Một thời hướng đạo
38 năm
qua, tôi không còn trong phong trào hướng đạo nữa. 38 năm qua tôi sống trong nỗi
nhớ nhung về một phong trào mà tôi đặt hết tâm huyết về nó. Miền Nam trước 1975
có rất nhiều hội đoàn thanh thiếu niên như Hội hướng đạo Việt Nam, hướng đạo
quân đội, hướng đạo cảnh sát, hướng đạo phật tử, nghĩa sinh,…rất phong phú góp
phần vào việc giáo dục thanh thiếu niên. Tôi nhớ năm 1970 khi thầy Trần Anh
Linh quyết định thành lập thiếu đoàn Lê Quý Đôn trực thuộc đạo Thủ Đô, châu Gia
Định, chúng tôi ai nấy cũng đều hào hứng tham gia. Việc mua sắm đồng phục, vật
dụng cho sinh hoạt như lều trại, poncho, ba lô,v.v.. thì cứ việc ra khu dân
sinh là có tất cả,tre tầm vông thì cứ ra chổ bán lá dừa lợp nhà. Các phù hiệu
thì do hội hướng đạo cung cấp.Địa điểm sinh hoạt thường xuyên là sân trường Lê
Quý Đôn từ đây chúng tôi bắt đầu làm quen với các nút dây, các kỷ thuật dựng lều,
các phương pháp mưu sinh, các nguyên tắc đánh morse, semaphore,..và nhất là tâm
nguyện trong lòng 10 điều tuyên hứa của hướng đạo. Chính những điều luật này đã
làm thay đổi nhân cách chúng tôi trở thành con người có trách nhiệm đối với xã
hội. Ký ức về thiếu đoàn Lê Quý Đôn giờ trong tôi chỉ còn nhớ ít ỏi do thời
gian đã trôi đi lâu năm, xin các bạn nào đã từng là hướng đạo sinh của trường
còn nhớ lại được bao nhiêu, khi đọc bài này đóng góp cho tôi để bài này được đầy
đủ.
LỜI HỨA CỦA HƯỚNG ĐẠO SINH
Người
Hướng Đạo Sinh khi tham gia sinh hoạt “phải” tự nguyện và tự giác tuân thủ
những đều ràng buộc trong tổ chức. Khi được chấp nhận làm một người Hướng Đạo
Sinh chính thức trong lễ Tuyên hứa, người ấy cần phải trịnh trọng đọc và quyết
thực thi Lời Hứa Hướng Đạo như sau:
- Tôi xin lấy danh dự của tôi
mà hứa rằng, phải cố gắng hết sức:
1. Trung thành với Thượng Đế và Tổ Quốc tôi.
2. Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào.
3. Tuân theo luật hướng đạo.
LUẬT HƯỚNG ĐẠO
1. Hướng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin
vào lời nói của hướng đạo sinh.
2. Hướng đạo sinh trung thành với Tổ Quốc, cha mẹ và
người cộng sự.
3. Hướng đạo sinh giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào.
4. Hướng đạo sinh là bạn của tất cả mọi người và xem
các hướng đạo sinh khác như anh em ruột thịt.
5. Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.
6. Hướng đạo sinh thương yêu các sinh vật.
7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ, huynh trưởng và
không biện bác.
8. Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi.
9. Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người.
10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói
cho đến việc làm.
Đội của lớp
tôi tên là Mãnh Hỗ gồm các anh em trong lớp, trong đó anh Lê Phong Sơn làm đội
trưởng, còn tôi làm đội phó. Sau khi được thành lập một thời gian thì chúng tôi
tham dự trại họp bạn Giữ Vững tại Suối Tiên (Thủ Đức) tháng 12 năm 1970, đây là
trại họp bạn thành công nhất của phong trào hướng đạo Việt Nam. Trại có sự góp
mặt của hướng đạo một số quốc gia như Thái Lan, Cam Bốt, Đài Loan, Phi Luật
Tân,..Ngoài ra trại cũng nhận sự trợ giúp nhiệt tình của quân đội Mỹ về hậu cần.
