Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014


ĐẠI LỘ SỐ 13
ĐẠI LỘ BONARD
ĐAI LỘ LÊ LỢI




Nối quảng trường Francis-Garnier (phía trước Nhà hát thành phố) tới quàng trường Cuniac (chợ Bến Thành).
Đại lộ Bonard chiếm một phần của con kênh ăn thông ra sông Sài Gòn gần thành lính hải quân và phía bên kia là kênh Bến Nghé. Được mở ra bởi đại úy công binh GALLIMARD liền sau thời kỳ chinh phục (1959 hay 1960), con kênh này được đặt tên là kênh GALLIMARD, có một chiều dài là 800 mét. Một trong những mục tiêu chính là cốt để làm ráo cho thành phố khi ấy là một vùng sinh lầy. Con đường nước quan trọng này đi xuyên thẳng góc với Kênh lớn mà sau đó nó trỡ thành đại lộ Charner.
Các tư liệu lúc đó không cho phép biết về công trình này. Không có ngày tháng cụ thể khởi công kênh GALLIMARD, có thể là giữa năm 1870 và 1880. Như chúng ta được biết là từ bắt đầu năm 1914, đại lộ này là nối dài của con đường Mac-Mahon đến chợ Bến Thành.
Cái tên Bonard không phải là cái tên đầu tiên của đại lộ này, Trước đó tên của nó là đường số 13.



Bản đồ năm 1878




Bản đồ năm 1942

                 Đây là một con đường lớn, thứ nhất là lớn về độ rộng giờ thì nó không còn giữ kỷ lục này nữa, thứ hai lớn vì nó đai diện cho bộ mặt Sài Gòn. Ngày xưa thời Pháp thuộc nó tên là Bonard tên đây đủ là Louis Adolphe Bonard, hải quân thiếu tướng tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp, Tây Ban Nha tại Nam Kỳ, đại sứ toàn quyền của đức Hoàng đế nước Pháp. Lúc đầu  mang số 13; từ năm 1865 gọi là đường Bonard đến những năm ký hiệp định Genève. Đến ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đại lộ Lê Lợi. Đường Lê Lợi bắt đầu từ công trường Lam Sơn đến công trường Quách Thị Trang ở chợ Bến Thành, qua các ngã tư Nguyễn Huệ, Pasteur, Công Lý, ngã ba Nguyễn Trung Trực bên phải. Đường này là một đại lộ, lòng đường có 3 lối đi dành cho xe cộ, có 2 tiểu đảo ngăn chia. Ở giữa dành cho loại xe bốn bánh, nhưng cấm các loại xe vận tải, lưu thông 2 chiều. Lối đi 2 bên một chiều dành cho xe đạp và xe gắn máy, phía bên phải tức dãy nhà số chẵn theo chiêu từ công trường Lam Sơn đến chợ Bến Thành. Phía bên trái tức dãy nhà số lẻ theo chiều ngược lại.




 Louis Adolphe Bonard, hải quân thiếu tướng tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp

           Thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa dự tính biến con đường Bonard thành một Champs-Élysées thu nhỏ với hai bên đường là các magasins, restaurants và hotel nhưng có lẽ do những biến động của thế giới cho nên dự tính không thực hiện được. Bây giờ chúng ta bắt đầu từ quảng trường Lam Sơn với trụ sở Ha nghị viện (đã nói trong bài đường Tự Do), trước Ha Nghị Viện là một công viên và đài nước, ngày xưa đây là quảng trường Francis Garnier (Marie Joseph François (Francis) Garnier (25 tháng 7 năm 1835? – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873. Ông bị  quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở gần Cầu Giấy ngoại ô Hà Nội)



                        Tượng Francis Garnier hồi mới được dựng lên cuối thế kỷ 19


Phía sau tượng là giao lộ Bonard - Charner, lúc này chưa có Grand Magasins Charner (thương xá Tax sau này)

                             
                                   Năm 1940 bức tượng Francis Garnier vẫn còn


                  Sau khi sửa sang xây dựng lại hai bên đường thì tượng được dỡ bỏ


                                          Toàn cảnh nhìn ra đường Bonard





Chổ đài nước xưa là một nhà tròn nơi dàn quân nhạc biểu diễn gọi là bồn kèn.


