Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)



Bây giờ chúng ta đã biết về Sài Gòn và người dân nơi đây, chúng ta hãy đi dạo trong thành phố; Hãy bắt đầu với điểm thú vị nhất, là khu chợ.
Chợ Sài Gòn được giới thiệu phần lớn giống như bạn thấy ở bên trong chợ An Nam.
Một số lượng đáng kể các cửa hàng nhỏ hoặc sự kiện nhỏ, do một mình người Hoa làm chủ, hay người Hoa với vợ người An Nam hoặc phụ nữ An Nam làm chủ.



Chợ Bến Thánh lần đầu xây dựng tại vị trí mà về sao là tòa Ngân khố Sài Gòn. Sau khi Pháp dời chợ này về vị trí mới thì nơi này gọi là Chợ Cũ


Chợ hiện tại nằm khu vực giữa kênh Rigault de Genouilly và đường Adran (18). Cả hai mặt của khu vực này được hình thành bởi các tiệm người Hoa. Trên đường Adran là những mặt hàng Trung Hoa có giá trị tương đối cao. Các thương nhân Hoa bán các mặt hàng ít giá trị, cửa tiệm của họ ở bên cạnh khu vực của con kênh nối với đường Adran. Tất cả các tiệm này là tầm thường; việc bán hàng được thực hiện ở tầng hầm trong một căn phòng nằm ngang tầm với đường phố, ở đó nói chung là một nơi ô uế đáng ghét được tách biệt, chứa tất cả các sản phẩm có mùi nhất. Bốn hoặc năm phòng rời nhau phục vụ như giao tiếp giữa đường và ngôi nhà và là nơi bạn liên hệ mua hàng. Ở đó bạn tìm thấy một tiệm tạp hóa (19) thực sự trong một không gian nhỏ của một vài mét. Bốn hoặc năm người Hoa ở trần miệng ngậm một ống hẹp dài với một tẩu nhỏ bằng đồng, đang ở trong cửa hàng; họ là nhân viên của chủ tiệm. Ai là chủ, ai là thầy ký, đó là những gì chưa từng được biết đến?



