Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020


Hình ảnh đường Huỳnh Thúc Kháng ngày xưa

LTS. Đường Huỳnh Thúc Kháng nằm trục Đông Bắc – Tây Nam, xưa nối đại lộ Charner cạnh tòa Justice de Paix với đường Mac-Mahon và kéo dài tới nhà ga dưới cái tên là đường M. de Monlaü.

Về sau là đường Hamelin. Trước đó, phần này nối đại lộ Kitchener với đại lộ Charner. Sau khi có công trình chỉnh trang đại lộ la Somme, con đường này bị cắt làm hai: phần Tây Nam (Kitchener) giữ tên là đường Hamelin và ngày 29 tháng 3 năm 1917, phần Đông Bắc (Charner) lấy tên là Đỗ Hữu Vị.

Thời chánh phủ Việt Nam đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng




Vị trí đường Đỗ Hữu Vị trong bản đồ 1926




Bản đồ 1958 là đường Huỳnh Thúc Kháng




Sau đây là bài “ Hình ảnh đường Huỳnh Thúc Kháng ngày xưa” của trang Thoixua.vn.



Nhìn lại con đường Huỳnh Thúc Kháng cách đây 6O năm trước, nằm cạnh đường Hàm Nghi-Chợ Củ…,nay chúng ta cùng hoài niệm về đường “Huỳnh Thúc Kháng” thời Việt-Nam Cộng-Hòa nhé, hẳn quý vị đã từng nghe nhắc đến, với tôi, đó không chỉ là một cái tên gợi lên nhiều hoài niệm, mà nó còn là cả quãng đời tuổi thơ gắn bó của mình đấy, khu chợ nổi tiếng một thời tại Sài Gòn, cả gia đình ad từng một thời buôn bán trong chợ này cả trước và sau 75 đấy ,con đường này đã quá nổi tiếng ,không biết có ai còn nhớ không ta.




– Kỷ niệm về đường Huỳnh Thúc Kháng.

Cũng lậu quá rồi không biết còn nhớ hay không ,nhưng thôi kệ đi mình cứ nhớ tới đây viết tới đó hen quý vị ,hồi thời ông nội ad thì con đường này có nhà in, nhà may và tiệm đóng giầy, đến đời cha ad thì người ta gọi là chợ Trời ,chuyên bán hàng đồ điện tử, băng, đĩa (đĩa Than), hồi xưa chợ này sầm uất lắm, giờ thì yên hơn rồi, đầu Pasteur – Huỳnh Thúc Kháng là rạp Hồng Bàng nằm ngay góc chợ Cũ là rạp Nam Việt, kế bên rạp có gia đình người Hoa chuyên trị bong gân tay chân rất hay (không biết có ai từng chữa tại đây không) chứ ad là có đó nha.



Tiếp theo là khu chợ cũ Đại lộ Hàm Nghi hồi đó chủ yếu là ngân hàng và những dãy nhà cổ (theo cách gọi bây giờ) của người Hoa sinh sống, mang kiến trúc Pháp đặc trưng của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, chủ yếu nhà lầu 2 đến 3 tầng và mỗi dãy phố là của một ông chủ giàu có người Hoa đầu tư để cho thuê, người ta nói khi xây nhà người Hoa luôn làm một đạo bùa trấn giữ và gửi một phần linh hồn của mình vào trong ngôi nhà đó, vừa để quản lý điền trạch thuận lợi làm ăn vừa để giữ nhà mãi mãi là của mình. 

Khoảng cuối thập niên 90 khi tiệm bánh Như Lan làm ăn thịnh vượng, bà Dậu chủ hiệu Như Lan đã mua lại một lúc 3 căn nhà cổ ở góc đường Hồ Tùng Mậu – Hàm Nghi – Hải Triều rồi đập ra xây thành cái hiệu bánh Như Lan hoành tráng như bây giờ, thời điểm đó người ta chỉ nói bà phá di sản, không biết lời đồn đoán về linh hồn của ngôi nhà đúng hay sai nhưng giờ bà Dậu không còn là chủ của hiệu Như Lan nữa.

Như đã nói đường Huỳnh Thúc Kháng rất bé, gần như là đường phía sau chứ không phải mặt tiền vì vậy mà kiến trúc Pháp nằm trong các con đường nhỏ này ngày xưa ra sao cũng rất ít ai biết vì rất ít ai bỏ thời giờ chụp hình ở trong các ngõ kẹt này ,nhưng nhìn chúng ta thấy kiến trúc Pháp vẫn còn đó dù rằng các công trình này không to lớn bề thế, hay đẹp nhưng nó tạo nên 1 khung trời riêng.





Đó là khung trời Sài Gòn của 1 thời đại rõ ràng mà ngày nay người ta có muốn “duplicate” xây lại kiến trúc Pháp thì nó cũng không giống kiến trúc Pháp ngày nay nó có cái hơi hướm của ngày nay, chứ nó không có linh hồn của ngày cũ, chưa kể những người thiết kế ngày nay, thường là xây kiểu bê 1 nửa tòa nhà bên Pháp, với 1 nửa tòa nhà bên Anh, rồi ghép lại nên nó không có ra cái gì với cái gì ,nhìn thoáng qua thì nó cổ, nó Pháp, nhưng vật liệu, phù điêu, mỹ thuật thì rất ư là “xưởng đúc” của năm 2019, vì lẽ đó mà những công trình xây thời Pháp, dù đơn giản như trong hình nhưng nó tạo ra 1 dư âm cũ rất là “Sài Gòn” … của những năm quá khứ.






























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...