                                       Đài nước giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ


                                                          Đài nước về đêm



 Công viên thành nơi giữ xe



                                        Khu chung cư passage Eden nhìn ra






                                                        Công viên sau này


   Mới đây hàng cây trăm tuổi này đã bị đốn hạ để lấy chổ xây dựng ngỏ xuống metro


            Đứng ở đài nước nhìn về bên trái là đường Nguyễn Huệ, nhìn về bên phải là tòa Đô chính Sài Gòn xưa gọi là dinh Xã Tây. Qua đài nước ta chính thức bước vào đại lộ Lê Lợi. Ta thấy bên kia đường là thương xá Tax (bài vĩnh biệt một biểu tượng của sài Gòn), bên này đường là khu rạp rex. Chúng ta coi đoạn viết sau đây về rạp Rex được trích trong trang mạng UnescoAmThucViet.com:
Tiền thân của Rex Saigon Hotel là một phòng trưng bày lớn giới thiệu những model ô tô của một ông chủ người Pháp từ năm 1927. Khoảng năm 1959 ông bà Ưng Thi thuộc giòng hoàng triều của vua Bảo Đại đã mua lại, ông đã sử dụng một phần phía ngã tư Lê lợi – Nguyễn Huệ để cải tạo kiến trúc thành cao ốc sáu tầng rồi được trung tâm Văn hóa Mỹ thuê sử dụng làm thư viện Abraham Lincoln, thời gian sau trở thành căn cứ thu nhận và truyền thông của Sở thông tin Hoa Kỳ. Từ năm 1973, toàn bộ cao ốc này được đổi tên thành Trung tâm thương mại Rex nổi tiếng khắp Đông Nam Á. Tầng dưới có phòng Coffee Thiên Đường, nhạc sĩ Trường kỳ được mệnh danh là ông “vua nhạc trẻ” chế độ cũ, sau này định cư ở Montreal – Canada, mỗi lần trở về Việt Nam lại đến Coffee Thiên Đường ăn sáng cho biết: “Rex đã từng là nơi tụ họp của phóng viên báo chí”. Ông Trần Quốc Toản là chồng của ca sĩ hải ngoại Hương Lan cũng cho biết: “Ngày xưa, đây là tổng hành dinh của Sở Thông tin Hoa Kỳ, trung tâm truyền thông của Sài Gòn, phóng viên nước ngoài gặp nhau ở đây để săn tin chiến sự mà còn là nơi hẹn hò của các thương gia trao đổi làm ăn”. Cho đến mãi sau này, những Việt kiều mỗi lần trở về thăm quê hương cũng thường gặp nhau ăn sáng tại Coffee Thiên đường và ăn tối trên vườn thượng uyển. Coffee Thiên đường vẫn như câu lạc bộ báo chí và doanh nhân xách laptop tề tựu ở đây. Sau khi Rex nâng cấp từ khách sạn 4 sao lên 5 sao thì Coffee Thiên Đường không còn, người ta lại gặp gỡ nhau tại Rose Garden (vốn là vị trí của rạp Rex cũ) nay là sân vườn giống như giếng trời của khách sạn tiếp tục trở thành điểm hẹn của cánh báo chí và doanh nhân thời @. 
Trong phần viết của bài trên còn thiếu không đề cập đến khi phòng thông tin của Mỹ dời đi thì tầng trệt hình thàng quán caffeteria Rex và kế bên là hai rạp chiếu phim Mini Rex A và Mini Rex B chuyên chiếu phim 16 ly. Rạp Rex là của ông bà Ưng Thi hùn hạp với bà Trần Lệ Xuân và là rạp đầu tiên có hệ thống thang máy cuốn tại Việt Nam. Còn phòng thông tin Mỹ lúc trước nằm tại đường Hai Bà Trưng sau dời về tại đây rồi cuối cùng là số 8 đướng Lê Quý Đôn. Chính tại đây người Mỹ đã giới thiệu công nghệ TV còn mới mẽ đến với người dân Việt Nam vào năm 1962.



                   Vị trí của rạp rex sau này là salon xe hơi Citroen Bannier thời Pháp thuộc   





                                                             Rạp Rex về đêm







                             Phòng thông tin Mỹ về sau là thư viện Abraham Lincoln




Như đã nói phần bên kia đường là khu thương xá Tax với việc mua bán sầm uất kéo dài tới ngả tư Pasteur.



                                                           Khu thương xá Tax







                                 Mua bán trên lề đường trước khu thương xá Tax







                       Tới ngả tư Lê Lợi - Pasteur, chúng ta thấy bên kia đường là nước mía Viễn Đông và bưu điện quận 1, bên này đường là quán kem Mai Hương và rạp Casino Sài Gòn.











                              Bưu điện quận 1 nhìn qua khu nước mía Viễn Đông
                                                                Nước mía Viễn Đông



                                           Toàn cảnh ngả tư Lê Lợi - Pasteur


                                              
                                                                   Bưu điện quận 1



                                                     Quán kem Mai Hương


                                                  Có lúc là quán kem Bạch Đằng


                                          Lề đường bên phía bưu điện quận 1



                                         Tiệm Kim Hoa cạnh rạp Casino Sài Gòn



                                                           Rạp Casino Sài Gòn




Tiền thân rạp Casino nằm tại góc Lê Lợi - Pasteur

                Bước qua ngả tư này bên kia đường nối tiếp bưu điện quận 1 là vách của bộ Công chánh VNCH. Ở vách này là dãy bán sách báo cũ và một khu vệ sinh cộng cộng rất bốc mùi. Bên này đường có nhà sách Sài Gòn, Văn Hữu, Nguyễn Trung và đi tới các một dãy bán các đồ lưu niệm, bán các loại màu vẽ, bút chí, cọ vẽ và nối tiếp là nhà sách Khai Trí (Xem bài đã đăng).