Kênh Rigault de Genouilly  về sau là đại lộ Charner 



Người Tàu nói chung rất thiết thực và hơi dể thương, khi anh ta đoan chắc đó là một việc mua bán thuận lợi.
Khi vào tiệm, bên phải và bên trái, bạn thấy có đồ gốm thông thường, với các hình vẽ màu xanh trên nền trắng, cốc, ấm trà, đĩa, v.v., vv ...Quầy hàng nhiều khi bày ra đường. Trên trần của tiệm treo một số dù, giá ban đầu là một piastre. Trong tiệm, bạn có dầu, giấm, rượu vermouth, rượu ngâm thảo mộc, mỡ heo để nấu ăn, đồ khô (dự trữ), vv. một phần lớn các sản phẩm này đã được mua với giá rất thấp, được gọi là tiếng Pháp của Sài Gòn (kiểu gọi của bộ binh) là xức dầu, nghĩa là phát mại (phòng đấu giá). Đồ khô thường bị cũ và hư hỏng, vv
Bạn tìm thấy trong các cửa tiệm giày người Tàu với giá một piastre, đế bằng da thuộc loại dở màu đỏ, chỉ xài được thường sau một hoặc hai ngày, dép Trung Hoa bằng lát rất tiện lợi ở các nước nóng, giá một đồng franc. Dép malabar bằng gỗ với một cái vấu nhỏ mà bạn xỏ giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai của bàn chân. Chiếc vấu này, từ bên phải về phía bên trái, là một chiếc đai nhỏ cố định bóp chặt phần đầu của ngón chân, duy trì, tốt nhất có thể, ép bàn chân lại thường làm cho dép, khi đi bộ, tạo ra tiếng lách cách khó chịu.
Bạn còn tìm thấy các mặt hàng của Pháp (mặt hàng của Paris hoặc Anh), tôi không cần phải nói vì chúng không phải là mặt hàng có chất lượng hàng đầu,
Các mặt hàng được tìm thấy trong các tiệm của chợ cũng được tìm thấy trong các tiệm của những ngôi nhà xung quanh chợ nói trên.
Trong các tiệm khác, cũng có bán đồ giải khát: Thật là một thứ giải khát! Khách hàng tò mò nhất của các tiệm này là dân đồng hương tội nghiệp của chúng ta, lính hải quân hoặc thủy thủ đang chuẩn bị tự đầu độc mình bằng các loại rượu không thể chấp nhận.
Ở cùng một phía, ở góc phố Adran, có một sòng bài, tôi sẽ quay lại sau, vì tôi thấy rằng sòng bài này chỉ hoạt động vào ban đêm. Xa hơn, một thợ kim hoàn người Tàu liên tục gõ vàng hoặc bạc, ông ta giả vờ như sửa chửa đồng hồ.
Một hoặc hai cửa tiệm người Malabar nằm chung với các cửa tiệm người Hoa, phía bên này của chợ, người ta bán vải cotton và rượu mùi.
Người malabar rất giỏi trong việc uống rượu, và chúng tôi cũng tranh đua với họ (đó là một phước lành thực sự từ Chúa). Bằng cách lưởi chữ r (chữ cái r dường như là chữ cái nổi trội của ngôn ngữ Hindu). Như tôi đã nói, các cửa tiệm trên đường Adran bán những thứ với giá cao hơn.
Chợ Sài Gòn gồm hai dãy được lợp bằng tranh và ngói; dánh vẻ thãm hại, có một lối đi ở giữa mỗi dãy; bên phải và bên trái của lối đi là những cửa tiệm nhỏ ngoài trời; Bên ngoài là những người bán cá, những người bán rau quả.
Đi bộ qua chợ về cả bên phải và bên trái, những người malabar làm việc cho những người nông dân của chợ đi đến từng sạp để thu thập tiền thuế trong ngày và đưa lại một tờ giấy nhỏ ghi lại khoản tiền đã thanh toán,
Tất cả các đầu bếp người Tàu, An Nam, v.v., thường mua hàng ở chợ với giá thỏa thuận, bởi vì phàn nhiều thời gian họ chủ yếu ở nhà máy; họ nhận được một khoản tiền cố định mỗi ngày, trung bình hai hoặc ba franc mỗi đầu thực khách người châu Âu.
Những người lính đến mua ở chợ để mua đồ bổ sung thông thường; bạn thấy họ đi mang theo một cái giỏ treo trên cây tre, tựa lên vai họ; cơ man người An Nam và người Trung Quốc qua lại sống động và nhanh chóng, nhiều như quân lính của chúng ta. Khi họ đang vác, nặng nề, mỗi người đều có ở miệng một điếu xì gà kinh khủng của Vevey (Thụy Sĩ) rất dài mà lại tệ và khó hút. Đoàn người theo là một hạ sĩ hoặc một trung sĩ bình thường, ít nhiều thanh lịch.
Những con chó hung hăng, cũng như tất cả những con chó của người An Nam, đi lang thang trong chợ, chủ yếu quanh những quầy của người Tàu bán thịt với dao chặt thịt, họ cắt thành từng miếng thịt heo muôn thuở của họ, ít nhiều làm kích thích sự thèm ăn của người châu Âu.
Vào chín giờ, rất ít khách hàng còn ở chợ, vội vã rời đi, không khí trở nên nóng nực.
Trong các cửa tiệm thực phẩm trong chợ, còn có các món hàng khác nhau, trong đó các món hàng chính (Xem, để biết thêm thông tin, ghi chú A):
Trên một cái sạp, có phần khập khiễng, cao hơn mặt đất khoảng ba mươi centimet, một số giỏ bằng tre bện nằm san sát; trong các giỏ này là:
1. Đường vàng, ít nhiều bẩn, có nguồn gốc An Nam, của tỉnh Biên Hòa thuộc Pháp và của các tỉnh của An Nam là Phú Yên, Quảng Ngãi và Quảng Nam (1 franc 50 mỗi kg);
2. Muối trắng phèn hoặc tinh thể (Phèn) có nguồn gốc Trung Hoa; được sử dụng để nhuộm như một chất gắn màu và phổ biến rộng rãi, (1 franc 50 mỗi kg),
3 (Cát lối) cát biển hạt mịn để rửa đầu (năm mươi cent mỗi kg);
4. Giấy tiền, Thanh y, Vàng bạc,) Giấy hình tiền xu. Các loại giấy vàng và bạc (từ Trung Hoa).
Những giấy này dùng để đốt cúng phật.
Bắt đầu bằng việc đốt Giấy tiền, để chỉ rằng họ đã hiến dâng tiền xu (nôm na là tiền). Loại giấy này in các tiền xu màu đen trên nền trắng.
Thanh y là loại giấy đại diện cho các thứ mà người ta có thể có trong thế giới này, như áo sơ mi, quần áo các loại.
Điều này có lẽ có nghĩa là người ta sẵn sàng cúng dâng tất cả cái gì của mình cho phật, và thể hiện bản thân trước phật mà không biết ngượng ngùng, Cuối cùng, Vàng bạc là một tờ giấy mang hình những chiếc lá vuông nhỏ màu bạc và vàng, Điều này có lẽ có nghĩa là người ta sẵn sàng cúng dâng cho phật đồ trang sức bằng bạc và vàng của mình. Tất cả các giấy tờ này làm thành từng tập hoặc bó (với giá khoảng 5 xu 20 tờ).
Bên cạnh đó, cực kỳ khó khăn để được biết ý nghĩa chính xác của của lễ cúng bằng việc đốt các loại giấy này, vì ngưới ta bắt gặp ở người An Nam cũng như các dân tộc khác, một rào cản và sự quan ngại khi người ta muốn biết ở họ chính xác những điều mong muốn.
5. Thuốc lá (thuốc lá có nguồn gốc An Nam, 2 franc mỗi kg.). Thuốc lá này được cắt thành sợi rất lớn; đây là một trong những loại được đánh giá cao nhất đến từ Long Thành; thuốc lá này được mỏng, nó trông giống như thuốc lá Maryland, nó được cắt thành những tấm dài khoảng 20 cm, dày 3 hoặc 4. Người ta cắt những tấm này thành những miếng nhỏ.
6. Hạt tiêu thô, màu đen, có bề mặt nhăn nhiều hoặc ít, 1 fr mỗi kg. Hạt tiêu tốt nhất đến từ tỉnh Hà Tiên;
7, Đậu xanh An Nam, ở mức 0 fr 30 c mỗi kg, nhỏ như hạt tiêu, thứ tốt nhất đến từ Châu đốc, đôi khi chúng nghiền ra để bán,
8. Đậu trắng từ irang 0 fr. 20c. Mỗi ký,
           9.  Một loại bột gạo từ Trung Hoa, giống như tinh bột (Bún); Ăn với đường.
10. Mì xào, một loại giống như bánh xèo, mỏng, sền sệt, gạo, ăn với đường, 2 franc một kg, đến từ Trung Hoa.
11. Trứng 10 trứng cho 0 fr. 60c, thường bị hư..
12. Giá là một ít sợi trắng, hơi vàng, đục, làm từ một loại hạt đậu. Người An nam ăm giá sống.
13. Khế có hình dạng thuôn dài, với các góc thụt vào, được ăn với rau sà lách; khi nó đã được nấu chín, sền sệt như keo.
14. Trái khổ qua, là loại rau xanh, thuôn, thân gồ ghề, được nấu ăn.
15. Trái mít., có hình tròn, màu vàng, được bao phủ bởi những gai, to hơn như đầu người , có giá năm mươi xu.
16. Trái vải đến từ Trung Hoa, được phơi nắng, có hương vị của mận,
17.. Trái hồng quả tròn nhỏ, đến từ Trung Hoa.
18.. Bánh tráng rất mỏng làm từ gạo, được ăn giòn rắc hạt vừng.
19. Bai hang (?) Trái cây ngâm Trung Hoa, 0 fr. C.
20. Rượu Ngũ gia bì đến từ Trung Hoa (không phải nước nho, nó là một loại rượu, tôi cho rằng, từ quá trình lên men của gạo) Một dòng chữ giấy bao quanh cổ chai, và trong đó ghi chất lượng của rượu.
21. Kẹo Hồ lô, một loại kẹo Trung Hoa.
Trong các cửa hàng được che chắn, là thực sự một tiệm tạp hóa nơi có thể tìm thấy tất cả các loại vật dụng gia đình.
22. Hầu bao là một chiếc ví được người An Nam và Trung Hoa đeo, nó được làm bằng lụa và được đính bởi các đồ trang trí bằng dây đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
23. Cái đẩy, ví lụa có nguồn gốc Trung Hoa, với đồ trang trí thêu bằng lụa, thường là bông hoa ở một bên, bên kia là chữ Trung Hoa: Mọi thứ đều rất duyên dáng,
24. Đá lửa có nguồn gốc Trung Hoa.
25. Ống khóa từ Trung Hoa bằng sắt hoặc đồng nguyên bản và khéo léo.
26. Gương Trung Hoa với khung kiếng cố định và các khung kiếng di động nhỏ dường như dùng để nhìn thấy ra cửa sổ coi những gì xảy ra, khi chúng ta giật nhẹ tấm gương.
thể tìm thấy ở chợ cả đống hàng hóa, sẽ quá dài để đưa ra trong bài viết, sẽ đem vào phần ghi chú A, nơi chúng tôi tìm thấy một danh sách khá quan trọng,
Chúng tôi tìm thấy ở chợ tất cả những gì cần thiết, ngoại trừ cửa tiệm kim hoàn quan trọng, nơi tạo thành trang phục hoàn chỉnh của một người An Nam khá giả: đàn ông hay phụ nữ.
Trang phục hoàn chỉnh của một phụ nữ An Nam giàu có: quần và áo khoác lụa ít nhiều được đan thêu. Quần đỏ và áo xanh là sự tột cùng của sự thanh lịch của một con gái An Nam. Chiếc áo màu xanh che một chiếc áo khoác trắng tiếp xúc với da và được phủ bởi một chiếc áo màu đen, một loại vải tuyn.
Những gì có: cho một phụ nữ An Nam:

