ĐƯỜNG SỐ 18
ĐẠI LỘ CHARNER
ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ
Con đường thứ hai cũng là bộ
mặt của Sài Gòn là đại lộ Nguyễn Huệ, nếu trong bài trước khi đề cập tới đại lộ
Lê Lợi mà không đề cập tới đại lộ Nguyễn Huệ cũng như Hàm Nghi là một điều thiếu
sót nhất. Ba con đường này là những con đường xưa nhất của Sài Gòn khi người
Pháp đặt chân lên Việt Nam. Sau đây chúng ta sẽ xem bài "Lịch sử đường
Nguyễn Huệ" của Khắc Huy đăng trên DCVonline.net trước khi chúng ta vào
chi tiết đại lộ này trước năm 1975. Sắp tới đại lộ này sẽ biến thành đường đi bộ.
Đại lộ. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nối đường Espagne đến cảng Le-Myre-de-Vilers.
Đại lộ Charner dài 700 mét nằm tên con kênh đã có vào thời người Pháp mới đến Sài Gòn kéo dài tới vị trí của tòa thị sảnh thành phố. Con kênh này bị cắt ngang bởi con kênh Gallimard ở gần điểm tận cùng sau này thành đại lộ Bonard.
Grand Canal hay Canal Charner có hai con đường đi kèm theo lúc đầu gọi là đường số 18, rồi phía mạn phải hướng Tây Nam thành đường Charner và phía mạn trái hướng Đông Bắc thành đường Rigault-de-Genouilly vào ngày tháng 5 năm 1865.
Do vấn đề vệ sinh vì sự bốc mùi hôi thối của con kênh này, sau 18 năm bàn cãi cuối cùng việc san lấp hoàn tất vào năm 1886 -1887 và Canal Charner đổi thành Đại lộ Charner.
Năm 1906, các ủy viên hội đồng thành phố đòi đổi tên lại là đại lộ République, nhưng đã bị phủ quyết.
Diện mạo của đại lộ là một dãy bờ cỏ chạy dài theo trục đường được làm theo lệnh của thị trưởng Rouelle năm 1926.
Bản đồ năm 1878 cho thấy con kênh Grand canal có 2 con đường là Charner và Rigault-de-Genouilly
Bản đồ năm 1920
Lịch sử đường Nguyễn Huệ
Posted on January 28, 2014 by editor — 1 Comment ↓
Khắc Huy
Nếu làm một chuyến đi về quá khứ, chúng
ta sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị và bất ngờ trong lịch sử hình thành
đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn.
Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, đường Nguyễn
Huệ, một trong những con đường đẹp nhất của Sài Gòn, nằm trải dài từ trước trụ
sở Ủy ban Nhân dân thành phố [Tòa Đô chính (sảnh) trước năm 1975, Dinh Xã Tây
Dinh Đốc Lý thời thuộc Pháp – DCVOnline] đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà
cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đường
hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen
thuộc cho những vị khách du xuân.
Dinh Xã Tây. Nguồn: Albert Kahn
Nếu làm một chuyến đi về quá khứ, chúng ta sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị và bất ngờ trong lịch sử hình thành con đường này.
Kênh Chợ Vải (Kênh Lớn) và
đường Charner nhìn từ phía sông Sài Gòn vào phía tòa Thị chính (lúc này chưa
xây) và cũng chưa thấy có Nhà thờ Đức Bà (khởi công 1877, hoàn thành 1880).
Nguồn: .flickr.com/manhhai
Khởi thủy đường Nguyễn Huệ
là 1 con kênh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát Quái 1790-1835). Người
Pháp gọi là Kênh Grand, người Việt gọi là Kênh Chợ Vải.
Dãy nhà phố trên dường Charner. Hai con
đường hai bên Kinh Lớn: một chạy xuống phía bờ sông Sài Gòn, qua phía trước Chợ
Cũ là rue Rigault de Genouilly (bên trái), đường từ phía sông chạy lên là rue
Charner (bên phải). Khi Kinh Lớn bị lấp vào năm 1887 thì hai con đường được nhập
lại thành Boulevard Charner tức là ĐL Nguyễn Huệ sau này. flickr.com/manhhai
Dọc bờ kênh là một con đường được
người Pháp đặt tên là đường Charner (đường bên phải trong ảnh), hay một tên gọi
khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghềbuôn bán ở
đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de
Genouilly.