Dãy bán sách bào cũ








                                                      Nhà sách Khai Trí 

                   Qua nhà sách Khai Trí chúng ta đến ngả tư Lê Lợi - Công Lý. 



                                                           Ngả tư Lê Lợi - Công Lý
















Ở đầu ngả tư này có một tòa nhà nơi đó có Phòng trà ca nhạc Quốc tế, tiệm sách Vĩnh Bảo, phòng bán băng audio Kinh Châu. Phía sau của tòa nhà này là một khu thương mại. 



Phòng trà ca nhạc Quốc tế góc Lê Lợi - Công Lý -
sau 1975 là cửa hàng vàng bạc đá quý

               


Khu thương mại sau lưng Nhà hàng Quốc Tế trở thành Trung tâm Thương mại Quốc tế TP HCM. Nơi này đã xảy ra vụ cháy kinh hoàng vào ngày 29/10/2002 khiến 69 người bị chết cháy. Sự việc xảy ra do quá trình hàn khi sửa chửa tòa nhà này.



                

Qua nhà hàng Quốc tế là ngả ba Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực. Nối tiếp đến khu chợ Bến Thành là các tiệm bán đồ. Đầu đường bên hông chợ kế tiệm thuốc tây Tô Ngọc Dung là tiệm bán bán đồ nguội (charcuterie), nơi đây bán tất cả các loại bơ, jambon, thịt muối, pate,v.v...




























Nhà thuốc tây Tô Ngọc Dung




Bên kia đường có tòa nhà khách sạn Olympia, rạp chiếu phim Vĩnh Lợi chuyên chiếu phim cũ và cũng là nơi nhiều pê đê nhất, nhà hàng Thanh Bạch, bệnh viện Sài Gòn và cuối cùng là bót Lê Văn Ken.








Nhà hàng Thanh Bạch



Rạp chiếu phim Vĩnh Lợi 




                                           Bót Lê Văn Ken phía phải của hình



                                Bệnh viện Sài Gòn còn được gọi bệnh viện Đô Thành


                    Bệnh viện Sài Gòn xây dựng năm 1937, được gọi là Chẩn Y viện, do HUI BON HOA (Chú Hỏa) thành lập. Trước năm 1975 có tên là Bệnh viện Đô Thành, sau đó Bệnh viện Sài Gòn - Nhà thương thí. Từ 1975 đến 1985 là Bệnh viện Đa khoa, chú trọng về cấp cứu nội ngoại khoa.    
Bót Lê Văn Ken dính tới một sự kiện xảy ra dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm là việc nữ sinh Quách Thị Trang bị cò Khánh trưởng bót Lê Văn Ken bắn chết trước chợ Bến Thành. 
Vào ngày 25 tháng 8 năm 1963, Quách Thị Trang đã có mặt trong số hơn 5.000 sinh viên học sinh biểu tình, trước công viên Diên Hồng ở trước cổng chính chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trườngchỉ đạo, nhằm chống lại qui định "thiết quân luật"chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Được lệnh cấp trên, đông đảo những cảnh sát dã chiến đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất chấp những lời kêu gọi, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Đến lúc này, cảnh sát nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổi.
Sau khi bị bắn chết, cảnh sát đã đem thi hài chị và đem về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động này của chính quyền.
Ngay sau Cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, người dân Sài Gòn đã bắt đầu gọi nơi đây là "Bùng binh Quách Thị Trang" để tôn vinh chị thay cho tên gọi chính thức là "Công viên Diên Hồng".
Đầu tháng 8 năm 1964, để tưởng nhớ Quách Thị Trang, Hội sinh viên học sinh do sinh viên Vũ Quang Hùng làm trưởng ban, đã tổ chức quyên góp để tạc tượng chị. Ngày 25 tháng 8, nhân cuộc biểu tình chống tướng Nguyễn Khánh, tượng được dựng ngay ở gần nơi chị mất, tức ngay tại bùng binh, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành, Sài Gòn.
Cũng trong năm này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đặt tên chị cho một cô nhi viện lớn, nuôi hơn 7.000 trẻ em mồ côi tọa lạc ở phía sau chùa Việt Nam Quốc Tự.
Năm 1965, được sự đồng ý của chính phủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, thượng tọa Thích Mãn Giác đã cho đặt một tấm biển đồng đề "Liệt nữ Quách Thị Trang" tại bệ tượng. Năm 1966, phần mộ của chị đã được gia đình và một số Phật tử cải táng đưa về chùa Phổ Quang cho đến hôm nay.



                                                             
                                                                 Quách Thị Trang



                              Tượng Quách Thị Trang tại bùng binh trước cửa chính chợ Bến Thành




Đến đây chấm dứt đại lộ Lê Lợi

         Còn một chuyện nữa là hai dãy phân cách của Đại lộ Lê Lợi sau năm 1968 trở đi biến thành nơi giữa xa hai bánh vì số lượng xa gắn máy lúc đó bắt đầu tăng.



                                                                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...