Áo khoác trắng bằng lụa
3 piastres
Áo khoác xanh bằng lụa          
4 piastres
Áo khoác đen bằng lụa            
5 piastres
Quần đỏ bằng lụa.,
3 piastres
Nón tròn lớn                             
2 piastres
Quai lụa cho nón                     
5 piastres
Giày vecni,                               
1 piastres
Tổng cộng                              
23 piastres.

Đồ trang sức

Hai vòng tay vàng.                                  
60 piastres
Đôi bông tai                                             
12 piastres
Một cây trâm vàng                                     
6 piastres
Một sợi dây chuyền bạc                            
4 piastres
Một sợi dây chuyền hổ phách                 
27 piastres
Một vòng đeo chân bạc                           
3 piastres
Một chiếc nhẫn vàng                                 
5 piastres
Tổng số tiền                                           
140 piastres



Phụ nữ An Nam giàu có


Trang phục một người đàn ông An Nam giàu có:

Quần lụa trắng                                   
1 piastres 50
Một chiếc áo lụa trắng                        
3 piastres
Một chiếc áo màu đen                       
4 piastres
Kiểu tóc, khăn xếp lụa màu đen         
6 piastres
Quai lụa                                              
2 piastres
Một chiếc mũ.                                     
1 piastres 80
Lược đồi mồi
5 piastres
Dây nịt lụa đỏ An Nam
3 piastres
Giày
1 piastres
Khăn tay đỏ                                              
0 piastres 50
Quạt
0 piastres 50
Nhẫn vàng                                           
5 piastres
Mặt bản dây nịt                                          
0 piastres 50
Tổng cộng                                          
37 piastres 50


Một người đàn ông An Nam giàu có

Thông tin này được cung cấp cho tôi bởi một học giả trẻ người An Nam. Giá đưa ra cho các trang phục cho thấy, tất nhiên, chỉ ở mức trung bình. Chúng ta đều biết, khi nói đến các mặt hàng xa xỉ, giá đó có thể thay đổi rất nhiều.
Để kết thúc việc mô tả ngắn gọn về ngôi chợ và cuộc sống riêng tư của người Pháp–An Nam, tôi không nghĩ rằng không vô ích khi nói về tỷ lệ cắt cổ của tiền thuê nhà.
Người An Nam đôi khi cho vay 10% mỗi tháng, hoặc 120% một năm. Chắc chắn rằng lãi suất rất cao ở Nam Kỳ. Có phải với tỷ lệ cắt cổ 10% mỗi tháng? Có thể đối với một số công chức An Nam nhất định lợi dụng tình hình và ảnh hưởng xã hội của họ. Tuy nhiên, tôi không tin rằng ở Sài Gòn tỷ lệ vượt quá 4 hoặc 5%. Ở Sài Gòn có nhiều cá nhân vay 2% tiền để làm tự khoe khaong. Hơn nữa, rất khó ở Sài Gòn tìm được những khoản đầu tư nghiêm túc với sự đảm bảo cho các khoản thế chấp quan trọng, ở mức 2% hoặc ở mức 11/2% mỗi tháng.
Tỷ lệ luật định ở Saïgon là 1% mỗi tháng. Tỷ lệ này. Tôi tin rằng nó quá thấp đối với xứ này, là điều quan tâm với tỷ lệ trung bình của đầu tư. Tỷ lệ tiền thuê cắt cổ rõ ràng là một trong những tai họa của xứ này. Rõ ràng là tỷ lệ luật định là 1% mỗi tháng là quá thấp và thoạt đầu tỷ lệ này dường như đối với tôi là giữa các giới hạn 1 đến 2% mỗi tháng. Tôi tin rằng không thể vượt quá tỷ lệ pháp lý 1 1/2% mỗi tháng trong các khoản thế chấp, sẽ là một giải pháp chấp nhận được hiện tại dưới dạng lãi suất hợp pháp.

Ghi chú: 
(18) Kênh Rigault de Genouilly còn gọi là kinh lớn về sau là đại lộ Charner (Nguyễn Huệ)
Đường Adran về sau là đường Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu)
(19) Tác giả dùng chữ Bazar để chỉ tiệm tạp hóa, nhưng tại Sài Gòn thì tiệm Bazar lại chuyên bán các mặt hàng về da như: Dây nịt, bóp, túi xách, va li,v.v..Còn tiệm tạp hóa thì bán đủ mọi thứ.
                                                                                       (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...