MỘT NĂM LƯU LẠI TẠI NAM KỲ:
HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SÀI GÒN
M. Delteil
Hai con đường dẫn đến Chợ Lớn,
cách Sài Gòn từ 5 đến 6 km, cũng là một mục tiêu của chuyến du ngoạn cho những
chiếc xe hơi. Đầu tiên, từ hai đường này dẫn vào từ đầu thành phố, là tuyến đường
chiến lược (đường Chasseloup Laubat); rộng, thuận tiện và hấp dẫn
nhất. Ở bên này còn là vùng nông thôn tráng lệ và được canh tác tốt; Người An
nam thuộc tầng lớp cao sống trong những căn nhà nhỏ xinh, nằm chìm giữa mớ hổn
độn của các cây xoài, chuối và cau. Nằm cách thành phố một quãng ngắn, có một
trang trại kiểu mẫu, Ferme des Mares (khu vực thành Ô Ma), nơi thử
nghiệm mía, cây chàm và cây cà phê, cho đến nay chưa có gì trong việc sản xuất
cho kết quả thực tế rực rỡ.
Con đường thứ hai đến Chợ Lớn
chạy dọc kênh Tàu Hủ theo toàn bộ chiều dài của nó; nó băng qua những ngôi làng
lớn của người An Nam, nơi có rất nhiều dân cư đông đúc và dẫn đến bệnh viện bản
xứ Chợ Quán, nơi tiếp nhận người An Nam và người Tàu thuộc tầng lớp nghèo.
Những người không có xe hơi
và muốn đến Chợ Lớn trong 20 phút chỉ phải đi xe điện hơi nước từ kên Thàu Hủ
hoặc tuyến đường sắt mới được xây dựng đi Mytho.
Sau khi đã thăm thành phố
Sài Gòn, tôi đã tự mình đến Chợ Lớn, một thành phố gồm 50.000 dân, chỉ có người
Tàu và người An Nam sinh sống. Đây là thành phố thương mại nhất của Nam Kỳ, thị
trường lớn của cho, lụa và trà. Tôi đến đó vào một buổi lễ lớn; Vào lúc 9 giờ, đúng
lúc, tôi tiến về phía phóng Thanh tra, nơi tôi đã nhận được sự hiếu khách, một
đám rước đi trước bởi các nhạc sĩ nổi bật với những cú đánh liên tiếp vào trống,
đinh tai bởi những tiếng chũm chọe và nghẹt thở trong tiếng sáo đáng sợ như bị
tịt mũi. Đó là âm nhạc tồi tệ, không có hòa âm, không có nhịp điệu, không có chủ
đề âm nhạc. người ta chỉ nghe thấy tiếng ồn và âm thanh lệch lạc và xé tai. Sau
dàn nhạc thì xuất hiện những bé gái từ 6 đến 7 tuổi, được trang điểm lộng lẫy,
khuôn mặt của chúng bị đánh phấn thô thiển, ngồi trên những con ngựa có những
chiếc yên sang trọng và được dẫn dắt bằng tay của những thị đồng với trang phục
kỳ quái và sặc sỡ. Những cô gái trẻ khác ở trong những chiếc cổ xe, được tập hợp
theo nhóm bốn người đứng trước những chiếc bàn chứa đầy thức ăn hoặc bận rộn
nhiều công việc thủ công nhỏ khác nhau. Đi bộ là các vệ sĩ mang trong tay vũ
khí quái dị và rất rực rỡ; những người khác cầm cờ đuôi nheo, dù che và những
chiếc quạt khổng lồ. Sau đó là những tu sỉ, đoàn thầy chùa với áo vàng, những
văn sị, những người già đeo kiếng thật đáng kình, rồi đám rước rồng, một đạo chủ
mặc áo dài. Cuộc diễn hành kéo dài nửa giờ. Để kết thúc buổi lễ trong trang trọng,
người ta đã đốt pháo bằng lời tuyên bố này rằng người Tàu đã hoàn thành tất cả lễ
hội. Thật sự là độc đáo, nhưng bạn nên có một thông ngôn để cung cấp cho bạn ý
nghĩa của đám rước này, mà đối với chúng tôi, trông giống như một lễ hóa trang
hơn là một lễ tôn giáo.
Thành phố Chợ Lớn có nét đặc
trưng của một thành phố Tàu; nó được dành riêng cho thương mại cùng những đường
bao quanh kênh Tàu Hủ, được phủ bởi nhiều cây cầu cao, chứa đầy các cửa hàng
nơi người ta bán tất cả các loại thực phẩm đặc biệt cho người dùng An Nam và Tàu.
Những thướng buôn lớn của thiên triều, ở trần, bụng đầy đặn, chiếc mũi mang đôi
kiếng, ngồi trước quầy lưu trâm đến công việc của họ. Còn những kế toán thì
dùng các ngón tay nhanh nhẹn để luồn những trái banh nhỏ xỏ vào một cọng sắt nằm
ngang, nhờ sự giúp đỡ của những trái banh này mà họ thực hiện các tính toán phức
tạp. Chúng tôi nhìn thấy qua một cánh cửa khép hờ, một ông thầy Tàu nghiêm túc
đang dạy một nhóm những đứa trẻ tinh nghịch, đang gắng sức để chú ý đến những
bài học của thầy. Dọc theo con kênh, tôi thấy các nhà máy xay xát lớn của nhựng
người Pháp làm ăn với người Tàu.
Tôi vào tiệm tạp hóa một
lúc, nơi bán các sản phẩm đa dạng nhất, từ cá, gạo, đến quần áo, giày dép,
sách, gương, vải các loại. Một ngôi chùa Tàu mở cửa cho mọi người và chìm trong
một đám đông chật ních và đông đúc thu hút sự tò mò của tôi. Trong một phòng lớn
như tiền sảnh, tôi thấy những người bán bánh và kẹo rất đắt hàng bởi vô số bạn
hàng đang nhồi nhét tức ăn đầy miệng. Trần nhà được trang trí với vô số đèn lồng,
nhấp nháy tvô vị; có phải đây là vật tạ ơn hay đơn giản là ánh sáng dành để làm
sáng bữa tiệc? Từ căn phòng ồn ào này, chen chúc với đám đông vui vẻ, thiếu sự
tôn trọng một nơi thờ cúng, tôi đi vào chánh điện của ngôi đền. Ở lối vào là
con ngựa của phật, giống như một loài bốn chân vô hại không gợi lại bất cứ điều
gì về vai trò linh thiêng của nó trong tôn giáo của Tàu. Mặt sau có một bàn thờ
được trang trí với những bức tượng, ngọn đuốc, bình hoa thiêng liêng. Một đạo
sĩ nhìn tôi với vẻ tốt bụng và dường như không bị ảnh hưởng bởi những nụ cười chế
nhạo truyền cảm hứng cho tôi khi nhìn thấy Đức Phật với cái bụng lớn đang ngự ở
giữa vây quanh là các vị thần cấp dưới. Một bà già tốt bụng quỳ trên bậc thềm đốt
một ném nhang trước hình ảnh của vị thần, nhờ dâng lễ cúng cho vị đạo sĩ, Người
này sẽ quay bánh xe cầu nguyện để mang đến thần linh những mong muốn của các
tín đồ. Thật đơn giản và không phức tạp! Hơn nữa, đám đông dường như thích thú
hơn ở khu vực này hơn là ở khu chánh điện, bởi vì hiếm hoi những tín đồ xuất hiện
ở đó với một không khí mất tập trung và vội vã quay trở lại cuộc lễ ồn ào đang
xảy ra gần đó.
Vào buổi chiều, một chiếc xe
chở tôi đến nhà máy gốm Cây Mai, nằm cạnh một lô cốt cùng tên, nơi có một trung
đội thủy quân lục chiến đang đóng. Chúng tôi băng qua, một vùng đất khô cằn chứa
đầy các gò đất và mồ mả của người An Nam trông giống như những con nhân sư không
đầu. Một mùi khó chịu phát ra từ một cái mả mới xông vào mùi của tôi. Trên thực
tế, người An Nam có thói quen xấu là chôn cất người chết của họ ở độ sâu rất nhỏ,
do đó, làm bốc mùi lan truyền dễ dàng trong môi trường xung quanh, làm tổn hại
lớn về sức khỏe cộng đồng.
Xưởng sản xuất đồ dùng gia
đình và bình hoa của Cây Mai gồm một nhà chứa dài, rất thấp, phủ đầy lau sậy,
và một lò gạch thô, trong hình dạng của một đường hầm ngang. Các người thợ Tàu
làm việc một cách nghệ thuật đất sét được lấy trực tiếp từ mặt đất và nắn tất cả
các hình thức theo trí tưởng tượng của họ hoặc do nhu cầu của khách hàng đề xuất.
Nói chung, đây là những món đồ chưa hoàn thiện và khá thô được đưa ra khỏi xưởng.
Tuy nhiên, một số, nhờ vào bàn tay khéo léo, đã biến thành những nhòm hình nhân
vật, đĩa và bình trang trí hình cua, nhiều loại cá khác nhau không thiếu nét độc
đáo. Điều làm tôi ngạc nhiên là khi thấy rằng với những phương tiện thô sơ như
vậy, họ đã chế tạo được những đồ vật tương đối hoàn thiện. Ngẩng đầu lên, tôi
thấy những giường ngủ nhỏ, khiêm tốn cho thợ thuyền nhà máy. Không có gì có thể
đưa ra một ý tưởng về sự đòi hỏi nhỏ của người Tàu lao động Họ làm việc rất nhiều, không bao giờ phàn nàn,
rất hài lòng với những điều cần thiết nghiêm ngặt về quần áo, thức ăn và chỗ ở,
tiết kiệm mọi thứ và luôn vui vẻ và hạnh phúc. Thật là một sự khác biệt với người
lao động trong các thành phố lớn của chúng ta, nói chung có yêu cầu cao và chu
đáo trong công việc! Dường như người Tàu, những người mà chúng ta vẫn coi là những
kẻ man rợ và những người hư hỏng, từ lâu đã giải quyết vấn đề xã hội mà chúng
ta đã theo đuổi trong vô vọng trong nhiều năm qua. Khi chúng ta biết rõ hơn về
phong tục và thói quen của họ, chúng ta có thể, không nghi ngờ gì, rút ra từ
họ những bài học về sự khôn ngoan, điều độ và tổ chức xã hội.
Tôi trở về Sài Gòn bằng xe
hơi qua đường Chợ Quán. Xung quanh Chợ Lớn, tôi rất ngạc nhiên khi thấy những
khu rẫy tuyệt vời được canh tác bằng tài năng và bí quyết của những người Tàu. Theo
thói quen, rất từ lâu, để bón đất, họ dùng phân người, họ sử dụng các sản phẩm từ
phân của 'Sài Gòn và Chợ Lớn, rồi họ ủ, để phát triển ngon các loại rau, chẳng
hạn như xà lách, bắp cải, măng tây, v.v.; họ cung cấp rộng rãi các chợ Sài Gòn.
Đúng là việc tưới không thơm tho này, như đã nói, có nhược điểm nghiêm trọng là
làm lan truyền loài sán sơ mít, vì trứng
của chúng được rải ra trên các loại rau mà chúng ta ăn.
Tôi dừng lại một lúc tại Chợ
Quán để bắt tay bác sĩ hải quân, người quản ký bệnh viện bản địa, và tôi trở về
Sài Gòn vào buổi tối, vui mừng với chuyến đi của tôi và tất cả những gì thú vị mà
tôi thấy.
(Hết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét