xứ. Ông tham gia trận đệ I thế chiến và hy sanh ngày 31/8/1914.

Nói đến nhà ga thành phố, nơi tọa lạc của con đường Col Boudonnet (Lê Lai) là nói đến khu đầm lầy Boresse. Khu đầm lấy này bao phủ lên diện tích từ khu chở Bến Thánh và bùng binh. Một bên kéo tới tận vườn Maurice Long (Tao Đàn), một bên kéo tới tận kênh Táu Hũ (arroyo Chinois) và kéo dài toàn bộ tới tận Đại lô Nancy (Cộng Hòa). Việc san lấp khu đầm lấy này bắt đầu từ năm 1877 cho đến khi hoàn tất là năm 1917 trãi qua nhiều giai đoạn khó khăn và trì trệ.

Khu nhà ga thực sự hình thành là năm 1885 nhưng trước đo vị trí của nó lấn ra nguyên bùng binh trước chợ Bến Thành, là nơi sửa chửa và bảo trì đầu máy và toa xe còn nhà ga thì nằm tận gần bến Bạch Đằng.

Sau khi hình thành nhà ga, người Pháp lập ra hai con đường chạy dọc theo. Một bên là ông đại tá Grimaud (Phạm Ngũ Lão) và một bên là 6ng đại tá Boudonnet (Lê Lai).

Đường Boudonnet (Lê Lai) một bên là khu nhà ga và bên còn lại là khu thương mại, nhà hàng và khách sạn.

Bên khu nhà ga, ngày xưa tấp nập hành khách đi và đến nhiều nhứt là về đêm hay gần sáng. Sang thời VNCH thì bị ngừng trệ hơn chục năm vì lý do chiến tranh và được phục hồi một phần các chuyến tàu đi Thủ Đức và Biên Hòa. Trong thời gian này, chúng ta còn nhớ phía bên hông nhà ga có hình thành một dãy kiosque bán đồ. Trong các kiosque đó là những kiosque chuyên môn bán tem sưu tâm và trở thành trung tâm mua bán tem ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Ngoài ra ở đầu nhà ga, bên phgi1a bùng bình khi xưa có một nhà hàng, phòng trà tên gọi là Hòa Bình và đã dẹp bỏ khoảng cuối thập niên 1960.








Trở lại bên này đường. bắt đầu từ khu vực giáp đường Phan Chu Trinh kéo dài tới giao lộ các con đường Nguyễn An Ninh, Phạm Hồng Thái, là các.tiệm Bazar chuyên môn bán các loại vali,túi xách, đồ daa cho những hành khách đi xe lửa.












Qua bên kia ngả tư, về phía trái là hết khu bàn vé và lên xuống hành khách của nhà ga, tiếp nối là dãy tường dài, nơi đạy là các kiosque bán tem như vừa đã nói. Bên mặt đối diện ngày xưa là các khách sạn, nhà hàng, quán bar nối đài trong đó có rạp Aristo nổi tiếng một thời về sau là khách sạn Lê Lai. Giờ khu vực này tà của khách sạn New World kéo dài tới ngả ba (giờ là ngả tư) với Phan Văn Hùm (Nguyễn Thị Nghỉa). Sau đây là một đoạn mô tả về rạp Aristo:

Rạp Aristo mặt hướng về đường Lê Lai, đối diện bên kia đường là hàng rào của khu ga xe lửa Sài Gòn (khu ga xe lửa này hiện nay được xây thành khách sạn 5 sao với tên gọi là Sài Gòn New World Hotel). Thuở đầu tiên, đó là một nhà hàng sang trọng, có một sân khấu nhỏ để những tối thứ bảy, ban đờn ca tài tử đến ca giúp vui cho thực khách. Có khi chủ nhà hàng thay ban đờn ca cổ nhạc bằng một dàn nhạc nhẹ chuyên trình tấu các bản nhạc cổ điển Pháp, dàn nhạc Tây có piano, violin, saxo, clarinette. Trong số thực khách quen thuộc có ông Trưởng tòa Phan Văn Thiết, ông Đốc phủ Đỗ Văn Rỡ, ký giả Trần Tấn Quốc, ông Thân Văn Nguyễn Văn Quý, ông Nguyễn Công Thiện, Giám đốc hãng xăng Esso-Sài Gòn, là những người say mê nghệ thuật hát bội nên thường rước các ban hát bội về hát tại nhà hàng Aristo. Đầu năm 1940, do khán giả đến xem hát rất đông nên ông chủ nhà hàng mới dẹp cái restaurant đó, phá nó để xây lại thành một rạp hát đàng hoàng, có sân khấu theo đúng tiêu chuẩn của một rạp hát lớn, có hậu trường, có hầm sân khấu và khán phòng với 800 ghế ngồi bọc simili đỏ (vải cao su giả da màu đỏ) giống các rạp chiếu phim Tây như rạp Moderne, rạp Majestic, rạp Eden.

Rạp Aristo từng được các đoàn cải lương đại ban về diễn như gánh hát Nam Phi của bầu Năm Phỉ-Chín Bia, gánh cải lương tuồng Tàu Phụng Hảo của bầu Nhơn-Phùng Há, gánh hát thi ca vũ nhạc Nam Hồng của bầu Trình, gánh hát Hoa Sen của bầu Bảy Cao, gánh Việt Kịch Năm Châu của ông bầu Năm Châu. (Nhớ chuyện đời xưa, tìm lại dấu xưa.Soạn giả Nguyễn Phương, 2011)










Rạp Aristo




Khách sạn Lê Lai số 76



Rạp Aristo về sau thời chiến tranh trở thành khách sạn Lê Lai cho Mỹ mướn làm BEQ.

Từ đoạn ngả ba với Phan Văn Hùm rồi đến ngả ba Nguyễn Văn Tráng cho đến tận cùng đường là dãy các nhà kinh doanh. Tại điểm cuối khi giáp với Võ Tánh và Bùi Chu tại đây có một chung cư tên là Lam Sơn là nôi có nhiều nghệ sĩ ở.




Góc Nguyễn Văn Tráng-Lê Lai. Phía sau tường rào là ga xe lửa



Cuối đường Lê Lai là chung cư Lam Sơn




Dãy tiệm đường Lê Lai nhìn từ một khách sạn bên Phạm Ngũ Lão




Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

 

ĐƯỜNG SỐ 15

ĐƯỜNG PALANCA

ĐƯỜNG ISABELLE II

ĐƯỜNG SAINT ENFANCE

ĐƯỜNG LÊ LỢI

ĐƯỜNG LÊ THÁNH TÔN

 

Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối đướng Lacotte (Phạm Hồng Thái) khu nhà ga với đường Angier (Nguyễn Bĩnh Khiêm) khu thảo cầm viên.

Ban đầu đường này mang tên số 15. Đô đốc DE LA GRANDIÈRE với quyết định ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đề nghị con đướng này cắt làm ba đoạn: Phần Tây Nam đi Chợ Lớn gọi là đường Palanca, phần trung tâm gọi là đường Isabelle-II và phần Đông Bắc gọi là đường Sainte-Enfance.

Nhưng chính quyền cộng hòa vào năm 1870, đòi hỏi phải thay đổi một số tên đường nhất là các tên đường gợi nhớ thời đế chế. Tên Palanca được chuyển đến một con đường ít người năm trong khu vực của bệnh viện Grall và thảo cần viên. Tên Espagne được thế vào chổ tên ba con đường nói trên.

 

Trong bản đồ 1870 là 3 con đường

 

Trong bản đồ 1898 thống nhất còn một tên đường

 

Trong bản đồ 1943 tên đường đổi là Lê Lợi

 

Trong bản đồ 1958 là đường Lê Thánh Tôn

 

ESPAGNE. Để tưởng nhớ đến những người Tây Ban Nha tham chiến cùng với người Pháp trong trận chiếm Sài Gòn.

PALANCA. Carlos Palanca Gutierez là một sĩ quan quân đội, nhà sử học và nhà văn người Tây Ban Nha sinh ngày 24 tháng 5 năm 1819 tại Valencia và mất ngày 16 tháng 9 năm 1876 tại Madrid. Ông chủ yếu được biết đến vì đã tham gia vào cuộc chinh phạt Nam Kỳ cùng với quân đội Pháp.

Năm 1858, một cuộc viễn chinh chung Pháp-Tây Ban Nha theo lệnh của Napoléon III và Nữ hoàng Isabelle II được phát động sau khi một số nhà truyền giáo Công giáo, Pháp và Tây Ban Nha bị hành quyết, theo lệnh của vua Tự Đức. 

Carlos Palanca Gutiérrez khi đó là chĩ huy thứ hai của lực lượng viễn chinh Tây Ban Nha ở Nam Kỳ và đóng quân ở Philippines. Sau đó, ông nắm quyền tổng chỉ huy các tỉnh La Laguna, Tayabas và Batangas rồi lên đường vào ngày 3 tháng 9 vào Nam Kỳ để hỗ trợ quân Pháp. Vào tháng 2 năm 1859, ông được thăng cấp trung tá như một phần thưởng cho hành động của mình trong trận đánh chiếm Saigón.



ISABELLA II (tiếng Tây Ban Nha: Isabel II de España; 10 tháng 10, năm 1830 - 9 tháng 4, năm 1904) là vị Nữ vương của Tây Ban Nha từ năm 1833 đến năm 1868



SAINT ENFANCE. Dòng Chúa Hài Đồng, sau này là Dòng Thánh Phao Lô. Tu biện này nằm tại đường Luro, về sau là Cường Đề và giờ là Tôn Đức Thắng; ngó sang đầu đường Espagne (Lê Thánh Tôn),



Đạy là con đường mang nhiều tên nhứt trong tất cả các con đường ở Sài Gòn xưa nay. Nó được biết đến nhiều là khu mua bán hơn là khu vực cơ quan chánh quyền hay khu villa. Con đường này về mặt bố trí các cơ quan chánh quyền và khu dân cư tương tự như đường La Grandiere (Gia Long, Lý Tự Trọng).

Điểm xuất phát con đường này bắt đầu từ kênh Thị Nghè, chạy dọc theo hông Thảo Cầm Viên theo bản đồ năm 1878 nhưng các bản đồ thời kỳ sau không còn thấy nữa. Riêng thời VNCH có thể vì lý do an ninh cho xưởng Ba Son, đoạn này cũng không được mở, nó chỉ phục hồi sau năm 1975.

Giờ bắt đầu từ phần đường giáp đường Roussea (Angier, Nguyễn Bĩnh Khiêm) góc cuối Thảo Cầm Viên băng qua tu viện Saint Enfance, gặp dại lộ Luro (Cường Đề - Tôn Đức Thắng) đến đường Phnom Penh (Chu Mạnh Trinh), theo bản đồ năm 1878, chúng ta gặp xương quân giới cùa Pháp trước khi tới ngả tư đường Hospital (Pasteur, Đồn Đất, Thái Văn Lung) .

Xương quân giới cùa Pháp

Qua ngả ba đường Thủ Dầu Một (Thi Sách) là tới ngả tư với đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng). Bên trái là khu nhà máy thuốc phiện thời Pháp. Khu vực này thời VNCH có Nha Chiêu Hồi địa chỉ số 20, Nha Mỹ Thuật địa chỉ số 35. Ngoài ra thời Pháp thuộc còn có Garage Citroen của ông Henri Hospital số 37 đường D’Espagne (Lê Thánh Tôn)  Năm 1936, Garage Citroen trực thuộc công ty Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient). The SAEO đổi thành Xe Hơi Citroën Công Ty (Société des Automobiles Citroën) năm 1969.










Các công sở xen lẫn tư gia vẫn còn tiếp tục. Qua ngã tư này, chúng ta thấy bên tay trái một khu đất mà ngày xưa gọi là Parc du Génie nơi thư giản cho nhân viên làm việc của văn phòng đối diện về sau là nơi ở của các lính gác khu quân giới, Còn Bureau du Génie về sau là Hôtel de l'Inspection (Tòa Tham Biện) là nơi ngày xưa thường tổ chức những Tour de l'Inspection cho các viên chức Pháp đi du ngoạn ra ngoài thành phố Sài Gòn mỗi chiều. Thời VNCH nơi này trở thành Bộ Giáo Dục với địa chỉ là số 70. Trong khu vực này còn có Nha Văn Khố số 64, Viện Khảo Cồ số 66. Đoạn này bắt đầu xuất hiện bên đối diện Bộ Giáo Dục là khu thương mại kéo dài tới cuối đường Lê Thánh Tôn.







Đi tới là một công viên có tên gọi ban đấu là Le Pages và sau này là Chi Lăng, nhìn về đối diện, khi xưa là khu vực khách sạn La Favre mà về sau trên nền của nó là khách sạn Continental. Chúng ta đã đến ngả tư Espagne – Catinat Tự Do – Đồng Khởi).

Tại đây, có hotek Alfana thời Pháp về sau là hotel Atlas và tiệm mnay 007. Chúng ta bắt gặp một địa chỉ quen thuộc của dân Sài Gòn xưa. Đó là quán La Pagode. Là một quán bán thức uống nhưng lại là nơi cung cấp các loại bánh ngọt cho các đám tiệc, sinh nhựt, Noel, Quán này nằm trong chung cư 123 đường Catinat (Tự Do-Đồng Khời).








Đi tời nữa, chúng ta gặp một ngả ba lớn với đại lộ Nguyễn Huệ. Tại đây về bên  trái có nhà may Nap số 63, gần góc Nguyễn Huệ, trước Toà Đô Chánh, chuyên may và bán những bộ khăn trải bàn thêu rua rất đẹp và.văn phòng bán vè Air France nằm trong khu vực của Eden. Bên tay mặt một khu vườn mà ngày xưa dành cho các viên chức làm việc cho dinh Xã Tây thư giản. Trước 1975 nơi này có một bót cảnh sát.



Dinh xã Tạy còn được gọi là Hotel de ville, là nơi làm việc của các quan viên chức thuộc địa để điều hành và quản lý thành phố Sài Gòn. Thời VNCH, nơi này trở thành Tòa Đô Chánh tiếp nhận công việc tương tự như thời Pháp Thuộc. Giờ nó là trụ sở UBND thành phố. Công trình này trở thành một di tích được bảo quản. Đới diện nơi này là một bãi trống đậu xe và một khoảng công viên lớn ngó sang rạp Rex. Bên kia ngả ba là Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito - thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng (public courier service - thư tín và khách hàng-) đầu tiên giữa Saigon-Tây Ninh (24 tháng 10, 1901), sau đó đến Biên Hòa, Bà Rịa và Vũng Tàu (Cap Saint-Jacques). Trụ sở nằm ở góc Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn, trước tòa Đô Chánh.












 Đến cuối góc của Tòa Đô Chánh là ngả tư với đường Pasteur. Tại đây chúng ta gặp hotel Central Palace, số 150 Pasteur nằm bên trái đường. Nhìn sang bên kia đường về tay phải là phần sau cùa dinh Gia Long, còn mặt bên kia đường vẫn là khu thương mại.







Qua phần sau của dinh Gia Long là ngả tư với đường Công Lý. Tại đây hai bên đường là khu buôn bán chạy dài cho tới cuối cùng của con đường qua ca2c ngả ba và ngả tư với Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Trương Công Định, Nguyễn Phi và Phạm Hồng Thái. Riêng tại khu vực sau chợ Bến Thành, ngày xưa có các của tiệm nổi tiếng như Thảo Nam Sơn, Tiệm AN THÀNH, chuyên bán các loại huy chương quân đội,v.v..

























    NHỮNG HÌNH ẢNH XƯA VỀ ĐƯỜNG ESPAGNE


 












Đoạn Đường Lê Thánh Tôn - Sài gòn

 

Chúng ta cùng lang thang về đoạn đường Lê Thánh Tôn, một Sài Gòn xưa trước 1975 phồn thịnh, một Saigon nay của 2018 và một tương lai 2070 rất có thể sẽ trở thành thật – Xót xa buồn.

Những năm đầu thập niên 1970

Trên đoạn đường Lê Thánh Tôn, từ Trương Công Định (giờ là Trương Định) đến Thủ Khoa Huân, nếu đi chợ Bến Thành từ hướng đường họ Trương trở đi, tôi còn nhớ, nhà may Văn Cầm có khách hàng thuộc giới trung lưu từ 30 tuổi trở lên. Giới có tiền và sồn sồn loại này cũng hay may ở tiệm Văn Quân, cùng đường Lê Thánh Tôn nhưng đi quá Thủ Khoa Huân, gần tới Nguyễn Trung Trực. Giới trẻ không chuộng hai nhà may này mà thường tìm đến Đinh ở chợ Vườn Chuối hoặc Hai Ve ở Tân Định, xế bên kia đường nhà may Văn Cầm là nhà thuốc Võ Văn Vân do hậu duệ của ông là Võ Văn Ứng quản lý. Tam Tinh Hải Cẩu Bộ Thận Hoàn là một trong những loại thuốc bán chạy nhất do cụ Vân, một ngự y của triều đình Huế để lại. Nhờ thừa kế những loại thuốc gia truyền và có mạng lưới phân phối khắp miền Nam, ông Ứng dư dả tiền bạc để làm ông bầu và mạnh thường quân của nhiều đội đá banh Sài Gòn Gia Định.

Cửa hàng Nguyễn Văn Khương, bán nhiều hiệu máy may, máy vắt sổ nhập từ Đức, Ý, Nhật phục vụ cho những ai hành nghề may mặc. Chủ nhân Nguyễn Văn Khương là người miền Nam mập tròn, phúc hậu, nói năng rổn rảng; con của ông là Nguyễn Văn Nguyễn học trường Thầy Dòng cũng có tướng tá giống ông, du học Thụy Sĩ trước năm 75 rồi định cư luôn tại đó.

Cửa hàng bản doanh của dầu cù là Mac Phsu. Thời đó, khi nói tới dầu cù là thì người ta nghĩ ngay đến hiệu Mac Phsu, trị bá bệnh, giống như dầu Nhị Thiên Đường hoặc dầu khuynh diệp của Bác sĩ Tín. Cái logo của dầu cù là Mac Phsu là chân dung màu xanh nước biển một phụ nữ búi tóc, quấn xà rông nên không rõ bà này là Miên, Lào, hay Miến (bây giờ gọi là Myanmar) nhưng rõ ràng là dầu này bán rất chạy. Cửa hàng chỉ bán sĩ, lúc nào cũng bận rộn đóng thùng phân phối hàng đi khắp các tỉnh.

Cửa hàng bán thuốc quấn Cẩm Lệ, một đặc sản miền Trung do Bà Cửu Ơí sản xuất. Chủ nhân của cửa hàng này là ông Lê Văn Hiệp, một cựu tay hòm chìa khóa của “Cậu” Ngô Đình Cẩn. Ông Hiệp còn là chủ nhân khách sạn Embassy đường Nguyễn Trung Trực, thuộc loại 4 sao vào thời có nhiều người Mỹ, cạnh cửa hàng thuốc quấn Cẩm Lệ có một ngõ hẻm trong đó có nhiều gia đình làm chủ những sạp trong chợ Bến Thành, buôn bán xong về đến nhà chỉ cách mấy bước.

Trong ngõ này có gia đình ông Sơn, có bà chị tập kết trở về sau 75. Thời gian vui mừng đoàn tụ thì ít mà to tiếng cãi nhau thì nhiều. Bà chị nói ông em là tay sai Mỹ Ngụy, ông em nói theo kiểu diễn nôm là giải fóng kái kon kủ kẹt. Cũng may là bà chị không đưa ông em đi cải tạo vì bà này sau đó làm chủ tịch phường, trong ngõ còn có gia đình ông Farouk theo đạo Hồi, chồng gốc Pakistan vợ Việt. Sau 75, ông Farouk vẫn ở lại Việt Nam dù hợp lệ để lo giấy tờ đưa gia đình về bển. Sau vài năm thấy không khá, ông tìm đường vượt biên, vì thà làm thuyền nhân được Mỹ Pháp Úc cho định cư thì sướng hơn trở về bển. Giờ đây, ông có một tiệm tạp hóa trên đường Senter, thành phố San José, tiểu bang Cali.

Đi quá cái hẻm đó là đến tiệm vàng Nguyễn Thế Năng Nguyễn Thế Tài, trước cửa có con cọp bằng đất sét to chần dần. Những ai tiền bạc rủng rỉnh mà chưa bước chân vào tiệm vàng này thì coi như chưa phải dân chơi chính cống bà lang Trọc. Sau khi thành công với nghề vàng bạc, chủ nhân còn bung ra với nghề bông gòn, có nhà máy bên Gia Định sản xuất đủ loại bông băng. Hãng bông gòn Bạch Tuyết lúc đó dường như là hãng ăn trùm về sản xuất băng vệ sinh cho phụ nữ cho nên gia đình này đã giàu lại giàu thêm. Lúc đó, chàng đưa nàng đi chơi mà nàng nói hôm nay em đeo Bạch Tuyết thì chàng phải biết phải làm gì. Nhà máy Bạch Tuyết có một cái sân rộng trét xi-măng cho xe giao hàng đậu tạm nên vào lúc gần Tết, con cái trong gia đình, toàn dân chơi thứ thiệt, biến sân thành piste nhảy, tổ chức bal tiễn năm cũ, đón năm mới có đến mấy trăm mạng, toàn dân chơi Sài Gòn chọn lọc, quần là áo lượt, ngựa xe như nước, thức ăn chọn lọc, một dịp để biểu diễn nhảy những bước phăng-te-zi với những ban nhạc trẻ chơi đàn guitar điện hạng A như Les Vampires, Rocking Stars hoặc Spotlights.

Mở ngoặc. Cỡ như Khánh Ly lúc đó cũng chỉ đi nhảy ké. Ta hãy nghe ‘nàng’ kể: “Tôi hay bu theo đám bạn con trai. Đi nhảy đầm… ké, vì đôi khi những nhà giàu có, dân trường Tây tổ chức bal famille tại nhà hoặc ở cercle, làm sao chúng tôi được mời. Ấy thế mà cũng mò vào được cả đám. Băng chuyên nhảy biểu diễn của chúng tôi có thêm Khánh, vua BeBop ở Tây về, có biết thêm Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Khanh tiệm vàng Nguyễn Thế Tài và mấy người con bên tiệm vàng Nguyễn Thế Năng. Nhảy đầm thời đó là nhảy biểu diễn, lấy hay lấy đẹp chứ không có chuyện lợi dụng nhau nên những cuộc nhảy với dân nhà giàu, chọn lọc thật vui.

 Đóng ngoặc.

