Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019



NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON

(Tiếp Theo)



CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN

Ở Sài Gòn cuộc sống của một ngày cũng giống như ngày hôm trước và ngày hôm sau.
Những ngày mà người ta chờ thư từ từ Pháp là những ngày thú vị nhất.
Chuyến đến của chuyển phát thư từ được chú ý ở Sài Gòn, đã xảy ra rất lâu trước khi đến đây; vì vô số khúc quanh của dòng sông, được thông báo bởi một quả bóng đen được treo trên cột cờ, và bởi một phát đại bác của con tàu Duperrê. Việc neo đậu ở bến tàu phía trước các messageries được báo hiệu bằng một loạt đại bác thứ 2 và thường một chiếc tàu hơi nước nhỏ được gửi đến tàu chuyển phát thư đến từ Cap Saint-Jacques, để nhận thư từ và đưa đến Sài Gòn, trong khi thủy triều không cho phép tàu chuyển phát thư đi vào vì lượng choán nước quá lớn, đây là một sự đi trước vài giờ mà chúng ta phải mua đắt tiền, nhưng rất có ích.
Tàu chuyển thư ở lại Sài Gòn 24 giờ, sau khoảng thời gian đó, tàu đi sang Hong Kong.
Một vài giờ sau khi tàu chuyển thư đã đến, người ta đến bưu điện để nhận thư. Đây là khoảnh khắc thú vị nhất cho mọi người
Một vài giờ hoặc vài ngày sau khi thư đến từ Pháp, phụ thuộc mỗi giai đoạn trong năm.Tàu chuyển thư đến từ Nhật Bản và Trung Hoa, vào Sài Gòn, ở đó 24 giờ và mang theo thư đến Châu Âu. Các thương nhân tại thời điểm này rất bận rộn, họ chỉ có 24 giờ để kiểm các trao đổi thư từ đồ sộ, đưa ra những quyết định quan trọng và bày tỏ. Còn những người có thời gian rảnh rỗi để gửi thư cách nán lại đến giờ cuối cùng, tôi không thương hại họ. Loại người lạ lùng này tồn tại ở Sài Gòn. Một khi những con tàu hơi nước đã ra đi, Sài Gòn lại rơi vào sự bình lặng lạt lẽo.
Ông… là sĩ quan, v.v. đã chết, đám tang sẽ cử hành tại, v.v., phát biểu, v.v., đó là thông tri thường xuyên nhất mà Ngài Thống đốc gửi cho bạn. Tôi còn thiếu, có một thứ xuất hiện thường xuyên là:
Chánh quyền không có nhận được, v.v…
Buổi giải trí công cộng lớn ở Sài Gòn là buổi hòa nhạc tối thứ sáu bắt đầu từ 8 giờ rưỡi, thương bị các cơn mưa cản trở với hầu hết vào những thời điểm và ngày cố định. Một số người, sĩ quan, binh lính, thủy thủ, v.v., đi dạo qua lại trước các nhạc sĩ; còn phụ nữ thì rất hiếm.
Hiện giờ đang có một buồi giải trí lớn dành cho quan chức, đó là buổi dạ hội hai tuần một lần của chánh quyền.
Cứ 15 ngày thống đốc ra thông tri xác nhận, ký tắt v.v…thông báo họ sẽ mở những buổi xa lông. Không phải hỏi!
Nhà kho được sử dụng như một phòng tiếp tân, trang bị ở mỗi đầu với hai bục nhỏ cao; một cái dùng nơi cho quý bà tụ họp, một cái dành cho nhạc sĩ; người ta khiêu vũ ở khoảng giữa của hai bục. Buổi dạ hội bắt đầu bằng màn biểu diễn kịch tài tử. Bục dành cho nhạc sĩ được dùng làm sân khấu Sau màn kịch “Chuẩn bị chiến đấu”, người lấy các ghế dài ra khỏi phòng khiêu vũ, còn các quý bà lên ngồi trên các bục và buổi khiêu vũ bắt đầu.
Viên trung úy chiến hạm hay người năng nỗ được thủy quân ủy quyền đứng lên điều khiển. Các quý bà, A! Các quý bà: Nhưng suỵt, hãy nói nhỏ; tất cả các màu da được thể hiện từ màu sắc nhạt nhạt của châu Âu, bị khí hậu làm giảm đi đến màu tối của cái gọi là người Creoles. Vâng, điều đó tốt. Khi xưa có ngày 15 tháng 8, Ngày Hoàng đế, ngày 10 tháng 3, Ngày Hoàng tử, v.v., Thống đốc đã có một bài phát biểu nhỏ. Người ta lắp ở cái chái nhà kho, một máng cỏ. Ngài thống đốc ngồi đó, bên phải là ông X và bên trái là ông Y. (Người ta đã nói từ lâu ở Landerneau) trước mặt ộng ta là viên tướng. Sau bữa ăn gia đình nhỏ này, trong khi sự vui tươi phấn khích bởi một chút rượu sâm banh đi vào cực điểm, Viên thống đốc đứng dậy, với giọng cảm động, nói một bài phát biểu nhỏ, nâng lý chúc mừng quý bà Sài Gòn được sư ân sủng của Đức mẹ Marie (người có lẽ có tất cả các phẩm chất).
Mỗi người trút hết sự tràn tề cảm xúc cũng như mồ hôi của mình. Đó là thú vui của các quan chức.
Người ta thấy gì bù lại trong cuộc sống riêng tư? Theo tôi nghỉ, việc này rất thảm thương.
Những người này sau bữa tối liền đi dạo một chút, và kết thúc buổi tối của họ tại xẹc (cercle). Như tôi đã nói, cuộc sống của ngày trước là cuộc sống của ngày hôm sau,
Đi dạo bằng xe ngựa hay xe hơi từ 5 giờ rưỡi đến 6 giờ là một sự giải trí thông thường, nhưng cũng chuyện lặp lại giống nhau. Luôn luôn là một người đàn ông béo, trông giống như một nguyên soái của Pháp với các nhân viên, hoặc cùng một phụ tá gầy gò, giống như một con chim cu, người héo hon cho nên không được bổ nhiệm làm thuyền trưởng của một tàu khu trục, hay là chàng Bourbon trẻ, cứ lắc lư sang phải sang trái trên con ngựa xấu chạy phi nước đại tới khi anh ta muốn rơi xuống đất. Cuộc đi dạo bằng xe hơi thông thường trên con đường dẫn tới Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km. Nửa đường đến Chợ Lớn là thành Mares, một doanh trại của một số người Spahis vẫn còn ở Sài Gòn.
 

SÀI GÒN BAN ĐÊM

Giả sử, bắt đầu từ khoảng giữa đường Catiat, con đường chính của Sài Gòn, bạn đi đường này tới bến tàu vào khoảng 8 giờ tối, bạn sẽ đến bên nhà Wang Tai, con đường Rigaultde Genouilly dẫn tới nhà thờ; rồii bạn tiếp tục xuống đường Adran và đi lên đường Chaigneau (20) đến nhà thờ (21), là bạn đã đi một phần tư khu người Tàu với thành phố. Giả sử tôi đang đi xuống phố Catinat tới ngã tư với đường Rue de l'Eglise (22); bên phải và bên trái tôi gặp các cửa tiệm người Hoa và một số ngôi nhà người Pháp. Đường Catinat là con đường chính của thợ đóng giày, thợ may, nhà buôn đồ lương khô, v.v. Những người Tàu tên A Pán, A Thò, vv được biết đến từ lâu ở Sài Gòn.
Trong cùng một cửa tiệm, có thợ may và thợ đóng giày; chái tiệm này nằm ngang mặt đường, bạn có thể vào tùy ý, mọi thứ đều mở ra mặt đường, bạn thấy 5 hoặc 6 đèn lớn với chụp giấy, những đèn này được đặt trên mặt đất hoặc trên những chiếc bàn thấp; xung quanh những chiếc đèn này là 8 đến 10 người Tàu ở trần, bắt chéo chân, làm việc cùng một lúc, người này may áo, người nọ may quần dài, những người khác thì may giày.
Ánh sáng rọi trên đôi vai trần của họ chiếu sáng họ một cách kỳ lạ; bắt đầu bằng cách không nhìn thấy bất cứ cái gì khi chúng ta vào các cửa tiệm này; trong cuối tiệm là hình lớn bằng giấy màu vàng của đức phật, cùng với các hình vẽ màu đỏ và màu xanh được chiếu sáng ít nhiều, và thường có một gương kép lấp lánh với ánh sáng.
Đằng sau là một cửa tiệm là một nhá xí mà tôi không dám vào, con chó của cửa tiệm nhìn thấy tôi, ngăn lại và đứng nhìn, nó sủa theo tôi, vì nó không thích người Pháp,
Bên cạnh có 5 đến 6 cửa tiệm. Bất cứ ai đã nhìn thấy một tiệm là nhìn thấy tất cả, Một người Tàu bán hàng đi qua một chiếc đèn lồng chiếu sáng với hai cái khay nặng trĩu trên vai, với tiếng rao thường ngày, tiếng rao quen thuộc của khách hàng anh ta. Một trong những người Tàu của cửa tiệm lên tiếng gọi: Gánh hàng rong dừng lại, hạ thấp một chút để cho các khay nằm trên mặt đất, lấy vai ra khỏi đòn gánh, lấy hơi một chút, và ngay lập tức bắt đầu chuẩn bị phần ăn được yêu cầu từ 5 hoặc 6 hũ khác nhau (điều này phải ngon lắm); Anh ta lấy hai quả ớt chổ này và ba loại đậu ở chổ kia, anh ta nhúm lửa để cho bếp nhỏ của mình không nguội. Khách thì đứng hoặc ngồi theo thời gian đang ăn, ăn thì chậm rãi và trả tiền chẳng ra gì cả. Người bán hàng rong đi, tiếng rao vang lại từ xa. Đôi khi, một người bồi An Nam không có gì học từ người Pháp ngoài sự độc ác và trêu chọc, đã cố ý gọi hai người Tàu bàn hàng rong cùng một lúc. Trong khi hai người này cãi cọ, dành giựt khách của mình thì anh ta cười thế là người Hoa cho một nắm đấm, không còn gí để nói.
Cũng đôi khi, bạn nghe tiếng rầm rầm lớn. Đó là một trong những đồng hương vui tính của chúng ta cứ tưởng là hóm hỉnh và thông minh khi lật đổ gánh của người bán hàng rong tội nghiệp.
Nhưng bên cạnh bạn, trong bóng tối, một giọng nói trong trẻo, ngọt ngào, buồn bã, u sầu, đó một thứ âm thanh; ở đất nước tàn bạo và thô tục này, nó khiến bạn cảm động và quyến rũ sâu sắc: Ô A mía một hào đây! Là tiếng rao của cậu bé từ 7 đến 8 tuổi chạy qua những con đường đội trên đầu một cái giỏ chứa những khúc mía nhỏ dài khoảng 20 centimet, hai khúc là một xu, không mắc lắm; người ta róc mía bằng hai ba phát dao, nếm vị ngọt của mía trên đầu môi. Tất cả các sắc dân phương Đông, An Nam, Trung Hoa, Malay, Ấn Độ, Bourbon đều thấy loại nước ép này ngon, mọi hương vị đều có trong tự nhiên.
Phía bên trái đường, tôi thấy một cửa tiệm Tàu A Pán, lấp lánh ánh thiếc trắng của những đồ hộp và ánh thủy tinh của những chai nước các loại.
Xa hơn trong bóng tối, tại góc đường là một nhân vật bí ẩn với bộ quần áo màu xanh, mũ vải màu xanh hình ống và chiếc kiếm ở bên cạnh,
  "Chiếc kiếm của thân phụ tôi"!
Đó là một người gác đêm, có nhiệm vụ canh giữ cửa tiệm của ông chủ để không bị cướp.
Kẻ trộm rất táo bạo ở Sài Gòn, tôi phải bỏ ít công để tìm hiểu.
Đối diện là phòng giao dịch thương mại (Đấu giá). Đã đóng cửa. Đó là đương nhiên.
Ở phía dưới, có 7 hoặc 8 bóng đen khác, đó là nhà kho, chuồng ngựa, phòng của những người malabar cho thuê xe. Một vài hình dáng da đen ở trần đang chà xát, lay động, la mắng, đang thắng những con ngựa ủ rũ vào những chiếc xe ảo não: những con người này khi loay hoay lắp bắp một ngôn ngữ mà tôi đã nói là chữ r được nghe thường xuyên với lý do khi họ tranh cãi xảy ra khá thường xuyên với những người đánh xe nói chung và người malabar nói riêng. Không còn điều gì khác tồi tệ nữa cho những chiếc xe, sau khi được xát dầu dừa; chúng nằm xả hơi trong giấc ngủ để chờ đợi khách.
Tôi đang ở trước cửa tiệm của AThò chi nhánh của A Pán. Tôi đến bến tàu, nơi một số quán cà phê Pháp, đang có khách vào uống và ít ồn ào hơn.
Tôi đi dọc bến tàu và đi đến đường Rigault de Genouilly rồi qua hẳn gần như lập tức và đi vào một con đường nhỏ rất ngắn, nằm phía sau nhà Wang-tai. Con đường này bao gồm hai phần ở góc bên phải; bên phải và bên trái là những sòng bài náo nhiệt của Sài Gòn và những cơ ngơi ít nhiều mang tiếng xấu khác. Đằng trước cửa mở ra của mỗi nhà cũng như các cửa tiệm người Tàu đều treo lồng đèn hình cầu hay hình ống bằng giấy được tô màu theo nhiều cách khác nhau với dòng chữ Tàu lớn. Một sự náo nhiệt bao trùm con đường này với 4 đến 5 sòng bài.
Người chơi bị thu hút đền nỗi bạn có thể dựa dẫm mà không sợ bì phiền hà. Cảnh vật đã thu hút đam mê mọi sự việc. như tôi đã nói, không có cửa cho các sòng bài này, như trong hầu hết các cửa tiệm Tàu. Bức tường của ngôi nhà nhìn ra đường không tồn tại ở tầng trệt. bạn đi thẳng vào căn phòng nhỏ (phòng có ba hoặc bốn người Tàu làm nhà cái. Trên một chiếc chiếu đặt một tấm gỗ vuông nhỏ với bốn số đầu tiên của số thập phân, nằm ở chánh giữa mỗi bên của tấm ván nhỏ.
Người ta đặt tiền trước hay trên con số được chọn. Điều kiện đặc biệt được quy định bởi một thẻ nhỏ màu vàng hoặc đỏ bằng bìa cứng có chữ Tàu, được đặt trên số tiền đặt. Nào, quý vị, hảy đặt tiền đi, không có việc gì hết! Người hồ li đứng trước một đống đồng xu nhỏ màu vàng cỡ một tiền xu Louis. Anh ta gom một số vào một tách trà không quay và lật xuống đống tiền. sau đó anh ta gạt những đống tiền xu này để cho kết quả thắng hay thua, rồi anh ta kéo tách ra khỏi dống tiền xu đó và giở lên. Một hồ li thứ hai hoặc một người phụ không chuyên với thanh đũa dài, đếm các thẻ bằng đồng, xếp chúng thành hàng bốn nhân bốn. Cảm xúc bắt đầu dâng trào. Đôi khi người hồ li đầu kéo dài cuộc vui nếu anh ta còn giữ vài thẻ dưới các tách để bằng cách nhân đôi hay ba lần cảm xúc chờ đợi lên. Trong quá trình này, mgười hồ li thứ ba, người chuyên trả tiền bắt đầu bằng một giọng ca đều đều, đó là bài ca của cái chết hay vinh quang. Kết quả còn lại tùy một, hai, ba hay bốn thẻ, người ăn sẽ được ba lần số tiền đặt ngoài số tiền đặt trước. Cuộc chơi kéo dài từ giớ này sang giờ khác. Người Tàu đã làm đảo điên tất cả, làm đảo điên là người hồ li, làm đảo điên là người phụ không chuyên; mồ hôi chảy dài trên những khuôn măt.
Đằng kia là những người chơi lớn, để tôn vinh danh dự của họ, một chiếc chiếu được trải lên bàn có chiều cai ngang dây lưng nịt thay vì trải lên mặt đất như những sòng bài bình thường khác Trong những lán này, đặt tiền ít nhát là một nén bạc. Không chỉ có những người lính hay thủy thủ đánh bài mà còn kết thân với các đứa trẻ của “đế chế trung tâm” (Trung Hoa).
Trong những sóng bài khác ở Sài Gòn, như tôi đã nói, chiếc chiếu được trải ở đất và luôn luôn là một lối đánh bài chung, Ở đó, người kính gập người trong áo khoác xanh và yếm trắng không lưu tâm chút nào về sự vượt trội của mình với các sắc dân châu Á. Anh lính thủy ra vẻ ăn chơi, cổ áo nhếch nhác, đội nón có vẻ hung hăng. Ở đó kéo theo chiếc giỏ đựng số tiền kiếm trong ngày, người bồi với tiền của chủ nếu anh ta thua thì anh ta sẽ ăn cắp; nếu anh ta thắng thì anh ta cũng ăn cắp! Đó là những gì có tại các dòng bài đáng sợ ở Sài Gòn có khoảng bốn mươi sòng, không kể những sòng của Cầu Ông Lãnh và Chợ Lớn.
Hầu hết suốt ngày nhứt là buổi tối, bạn nghe tiếng hát đều đều của người hồ li Tàu hay tiếng kim loại của những miếng thẻ bằng đồng nằm trong túi vải lớn. Anh ta cầm ở hai đầu mổi tay, lắc mạnh để kêu gọi những kẻ đánh bài không chú ý nghe.
Tất cả mọi người đánh bài.
Giờ đi ra con hẽm này nơi chúng ta lưu lại ở đó thời gian dài. Chúng ta thấy qua các song bằng gỗ, như những con thú dữ sau song sắt những phụ nữ y phục theo kiểu Tàu, mặc một lọai áo khoác tay rộng màu sẩm. Họ làm tất cả những lời đề nghị mà họ tin rằng hấp dẫn nhứt.
Chúng ta nhanh chóng đến chổ lầy lội và thấm đẩm mùi hôi của chợ; giờ chúng ta đang ở đường Adran nơi chúng ta tìm thấy đông đúc các sòng bài, vài người bán trái cây, mìa có xe bán lưu động trên đường, họ bán lẻ sản phẩm cho người Táu, xe ba gác, xe ngựa, thở sửa khóa,v.v..Chúng ta giờ đây đã tới nhà thờ và chúng ta đã đi tăm gần như toàn bộ khu phố Tàu. Tôi nghe tiếng chuông xa xăm, 9 giờ, là tắt lửa ở Trường Thi (23): tiếng trống của mã tà sở thị sát Sài Gòn., Hãy đi tiếp trong vùng đầm lấy; Mau lên! Nước biển đang dâng, nước ở đường lên mười xăng ti mét rồi nhưng mặt khác là nhìn không được rõ lắm. Á! Tôi bây giờ đã thoát hiểm rồi, tôi đang đứng ở cấu, cấu mong nó đừng sụp dưới chân tôi. Chúc ngủ ngon! Nếu có thể ờ Sài Gòn.
Ghi chú:
(20) Đường Chaigneau về sau là đường Tôn Thất Đạm
(21) Nhà thờ ở đây là nhà thờ gỗ đầu tiên ở Sài Gòn  về sau là Tòa Hòa Giải
(22) Rue de l'Eglise về sau là đường Ohier rồi Tôn Thất Thiệp cạnh Tòa Hòa Giải
(23) Trường Thi nẳm góc Hồng Thập Tự - Duy Tân về sau là trung tâm sinh hoạt thanh niên.  

                                                                               (Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...