Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

 

ĐƯỜNG DES RÉDEMPTORISTE

ĐƯỜNG KỲ ĐỒNG

 

Hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam Đường nhỏ nối với đường des Éparges (Nguyễn Thông),chạy dọc thao nhà nguyện des Rédemptoristes khu vực nhà ga hàng hóa cho đến đường  EYRIAUD DES VERGNES.(Trương Minh Giảng) (Trần QuốcThảo).

Đường des Rédemptoristes được làm năm 1939. Đường được đặt theo đề nghị của các tu sĩ vào ngày 13 tháng 6 năm 1939.

 

Bản đồ 1946

 

Bản đồ 1958 là đường Kỳ Đồng

 

Nhà nguyện des Rédemptoristes (Dòng chúa cứu thế) là nơi ở của các tu sĩ người Canada gốc Pháp. Họ đến Sài Gòn năm 1933 và ở tại số 163 đường Paul-Blanchy sau đó dời về sau khi tu viện hoàn thành năm 1939.

Đường Kỳ Đồng bắt đầu tại ngả ba với đường Trương Minh Giảng (TQT) gần khu vực cầu. Phía bên kia của đường TMG có một con hẽm ăn thông qua cổng chánh của chùa Miên và hẽm 152 đường Yên Đỗ (LCT).



Ở góc ngả tư về bên trái có một villa lớn với tường rào màu trắng. Sau này trở thành ngân hàng quân đội một thời gian và cuối cùng thành nhà trẻ. Cũng phía bên này đi vài chục thước, chúng ta bắt gặp chung cư số 13 Kỳ Đồng. Ngày xưa hồi còn nhỏ, tụi tôi thường leo lên bờ tường chung cư này để nhìn lũ chuột cống xếp từng hàng chạy trong các đường rãnh cỏ do chúng tạo ra.



Chung cư số 13 Kỳ Đồng

Bên kia đường là dãy tiệm buôn bán. Chúng ta gạp một con hẽm, trong đó khi xưa là trụ sớ phường Yên Đổ bên cạnh một ngôi chùa.

Tới nửa là một loạt tư gia kéo dài tới ngả ba với Đoàn Thị Điểm (Trương Công Định). Thực ra, cái ngả tư này thời đó về bên đường ĐTĐ chỉ giống như một con hẽm lớn nên ít ai chú ý tới ngả ba này. Sau này được tráng nhựa thành ngả tư và kéo dài tới đướng Hoàng Sa bên bớ kênh Nhiêu Lộc.

Cũng mé bên này, đi tới chúng ta gặp một hẽm lớn, trong đó ở góc là nhà của nhạc sĩ Việt Tuấn, tác giả bài Dung nhan em còn đó. Nhạc sĩ này hồi đó thướng có show trên đái truyền hình THVN9. Cũng trong hẻm đó cũng có lớp dạy tiếng Anh của học giả Lê Bá Kông.




Trở lại đường KĐ, tới nữa tại góc ngả với đường Bà Huyện Thanh Quan, là tư gia của ông Hoàng Cơ Thụy, luật sư, tác giả sách Việt sử Khảo luận, nguyên Đại sứ VNCH tại Lào 1969-1975

Trở về bên kia đường, đi tới đối diện với hẽm quẹo vố lớp học của Lê Bá Kông, là trường nữ trung học Cứu Thế.


Trường nữ trung học Cứu Thế ng2y nay là trường tiểu học Kỳ Đồng


Tại ngả ba với đường Bà Huyện Thanh Quan, là nhà thờ Dòng chúa cứu thế còn gọi là nhà thờ Kỳ Đồng. Nơi đây, ngày xưa là nơi đặt tòa soạn tờ Tuổi Hoa do linh mục Chân Tín làm chủ nhiệm.



NHà thờ Dòng chúa cứu thế ngả ba Kỳ Đồng - Bà Huyện Thanh Quan


Phía sau nhà thờ là tu viện Dòng chúa cưu thê

Tới nữa, chúng ta gặp hồ bơi Kỳ Đồng, là một hồ bơi đông đúc khách của thời đó/ Cuối cùng chúng ta đi đến ngả ba với đường Nguyễn Tho6ngl nơi ngày xưa là một chợ trời đồ Mỹ thời chiến tranh.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...