VƯỜN ÔNG THƯỢNG
JARDIN DE LA VILLE
PARC MAURICE LONG
CÔNG VIÊN TAO ĐÀN
JARDIN DE LA VILLE
PARC MAURICE LONG
CÔNG VIÊN TAO ĐÀN
(VƯỜN BỜ RÔ)
Những người từng sống ở Sài
Gòn không ai không biết đến vườn Tao Đàn còn gọi là vườn Bờ Rô. Thật ra tên Bờ
Rô được mọi người biết tới nhiều hơn là tên Tao Đàn. Lịch sử của nó đã hàng
trăm năm bắt đầu từ lúc người Pháp xây dựng thành phố này. Thoạt đầu khu vườn
này có tên là vườn ông Thượng, ông Thượng đây chính tả quân Lê Văn Duyệt Tổng
trấn Gia Ðịnh (tức Thượng công Lê Văn Duyệt) đã lập tại đây một vườn kiểng để
thưởng lãm và xem hát bội. Sau khi Lê Văn Duyệt mất khu vườn này trở thành
hoang phế. Khi người Pháp đến, họ cho xây dựng lại khu vườn này cùng thời gian
xây dinh toàn quyền và nằm chung với dinh.
Năm 1869,người Pháp cho xây
con đường Miss Clavell (xưa là đường Poulo Condor) tách khu vườn khỏi Dinh với diện tích khu vườn là
90.503m2. Ba mặt còn lại là đường Chasseloup-Laubat phía bắc, đường Verdun phía
tây, và đường Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville hay còn gọi là Parc Maurice Long,
nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô, có lẽ là phiên
âm theo préau (tiếng Pháp, nghĩa là "sân lát gạch") nhưng có nguồn giải
thích Bờ -rô là từ chữ jardin des beaux jeux mà ra. Khu vườn này được giao cho
ông Moreau là viên quản thủ người Pháp đấu tiên trông coi nơi đây.
Tiếp theo thành phố xây dựng
thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc (Société philharmonique) năm 1896,
Hội Tam Điểm (Franc-maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn
(Cercle Sportif Saigonnais) năm 1902 gồm sân đá bóng (túc cầu hay bóng đá), hồ
bơi, và sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn
đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.
Năm 1926, ở góc đường
Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi (Institut de
puériculture) để giáo dục trẻ em.
Sau khi người Pháp rút lui,
Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao
Đàn". Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công Chúa, Hồng Thập Tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm
Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng hoà và hội Hồng Thập Tự. Vườn vẫn giữ là công viên chính của thành phố.
Đến thời Việt Nam Cộng Hòa,
con đường Huyền Trân Công Chúa bị cấm lưu thông vì lý do bảo vệ an ninh cho dinh Độc Lập chỉ
còn lại ba con đường được phép lưu thông.
Bên đường Hồng Thập Tự ta thấy
có cercle sportif Saigonnais nhìn đối diện sở tài chánh, đi tới là cổng chính của
vườn Tao Đàn mà cũng là con đường Trương Công Định nằm trên đó, qua cổng này đi
tới chúng ta thấy bộ Y tế. Tại đây có một con đường xẻ xéo để xe từ đường Lê Văn
Duyệt quẹo qua đường Hồng Thập Tự.
Cercle sportif Saigonnais
Cổng chính của vườn Tao Đàn
Trường tiều học Tao Đàn tồn tại từ thập niên 1950 cho đến ngày 14/12/1976 thì giải tán.
Trước đó đây là phòng triễn lãm.
Bộ Y tế VNCH xưa là Viện Dục nhi (Institut de puériculture)
Bên đường Lê Văn Duyệt là hàng rào kéo dài của khu vườn và cổng
phụ nhìn qua ngả ba Sương Nguyệt Ánh, đi tới một chút là trụ sở tổng liên đoàn
lao công Sài Gòn của ông Trần Quốc Bửu làm chủ tịch.
Ngả ba Nguyễn Du - Lê Văn Duyệt góc công viên Tao Đàn
Bên đường Nguyễn Du nằm ở
góc với đường Lê Văn Duyệt là hội kỵ mã đối diện với hội là một phòng bowling
(đây là phòng bowling đấu tiên của Việt Nam), tới một chút ta thấy có một miếu
gọi là miếu Ngũ hành nằm ngay cổng sau của vườn Tao Đàn. Qua cổng sau ta thấy
trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn và kế bên là bộ phát triển sắc tộc
do các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh
tụ Gia Rai, cho đến năm 1975.
Hội kỵ mã bên phải hình
Công viên Tao Đàn từng tồn tại một tượng đài, đó là tượng đài Léon Gambetta từ địa điểm Kho bạc đại lộ Charner. Về sau tượng được đem đi nấu đồng chỉ còn đế tượng.
Đế tượng Gambetta nằm ở hàng rào giáp với hội Kỵ Mã.
Cổng sau vườn Tao Đàn
Miếu Ngũ Hành nằm cạnh cổng sau
Đường Nguyễn Du
Tòa nhà Meyerkord BOQ - 113 Nguyễn Du phía cổng sau
Trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn
xưa là Hội Hiếu nhạc (Société philharmonique)
Bên trong vườn Tao Đàn còn
có một khu mộ xưa được xây dựng năm Ất Mùi (1895) tương truyền đây là mộ ông
Lâm Tam Lang (tự "Nguyên thất", mất vào mùa thu Ất Mão, 1795) và bà
Mai Thị Xã (vợ ông). Họ Lâm người gốc Quảng Đông, Trung Quốc. Hậu duệ của ông
đáng chú ý có: Phó lãnh binh Lâm Quang Ky (đời thứ 4) và Lâm Đình Phùng (tức nhạc
sĩ Lam Phương, đời thứ 7).
Vườn Tao Đàn có chức năng
như lá phổi của thành phố. Ngày xưa nơi này các hội chợ lô tô thường về đây. Hồi
thời VNCH nơi này cũng tổ chức các cuộc triển lãm cũng chính nơi này đầu thập
niên 70, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn trong buổi ra mắt quân sự học
đường. Ngoài ra vườn Tao Đàn còn là nơi sinh hoạt các hội đoàn như hướng đạo
VN, hướng đạo quân đội, nghĩa sinh vào mỗi thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.
Cảm ơn bài viết công phu của tác giả.
Trả lờiXóa