Trại họp bạn cuối cùng của thiếu đoàn cũng là trại họp bạn cuối cùng của phong
trào hướng đạo Việt Nam là trại Tự lực ở Tam Bình (Thủ Đức) năm 1974. Ngoài ra
còn những trại họp bạn mang tính nội bộ của châu Gia Định như tại trường Lasan
Taberd, tại dòng salesien (Thủ Đức), tại trường Don Bosco (Gò Vấp),…
Riêng đối
với thiếu đoàn thì lấy điểm sinh hoạt một là ở sân trường, hai là công viên trước
dinh độc lập. Các hướng đạo sinh của trường cũng tham gia các lớp học như: lớp
nhiếp ảnh tỗ chức tại nhà thờ Chợ Quán do các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Trần
Cao Lĩnh, Nguyễn Cao Đàm, Khưu Từ Chấn phối hợp với hội hướng đạo tổ chức, học
xong thì đi thực tập tại thảo cầm viên (các bạn xem hình dưới đây), lớp cứu
thương năm 1972 tổ chức tại nhà thờ đường Tô Hiến Thành do trường quân y tổ chức,
tôi nhớ lúc đó đội của chúng ta được điểm tối đa trong thực tập cuối khóa.
Hoa Bách hợp và kiểu chào của ngành Thiếu
Thiếu đoàn
Lê Quý Đôn cũng tổ chức riêng những cuộc cắm trại tại nhà thờ Lái Thiêu, Lasan
Mai Thôn, Vũng Tàu. Riêng đội chúng tôi cũng có các buổi đi riêng khi chúng tôi
chuẩn bị lấy chuyên hiệu hạng nhất là tại núi Châu Thới, Núi Bữu Long và nhất
là chuyến đi về Vĩnh Long cùng với anh Đạt Đen. Ở đó chúng tôi đi bộ 35 cây số
từ Cổ Chiên đến Chợ Lách, tôi đã vẽ bản đồ giwell suốt chặng đường này. Thời
gian đó vì chúng tôi là hướng đạo sinh nên việc cầm la bàn vẽ được chứ nếu là
dân thường là bị lính địa phương quân bắt ngay. Đó là năm 1973.
Những năm
đầu thiếu đoàn cho anh Trần Anh Linh lãnh đạo, nhưng sau khi anh Linh mâu thuẩn
với trường và xin nghỉ dạy thì thiếu đoàn mất đầu tàu, Anh Lê Phong Sơn tạm xử
lý điều hành một thời gian sau thì Anh Cao Thái Hà về thế chổ. Anh này lúc đó mới
ra chức cha, tu tại chủng viện thánh Giuse.Chuyến đi Vũng Tàu Do anh Hà dẫn đi
cũng là lúc thiếu đoàn Lê Quý Đôn xuống dốc. Một phần do anh Hà không thường
xuyên theo dõi, một phần lúc đó tình hình chiến sự ngày càng diễn biến xấu ảnh
hưởng đến phong trào hướng đạo Việt Nam. Đội Mãnh Hỗ của chúng tôi không muốn
lên Kha vì muốn ở lại Thiếu để duy trì thiếu Đoàn. Nhưng lực bất tòng tâm vì
lúc đó lớp tôi chuẩn bị thi tú tài.
Thế rồi
ngày 30 tháng 4 đến, tôi ghé qua trụ sở hướng đạo số 18 Bùi Chu xem lần cuối
cùng bị tiếp thu, nuối tiếc về một phong trào mà mình yêu mến. Từ đó có khi
trong đêm ngủ tôi lại nằm mơ thấy mình đang sinh hoạt. Năm 1978 tôi gặp lại anh
Hà trong buổi liên hoan thánh ca toàn sài Gòn tổ chức tại nhà thờ Tân Định, anh
có nói với tôi rằng ước mơ của anh một ngày nào phong trào hương đạo sống lại
trên quê hương Việt Nam. Ước mơ của anh và của tôi giờ đã thành hiện thực rồi,
phong trào đã sống lại nhưng chưa được công nhận chính thức. Theo tôi, trong
chính quyền hiện nay có người cũng có những hiểu biết về hướng đạo, họ nhận thấy
phong trào này không có gì đe dọa họ vì hướng đạo không chấp nhận hoạt động chính
trị; ngoài ra có thể họ thấy các tổ chức thanh thiếu niên của họ không đủ sức
giáo dục thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay nên họ cần chia sẻ.
Hình ảnh về trại Giữ vững ở Suối Tiên năm 1970
Một số hình ảnh về phong trào hướng đạo tại Việt Nam hiện nay
Sau đây là
số liệu về phong trào hướng đạo mới hình thành lại tại Việt Nam của trang
Wikipedia:
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đơn vị
Hướng đạo được thành lập và hoạt động trở lại (đa số là tại miền Nam) nhưng
chưa được chính phủ Việt Nam chính thức công nhận. Việc ghi nhận dưới đây chỉ
là tạm thời vì không có số liệu chính thức. Tổng số Hướng đạo sinh tại Việt Nam
ít nhất có thể lên đến 6.000 người trong năm 2007.
Sài
Gòn
Tại Sài Gòn, hướng đạo sinh hoạt hầu hết tại các
công viên trong thành phố như Tao Đàn, Lê
Thị Riêng, Hoàng Văn Thụ... Tổng cộng có khoảng trên dưới 50 liên đoàn, trong
đó có nhiều liên đoàn mới thành lập.
·
Liên đoàn Âu Lạc do các huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam trước
1975, đang sinh sống tại Sài Gòn thuộc Đạo Bắc Đẩu đã quy tụ con em bạn bè gốc Đà Nẵng thành
lập nên vào năm 1993. Hiện nay Liên đoàn Âu Lạc đang sinh hoạt tại công viên
Hoàng Văn Thụ. Ngày 15 tháng 8 năm
2011, Liên đoàn Âu Lạc được nâng lên thành Đạo Âu Lạc.
·
Liên đoàn Quang Trung được thành lập ngày 7 tháng 7 năm
2002 tại Công viên Tao Đàn gồm có Bầy Tam Điệp, Bầy Nhị Hà, Thiếu đoàn Đống Đa, Thiếu đoàn Ngọc Hồi, Kha đoàn Thăng Long, Tráng đoàn Nguyễn Huệ.
·
Liên đoàn Tạ Quang Bửu được thành lập ngày 1 tháng 12 năm
2002 tại Công viên Tao Đàn gồm có Bầy Trần Đại Nghĩa,
ThiếuTrần Nhật Duật,
Kha Hoàng Cầm,
Tráng Nguyễn Sơn.
·
Liên đoàn Thái Dương được thành lập ngày 17 tháng 6 năm
2007, hiện đang sinh hoạt tại Công viên Tao Đàn,
gồm có Bầy Phù Đổng (thành
lập 11 tháng 7, 1998), Bầy Lương Thế Vinh (thành lập 3 tháng 6, 2007), Thiếu đoàn Trần Quốc Toản (thành lập 1 tháng 9, 2006), Thiếu đoàn Trương Vĩnh Ký,
Tráng Đoàn Trùng
Dương (thành lập 17 tháng 6, 2007). Tuy nhiên, có tin liên đoàn
này không hoạt động từ 4 năm nay
·
Đạo Bạch Đằng
·
Liên đoàn Non Nước, gồm Liên đoàn
Non Nước 1 và Liên đoàn Non Nước 2, là một trong những liên đoàn được thành lập
sớm nhất ở Sài Gòn, hiện nay đã phát triển thành 2 liên đoàn với 2 Ấu đoàn, 2
Thiếu đoàn, 1 Kha đoàn và 1 Tráng đoàn.
·
Liên đoàn Lý Thường Kiệt, do trưởng Trần
Văn Hiến thành lập, sinh hoạt tại công viên Hoàng Văn Thụ từ đầu năm 2011 cho đến
nay, gồm Ấu đoàn Lý Thường Kiệt, 2 Thiếu đoàn Lý Thường Kiệt và Trưng Trắc, Kha
đoàn và Tráng đoàn đều mang tên Lý Thường Kiệt.
·
Liên đoàn Tây Sơn
·
Liên đoàn Hải Đăng, hiện đang
sinh hoạt tại Công Viên Hoàng Văn Thụ.
·
Liên đoàn Vạn Kiếp
·
Liên đoàn Hoa Lư
·
Liên đoàn Nguyễn Trãi
·
Đạo Biển Đông
·
Liên đoàn Thanh Đa
·
Liên đoàn Sông Thao
·
Liên đoàn Bác Ái, do Trưởng Huỳnh Hoàng Bảo
thành lập năm 2003 tại nhà thờ Bác Ái. Gồm Ấu đoàn do Trưởng Bách Thư phụ
trách, Thiếu đoàn nam do Trưởng Đại Khoa phụ trách, Thiếu đoàn nữ do Trưỡng Phượng
phụ trách, Toán Tráng do Tráng Trưởng Phú đảm nhiệm
·
Liên đoàn Bình Minh
·
Đạo Tân Định
·
Liên đoàn Tân Định
·
Liên đoàn Bắc Giang
·
Liên đoàn Chí Hòa
·
Đạo Tân Hiệp
·
Liên đoàn Trung Chánh
·
Nhiều Tráng đoàn biệt lập khác nhau
·
Đạo Vàm Cỏ Tây
·
Liên đoàn Nhị Trưng
·
Liên đoàn Nguyễn Trường Tộ (2010)trước đây là
Lưu Hữu Phước
·
Liên đoàn Hoàng Đạo Thúy
·
Liên đoàn Đất Việt, thành lập từ tháng 10 năm
2007 tách ra từ Liên đoàn Đồng Hành, gồm bầy Bông Lau, thiếu đoàn Đinh Bộ Lĩnh,
kha đoàn Trường Sơn, Tráng đoàn Duy Tân.