Cách tiệm vàng anh em Tài Năng chừng năm sáu căn là tiệm vàng Mỹ Lâm, cũng dân Bắc 54. Ông bà Mỹ Lâm có hai cô con gái rượu xinh xắn giữ chân bán hàng cho bố mẹ. Cô chị lúc ngưng bán thường hay mang găng tay trắng, lái xe Floride mui trần lượn phom phom trên đường phố Hòn Ngọc Viễn Đông, về sau, thành hôn với một trung úy bác sĩ mới ra trường, ôi thật là môn đăng hộ đối, theo tiêu chuẩn bấy giờ.

Buổi sáng năm 2018

Từ một nơi cách Lê Thánh Tôn nửa vòng trái đất, tôi bỗng nhớ lại những căn nhà, những con người trên đoạn đường đó; đặc biệt chợt nhớ đến những người Chàm chẩn bệnh và bán thuốc Nam tại đó.

Họ khoảng độ chục người, da ngăm đen, nhìn cách ăn mặc là biết ngay. Nam cũng như nữ, mặc toàn trắng hoặc đen, quấn khăn trên đầu, nói giọng lớ lớ, mang đòn gánh một đầu có rổ thuốc đan bằng tre.
Họ chia nhau từng nhóm một hoặc hai người, ngồi bệt xuống trước một số các cửa hàng mà tôi còn nhớ ở trên, chào mời những người đi chợ Bến Thành.

Khách của họ đa số là phụ nữ hoặc các bà nội trợ xách giỏ đi chợ. Mỗi khi khách đồng ý, họ mời ngồi xuống để họ bắt mạch nơi cổ tay, đoán bệnh rồi lôi trong rổ thuốc ra những loại dược thảo, mỗi thứ một chút, cẩn thận gói vào giấy báo, trao cho khách và tính tiền.

Miền Nam gọi họ là người Chàm, miền Bắc gọi Chăm, có nơi còn gọi Hời, Chiêm.

Sau này tôi mới biết họ là những người còn sót lại của một quốc gia độc lập, phát triển, hùng mạnh và có văn hóa. Tính đến thế kỷ 15, quốc gia của người Chàm trải dài từ phần đất bây giờ là phía nam Hà Tĩnh cho đến phần đất bây giờ là Xuân Lộc.

Trải qua mấy thế kỷ, quốc gia của người Chàm từ từ được các ông vua của Việt Nam “giải phóng.” Cuộc giải phóng cũng không phải ngon cơm. Người Chàm khởi nghĩa mấy lần, lãnh tụ nổi tiếng của họ là Chế Bồng Nga từng lãnh đạo nhân dân rượt mấy ông tướng nhà Trần chạy có cờ.

Năm 1389, Chế Bồng Nga tử trận sau khi trúng đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa. Ông được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.

Giờ này, vết tích còn sót lại của người Chàm là những tháp gạch màu nâu xếp chồng lên nhau ở rải rác Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Rang.

Những năm đầu thập niên 2070

Trên một con đường lớn của Quảng Châu, và có thể là Thượng Hải hoặc Bắc Kinh; người ta thấy vài người đàn ông và phụ nữ mặc quần áo bà ba trắng, đội nón lá, đeo những túi đựng dược thảo.

Họ cũng nói giọng Quan Thoại lơ lớ, chèo kéo khách qua đường để mời ngồi xuống bắt mạch chữa bệnh. Hai món thuốc tủ của họ là hà thủ ô và xuyên tâm liên.

Một cậu học sinh Trung Quốc đi ngang qua tò mò dừng chân hỏi:

– Các vị dường như không phải gốc Hán?

– Cậu nói đúng

– Xin cho hỏi các vị từ đâu tới?

– Ông bà cố chúng tôi đến từ phía Nam, vùng đất trước kia gọi là Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– À ra là như vậy. Thế thì các vị thuộc sắc tộc nào?

– Ông bà cố chúng tôi mỗi khi cầm phong bì đi khai mấy thứ giấy tờ có khẩu hiệu “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” thường khai sắc tộc chúng tôi là “Kinh.”

Xin hết

                                                     Tác giả : Châu Quang/Đàn Chim Việt


  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...