Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013


KHÔNG CÓ GÌ VIẾT, VIẾT VỀ TRUYỀN HÌNH SÀI GÒN VÀ 
ĐÀI TRUYỀN HÌNH MỸ AFVN CHO CÁC BẠN ĐỌC CHO VUI

Ở thời đại chúng ta, khoa học kỹ thuật phát triễn như vũ bão. Sau năm 1975, vi tính và nhất là mạng Internet đã thay đổi cục diện thế giới, đem mọi người trên năm châu gần lại với nhau, thúc đẩy phong trào dân chủ phát triễn mạnh mẽ. Cùng với mạng Internet thì phương tiện truyền thông mà chiếc điện thoại di động cũng mang lại sức mạnh không kém, đã góp phần thay đỗi lối sống của nhân loại. ngày xưa muốn biết tin tức bạn bè, người thân ở xa thì phải gởi thơ, nếu nhà nào có tiền thì có điện thoại bàn  ngày nay chỉ cần một cú điện thoại di động là chúng ta biết hết tin tức khỏi phải cần đi xe tới thăm hay gởi thơ điện thoại. Sở dĩ tôi phải dài dòng đôi chút trước khi nói về chuyện truyền hình là vì những phát kiến này cũng như truyền hình xưa kia đã thay đổi nền văn hóa nhân loại như thế nào. Thật ra còn một phát kiến khoa học kỹ thuật nữa là máy điện toán sau này là máy vi tính cũng đã có ở Việt Nam từ thập niên 60 rồi nhưng thời đó nó chỉ được dùng cho các cơ quan quan trọng của chính phủ như Bộ tổng tham mưu, các cơ quan thống kê, bộ giáo dục,...chứ không phổ biến vì nó còn quá cồng kềnh.
Câu chuyện truyền hình ở đây là câu chuyện tôi nói về thời đại của thế hệ chúng ta, của những người đã học trường Lê Quý Đôn nói riêng và những người cùng thế hệ chúng ta đang sống trong và ngoài nước. Đó là một phát kiến đã có ành hưởng và làm thay đổi phần nào đời sống tinh thần của người dân miền Nam trước ngày 30 tháng 4.
Truyền hình ở đây là nói về truyển hình THVN của Sài Gòn và truyền hình AFTV của quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Có lẽ truyền hình xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam là tại phòng thông tin của Mỹ tại công trường Lam Sơn tức là khu cafeteria Rex năm 1962. Tôi nhớ lúc đó dân Sài Gòn bu nghẹt để xem một công nghệ còn quá mới mẽ đối với họ. Máy truyền hình lúc đó được gắn trên chân cao, khoảng 14 inches, phát hình màu. Máy được kết nối bằng dây cáp truyền tãi, lúc tôi được xem là đang phát chương trình trượt tuyết. Đến năm 1965 khi quân đội Mỹ trực tiếp tham gia vào chiến tranh Việt Nam, thì một đài truyền hình dùng để phục vụ cho quân đội là việc cần thiết và chính quyền VNCH cũng có quyết định thành lập một đài truyền hình quốc gia cho mình và VNCH là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có đài truyền hình.
Đây là một đoạn nhật ký của đài Mỹ ghi lại giai đọan đầu thử nghiệm:
1962
            July 6 – Radio Hanoi begins sending propaganda broadcasts targeting the American troops numbering around 6,000.
            August 15 – AFRTS signs on at the Rex hotel using a WWII transmitter that had been stored in the Philippines. 

1963
            February 11 – AFRTS stations worldwide are ordered to broadcast a program prepared by the United States Information Service titled “Today’s Analysis of Events from Washington.” Most stations dislike the obvious propaganda and the threat of news management.

            November 22 – President Kennedy assassinated. AFRTS stations around the world carry the continuous information from the U.S. by either cable or short-wave through the funeral, the mood remains quiet for several days afterward.
Sometime in 1963 they moved to the Brink BOQ.

1964
        February 21 – Secretary McNamara issues the charter for the Information School to open.
        October – The staff at AFVN now reached a strength of 17 full-time personnel
        December 24 – The VC set off a bomb and destroys the studio, killing two and injuring others. The Radio begins transmitting 20 minutes later using backup equipment.




Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) được thành lập năm 1965 phát trên băng tần 9; Cùng lúc với việc thiết lập đài Truyền hình Việt Nam là đài của Quân đội Hoa Kỳ phát bằng tiếng Anh, lúc đầu gọi là AFRTS (Armed Forces Radio Television Service), đến năm 1967 thì đổi là AFVN (Armed Forces Vietnam Network). buổi phát hình đầu tiên của Đài là ngày 7 tháng 2 năm 1966 vào lúc 19 giờ và lần cuối cùng là buổi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Trong thời gian đầu phát điểm là từ trên không trung bằng kỹ thuật stratosvision do phi cơ C 121 gài ăng ten bay trên không phận Sài Gòn cách mặt đất 3–6 km mỗi buổi phát hình tiêu tốn bình quân 40.000 lít xăng. Kỳ phát hình đó ghi hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và đại sứ Mỹ Cabot Lodge. Khu vực bắt sóng bao trùm cả Nam phần và miền nam Trung phần, từ Phan Thiết đến Cần Thơ đều xem được. Lúc đầu phát hình một giờ đồng hồ sau tăng thời lượng lên hai giờ đồng hồ. Ngày 25 Tháng Mười năm 1966 thì mới lập cơ sở trên mặt đất trong thành phố. Đài THVN được phát trên băng tần số 9 trong khi đài AFVN phát tín trên băng tần số 11. AFVN đã trình chiếu hình ảnh phi hành gia Neil Armstrong đáp xuống Mặt Trăng năm 1969 cho khán giả ở Miền Nam xem.
1965
         February -- AFRS went from 18 to 24 hrs a day.
         May – Work begins on the Blue Eagle’s (Project Jenny), flying radio and television stations for use in Vietnam using C-121 Super Constellations.
        September – Department of Defense Information School opens at Fort Benjamin Harrision.
        October – At MACV request, Blue Eagle I deploys to Saigon to perform an airborne radio relay broadcast of the World Series. Audio originated at AFRTS-LA, then by landline to VOA transmitters at Delano, Cal., then by short-wave to Vietnam, picked up aboard Blue Eagle I while flying orbit around Saigon-then re-broadcast on AFRS AM broadcast Frequency.
        November – Blue Eagle II conducts worlds first airborne TV broadcast flying around the DC beltway. In preparation for Vietnam TV broadcasts and in conjunction with DC WRC-TV (channel 4) two thirds of a movie was broadcast from WRC-TV -at which time WRC-TV dropped off the air, the remainder of the movie was broadcast from Blue Eagle II.
        December 2 – Deputy Secretary of Defense Cyrus Vance approves plans for the establishment of ground television facilities in Saigon and on December 24, the U.S. and Vietnamese governments officially authorize AFRTS to begin operations.
        December – Blue Eagle II (first TV bird) arrives in Saigon, but testing is delayed due to the Vietnamese Government required a channel change in the allocated frequency band for U.S./South Vietnamese TV operations.

1966
        January – Blue Eagle III (second TV bird) arrives in Saigon and conducts the first operational dual channel TV broadcast in Vietnam.
        January 30 – Blue Eagle III is used to record the intro TV broadcast for AFVN. The aircraft was placed next to the Tan Son Nhut Operations building and camera cables were connected from inside the aircraft to the operations center. U.S. Ambassador Henry Cabot Lodge, RVN Premier Nguyen Cao Ky and General Westmoreland taped a opening message for the first AFVN & THVN broadcast flight.

Đây là câu chuyện tóm tắt về chiếc máy bay Blue Eagle Nest:


To the amazing Blue Eagle Crews and the History they made 
In October 1965, a US Navy aircraft equipped as an airborne broadcast station performed an airborne radio relay broadcast of the World Series over South Vietnam becoming the worlds first operational airborne broadcast station. In February of 1966, television arrived on the scene in South Vietnam and another new page went into the broadcasting history book. TV shows were broadcast on Channel 11 for AFVN (the American Forces Vietnam Network), and on Channel 9 for THVN TV (the official station of the Republic of Vietnam). TV was broadcast from U.S. Navy NC-121J (Super Constellation) aircraft. These aircraft were known as Blue Eagles and operated as Project Jenny. The aircraft were assigned to the U.S. Navy aviation squadron VXN-8 (originally OASU) home based at the Naval Air Test Center, Patuxent River, Md. Two Blue Eagle aircraft were based at Tan Son Nhut AB in Saigon to provide TV broadcast services for AFVN and THVN. A third aircraft was based at DaNang AB to provide airborne PSYOPS radio broadcast services for MACV-SOG. This web page is dedicated to the guys who designed, built and flew those Blue Eagle aircraft from 1965 to 1970 and to Captain George Dixon USN (deceased), the founding father of Project Jenny.

Trụ sở thu hình lúc đầu dùng chung cơ sở của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia số 9 trên đường Thi Sách, đến năm 1967 thì tách ra thành Phòng Điện ảnh và Phòng Truyền hình riêng. Đài Truyền hình chuyển về số 9 đường Hồng Thập tự, Sài Gòn. Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là Trung tá Đỗ Việt, Phó Giám đốc là Lê Hoàng Hoa.
Bắt đầu từ năm 1972 và hoàn tất năm 1973 sau Hiệp định Paris đài tiếng Anh AFVN giảm hoạt động rồi chấm dứt hẳn ngày 22 Tháng Ba. Máy móc và thiết bị kỹ thuật chuyển giao cho THVN.
Đây là một đoạn nhật ký của đài AFVN còn ghi lại:
1972
         February – US Troops begin the withdrawal from Vietnam, with this action AFVN begins to close a number of stations.   Hue and Qui Nhon are the first to go off the air the equipment is turned over to THVN. (Vietnamese Government TV)
         April – Cam Ranh Bay closes down its operation
         June – Nha Trang ceases to transmit.

1973
         Much of the equipment from the deactivated stations is turned over the Vietnamese government or returned to the United States. Saigon is the last AFVN station to close. Robert Morecook did the last tv newscast, Tom Fowlston did the last radio newscast. 
On March 22, LTC Harold Hutchison, the Last Commander of AFVN transmitted the final message to AFRTS “AFVN ceased as of 2400 hours 22 March, 1973.    
                                     


Ngày 30 tháng 4 năm 1975 truyền hình Việt Nam Cộng hòa chấm dứt hoặt động sau 10 năm tồn tại. Chương trình phát hình khá đa dạng trong đó có phần tân nhạc như "Tiếng tơ đồng" "Hương xưa"; ca nhạc với những ca sĩ tên tuổi như Thanh Lan, Trần Thiện Thanh; nhạc sĩ như Châu Kỳ, Phạm Mạnh Cương, Văn Phụng, Lê Dinh, Hoàng Thi Thơ thể thao túc cầu; kịch nói với đoàn kịch Túy Hồng; cải lương mỗi thứ Bảy và cả hát bội. Truyện dài xã hội và hài hước như "Gia đình Thầy Ký" xuất hiện mỗi tối Thứ Năm với các diễn viên Tú Trinh, Thanh Việt. Nói chung phần giải trí chiếm khoảng 60% thời giờ phát hình. Ngoài ra có những khoản đặc biệt cho các đoàn thể như chương trình Phật giáo "Tiếng chuông chùa" hay chương trình Đắc Lộ của giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Ngành giáo dục thì có chương trình "Thế giới Trẻ em" của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ban Tuổi Xanh của nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh, và "Đố vui để học" do Vũ Khắc Khoan điều khiển, Đinh Ngọc Mô phụ trách.
Đài Truyền hình còn cho phát những chương trình dân vận và quân vận của Chiêu hồi. Phát ngôn viên đài truyền hình có Tuyết Mai, Mai Liên, Nguyễn Đình Khánh.
Cụ thể các chương trình giờ dây tôi còn nhớ là:
- Ca nhạc: Tiếng tơ đồng, Bảo Thu, Việt Tuấn, Tạp lục Tùng Lâm, Hoàng Thi Thơ,…
- Kịch nói: Vũ Đức Duy, Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Tân Dân Nam, Sống (Túy Hồng), Chương trình lúc 0 giờ,...
- Thiếu Nhi: Tuổi Xanh (của bà Kiều Hạnh)
- Hoạt hình: Astro boy
- Phim truyện: Belthagore, Chú Ba Tô, Những người lướt gió,...
- Cải lương: Kim Chung, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga, Phụng Hảo, Hương Mùa Thu,...
MC đầu tiên là Trần Văn Trạch về sau có Ngọc Phu. Chương trình "Đố vui để học" có Cao Thanh Tùng.
Còn đài của Quân đội Hoa Kỳ Phát trên băng tần 11, là đài phát truyền hình màu nhưng lúc đa số TV là đen trắng chỉ có số ít trong cơ quan Mỹ mới có máy màu cho nên dân VN mình cứ thắc mắc tại sao đài Mỹ lại rõ nét trong veo còn đài VN thì hình không rõ bằng.
Một số chương trình của đài AFVN tôi còn nhớ:
- Ca nhạc: Ad Sullivan show, Red Skelton show, Chương trình của ban strawberry four (VN), Chương trình của Bob Hope.
- Tài liệu: Almanac, science and fiction.
- Phim truyện:
+ Cao bồi: Gunsmoke, Bonansa, high chaperal, Wild wild west.
+ Điệp vụ: Mission impossible. Hawai five o.
+ Điệp vụ hài: Get smart
+ Giả tưởng: Lost in space, star trek
+ Giả tưởng hài: My favorite martian
+ Hài: Blondie, Bedwhitched, Adam family
+ Xã hội: The fugitive
+ Chiến đấu: Combat với diễn viên Vic Morrow và Rick Jason. Twelve o’clok high, Assault (chiếu giai đoạn cuối trước khi ngừng phát sóng)
+ Batman (thứ tư bị bắt, thứ năm thoát ra) Phim này thời lượng có 30 phút
+ Hoạt hình: Peanut, Flinstones
+ Phim truyện: Saturday night movies (chiếu ban đêm), Sunday movies (chiếu 13h)
+ Chương trình dạy tiếng Việt do Mai Lan phụ trách


Tôi nhớ thời kỳ đó không phải nhà nào cũng có TV; giá cả của nó rất mắc khoảng trên dưới 50,000 đồng hơn cà chục lượng vàng. Chính vì vậy mới có chuyện đi xem ké. Tôi nhớ cứ mỗi chiều là đám con nít tụi tôi là sắp hàng ở các nhà có TV để xin được vào xem. Có nhà thì cho vào coi nhưng cũng có nhà thì chỉ mở cửa sổ cho đứng ngoài coi, nhiều khi trời mưa ướt sũng cũng ráng đứng coi. Còn ở những điểm sinh hoạt phường khóm thì có các TV công cộng hiệu RCA của Mỹ viện trợ.
Phần sau tôi sẽ đề cập tới một bộ phim khoa học giả tưởng mà một thời chúng ta đều biết phát trên đài truyền hình Mỹ là bộ phim Star trek. Khán giả miền Nam thường gọi là phim “lỗ tai lừa”.


            Một số video cip về các buổi phát hình của đài truyền hình AFVN tại Việt Nam


       Tin tức hàng ngày trên truyền hình AFVN (tôi chỉ trích một phần của video clip này vì rất dài)

Trực tiếp cuộc đổ bộ xuống mặt trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc đó tôi cũng được xem buổi phát hình này (trích một phần)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...