Có một Đơn vị Hướng Đạo khác, trong hoàn
cảnh đặc biệt của Thập Niên 80 ở SaiGon; Anh Trần Văn Hợp - LT - Đại Bàng Vui
đã tái sinh hoạt và đã cùng những người anh chị em khác trong Đạo Xuân Hòa; đã
đồng lòng cho cải danh thành Gia Đình Hướng Đạo Xuân Hòa (khi ấy Hội HĐVN tự
giải tán sau 1975). Hiện nay GĐHĐXH hoạt động mạnh với Ba Đạo -1- GXH 1 / -2-
GXH 2 / -3- GXH 3 . Địa bàn hoạt động : Gò Vấp - Quận 10 - Bình Chánh -
Hốc Môn - Củ Chi - Thủ Đức - Nha Trang - Bến Tre. Với những đợt HL từ Cơ Bản -
Dự Bị - Dự Bị Bằng Rừng (còn hiểu là Bạch Mã) và BR. Để có tầng lớp HLV thừa
kế. Anh Trần Văn Hợp cũng đã chọn lọc và huấn luyện các Khóa ALT (còn gọi là
NTC : National Training Course); nhằm có Trưởng Huấn Luyện Cấp 2 và Cấp 3
cho GĐHĐXH trong tương lai. Hiện nay Khóa NTC 6 đã làm lễ mãn khóa ngày
30/7/2012; tại Tòa nhà cao tầng 182 - 186 Lý Thường Kiệt Quận Tân Bình SaiGon
Thành
phố Đà Nẵng
·
Đạo Bắc Đẩu
·
Liên đoàn Nguyễn Huệ
·
Liên đoàn Trà Kiệu, nguyên là Liên đoàn Bạch Mã
đổi tên từ tháng 10 năm 2007
·
Liên đoàn Kim Sơn, tách ra từ Liên đoàn Bạch Mã
từ tháng 10 năm 2007
·
Đạo An Hải
·
Liên đoàn Hải Vân
·
Liên đoàn Nguyễn Hoàng
Thành
phố Huế
·
Đạo Huế
·
Liên đoàn Nguyễn Trường Tộ
·
Liên đoàn Bạch Đằng
·
Đạo Phú Xuân
·
Liên đoàn La Vang
·
Liên đoàn Quảng Tế
Các
tỉnh và thành phố khác
·
Đạo Vũng Tàu
·
Liên đoàn Bà Rịa
·
Liên đoàn Cap Saint jacques
·
Lâm Đồng:
·
Thiếu đoàn Tùng Nguyên tại Đà Lạt (địa
danh Tùng Nguyên là nơi có trại trường huấn luyện huynh trưởng Hướng đạo được
thành lập vào năm 1958)
·
Đạo Cần Thơ gồm có: Tráng đoàn Minh Đức, Tráng
đoàn Minh Tam, Trang Doan Nguon That, Tráng đoàn Trung Duong.Thiếu đoàn Đinh Bộ
Lĩnh ( 10/3/2011)sinh hoạt ở công viên Sông Hậu phía sao sân vận động Cần Thơ.
Thiếu đoàn Dã Tượng và Thiếu đoàn Yết Kiêu tại Hậu Giang.
·
Đồng Nai
·
Đạo Xuân Hòa tại Xuân Lộc gồm
có Liên đoàn Diên Hồng,Thăng Long -
Xin được phép ghi về Đơn vị Đạo Xuân Hòa
- Đồng Nai (Xuân Lộc). Đây là Đơn vị của GĐHĐXH; Gia Trưởng là Anh Trần Văn
Hợp. Hiện vẫn mang Huy Hiệu và Đồng phục như anh chị em HĐS Xuân Hòa; thực chất
đã không còn sinh hoạt theo "Nội Quy" của GĐHĐXH mà Gia Trưởng là LT
Trần Văn Hợp. Tuy vậy vẫn phát triển cùng đi theo hướng chung của Tinh Thần
"Một Lời Hứa" cùng 10 Điều Luật của Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam.
·
Liên đoàn Tao Phùng
·
Toán Alpha và Bêta do trưởng lão Cung Giũ Nguyên hướng dẫn
·
Gia Lai
·
Kon Tum
·
Đắc Lắc
·
Nhiều đơn vị nữa đang sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu
Long.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét