Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

 

ĐƯỜNG SỐ 17

ĐƯỜNG DE LA GRANDIÈRE.

ĐƯỜNG GIA LONG

ĐƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG

 

 

 

DE LA GRANDIÈRE. Đường  Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối phần phía bắc nhà ga của giao lộ Verdun, Krantz, Frère-Louis, Lacote với đại lộ Luro trước tòa Sainte-Enfance.

Đường này được xây dựng trên những hố bờ thành mà Minh Mạng ra lệnh phá năm 1835. Xưa là đường số 17, một quyết định của DE LA GRANDIÈRE ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là đường du Gouverneur vì một lẽ tòa dinh thư tạm (về sau là trường Taberd) nằm trên đường này

Quyết định của DE CORNULIER-LUCINIÈRE ký ngày 1 tháng 7 năm 1870 đặt lại là De La Grandière.

Ngày 30-4-1950, chính phủ quốc gia Việt Nam quyết định đổi tên đường là Gia Long.

Sau 30 -4 – 1975 là Lý Tự Trọng.


 


Bản đồ 1879 là đường Gouverneur


 

Bản đồ 1879 là đường DE LA GRANDIÈRE

 


Bản đồ 1958 là đường Gia Long

 


Bản đồ hiện tại là đường Lý Tự Trọng

 

 

Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE (1807-1876) sinh ở Redon (Ille-et-Vilaine) ngày 28 tháng 6 năm 1807. Thống đốc Nam kỳ từ tháng 10 năm 1863 – tháng 12 năm 1864.

 


Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE

 

 

 

Con đường này là một con đường quan trọng trên vùng Haut Plateau mà người Pháp quy hoạch ca1cc cơ sở công quyền để cai trị toàn cõi Nam Kỳ trong đó có trụ sở Hiến Binh, dinh phó thồng soái, khám lớn, tòa pháp đình, v,v.

Con đường này bắt đầu tại giao lô Luro (Cường Để) (Tôn Đức Thắng) giáp với đại chủng viện và dòng nữ tu, băng qua chiều dài của quận nhứt và một phần của quận hai (thời VNCH). Riêng phần lớn của con đường nằm trong quận nhứt lúc bấy giờ là khu tư gia và công sở, còn lại khu quận hai thì là khu mua bán kéo dài tới tận cùng của con đường giáp với bùng binh Phù Đổng.

Đối với tôi, con đường này thời đó tôi chỉ thường kui tới phần quận nhứt nhiều hơn quận hai. Cho nên trong ký ức đoạn này còn được biết đến nhiều hơn.

Nơi bắt đầu của đoạn đường này là môt khu khá yên tĩnh vì phía bên kia đường Luro (Cường để) (TĐT) là tu viện Saint Enfance và Đại chủng viện. Lùi về một chút là ngả tư đường Phom Penh (Chu Mạnh Trinh), chúng ta sẽ gặp góc bệnh viện Grall (Nhi đồng 2) số 14 nằm bên phải hướng chúng ta đi.

Xem link Bệnh viện Grall

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=b%E1%BB%87nh+vi%E1%BB%87n+grall

 





Tiếp tục đi tới chúng ta gặp ngả ba với đường Choquan, về sau là Đồn Đất và giờ là Thái Văn Lung. Tại đây là cổng chánh của bệnh viện và bên tay trái là Centre culturelle Francais ngày xưa gio là Viện trao đổi văn hóa với Pháp




Đi hết bờ tường của bệnh viễn là ngả tư với đường Paul Blanchy về sau gọi là Hai Bà Trưng. Qua ngả tư này là đụng mặt hậu của trường Taberd (TĐN) và bên mặt là một công sở (hình như sở Điền Địa).




Đi tới giáp vời ngả tư đướng Catinat (Tự Do) (ĐK), bên trái là công viên La Page còn gọi là Công viện Chi Lăng. Công viên này giờ không còn nữa. Bên phải là một building nổi tiếng với tấm hình chiếc trực thăng rước người di tản vào ngày 29/4//1975. Building đó là số 22 đường Gia Long có tên Pittnam là nơi dành cho các nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID),






Building Pittman số 22 đường Gia Long


Bức ảnh nổi tiếng chụp các nhân vien USAID đang di tản


Ngả tư Catinat - La Grandiere thời Pháp thuộc



Qua ngả tư này, bên trái là một công trình kiến trúc thuộc hàng xưa nhứt Sài Gòn là Dinh Thượng Thư.

Xem link Direction de l’intérieur – Dinh thượng thơ

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=dinh+ph%C3%B3+th%E1%BB%91ng+so%C3%A1i

 

Bên phải là hông của Nha Trước bạ và con niêm. Tới một chút là tòa đại sứ Bỉ số 26, bên trái là bộ Kinh tế số 59. Cũng bên này đi tới là bộ Quốc Phòng số 61. Bẹn trái ngày xưa có một công sở của Pháp là trụ sở Hiến Binh, tiếp tục tới góc ngả tư với đường Pellrin (Pasteur) là một tiệm bán dụng cụ y khoa và là phòng khám của bác sĩ Hoàng Cơ Bình.




Trụ sở Hiến Binh








Qua ngả tư này, chúng ta bắt gặp bên trái là một kiến trúc sơn màu trắng, xưa gọi là dinh phó thống soái, về sau là dinh Gia Long và giờ là bảo tàng cách mạng.

Xem link DINH GIA LONG

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=dinh+ph%C3%B3+th%E1%BB%91ng+so%C3%A1i

 

 Đối diện dinh là một công viên có tên là công viên Liên Hiệp, xưa là mảnh đất mà chánh quyền thực dân Pháp nhường cho Tây Ban Nha

Xem link Câu chuyện Sài Gòn: Vườn Espagne

http://thaolqd.blogspot.com/2016/01/cau-chuyen-sai-gon-vuon-espagne-posted.html

 

NHìn qua ngả tư với đường Mac Mahon (Công Lý) (NKKN) là Thư viện quốc gia số 34 do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Khi xưa nôi này là một địa danh ghê rợn đối với dân Sài Gòn Chợ Lớn với tên gọi là Khám Lớn

Xem link TỪ KHÁM LỚN ĐẾN THƯ VIỆN QUỐC GIA SÀI GÒN

http://thaolqd.blogspot.com/search?q=kh%C3%A1m+l%E1%BB%9Bn

Đối diện với thư viện là hông của tòa Pháp Đình Sài Gòn.





Ngả tư Mac Mahon - La Graaandiere thời Pháp thuộc






Hết đoạn này là ngả tư với đường Cap Saint Jacques (filippini) (Nguyễn Trung Trực) bên trái là Nha Động viên số 38




Rồi tới là ngả tư vói đường Nemesis (Roland Garros) (Thủ Khoa Huân) là chúng ta bước vào khu vực mua bán của đoạn đường kéo dài cho đến cuối sau khi băng qua ngả tư Admiral Roze (Trương Công D8i5nh) và ngả ba Farinol (Đặng Tần Côn) và Nguyễn Phí.. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...