Ảnh
này chụp cuối Kênh Chợ Vải, chúng ta có thể thấy có
1 cây cầu để nối hai bờ kênh, xa xa là Bến Nhà Rồng
Bên phía đường Canton chúng
ta có thể thấy một ngôi chợ. Chợ đã hình thành từ trước khi người Pháp chiếm
Sài Gòn, nằm cạnh bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là
thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào
thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến
Thành..
Các nhà lồng chợ Charner, được xây dựng
vào năm 1860 và là ngôi chợ đầu tiên của Sàigòn. Hàng hóa thực phẩm cung cấp
cho chợ này bằng con kênh đào chạy qua phía trước chợ gọi là Kênh lớn, vị trí nằm
ngay giữa đường Nguyễn Huệ ngày nay. Con đường bên phải chợ là Rue Vannier,
ngày nay là đường Ngô Đức Kế, đường bên trái là Rue Phủ Kiệt, nay là Hải Triều.
Đường phía sau chợ là Rue Georges Guynemer (còn có tên khác trước đó là rue
d’Adran), sau này là Võ Di Nguy và sau 1975 là Hồ Tùng Mậu. Nguồn:
flickr.com/manhhai
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con
kênh và sát nhập hai con đường ở hai bờ lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản
xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp. Trong ảnh chúng ta thấy cha ông đang trải nhựa
cho con đường mới hết sức cực nhọc bằng phương tiện thủ công.
Lấp Kinh Chợ Vải xây đại lộ Charner / Nguyễn Huệ. Nguồn: flickr.com/manhhai
Chợ Bến Thành cũ, hướng nhìn ra đường Kinh Lấp – Charner.
Phía trước mặt chợ Bến Thành cũ nhìn ra
đường Kinh Lấp – Charner. Có thể đoán ảnh này được chụp khoảng năm 1909-1914,
vì ở phía xa ta đã thấy tòa nhà Dinh Xã Tây – nay là UBND TPHCM. Năm 1914 chợ
không còn nằm vị trí này.
VIETNAM – COCHINCHINE – SAÏGON – Près du Marché
đường bên phải là rue Vannier, sau này là Ngô Đức Kế. Chữ viết tay trên hình ghi ngày 21 Avril 1908. Nguồn flickr.com/manhhai
Con đường bên hông chợ Bến Thành cũ, nay
là đường Ngô Đức Kế . Chợ được dời về vị trí hiện nay vào năm 1914. Vị trí chợ
cũ nay là tòa nhà Bitexco và kho bạc.
Saigon ca.1900 – Execution
on Charner Blvd in front of the Justice de Paix. Xử tử hình bằng máy chém phía
trước Tòa Hòa Giải trên đường Charner (Nguyễn Huệ), ngay chỗ trụ đồng hồ ngày
nay – Photo taken around the turn of the Century on the Grande Place in Saigon
and shows an execution with a Berger guillotine. Nguồn: flickr.com/manhhai
Ít ai ngờ rằng vị trí tháp đồng hồ
trước cao ốc Sunwah trên đường Nguyễn Huệ ngày nay từng là pháp trường của người
Pháp.
Đại lộ Charner – Kinh Lấp nhìn về hướng sông Sài Gòn, tòa nhà ta thấy bên phải ngày nay vẫn còn, đó chính là thương xá Tax.
ĐL Charner nhìn vê Dinh Xã Tây. Nguồn: eyval.net
Một hướng nhìn khác của Đại lộ Charner về phía Dinh Xã Tây.
Tiếc là công viên nhỏ
ở trong hình ngày nay đã không còn nữa.
Đường Nguyễn Huệ ngày xưa (ảnh chụp từ trên cao). Nguồn: flickr.com/manhhai
Vào thập niên 50, Đại Lộ
Charner – Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Hòn Ngọc Viễn
Đông – Sài Gòn. Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa là hai tháp chuông
của nhà thờ Đức Bà.
Sinh hoạt trên ĐL Charner / Nguyễn Huệ
Gánh
nước. Saigon – boulevard Charner. Đây là đường Bến Chương Dương, đoạn gần cầu Mống
(thấy mờ mờ ở phía bên phải ảnh), nhưng trên postcard ghi là ĐL Charner..
Trước năm 1975, đại lộ Nguyễn
Huệ thật sầm uất và đầy màu sắc.Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát
triển, đại lộ Nguyễn Huệ đã biến đổi từng bước theo thời cuộc và cho đến ngày
nay nó vẫn là con đường đẹp bậc nhất của Sài Gòn hoa lệ.
Bây giờ chúng ta khởi đầu từ tòa Đô chánh. Tòa Đô chánh xưa gọi là dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý và sau này là
tòa Ðô Chính (tòa Ðô Sảnh) là một trong những kiến trúc to lớn và cổ của thành
phố Sài Gòn. Năm 1862 sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ
chức một hội đồng thị xã để cai trị (Conseil minicipal).
Nhưng hội đồng này chưa có trụ sở chính thức, phải thuê nhà của
một người khách trú tên là Ðoàn Tại để làm trụ sở tạm thời (1868) ở Rue.aux
fleurs hiện giờ ở sau trụ sở hải quan thành phố) nằm giữa đại lộ Nguyễn Huệ
(Charner) và Hàm Nghi (De la Some). Ngôi nhà này đồng thời còn dùng làm phòng
Thương mại và Chứng khoán. Mãi đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ
đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu kinh lấp
(tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về
vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn. Dự án xây cất được đặt thành
một cuộc thi vẽ họa đồ và người được giải là kiến trúc sư Codry. Nhưng vào năm
sau bản đồ án này bị thay đổi không rõ lý do và một kiến trúc sư khác được mời
đến thiết kế. Ðó là kiến trúc sư Métayer. Năm 1874 vấn đề xây cất không được
nhắc lại. Mãi đến năm năm sau, việc xây cất được đề cập đến, nhưhg chỉ là nhắc
nhở mà không thực hiện. Ðến năm 1880 viên thị trưởng Balancsubé cố gắng phục
hồi lại dự án cũ, nhưng vẫn không thành công. Bước sang năm 1888 bản đồ án kiến
trúc ban đầu bị sửa đổi hoàn toàn. Năm 1893 vấn đề xây cất lại được nêu ra tại
Hội đồng thị xã Sài Gòn lại bắt đầu họp bàn về địa điểm. Cuối cùng năm 1896 một
cuộc bàn cãi về địa điểm được triệu tập một lần nữa và một cuộc thi vẽ họa đồ
thứ hai được tổ chức. Nguyên nhân cản trở việc xây cất tiến hành trong các năm
trước đó chính là vấn đề địa điểm. Tuy nhiên, trong thời gian từ 1898 đến 1899
tòa thị sảnh được khởi công xây cất ngay trên vùng đất đã chọn trước đó. Kiến
trúc sư Gardès chịu trách nhiệm xây dựng đồ án và họa sĩ Ruffier chịu trách
nhiệm trang trí. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi, do sự bất đồng ý kiến
giữa họa sĩ Ruffier và các nghị viện Việt Nam trong hội đồng thị xã. Trước sự
bất đồng giữa các nghị viện và họa sĩ Ruffier, thị trưởng Cuniac có ý hòa giải
bằng cách gửi một tấm ảnh về cái trung đoạn kỳ dị của tòa nhà về Pháp cho
Ruffier và đề nghị nếu có thể tìm đề tài khác thay thế. Nhưng vì thay đổi quá
tốn kém, nên viên Thống đốc Rodier từ chối những chi phí mới. Sự bàn cãi giằng
co kéo dài mãi đến năm 1907, sau đó hợp đồng của Fuffier bị bãi bỏ và một họa
sĩ khác là Bonnet nhận lãnh hoàn toàn mọi công việc trang trí. Ðến năm 1908 tòa
Ðô sảnh được hoàn thành và vụ Ruffier được đưa ra trước Tham chính viện vì
Ruffier đã nhận trước môt khoản kinh phí là 2/3 trong tổng số kinh phí để thực
hiện công việc. Mãi đến năm 1914 vụ kiện này mới được giải quyết, Ruffier buộc
phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã lĩnh. Tòa nhà được khánh thành vào năm 1909
với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh
quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909). Với một vóc dáng nhại theo kiểu
lầu chuông đúc cao có nóc nhọn thường lấy ở vùng miền Bắc nước Pháp, về sau xây
thêm lầu chuông ở hai bên, cách kiến trúc kỳ dị này đã có một thời là đề tài
cho các ký giả ngoại quốc chê cưới là rườm rà, là ăn cắp kiểu thời kỳ Phục Hưng
ở Ý, lai căng Pháp. Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình
dáng một người phụ nữ mạnh khỏe tiêu biểu cho nước Pháp, một hình đứa bé đang
chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi hai bên tiêu biểu cho nước Pháp cầm gương đi
chinh phục thuộc địa. Phía trước dinh là một bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn
kèn-nơi ban nhạc của hải quân Pháp trình diễn cho công chúng xem. Pháp xem Nam
Kỳ là thuộc địa của mình, và Sài Gòn là khu vực của người Pháp theo quy chế một
xã ở bên Pháp với một viên xã trưởng. Ủy ban thị xã (đô thành) do một xã trưởng
Tây đứng đầu, nên khi xây dinh này xong, người Sài Gòn gọi là dinh Xã Tây. Thời
kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành
phố Sài Gòn-chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô
Chính.
Trước mặt tòa Đô chánh là một công viên có tên là công viên Đống
Đa
tại đây có một tượng đài gọi là tượng đài Tổ quốc và Không gian
của không quân VNCH theo hình kỷ hà học.
Công viên Đống Đa trước tòa Đô chánh
Nhìn về tòa Đô chánh ta thấy bên phải hình là dãy sau lưng khu passage Eden, ở đằng góc đường Lê Thánh Tôn là văn phòng hãng Pan Nam.
Buôn bán dọc lề đường bên khu passage Eden
Bước qua ngả tư Lê Lợi -
Nguyễn Huệ, chúng ta thấy hai dãy phân cách cũng giống như bên đại lộ Lê Lợi.
Trên hai dãy phân cách là các kiosque bán hoa. bông cườm, băng audio các loại
và chụp hình kéo dài hơn phân nữa đoạn đường hướng ra bến Bạch Đằng. Bên tay
trái và bên tay phải là các dãy tiệm kinh doanh và khách sạn. Nổi bật ở đoạn
này là khu thương xá tax.
Hình này chúng ta thấy kiosque có tên Đống Đa đó là nơi trả hình
chụp cho khách
của hiệu ảnh Đống Đa nằm đối
diện với kiosque.
Hiệu ảnh của ông nhiếp ảnh
gia Trần Cao Lĩnh làm chủ.
Ngả ba Nguyễn Thiệp
Tới nữa ta thấy ngả ba Tôn Thất Thiệp rối ngả ba Nguyễn Văn Thinh.
Ngả ba Tôn Thất Thiệp
Tại ngả
ba Nguyễn Văn Thinh về bên tay trái ta thấy khách sạn Nguyễn Huệ rồi đến khách
sạn Palace, đây là một trong những khách sạn cao nhất thời đó. Trên hai giao lộ
của đoạn này có một đồng hồ bốn mặt hiệu Citizen của Nhật.
Khách sạn Palace
Đối diện với đồng hồ bốn mặt là tòa Hòa giải.
Trước mặt tòa Hòa giải
Tòa Hòa giải chụp từ khách sạn Palace
Qua ngả ba
Huỳnh Thúc Kháng chúng ta thấy hai bên đường là các cửa hàng mua bán và các
khách sạn cao tầng nối tiếp.
Tòa nhà International house của Mỹ
Ngả ba Nguyễn Văn Thinh
Catinat Hotel - Nguyen Hue Blvd
Đến ngả tư Ngô Đức Kế ta thầy bên tay mặt là ty Ngân Khố, bên phải
là tòa building của Kỹ thương ngân hàng cũng là Quỹ tương trợ và tiết kiệm quân
nhân của quân đội VNCH do tướng Nguyễn Văn Vỹ điều hành đến năm 1973 thì bị tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu giải tán.
Trước khi xây tòa nhà Trésor (ty Ngân Khố) vào năm 1925, nơi đây tồn tại một quảng trường gọi là quảng trường Léon Gambetta hay còn gọi là quảng trường Chợ cũ.
Ty Ngân Khố thời VNCH ngoài việc giữ tiền bạc
còn có chức năng phát hành tiền bằng kim loại.
bởi KTS Nguyễn Ngọc Nhâm
Cũng nói thêm như chúng ta thấy các chiếc xe hơi màu đỏ. Đây là những chiếc xe hiệu Ford, Chevrolet,v.v... của thập niên đầu 1960 được dùng cho mướn đám cưới hay các dạng thuê khác. Địa điểm đậu là một phần ba đọan cuối đường Nguyễn Huệ.
Đoạn đại lộ Nguyễn Huệ gần ra bến Bạch Đằng
Chúng đọc bài dưới đây nói về Quỹ tương trợ và tiết kiệm quân nhân cũng như tòa nhà số 6 đại lộ Nguyễn Huệ:
TT Nguyễn Văn Thiệu giải tán
“Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân”1967-1972
Như đã trình bày,
trong tiến trình hình thành Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, số tiền thu
vào ngày mỗi tăng. Khi quân số chủ lực quân gia tăng thì số vốn hằng tháng cũng
theo đó mà gia tăng. Sau đây là những ghi nhận về những diễn biến liên quan này
đến hệ thống tài chánh này (phần tiếp theo kỳ trước), dựa theo lời kể cựu Đại
tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua
các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có,
Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.
