ĐƯỜNG PAVIE
ĐƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN
Tôi không có tham vọng viết
về những con đường quá dài vì một lẽ đơn giản là không nhớ hết và vì thời gian
đã trôi qua trên 40 năm rồi. Không có một nhà nghiên cứu về Sài Gòn và Gia Định
nào có thể nhớ hết các con đường. Nói như thế chứ không thể không viết được, với
con đường dài thì chỉ điểm lại những vị trí quan trọng đáng nhớ còn việc liên
tưởng thì dành cho bạn đọc bổ sung vào lý ức của mình khi xem qua. Những phản hồi
về các sai sót xin các bạn gởi vào comment để tôi sửa chữa.
Con đường này trong những bản
đồ thời Pháp thuộc hầu như không thấy. Chỉ duy nhất bản đồ năm 1952 có vẽ một
đoạn. Có thể con đường này khi xưa có tên là boulevard de la ceinture tức là đại
lộ bao bọc vùng Chợ Lớn. Còn những chi tiết về ngày tháng năm đặt tên thì không
thấy.
Bản đồ 1940
Bản đồ 1952 chỉ thấy vẽ một phần
Auguste Jean-Marie Pavie
(sinh tại Dinan 31 tháng 5
năm 1847 – mất ở Thourie ngày 7 tháng 5 năm 1925) là công chức dân sự thuộc địa người
Pháp, nhà thám hiểm và ngoại giao, người đóng vai trò trọng yếu trong việc thiết
lập quyền kiểm soát của Pháp tại Lào trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ 19. Sau một đời phục vụ
lâu dài tại Campuchia và Nam
kỳ, Pavie trở thành phó công sứ Pháp tại Luang Prabang năm 1885, và cuối cùng là Thống đốc và Đặc nhiệm Toàn quyền
Pháp tại Lào.
Như đã nói đây là con đường
rất dài chạy qua 3 quận của Sài Gòn là quận 3, quận 10 và quận 11 và là một
trong những con đường của Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975 có nhiều trại lính
nhất. Nó bắt đầu từ cộng trường Dân chủ (gồm các đường Lê Văn Duyệt, Yên Đổ, Hiền
Vương, Nguyễn Thượng Hiền và về sau năm 1975 còn có thêm đường Nguyễn Phúc
Nguyên là đoạn đường ray xe lửa từ nhà hỏa xa tại chợ Bến Thành về ga Hòa Hưng,
đoạn đường này được mở rộng tráng nhựa lại để đi vào ga Hòa Hưng, hồi xưa khi
muốn vào ga Hòa Hưng thì phải đi bên đường Lê Văn Duyệt tại đây chỉ là một hẽm
nhỏ đi vào) . Nó đi qua ngả ba Cao Thắng giờ là ngả tư, ngả tư Petrus Ký ngày
xưa có bến xe khách đi miền trung và miền tây về sau xe đi miền tây được dời về
xa cảng miền tây. Trong đoạn này tính từ công trường Dân chủ ta có về phía tay
trái kho dự trữ gạo và lương thực quân đội VNCH gọi là quân tiếp vụ khi xưa,
nhìn đối diện qua là xưởng sửa chữa của quân đội VNCH còn gọi là lục quân công
xưởng còn gọi là căn cứ 40 quân cụ sau năm 1975 có tên là xưởng Z 751và nối tiếp
là cục quân cụ VNCH. Đi tới chút nữa cũng bên tay trái chúng ta thấy một chateu
d'eau bằng bê tông và một khu dân cư.
Đoạn đầu của đường Trần Quốc Toản, ở đằng xa ta thấy trường Lasan Hiền Vương
Ta thấy thấp thoáng chateu d'eau bằng bê tông và phía trái của hình là cục quân cụ VNCH
Bên phải khi đến ngả ba Cao
Thắng ta thấy học viện quốc gia hành chánh. Tại ngả tư Cao Thắng - Phan Thanh
Giản xảy ra vụ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh 1963-1971. Vào ngày 10
tháng 11 năm 1971, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 bao gồm Vũ
Quang Hùng và Lê Văn Châu tổ chức ám sát ông tại ngã tư Cao Thắng - Phan
Thanh Giản, bằng cách ném cái cặp chứa 4 kg chất nổ C4 được liên kết với
ba trái lựu đạn xuống gầm xe của ông đang ngừng tại đèn đỏ ngã tư. Giáo sư Bông
thiệt mạng cùng các cận vệ của ông. Lúc đó ông mới 42 tuổi.
Giáo sư Nguyễn Văn Bông
Hiện trường chiếc xa Ford Falcon và hình hai kẻ ám sát ông
Trường quốc gia hành chánh ngày nay
Bên trái đối diện học viện quốc gia hành chánh ta thấy có trường đại học tư Minh Đức đây là một trong những đại học tư nhân tại miền nam trước năm 1975.
Đi tiếp chúng ta thấy tòa nhà Free world military assistance organization ( cơ quan viện trợ quân sự thế giới tự do) về sau năm 1973 tòa nhà này trở thành trụ sở của ủy ban hỗn hợp quân sự bốn bên gọi tắt là ICCS. Chính tại trước cổng trụ sở,vào trưa ngày 11 tháng Bảy, 1974 Bửu Phùng, một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa 26 tuổi, đổ hơn 4 lít xăng lên người rồi ngồi xuống giữa đại lộ đối diện ngay trước trụ sở của Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế về Hiệp định Paris ở Sài gòn. Anh đặt trước mặt mình một lá cờ VNCH nhỏ và bốn lá thư viết tay bên trong những phong bì ghi tên những người người nhận- Tổng thống VNCH, Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế, các nhà lãnh đạo Bắc Việt và đồng bào ở cả hai miền của Việt Nam - rồi quẹt diêm. Anh chết liền sau đó. Về sau nhạc sĩ Hùng Cường có viết một bài nhạc nói về anh.
Free world military assistance organization chụp từ trên cao
Kế bên trự sở là khu đất của viện Hóa đạo. Nơi này xảy ra nhiều vụ biểu tình và xung đột giữa viện Hóa đạo và chùa Ấn Quang. Nơi này do thượng tọa Thích Tâm Châu trông coi. Vì những lý do gí chưa được biết việc xây dựng khu này vẫn bị đình trệ. Sau năm 1975 nơi này bị nhà nước trưng dụng một phần để làm trung tâm văn hóa quận 10 và nhà hát Hòa Bình. Sau năm 2000 khu còn lại được xây dựng lại.
Một phần đất trở thành nhà hát Hòa Bình và trung tâm văn hóa quận 10
Phần tháp của viện Hóa đạo được xây dựng hoàn chỉnh
nhưng khuôn viên của viện bị thu hẹp lại
Đường Trần Quốc Toản đoạn gần bến xe Petrus Ký
Đến đây ta gặp ngả tư Petrus Ký, ngày xưa nơi đây tồn tại một bãi xe khách lớn nhất Sài Gòn gồm các xe đi miền trung, đi miền đông, đi miền tây. Về sau khoảng năm 1965, chính quyền sài Gòn cho xây dựng tại Bình Chánh một bến xa miền tây gọi là xa cảng miền tây, từ đó đã giảm áp lực quá tải của bến xe Petrus Ký.
Dãy nhà quanh bến xe
Bên hướng bến xe, ta còn thấy nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn thuộc hạt Phú Thọ đây là nhà thờ đã xảy ra vụ bạo loạn sau ngày 30/4. Vụ án nhà thờ Vinh Sơn là một vụ án bạo loạn chống chính quyền sau Sự kiện 30 tháng 4, 1975 xảy ra tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Sài Gòn (nay là đường 03 tháng 02, thành phố Hồ Chí Minh).
Đứng đầu là Nguyễn Việt Hưng, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (theo tài liệu khác thì Nguyễn Việt Hưng chỉ là thượng sĩ, cố vấn là linh mục Nguyễn Hữu Nghị.
Nguyễn Việt Hưng đã thành lập tổ chức Dân quân Phục quốc, tập hợp các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa không trình diện chính quyền mới như như trung tá Phạm Văn Hậu, trung tá Trần Kim Định ; các linh mục di cư như linh mục Nguyễn Hữu Nghị, nhà thờ An Lạc, linh mục Nguyễn Quang Minh, nhà thờ Vinh Sơn; thành viên các đảng phái và một người mà chính quyền mới cho là CIA là ông Nguyễn Khắc Chính... Nguyễn Việt Hưng tự phong là thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Biệt kích, kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định. Tổ chức Dân quân Phục quốc ra tuyên ngôn gồm 11 điểm, định quốc hiệu, quốc kì, quốc ca, dự định lập hệ thống chính quyền phục quốc và lập các lực lượng vũ trang, in và rải truyền đơn, in tiền giả. Ngày 10/2/1976 Nguyễn Việt Hưng bị bắt, đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 2 năm 1976, lực lượng an ninh Thành phố tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và máy in tiền giả. Những người cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị, Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Xuân Hùng cùng 2 người khác bị bắt.
Nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn
Đoạn qua bến xe Petrus Ký. Ta thấy nhà thờ Vinh Sơn nằm bên tay trái của hình. Còn bên tay phải là nguyên dãy trại lính kéo dài qua khu chợ Thiếc
Toàn cảnh trên không từ học viện quốc gia hành chánh đến nhà thờ Vinh Sơn
Phía đối diện nhà thờ là khu đất các trại lính kéo dài qua khu chợ Thiếc, còn bên phía nhà thờ đi tới là đường Sư Vạn Hạnh nơi có chùa Ấn Quang. Qua đường này là hông của bệnh viện nhi đồng giờ gọi là nhi đồng I, còn nhi đồng II là bệnh viện Grall cũ.
Mặt hông của bệnh viện nhi đồng bây giờ
Mặt trước bệnh viện nhi đồng bây giờ
Đi tới chúng ta gặp một bùng bình bị lệch là Lý Thái Tổ, Nguyễn Tri Phương. Tại đây bên phải là chợ cá Trần Quốc Toản. Dân Sài Gòn xưa không ít người đã ngữi các mùi độc đáo phát ra từ chợ này rồi. Một vài trước ngày 30/4 chợ này đã ngưng hoạt động và biến thành khu triễn lãm mặt hàng công nghiệp, sau 30/4 khu này biến thành một siêu thị lớn tên là Satra.
Siêu thị satra nằm trên diện tích của chợ cá Trần Quốc Toản cũ
Đường nằm cặp bên hông chợ cá là Nguyễn Tri Phương, đường này kéo dài tới khu Lữ Gia và ăn luồng vào phía sau cư xá sĩ quan Bắc Hải (Chí Hòa). Trong đường này có nhà thờ Đồng Tiến là nơi mà thiếu đoàn Lê Quý Đôn tham dự khóa cấp cứu do trường quân y VNCH mở trong đợt mùa hè đỏ lữa năm 1972. Còn mặt bên này của đường Nguyễn Tri Phương ăn vô đường Bà Hạt và Nhựt Tảo. Đường Nhựt Tảo sau 30/4 trở thành con đường chuyên buôn bán đồ điện tử và ân thanh.
Qua ngả tư này chúng ta đi tiếp sẽ thấy hàng loạt ngả ba và ngả tư, hồi trước năm 1975 có những con đường ghi bằng số, ngoài các con đường có tên như Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền, Nguyễn Kim,v.v...ra. Như tôi đã nói bên phải là hàng loạt những trại lính kéo dài thì bên trái là khu dân cư nối tiếp. Giờ là một ngả tư lớn là Trần Quốc Toản - Nguyễn Văn Thoại. Đây bên phải ngả tư dẫn vào sân vận động Cộng Hòa, bên trái dẫn đến khu Lữ Gia, bệnh viện Trương Vương và trường Phú Thọ giờ là trường đại học bách khoa. Đầu ngả tư bên kia là trường đua Phú Thọ, ta chỉ thấy mặt hông còn cổng chính nằm bên đường Lê Đại Hành.
Cư xá Thanh Bình trong khu vực Trần Quốc Toãn - Nguyễn Văn Thoại
Trần Quốc Toản - Nguyễn Văn Thoại
Ngã tư Trần Quốc Toản-Nguyễn Văn Thoại, phía xa là ngã tư TQT-Lê Đại Hành
Trường đua
Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 với diện tích 444.540 m2. Đây là
trường đua ngựa duy nhất của miền Nam trước năm 1975 và Việt Nam sau năm 1975
Đoạn Trần Quốc Toản - Lý Nam Đế qua khỏi trường đua Phú Thọ
Không ảnh vùng Phú Thọ
Bây giờ chúng ta tới ngả tư Trần Quốc Toản - Lê Đại Hành. Xưa ngả tư này nhỏ nhưng giờ được mở rộng. Bên phải chạy vào công chính trường đua Phú Thọ. Khi xưa tôi đi dạy thêm trên quận 10 vào buổi chiều và về nhà dượng tôi ăn cơm; nhà dượng tôi ở hương lộ 15 bên ngả tư Bảy Hiền, có bữa tôi đi theo con đường này để đến hương lộ 15. Hồi đó qua trường đua là còn lác đác nhà bao quanh là những khu đầm lầy, trên đoạn đường chỉ thấy duy nhất một xí nghiệp hình như chế biến xá bộng giặt. Giờ thì chi chít là nhà. Bên phải là khu chợ Thiếc, có người còn gọi là chợ Thiết. Khi xưa dãy này người Hoa ở rất đông và chuyên nghề bán đồ thiếc tức là máng xối, thùng tưới cây, các vật dụng khác bằng thiếc và tôn. Ngày nay không còn nữa giờ thì các tiệm vàng lại mọc lên lấn át cái tên xưa. Ở ngả tư này bên trái có một cây xăng lớn, cạnh cây hồi xưa có một phòng y tế; sau cây xăng là một chateu d;eau bằng bê tông lớn.
Cuối cùng Đường Trần Quốc Toản
kết thúc tại bùng binh Cây Gỏ. Giờ thì bùng binh này được mở rộng rát nhiều và
có hệ thống cầu vượt để tránh nạn kẹt xe .
Chùa Phụng Sơn
Chùa Linh Quang
Bùng binh Cây Gỏ năm 1969
Bùng binh Cây Gỏ với tượng Lê Lợi
Bùng binh Cây Gỏ đi ra xa cảnh miền Tây
Vòng xoay Cây Gõ với tượng đài Bình định vương Lê Lợi nhìn từ sân thượng chùa Huê Lâm ( Khi chưa có cầu vượt)
Bùng binh Cây Gỏ ngày nay
Ghi chú: Trai quân cụ, Trại Trần Trung Trực, Trại Trần văn Hùynh, Trại Đống Đa, Trại Triệu Đà, Trại Tây Sơn, cư xá cảnh sát, Trại Amac ( cư xá Thanh Bình phía trong),
Cam on A. Thao ve bai viet nay
Trả lờiXóaNhờ súng đạn của Trung cộng, việt cộng đã chiếm lấy Sài Gòn. Thành phố nào cũng được mở rộng ra khi VC cai trị. Sài Gòn mở rộng, Hà Nội mở rộng, Huế cũng được mở rộng. Chỉ có diện tích nước Việt Nam bị hẹp lại dần những biên giới...
Trả lờiXóa