Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020


MỘT NĂM LƯU LẠI TẠI NAM KỲ:

HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SÀI GÒN

 

M. Delteil


   (Tiếp Theo)


Tôi đã có một chuyến thăm dài đến các xơ của bệnh viện, nhửng người mà tôi đã định sinh hoạt với họ vài năm. Tôi nhìn thấy, trong phòng khách được dùng như một xa lông, bề trên, xơ Benjamin, người dường như không cảm nhận được sự mệt nhọc của 20 năm ở Nam Kỳ, và năm hay sáu xơ khác chào đón tôi với lòng hào hiệp và sự tử tế của người bảo mẫu. Tôi đã rơi nước mắt. Dường như tôi đang tìm về một gia đình. Khi căn bệnh xảy đến với bạn, điều thường xảy ra ở các thuộc địa không lành mạnh, và đặc biệt là ở Nam Kỳ, chúng ta chắc chắn sẽ luôn gặp những con người tuyệt vời này, không chỉ chăm sóc tinh tế và chăm chỉ, mà còn cả sự an ủi chỉ có người phụ nữ có thể mang lại  Tôi có thể được phép nói trên tất cả về xơ Germaine, người có quyền hạn ở phòng của các bịnh nhân sĩ quan, tất cả những điều tốt đẹp mà tôi nghĩ!  Đó là người chăm sóc và là bà tiên tốt bụng của những người vào bệnh viện quân đội. Kitô giáo chưa bao giờ có thể làm cho một người phụ nữ hoàn hảo hơn như vậy. Dáng vẻ của xơ, là sự ngọt ngào thiên thần, lòng tốt vô hạn, làm cho xơ trở thành một mẫu người được lòng nhứt ở Nam Kỳ. Tên của xơ chỉ được gọi với sự tôn trọng và tình cảm bởi nhiều sĩ quan đã nhận được sự chăm sóc, và không một bệnh nhân cũ nào trở lại Sài Gòn mà không đến thăm người phụ nữ thánh thiện này và mang cho cô một món quà lưu niệm nhỏ.


Tôi cũng đã đến gặp Cha Thinselin, cha tuyên úy của bệnh viện, người đã xuất hiện trước tôi với thân hình to như một giáp sĩ và bộ râu của một người tràn trề sức lực. Hình dáng to lớn này, nhưng ông ta lại có một diện mạo rất dịu dàng trẻ con Ông là bạn của bệnh nhân và của tất cả những người lui tới bệnh viện.

Rời khỏi bệnh viện, chúng tôi xuống đại lộ Norodom, một con đường rất nhộn nhịp, nơi giao thông rất hoạt động. Đây là nơi tọa lạc của khách sạn tướng lãnh, Câu lạc bộ sĩ quan, Nhà thờ và cuối cùng là dinh Thống đốc.

Câu lạc bộ sĩ quan là một tòa nhà một tầng lớn đến từ sự hào phòng của một thống đốc, người đã xây dựng nó với mục đích biến nó thành nơi gặp gỡ của các sĩ quan của tất cả các quân chủng. Tầng trệt dành riêng cho phòng ăn của sĩ quan thủy quân lục chiến. Ở tầng trên, có một thư viện, một phòng đọc sách, một phòng bi-a và một quán bar giải khát. Phí câu lạc bộ là một piastre mỗi tháng.

Rất gần với câu lạc bộ là một ki-ốt khá xấu xí, nơi đội quân nhạc trình diễn hai lần một tuần. Vào những ngày này, toàn bộ Sài Gòn thanh lịch như chuyển về đại lộ này, trong đoàn người; họ đi bộ, họ trò chuyện, họ cười. Cảm giác thực sự như đang sống trong những thành phố ở Pháp nơi đội quân nhạc thu hút đám đông và những người nhàn rỗi.

Nhà thờ, mặt hướng về phía đường Catinat, chưa phải là một công trình đẹp. Được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, toàn khối nằm trên nền đá granit, làm nhớ lại giống như những chiếc bánh ngọt to nặng thường được gọi là bánh pa-tê. Tòa nhà kiêu kỳ mà xấu xí này tiêu tốn tiền triệu của thuộc địa. Bên ngoài nó có hình dạng của một hình chữ nhật dài được kết thúc bởi hai tháp vuông và một cổng ra vào. Bên trong, gian giữa rộng và ấm, không khí không vào được; có vẻ như bạn đang bước vào dưới một chiếc chuông lặn. Thay vì làm một nhà thờ thanh lịch, nhẹ nhàng, với hai hành lang, để cho phép không khí lưu thông tự do ở đó, họ lại xây một khối nhà lớn, không có thú vị, không có phong cách, quá rộng lớn cho số lượng nhỏ tín hữu thường xuyên lui tới. Người ta muốn đánh vào trí tưởng tượng của người An Nam bằng cảnh tượng hùng vĩ và oai nghiêm của một công trình tôn giáo được tôn lên thành chúa của các Kitô hữu; Tôi không biết nếu họ có thành công. Nhưng, theo tôi, đó là một nhà thờ hỏng. (Tác giả chề nhà thờ này về sau là nhà thờ Đức Bà cũng có lý do vì lúc mối xây dựng xong, nhà thờ chừa có tháp chuống cho nên nhìn vào không có gì đẹp cả).


Ngược lại, Dinh toàn quyền là một công trình xứng đáng cho thủ phủ của thuộc địa tương lai của chúng ta ở Viễn Đông. Nó gây ấn tượng với sự trong sáng và giản dị của các đường nét cùng lúc với tỷ lệ đẹp của khối kiến ​​trúc. Làm gợi nhớ lại các cung điện của Florence với hàng cột trắng. Nằm ở phía sau là một công viên tráng lệ, có cây xanh sẫm làm nổi bật màu trắng của mặt tiền của nó làm cho dinh có thể được nhìn thấy từ xa. Hai phòng đáng chú ý nhất là tiền sảnh và khánh tiết không thua kém về sự giàu có và sự trang trí cho bất kỳ ai trong số chúng ta đã từng ngưỡng mộ các cung điện Paris nổi tiếng nhất. Tiền sảnh dẫn đến một cầu thang bằng đá cẩm thạch hoành tráng, có hình bán nguyệt, được trang trí bằng những bông hoa và thực vật từ vùng nhiệt đới. Phòng khánh tiết có sức chứa tới 800 người, manh dáng vẻ đồ sộ. Trần nhà sang trọng của dinh, được tạo thành từ các ô lõm với đường chỉ vàng. được nâng bởi các cột có kiểu dáng đẹp nhất. Ở mỗi bên đều có các Hành lang cho phép không khí lưu thông khắp nơi, và cuối cùng chúng tôi đã tạo ra một nhà tròn với ban công Nhìn ra công viên. và cuối cùng là một nhà tròn với ban công nhìn ra công viên. Khi căn phòng được thắp sáng và trang trí, cho một ngày tiếp tân hoặc một vũ hội lớn, không có gì tráng lệ và hoành tráng hơn có thể được nhìn thấy.




Đằng sau dinh có một công viên rộng lớn nằm giữa rừng nguyên sinh và rất tấp nập vào Chủ nhật bởi khi toàn thành phố Sài Gòn để nghe hòa nhạc. Đó là khu rừng Boulogne của cư dân Sài Gòn. Đoàn người rất đông ở đó từ 5 đến 6 giờ mà họ có bổn phận phải xếp thành hai hàng và đi bộ. Đó là nơi gặp gỡ của mọi tầng lớp xã hội tươi đẹp. Dây là cuộc d8ua tranh về trang phục và thanh lịch. Nhựng cô con gái trong trang phục sang trọng bằng lụa, không thèm để ý những gì xảy ra chung quanh. Bạn không thể biết được ý nghỉ của đám đông đến đây vào chủ nhật. Cuộc đi dạo này trở thanh một thói quen của cư dân.

Rời khỏi khu vườn của thống đốc, chúng tôi trở lại đường Chasseloup-Laubat nơi có một trường trung học cùng mang tên. Trường này nhận các người An Nam trẻ các từ gia đình danh giá để học tiếng Pháp và các khái niệm của khoa học và nghệ thuật của chúng ta. Họ được đào tạo cho sự nghiệp thông ngôn. Ngoài ra còn có một trường trung học thế tục ở đường Espagne dành cho trẻ em người Pháp và ở đường National có một ngôi trường được điều hành bởi một linh mục giáo xứ Sài Gòn (trường Taberd), nơi dạy cho những người bản xứ và con lai châu Âu.

Bây giờ chúng ta hãy kết thúc hành trình khám phá thành phố bằng cách đi xuống đường Câlinât, bận rộn nhất và nhộn nhịp nhất ở Sài Gòn. Chính tại con phố này, hầu hết các công trình công cộng đều được đặt: Kho bạc, Bưu điện và Điện báo, Sở Nội vụ (Dinh Thượng Thư) và nhà ở của các Giám đốc hai công trình này (Bưu điện và Điện báo, Sở Nội vụ) như là những cung điện thực sự. Đi tới là gặp khách sạn Favre, mà tôi đã đề cập. Tòa thị chánh không có dấu ấn đặc biệt nào cả. Nhà hát, sau đó là quán cà phê, cửa hàng giàu có của Tàu và châu Âu, các câu lạc bộ, vân vân. Con đường chứa đầy xe cộ, các đoản thuyền viên, các phu xe An Nam, người bộ hành Tàu và bản xứ lưu thông từng đám từ sáng đến tối và tạo ra một hình ảnh động tuyệt vời. Đường National nối với đường Thaberd và đại lộ Norodom cũng ồn ào và náo nhiệt. Các khu vực khác của thành phố không có gì đáng được quan tâm.

Những ngôi nhà của tư nhân hầu hết đều được xây dựng theo mô hình của Bourbon, hoặc bằng gạch, hoặc bằng gỗ. Chúng hầu như không có nhiều hơn một tầng và thường bao gồm một nhà ở chính giữa sân và vườn, có một mái hiên ở phía trước và phía sau. Chìm vào giữa một khối cây xanh, chúng có vẻ ngoài duyên dáng và dể thương; Các phòng bên trong thường lớn và thông thoáng. Phía cuối của thành phố có nhiều ngôi nhà bằng đá được xây dựng theo phong cách châu Âu, phục vụ như cửa hàng và chỗ ở cho thương gia.

Hệ thống cống rãnh của thành phố không để lại điều gì mong muốn. Rất hoàn chỉnh và dự trù cho các luồng nước lớn trong cơn mưa bão thường xuyên vào tháng 6, làm tuôn nước như thác xuống mặt đất, chị trong vài giờ. Việc cung cấp nướccho các ngôi nhà và ở góc đường, đều có đặt một phông tên nước, do một tháp nước dưới dạng một tòa tháp thanh lịch được xây dựng trên đường Catinat (Hồi mới lập con đường này dài tới đường Mayer (Hiền Vương)). Một động cơ hơi nước mạnh lấy nước từ nguồn nước lớn dưới lòng đất, nơi hội tụ các tầng nước dồi dào lọc qua lớp cát của cánh đồng Lăng mộ, rồi nước được nâng lên đỉnh tháp; từ đó cung cấp ra các quận khác nhau trong thành phố.

Ngoài những đại lộ, những khu vườn công cộng, những quảng trường và công viên mà tôi đã nói, vẫn còn đó, xung quanh thành phố, những chuyến đi dạo thú vị rất nhộn nhịp vào buổi chiều, sau hoàng hôn, bởi người dân thành phố: là chuyến đi tuần tra, đường Gò Vấp và Chợ Lớn. Chuyến đi tuần tra đi xung quanh thành phố. Nó dẫn bạn đến một con đường rộng và được duy trì tốt, bao bọc hai hàng cây, nhà ở xinh xắn, từ vùng quê được canh tác tới trụ sở thanh tra của Biên Hòa, nơi cư trú của một thanh tra viên về các vấn đề bản địa và là nơi trung tâm có mật độ dân số rất quan trọng. Địa phương rất duyên dáng nhỏ bé này hoàn toàn gợi nhớ đến một ngôi làng châu Âu, sạch sẽ và được giữ gìn tốt. Đây là trạm dừng cho xe hơi. Sau đó chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình và băng qua các làng, cánh đồng lúa, cây cầu bắc qua những con kênh. Con đường này, từ 5 giờ chiều đến 10 giờ sáng mùa hè, chật cứng những chiếc xe với tài xế riêng hoặc thuê, đan xen và kéo theo từng bước nhịp nhàng cũa những người đi dạo làm biếng trãi người và sảng khoái tận hưởng không khí trong lành đến từ sự chuyển động của xe

Xa hơn một chút là Lăng mộ của giám mục Adran, Ngài Pigneaux de Behaine, mất năm 1779, nằm ở một nơi rất đẹp như tranh. Vị giám mục này, người đóng vai trò tiên phong trong thế kỷ trước dưới triều đại của Gia Long, đã được chôn cất ở đó bởi sự chăm sóc của người bạn hoàng gia của mình, sau khi đám tang tráng lệ, đã dựng lên cho ngài một tượng đài đẹp mang dáng dáp nghệ thuật An Nam.

Con đường Gò Vấp, xuyên qua khu vực canh tác tốt nhất và là nơi giàu có nhất của thành phố, vẫn là một chuyến đi dạo rất đông người lui tới. Đây là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà của người An Nam với một diện tích một ha trồng nhiều thứ: thuốc lá, ngô, mía và được bao quanh bởi cây cối từ các phía. Cảm giác như đang ở nước Pháp giữa vùng nông thôn bị chia nhỏ và được chăm sóc rất tốt bởi những người nông dân của chúng ta.

                                                                                               (Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...