Quan
điểm táo bạo nhất là Hội Đồng Quản Trị Quỹ Tương trợ và Tiết kiệm Quân nhân sẽ
tiến đến xây dựng nhà máy sản xuất đạn bắn thẳng mà khởi đầu là tân trang. Quan
điểm này càng trở nên mạnh mẽ khi Trung Tướng (đã được thăng cấp) Đồng Văn
Khuyên được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng
Tổng Cục Tiếp Vận. Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa
Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà Đại tá Hoa đã
trình bày ở phần trước. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí
tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ,
vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong
nghiên cứu chiến lược lắm khi người ta chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt
được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng,
một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá
thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục
đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định. Nhưng
điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra
khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử
nghiệm. Và theo Đại tá Hoa, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết
định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!
Số
tiền thanh trả cho quân nhân và gia đình ra khỏi Quỹ, ngày được gia tăng nhiều
hơn lúc đầu nhờ vào số lời thu được từ các nguồn đầu tư.
Đùng
một cái, Tổng Thống chỉ thị Phó Tổng Thống Trần Văn Hương thành lập Ủy Ban Thanh
Tra do Đại Tá Trương Bảy (về sau là Chuẩn Tướng ngành Cảnh Sát) trách nhiệm, và
Cục Mãi Dịch là cơ quan được nhắm vào như là trọng tâm. Đại Tá Trương Bảy là sĩ
quan ngành Tiếp Vận, và ông là vị Cục Trưởng thứ hai từ khi ngành Mãi Dịch
trong quân đội thành lập năm 1964. Cơ quan này căn cứ vào thể lệ mãi ước hành
chánh quốc gia, và căn cứ vào nhu cầu cùng những điều kiện kỹ thuật do các
ngành liên hệ cung cấp, có trách nhiệm thiết lập hồ sơ đấu thầu và đệ trình
Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận (nếu khế ước có trị giá đến 80 triệu đồng lúc thành
lập ngành, và năm 1973 tăng lên đến 200 triệu) và Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham
Mưu quyết định (nếu khế ước trị giá 80.000.001 đồng trở lên, và năm 1973 thì từ
200.000.001 đồng trở lên).
Khi
thành lập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, không ít sĩ quan ngay tại quân
trấn Sài Gòn tỏ ý than phiền việc thành lập Quỹ cũng như Hội Đồng Quản Trị Quỹ
này không nằm trong nguyên tắc hành chánh nào cả, vì tổ chức này không hoàn
toàn quân sự cũng không hoàn toàn là dân sự. Nhưng khi Quỹ bị bắt buộc giải tán
và chi trả tài sản cho quân nhân thì dư luận quay lại ủng hộ Quỹ, cho rằng Tổng
Thống đã bị "tài phiệt Chợ Lớn" và Hoa Kỳ khống chế, đành tâm đánh
sụp một cơ sở tài chánh mà "tài phiệt Chợ Lớn" rất sợ sẽ mất độc
quyền về kinh tế tài chánh. Đúng hay không, tôi không có được những bằng chứng
xác đáng về việc này nên không dám đánh giá, nhưng rõ ràng là sự sụp đổ của Quỹ
Tương Trợ Và Tiết Kiệm Quân Nhân đã dẫn đến bữa tiệc rất trọng thể của nhiều
nhà "tài phiệt Chợ Lớn".
Sở
dĩ Cục Trưởng Cục Mãi Dịch bị Ủy Ban Thanh Tra nhắm vào vì Cục Trưởng là một
thành viên trong Ủy Ban Thực Hiện cung cấp máy móc dụng cụ cho cao ốc số 8 đại
lộ Nguyễn Huệ nói trên, đặc biệt là các thang máy chở đồ và chở người cho cao
ốc này, trị giá chung là 60.000.000,00 đồng Việt Nam. Ủy Ban Thanh Tra kết
luận, việc thực hiện hai loại thang máy nói trên là không đúng nguyên tắc, và
hệ quả là vị Cục Trưởng bị phạt và bị cách chức. Ủy Ban Thanh Tra cho rằng,
đáng lẽ Ủy ban Thực Hiện phải mở cuộc đấu thầu công khai với các nhà thầu quốc
tế lẫn trong nước, đằng này Ủy Ban Thực Hiện chỉ "gọi thầu trực tiếp"
dù là với nhà thầu quốc tế, nghĩa là mời các nhà thầu mà Ủy Ban Thực Hiện xét
thấy có khả năng thi hành khế ước để khảo giá trực tiếp rồi trình lên Chủ Tịch
Hội Đồng Quản Trị. Sở dĩ trình lên Hội Đồng Quản Trị vì ngân khoản này không
thuộc ngân sách quốc gia, mà là ngân khoản của Quỹ. Thật ra theo nguyên tắc mãi
ước hành chánh do chánh phủ Pháp ban hành năm 1899 (chính xác là vậy đó), mà
nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng không mảy may thay đổi điều khoản
căn bản nào cả. Cũng theo đó, "đấu thầu công khai" hay "gọi thầu
trực tiếp", đều đúng nguyên tắc cả, có điều là mỗi nhu cầu tùy theo trường
hợp và thực hiện theo cách nào cho là thích hợp nhất mà áp dụng, nhưng nhất
thiết phải có lợi cho ngân sách. Xét cho đúng thì không có gì trái nguyên tắc
cả, với lại lần thực hiện đó giảm chi được khoản tiền đáng kể mà lại được món
hàng tốt nữa. Nhưng khi cấp thẩm quyền muốn cho nó sập thì kết luận phải cho nó
sập, vì đó là lệnh của Tổng Thống mà!
Lúc
ấy Đại tá Hoa đang phục vụ tại Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận (Cần Thơ), được cử thay
thế vị Cục Trưởng nói trên. Bấy giờ là tháng 6 năm 1972. Đại tá Hoa đương nhiên
là thành viên trong Ủy Ban Thanh Lý tài sản của Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân
Nhân. Ủy Ban Thanh Lý do Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí/Bộ Quốc Phòng
giữ chức Chủ Tịch, có nhiệm vụ thanh lý và hoàn trả những khoản còn lại trong
thời gian thực hiện cao ốc số 8 đại lộ Nguyễn Huệ, mà trọng tâm là xác định mức
độ công tác hoàn thành của nhà thầu Huỳnh Thi (?). Về họ thì ông chắc chắn là
đúng, nhưng về tên của nhà thầu thì ông chưa dám xác định.
Trong
thời gian tham gia Ủy Ban này, Đại tá Hoa được biết một số sự kiện, đồng thời
Trung Tá Bùi Hy Trọng -Cục Phó Cục Mãi Dịch lúc thực hiện hàng cho cao ốc số 8
Nguyễn Huệ- cung cấp cho ông những con số sau đây:
Đến
khi bị cưỡng bách giải tán thì số vốn do đóng góp là 3.520.000.000,00 (3 tỷ 520
triệu) đồng Việt Nam.
Trước
đó, số tiền chi trả cho quân nhân giải ngũ, về hưu, hi sinh, từ trần hay mất
tích, là 460.000.000,00 (460 triệu) đồng.
Khi
thanh lý tài sản, đã chi trả cho toàn thể quân nhân hội viên (gồm cả tiền lời)
lên đến 3.500.000.000,00 (3 tỷ 500 triệu) đồng.
Đã
chi ra 360.000.000,00 (360 triệu) đồng vào công trình xây dựng cao ốc Nguyễn
Huệ.
Số
tiền còn lại trong ngân hàng là 500.000.000,00 (500 triệu) cùng với tài sản tại
các công ty của Quỹ ước tính cũng đến vài chục triệu nữa.
Cao
ốc số 8 Nguyễn Huệ gồm 12 tầng, cộng với sân thượng dự trù sử dụng một nửa phía
đại lộ Nguyễn Huệ để cho thuê khai thác nhà hàng có ca nhạc, và một tầng hầm
làm chỗ đậu xe (parking) với lối ra vào dành cho xe chuyên chở hàng hóa sử dụng
chuyển vận lên các tầng trên, và hai máy phát điện đủ cung cấp điện năng cho
cao ốc khi bị cúp điện.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen
Qua ngả tư
Ngô Đức Kế ta còn một ngả ba cuối cùng là đường Phú Kiệt và đại lộ Nguyễn Huệ
chấm dứt tại bến Bạch Đằng. Đây là hành trình của bài này chứ thật ra nói theo
số địa chí thì số nhỏ tính tứ bến Bạch Đằng tính về đến tòa Đô chánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét