Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020
MỘT NĂM LƯU LẠI TẠI NAM KỲ:
HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SÀI GÒN
M. Delteil
Hai con đường dẫn đến Chợ Lớn,
cách Sài Gòn từ 5 đến 6 km, cũng là một mục tiêu của chuyến du ngoạn cho những
chiếc xe hơi. Đầu tiên, từ hai đường này dẫn vào từ đầu thành phố, là tuyến đường
chiến lược (đường Chasseloup Laubat); rộng, thuận tiện và hấp dẫn
nhất. Ở bên này còn là vùng nông thôn tráng lệ và được canh tác tốt; Người An
nam thuộc tầng lớp cao sống trong những căn nhà nhỏ xinh, nằm chìm giữa mớ hổn
độn của các cây xoài, chuối và cau. Nằm cách thành phố một quãng ngắn, có một
trang trại kiểu mẫu, Ferme des Mares (khu vực thành Ô Ma), nơi thử
nghiệm mía, cây chàm và cây cà phê, cho đến nay chưa có gì trong việc sản xuất
cho kết quả thực tế rực rỡ.
Con đường thứ hai đến Chợ Lớn
chạy dọc kênh Tàu Hủ theo toàn bộ chiều dài của nó; nó băng qua những ngôi làng
lớn của người An Nam, nơi có rất nhiều dân cư đông đúc và dẫn đến bệnh viện bản
xứ Chợ Quán, nơi tiếp nhận người An Nam và người Tàu thuộc tầng lớp nghèo.
Những người không có xe hơi
và muốn đến Chợ Lớn trong 20 phút chỉ phải đi xe điện hơi nước từ kên Thàu Hủ
hoặc tuyến đường sắt mới được xây dựng đi Mytho.
Sau khi đã thăm thành phố
Sài Gòn, tôi đã tự mình đến Chợ Lớn, một thành phố gồm 50.000 dân, chỉ có người
Tàu và người An Nam sinh sống. Đây là thành phố thương mại nhất của Nam Kỳ, thị
trường lớn của cho, lụa và trà. Tôi đến đó vào một buổi lễ lớn; Vào lúc 9 giờ, đúng
lúc, tôi tiến về phía phóng Thanh tra, nơi tôi đã nhận được sự hiếu khách, một
đám rước đi trước bởi các nhạc sĩ nổi bật với những cú đánh liên tiếp vào trống,
đinh tai bởi những tiếng chũm chọe và nghẹt thở trong tiếng sáo đáng sợ như bị
tịt mũi. Đó là âm nhạc tồi tệ, không có hòa âm, không có nhịp điệu, không có chủ
đề âm nhạc. người ta chỉ nghe thấy tiếng ồn và âm thanh lệch lạc và xé tai. Sau
dàn nhạc thì xuất hiện những bé gái từ 6 đến 7 tuổi, được trang điểm lộng lẫy,
khuôn mặt của chúng bị đánh phấn thô thiển, ngồi trên những con ngựa có những
chiếc yên sang trọng và được dẫn dắt bằng tay của những thị đồng với trang phục
kỳ quái và sặc sỡ. Những cô gái trẻ khác ở trong những chiếc cổ xe, được tập hợp
theo nhóm bốn người đứng trước những chiếc bàn chứa đầy thức ăn hoặc bận rộn
nhiều công việc thủ công nhỏ khác nhau. Đi bộ là các vệ sĩ mang trong tay vũ
khí quái dị và rất rực rỡ; những người khác cầm cờ đuôi nheo, dù che và những
chiếc quạt khổng lồ. Sau đó là những tu sỉ, đoàn thầy chùa với áo vàng, những
văn sị, những người già đeo kiếng thật đáng kình, rồi đám rước rồng, một đạo chủ
mặc áo dài. Cuộc diễn hành kéo dài nửa giờ. Để kết thúc buổi lễ trong trang trọng,
người ta đã đốt pháo bằng lời tuyên bố này rằng người Tàu đã hoàn thành tất cả lễ
hội. Thật sự là độc đáo, nhưng bạn nên có một thông ngôn để cung cấp cho bạn ý
nghĩa của đám rước này, mà đối với chúng tôi, trông giống như một lễ hóa trang
hơn là một lễ tôn giáo.
Thành phố Chợ Lớn có nét đặc
trưng của một thành phố Tàu; nó được dành riêng cho thương mại cùng những đường
bao quanh kênh Tàu Hủ, được phủ bởi nhiều cây cầu cao, chứa đầy các cửa hàng
nơi người ta bán tất cả các loại thực phẩm đặc biệt cho người dùng An Nam và Tàu.
Những thướng buôn lớn của thiên triều, ở trần, bụng đầy đặn, chiếc mũi mang đôi
kiếng, ngồi trước quầy lưu trâm đến công việc của họ. Còn những kế toán thì
dùng các ngón tay nhanh nhẹn để luồn những trái banh nhỏ xỏ vào một cọng sắt nằm
ngang, nhờ sự giúp đỡ của những trái banh này mà họ thực hiện các tính toán phức
tạp. Chúng tôi nhìn thấy qua một cánh cửa khép hờ, một ông thầy Tàu nghiêm túc
đang dạy một nhóm những đứa trẻ tinh nghịch, đang gắng sức để chú ý đến những
bài học của thầy. Dọc theo con kênh, tôi thấy các nhà máy xay xát lớn của nhựng
người Pháp làm ăn với người Tàu.
Tôi vào tiệm tạp hóa một
lúc, nơi bán các sản phẩm đa dạng nhất, từ cá, gạo, đến quần áo, giày dép,
sách, gương, vải các loại. Một ngôi chùa Tàu mở cửa cho mọi người và chìm trong
một đám đông chật ních và đông đúc thu hút sự tò mò của tôi. Trong một phòng lớn
như tiền sảnh, tôi thấy những người bán bánh và kẹo rất đắt hàng bởi vô số bạn
hàng đang nhồi nhét tức ăn đầy miệng. Trần nhà được trang trí với vô số đèn lồng,
nhấp nháy tvô vị; có phải đây là vật tạ ơn hay đơn giản là ánh sáng dành để làm
sáng bữa tiệc? Từ căn phòng ồn ào này, chen chúc với đám đông vui vẻ, thiếu sự
tôn trọng một nơi thờ cúng, tôi đi vào chánh điện của ngôi đền. Ở lối vào là
con ngựa của phật, giống như một loài bốn chân vô hại không gợi lại bất cứ điều
gì về vai trò linh thiêng của nó trong tôn giáo của Tàu. Mặt sau có một bàn thờ
được trang trí với những bức tượng, ngọn đuốc, bình hoa thiêng liêng. Một đạo
sĩ nhìn tôi với vẻ tốt bụng và dường như không bị ảnh hưởng bởi những nụ cười chế
nhạo truyền cảm hứng cho tôi khi nhìn thấy Đức Phật với cái bụng lớn đang ngự ở
giữa vây quanh là các vị thần cấp dưới. Một bà già tốt bụng quỳ trên bậc thềm đốt
một ném nhang trước hình ảnh của vị thần, nhờ dâng lễ cúng cho vị đạo sĩ, Người
này sẽ quay bánh xe cầu nguyện để mang đến thần linh những mong muốn của các
tín đồ. Thật đơn giản và không phức tạp! Hơn nữa, đám đông dường như thích thú
hơn ở khu vực này hơn là ở khu chánh điện, bởi vì hiếm hoi những tín đồ xuất hiện
ở đó với một không khí mất tập trung và vội vã quay trở lại cuộc lễ ồn ào đang
xảy ra gần đó.
Vào buổi chiều, một chiếc xe
chở tôi đến nhà máy gốm Cây Mai, nằm cạnh một lô cốt cùng tên, nơi có một trung
đội thủy quân lục chiến đang đóng. Chúng tôi băng qua, một vùng đất khô cằn chứa
đầy các gò đất và mồ mả của người An Nam trông giống như những con nhân sư không
đầu. Một mùi khó chịu phát ra từ một cái mả mới xông vào mùi của tôi. Trên thực
tế, người An Nam có thói quen xấu là chôn cất người chết của họ ở độ sâu rất nhỏ,
do đó, làm bốc mùi lan truyền dễ dàng trong môi trường xung quanh, làm tổn hại
lớn về sức khỏe cộng đồng.
Xưởng sản xuất đồ dùng gia
đình và bình hoa của Cây Mai gồm một nhà chứa dài, rất thấp, phủ đầy lau sậy,
và một lò gạch thô, trong hình dạng của một đường hầm ngang. Các người thợ Tàu
làm việc một cách nghệ thuật đất sét được lấy trực tiếp từ mặt đất và nắn tất cả
các hình thức theo trí tưởng tượng của họ hoặc do nhu cầu của khách hàng đề xuất.
Nói chung, đây là những món đồ chưa hoàn thiện và khá thô được đưa ra khỏi xưởng.
Tuy nhiên, một số, nhờ vào bàn tay khéo léo, đã biến thành những nhòm hình nhân
vật, đĩa và bình trang trí hình cua, nhiều loại cá khác nhau không thiếu nét độc
đáo. Điều làm tôi ngạc nhiên là khi thấy rằng với những phương tiện thô sơ như
vậy, họ đã chế tạo được những đồ vật tương đối hoàn thiện. Ngẩng đầu lên, tôi
thấy những giường ngủ nhỏ, khiêm tốn cho thợ thuyền nhà máy. Không có gì có thể
đưa ra một ý tưởng về sự đòi hỏi nhỏ của người Tàu lao động Họ làm việc rất nhiều, không bao giờ phàn nàn,
rất hài lòng với những điều cần thiết nghiêm ngặt về quần áo, thức ăn và chỗ ở,
tiết kiệm mọi thứ và luôn vui vẻ và hạnh phúc. Thật là một sự khác biệt với người
lao động trong các thành phố lớn của chúng ta, nói chung có yêu cầu cao và chu
đáo trong công việc! Dường như người Tàu, những người mà chúng ta vẫn coi là những
kẻ man rợ và những người hư hỏng, từ lâu đã giải quyết vấn đề xã hội mà chúng
ta đã theo đuổi trong vô vọng trong nhiều năm qua. Khi chúng ta biết rõ hơn về
phong tục và thói quen của họ, chúng ta có thể, không nghi ngờ gì, rút ra từ
họ những bài học về sự khôn ngoan, điều độ và tổ chức xã hội.
Tôi trở về Sài Gòn bằng xe
hơi qua đường Chợ Quán. Xung quanh Chợ Lớn, tôi rất ngạc nhiên khi thấy những
khu rẫy tuyệt vời được canh tác bằng tài năng và bí quyết của những người Tàu. Theo
thói quen, rất từ lâu, để bón đất, họ dùng phân người, họ sử dụng các sản phẩm từ
phân của 'Sài Gòn và Chợ Lớn, rồi họ ủ, để phát triển ngon các loại rau, chẳng
hạn như xà lách, bắp cải, măng tây, v.v.; họ cung cấp rộng rãi các chợ Sài Gòn.
Đúng là việc tưới không thơm tho này, như đã nói, có nhược điểm nghiêm trọng là
làm lan truyền loài sán sơ mít, vì trứng
của chúng được rải ra trên các loại rau mà chúng ta ăn.
Tôi dừng lại một lúc tại Chợ
Quán để bắt tay bác sĩ hải quân, người quản ký bệnh viện bản địa, và tôi trở về
Sài Gòn vào buổi tối, vui mừng với chuyến đi của tôi và tất cả những gì thú vị mà
tôi thấy.
(Hết)
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020
MỘT NĂM LƯU LẠI TẠI NAM KỲ:
HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SÀI GÒN
M. Delteil
Tôi đã có một chuyến thăm
dài đến các xơ của bệnh viện, nhửng người mà tôi đã định sinh hoạt với họ vài
năm. Tôi nhìn thấy, trong phòng khách được dùng như một xa lông, bề trên, xơ
Benjamin, người dường như không cảm nhận được sự mệt nhọc của 20 năm ở Nam Kỳ,
và năm hay sáu xơ khác chào đón tôi với lòng hào hiệp và sự tử tế của người bảo
mẫu. Tôi đã rơi nước mắt. Dường như tôi đang tìm về một gia đình. Khi căn bệnh
xảy đến với bạn, điều thường xảy ra ở các thuộc địa không lành mạnh, và đặc biệt
là ở Nam Kỳ, chúng ta chắc chắn sẽ luôn gặp những con người tuyệt vời này,
không chỉ chăm sóc tinh tế và chăm chỉ, mà còn cả sự an ủi chỉ có người phụ nữ
có thể mang lại Tôi có thể được phép nói
trên tất cả về xơ Germaine, người có quyền hạn ở phòng của các bịnh nhân sĩ
quan, tất cả những điều tốt đẹp mà tôi nghĩ!
Đó là người chăm sóc và là bà tiên tốt bụng của những người vào bệnh viện
quân đội. Kitô giáo chưa bao giờ có thể làm cho một người phụ nữ hoàn hảo hơn
như vậy. Dáng vẻ của xơ, là sự ngọt ngào thiên thần, lòng tốt vô hạn, làm cho xơ
trở thành một mẫu người được lòng nhứt ở Nam Kỳ. Tên của xơ chỉ được gọi với sự
tôn trọng và tình cảm bởi nhiều sĩ quan đã nhận được sự chăm sóc, và không một
bệnh nhân cũ nào trở lại Sài Gòn mà không đến thăm người phụ nữ thánh thiện này
và mang cho cô một món quà lưu niệm nhỏ.
Tôi cũng đã đến gặp Cha
Thinselin, cha tuyên úy của bệnh viện, người đã xuất hiện trước tôi với thân
hình to như một giáp sĩ và bộ râu của một người tràn trề sức lực. Hình dáng to
lớn này, nhưng ông ta lại có một diện mạo rất dịu dàng trẻ con Ông là bạn của bệnh
nhân và của tất cả những người lui tới bệnh viện.
Rời khỏi bệnh viện, chúng
tôi xuống đại lộ Norodom, một con đường rất nhộn nhịp, nơi giao thông rất hoạt
động. Đây là nơi tọa lạc của khách sạn tướng lãnh, Câu lạc bộ sĩ quan, Nhà thờ
và cuối cùng là dinh Thống đốc.
Câu lạc bộ sĩ quan là một
tòa nhà một tầng lớn đến từ sự hào phòng của một thống đốc, người đã xây dựng
nó với mục đích biến nó thành nơi gặp gỡ của các sĩ quan của tất cả các quân chủng.
Tầng trệt dành riêng cho phòng ăn của sĩ quan thủy quân lục chiến. Ở tầng trên,
có một thư viện, một phòng đọc sách, một phòng bi-a và một quán bar giải khát. Phí
câu lạc bộ là một piastre mỗi tháng.
Rất gần với câu lạc bộ là một
ki-ốt khá xấu xí, nơi đội quân nhạc trình diễn hai lần một tuần. Vào những ngày
này, toàn bộ Sài Gòn thanh lịch như chuyển về đại lộ này, trong đoàn người; họ
đi bộ, họ trò chuyện, họ cười. Cảm giác thực sự như đang sống trong những thành
phố ở Pháp nơi đội quân nhạc thu hút đám đông và những người nhàn rỗi.
Nhà thờ, mặt hướng về phía
đường Catinat, chưa phải là một công trình đẹp. Được xây dựng hoàn toàn bằng gạch,
toàn khối nằm trên nền đá granit, làm nhớ lại giống như những chiếc bánh ngọt to
nặng thường được gọi là bánh pa-tê. Tòa nhà kiêu kỳ mà xấu xí này tiêu tốn tiền
triệu của thuộc địa. Bên ngoài nó có hình dạng của một hình chữ nhật dài được kết
thúc bởi hai tháp vuông và một cổng ra vào. Bên trong, gian giữa rộng và ấm,
không khí không vào được; có vẻ như bạn đang bước vào dưới một chiếc chuông lặn.
Thay vì làm một nhà thờ thanh lịch, nhẹ nhàng, với hai hành lang, để cho phép
không khí lưu thông tự do ở đó, họ lại xây một khối nhà lớn, không có thú vị,
không có phong cách, quá rộng lớn cho số lượng nhỏ tín hữu thường xuyên lui tới.
Người ta muốn đánh vào trí tưởng tượng của người An Nam bằng cảnh tượng hùng vĩ
và oai nghiêm của một công trình tôn giáo được tôn lên thành chúa của các Kitô
hữu; Tôi không biết nếu họ có thành công. Nhưng, theo tôi, đó là một nhà thờ hỏng.
(Tác giả chề nhà thờ này về sau là nhà thờ Đức Bà cũng có lý do vì lúc mối
xây dựng xong, nhà thờ chừa có tháp chuống cho nên nhìn vào không có gì đẹp cả).
Đằng sau dinh có một công
viên rộng lớn nằm giữa rừng nguyên sinh và rất tấp nập vào Chủ nhật bởi khi
toàn thành phố Sài Gòn để nghe hòa nhạc. Đó là khu rừng Boulogne của cư dân Sài
Gòn. Đoàn người rất đông ở đó từ 5 đến 6 giờ mà họ có bổn phận phải xếp thành
hai hàng và đi bộ. Đó là nơi gặp gỡ của mọi tầng lớp xã hội tươi đẹp. Dây là cuộc
d8ua tranh về trang phục và thanh lịch. Nhựng cô con gái trong trang phục sang
trọng bằng lụa, không thèm để ý những gì xảy ra chung quanh. Bạn không thể biết
được ý nghỉ của đám đông đến đây vào chủ nhật. Cuộc đi dạo này trở thanh một
thói quen của cư dân.
Rời khỏi khu vườn của thống
đốc, chúng tôi trở lại đường Chasseloup-Laubat nơi có một trường trung học cùng
mang tên. Trường này nhận các người An Nam trẻ các từ gia đình danh giá để học
tiếng Pháp và các khái niệm của khoa học và nghệ thuật của chúng ta. Họ được
đào tạo cho sự nghiệp thông ngôn. Ngoài ra còn có một trường trung học thế tục ở
đường Espagne dành cho trẻ em người Pháp và ở đường National có một ngôi trường
được điều hành bởi một linh mục giáo xứ Sài Gòn (trường Taberd),
nơi dạy cho những người bản xứ và con lai châu Âu.
Bây giờ chúng ta hãy kết
thúc hành trình khám phá thành phố bằng cách đi xuống đường Câlinât, bận rộn nhất
và nhộn nhịp nhất ở Sài Gòn. Chính tại con phố này, hầu hết các công trình công
cộng đều được đặt: Kho bạc, Bưu điện và Điện báo, Sở Nội vụ (Dinh Thượng
Thư) và nhà ở của các Giám đốc hai công trình này (Bưu điện và Điện
báo, Sở Nội vụ) như là những cung điện thực sự. Đi tới là gặp khách sạn Favre,
mà tôi đã đề cập. Tòa thị chánh không có dấu ấn đặc biệt nào cả. Nhà hát, sau
đó là quán cà phê, cửa hàng giàu có của Tàu và châu Âu, các câu lạc bộ, vân
vân. Con đường chứa đầy xe cộ, các đoản thuyền viên, các phu xe An Nam, người bộ
hành Tàu và bản xứ lưu thông từng đám từ sáng đến tối và tạo ra một hình ảnh động
tuyệt vời. Đường National nối với đường Thaberd và đại lộ Norodom cũng ồn ào và
náo nhiệt. Các khu vực khác của thành phố không có gì đáng được quan tâm.
Những ngôi nhà của tư nhân hầu
hết đều được xây dựng theo mô hình của Bourbon, hoặc bằng gạch, hoặc bằng gỗ.
Chúng hầu như không có nhiều hơn một tầng và thường bao gồm một nhà ở chính giữa
sân và vườn, có một mái hiên ở phía trước và phía sau. Chìm vào giữa một khối
cây xanh, chúng có vẻ ngoài duyên dáng và dể thương; Các phòng bên trong thường
lớn và thông thoáng. Phía cuối của thành phố có nhiều ngôi nhà bằng đá được xây
dựng theo phong cách châu Âu, phục vụ như cửa hàng và chỗ ở cho thương gia.
Hệ thống cống rãnh của thành
phố không để lại điều gì mong muốn. Rất hoàn chỉnh và dự trù cho các luồng nước
lớn trong cơn mưa bão thường xuyên vào tháng 6, làm tuôn nước như thác xuống mặt
đất, chị trong vài giờ. Việc cung cấp nướccho các ngôi nhà và ở góc đường, đều
có đặt một phông tên nước, do một tháp nước dưới dạng một tòa tháp thanh lịch
được xây dựng trên đường Catinat (Hồi mới lập con đường này dài tới đường
Mayer (Hiền Vương)). Một động cơ hơi nước mạnh lấy nước từ nguồn nước lớn
dưới lòng đất, nơi hội tụ các tầng nước dồi dào lọc qua lớp cát của cánh đồng
Lăng mộ, rồi nước được nâng lên đỉnh tháp; từ đó cung cấp ra các quận khác nhau
trong thành phố.
Ngoài những đại lộ, những
khu vườn công cộng, những quảng trường và công viên mà tôi đã nói, vẫn còn đó,
xung quanh thành phố, những chuyến đi dạo thú vị rất nhộn nhịp vào buổi chiều,
sau hoàng hôn, bởi người dân thành phố: là chuyến đi tuần tra, đường Gò Vấp và
Chợ Lớn. Chuyến đi tuần tra đi xung quanh thành phố. Nó dẫn bạn đến một con đường
rộng và được duy trì tốt, bao bọc hai hàng cây, nhà ở xinh xắn, từ vùng quê được
canh tác tới trụ sở thanh tra của Biên Hòa, nơi cư trú của một thanh tra viên về
các vấn đề bản địa và là nơi trung tâm có mật độ dân số rất quan trọng. Địa
phương rất duyên dáng nhỏ bé này hoàn toàn gợi nhớ đến một ngôi làng châu Âu, sạch
sẽ và được giữ gìn tốt. Đây là trạm dừng cho xe hơi. Sau đó chúng tôi tiếp tục chuyến
hành trình và băng qua các làng, cánh đồng lúa, cây cầu bắc qua những con kênh.
Con đường này, từ 5 giờ chiều đến 10 giờ sáng mùa hè, chật cứng những chiếc xe với
tài xế riêng hoặc thuê, đan xen và kéo theo từng bước nhịp nhàng cũa những người
đi dạo làm biếng trãi người và sảng khoái tận hưởng không khí trong lành đến từ
sự chuyển động của xe
Xa hơn một chút là Lăng mộ của
giám mục Adran, Ngài Pigneaux de Behaine, mất năm 1779, nằm ở một nơi rất đẹp
như tranh. Vị giám mục này, người đóng vai trò tiên phong trong thế kỷ trước dưới
triều đại của Gia Long, đã được chôn cất ở đó bởi sự chăm sóc của người bạn
hoàng gia của mình, sau khi đám tang tráng lệ, đã dựng lên cho ngài một tượng
đài đẹp mang dáng dáp nghệ thuật An Nam.
Con đường Gò Vấp, xuyên qua
khu vực canh tác tốt nhất và là nơi giàu có nhất của thành phố, vẫn là một chuyến
đi dạo rất đông người lui tới. Đây là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi
nhà của người An Nam với một diện tích một ha trồng nhiều thứ: thuốc lá, ngô,
mía và được bao quanh bởi cây cối từ các phía. Cảm giác như đang ở nước Pháp giữa
vùng nông thôn bị chia nhỏ và được chăm sóc rất tốt bởi những người nông dân của
chúng ta.
(Còn Tiếp)
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020
MỘT NĂM LƯU LẠI TẠI NAM KỲ:
HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SÀI
GÒN
M. Delteil
Sau khi hoàn thành công việc
giao thiệp của mình, tôi lập kế hoạch đi thăm thành phố Sài Gòn, sau đó là Chợ
Lớn rất gần ở đó. tôi sẽ cố gắng miêu tả, càng nhanh càng tốt, về duện mạo của
hai thành phố này và của ghi lại những điểm thú vị nhất cũng như các di tích
chính.
Thành phố Sài Gòn lúc này chỉ
mới 25 tuổi. Khi Phó đô đốc Rigaull de Genouilly chiếm giữ Sài Gòn, vào ngày 17
tháng 2 năm 1859, thành phố An Nam bao gồm một thành cổ, khu Trường Thi và một
vài túp lều bẩn thỉu và tồi tệ nằm rải rác đây đó và trong một sự hỗn độn chưa
có vẻ gì được nghệ thuật cho lắm. Hầu như tất cả các phần bị chiếm đóng ngày
nay bởi các bến cảng, khu buôn bán, đại lộ Bonard và trung tâm thành phố, chỉ
là một đầm lầy rộng lớn, nơi có con kênh lầy lội. Cần phải triễn khai một tinh
thần sáng tạo thực sự trong một thời gian ngắn như vậy để lấp đầy đầm lầy, làm
vững chắc mặt đất, đào cống, xây dựng những ngôi nhà trang nhã và di tích đáng lưu
ý, để vạch những con đường rộng được trồng cây, đại lộ, bùng binh, đài phun nước
đặt ở khắp mọi nơi với nguồn nước chảy tuyệt vời, nói một cách dễ hiểu, từ đầu,
một thành phố nửa phương đông và châu Âu, thanh lịch, xinh đẹp, thuận tiện để sống,
đầy sức sống và biến động và hiện đang cư ngụ bởi một dân số 35.000 dân.
Sự thay đổi nhanh chóng này
là do các đô đốc Rigault de Genouilly, Charner, Bonant, de la Grandière, Dupré,
Duperré và thống đốc dân sự Le Myre de Villers. Đã tạo ra một những thành phố đẹp
nhất và trong lành nhất ở Viễn Đông!
Hai mươi lăm năm để hoàn
thành một công việc như vậy, không kể tới việc tổ chức các lãnh vực dân sự,
chính trị, quân sự và tài chính của cả một thuộc địa lớn gồm 2 triệu người, vãy
có phải đó là một thành công thực sự?
Tôi tự hỏi liệu có bất kỳ quốc
gia nào vượt qua thời kỳ thuộc địa khôn khéo nhất để được nhiều hơn và tốt hơn
trong một thời gian ngắn như vậy. Người Anh, là những người không chỉ hơn chúng
ta trong những vấn đề như vậy, mặc dù ghen tị với sự tiến bộ của chúng tôi ở Đông
Dương, vẫn lặp đi lặp lại rất thường xuyên rằng chúng tôi đã đạt được những điều
kỳ diệu thực sự ở Nam Kỳ, xem lại vài năm gần đây giữa cuộc chinh phục của
chúng tôi và các quyết định tổ chức. Chỉ có chúng tôi những người Pháp, thích
chê bai công trình của chúng tôi, làm việc đó quá thường xuyên với một sự nhẹ
nhàng và ngu ngốc mà gần như hoàn toàn không có lòng yêu nước.
Nhìn chung, thành phố Sài
Gòn bị giới hạn ở phía bắc bởi kênh Avalanche (Thị Nghè) và sông
Sài Gòn; ở phía nam, bởi kênh Tàu Hủ và về phía tây, bởi vùng đồng bằng cát
mênh mông của cácLăng mộ (plaine des tombeaux), được đặt tên như
vậy, bởi vì người An Nam đã chôn cất người chết ở đó từ thời xa xưa và bao phủ
bởi những nấm mộ được tôn trọng một cách chu đáo theo tục lệ.
Tất cả các con đường đều thẳng,
rộng, song song với nhau và cách các bến cảng giáp sông và kên Thàu Hủ; chúng bị
cắt ở thẳng góc bởi các con đường khác đi qua thành phố và bởi nhiều đại lộ kết
thúc bằng tại bùng binh, nơi những bức tượng bán thân hoặc tượng của những vị
đô đốc có liên quan mật thiết đến cuộc chinh phạt hay sự uy thế của thuộc địa.
Để tạo bóng mát cho người đi
bộ, người ta đã có cảm hứng tốt để trồng hai hàng hàng cây trên tất cả các con đường
và tất cả các đại lộ. chủ yếu là cây me, cây bàng và cây giá tỵ với những chiếc
lá lớn để thực hiện nhiệm vụ này. Một mối quan tâm thông minh đáng được ca ngợi
ở một đất nước nơi mặt trời quá nóng và nguy hiểm như vậy!
Tiếp theo, là thực hiện một
hành trình dẫn chúng tôi đến thăm các điểm quan tâm chánh.
Bắt đầu từ cuối kênh Tàu Hủ mở
ra sông Sài Gòn, trước tiên chúng tôi băng qua đại lộ Canton (đại lộ Hàm
Nghi về sau) nơi có những ngôi nhà của những thương nhân Tàu giàu có, những
ngôi nhà thấp có nhiều nhất một tầng và thường được xây dựng bằng gỗ theo phong
cách đặc biệt của quốc gia này. Sau đó chúng tôi băng qua một cây cầu được đặt
trên con kênh lớn, nằm sâu từ 2 đến 300 mét trong thành phố, bên phải và bên
trái là các bến cảng Charner và Rigaull của Genouilly. Đó là trên cảng thứ hai
này, ngôi chợ và tạp hóa được xây dựng. Chợ chiếm một không gian đáng kể và được
chia thành bốn khu lớn có mái che: Khu thứ nhứt mua bán cá, khu thứ hai mua bán
trái cây và rau cải, khu thứ ba dành cho gia cầm và thịt và khu thứ tư dành cho
thủ công nghiệp nhỏ và các quán ăn bình dân. Khu tạp hóa thường xuyên có một
đám đông đàn ông và đàn bà người Tàu và người An Nam mua hoặc tiêu thụ tại chỗ
các mặt hàng theo sở thích. Tại khu chợ cá, người ta còn thấy cá tươi sống vùng
vẫy trong các thùng chứa nước, những con cá từ những con kênh có màu xám bùn và
bề ngoài nhớt nhát khiến chúng không có sức hút. chỉ có dân An Nam là tiêu thụ
chúng; theo ngôn ngữ địa phương chúng có tên: Cá rô, cá thát lác, cá bông, cá
chiai (?), cá chốt, cá hop (?), cá trê, cá tien (?),
lươn. Cá biển, được đánh bắt tại mũi Saint-Jacques trong vùng nước sâu, ngon miệng
hơn. Người ta thấy cá ngừ, cá đối, cá vền và cá tráp, cá trích, cá trống, cá
mòi, v.v…Ngoài ra còn có nghêu, ốc biển, hàu tuyệt vời, cua ngon, tôm lớn và
tôm hùm không thua gì của châu Âu. Những con cá khô được đánh bắt hàng năm
trong các hồ lớn của Cam Bốt chiếm một vị trí quan trọng ở khu tạp hóa, chúng
là thức ăn nền tảng của ngưới An Nam. Đó cũng là hình ảnh tương ứng của nước mắm
mà tôi sẽ đề cập lát sau trong bài này.
Chợ rau quả có các sản phẩm
khá đa dạng: chuối, xoài, măng cụt, dưa chuột, bắp cải, măng tây, xà lách, v.v.
Tại gian bán thịt, thịt heo chiếm ưu thế. Nó có chất lượng tốt và đến từ những loài
vật khá nhỏ với lưng cong và bụng kéo lê trên mặt đất, tạo thành một dáng vẻ
khó coi. Thịt bò không tệ, có giá từ 7 đến 8 xu nửa ký; những quả trứng có giá
vài xu một chục. Thú săn và gia cầm rất phong phú: vịt, bồ câu xanh, gà thiến mập,
gà trống, chim công, chuột lang, chgim dẽ, chim cút, thỏ rừng, heo rừng bạn tha
hồ lựa chọn.
Phần gây tò mò nhất của khu
tạp hóa là phần dành cho các món ăn và quán ăn Tàu. Có vô số đếm không xuể các
món ăn đặc biệt được mọi người tiêu thụ: gạo được chế biến đủ cách, mì ống, rong
Nhật, bánh ngọt lớn và nặng, kem dính có màu xanh, vịt lạp, heo con được trang
trí bằng những trái ớt lớn màu đỏ. Người đi chợ đông đúc trong đám đông xung
quanh các bàn được bày ra để tiếp đón họ; họ chọn từ mười hoặc mười hai món ăn
trước mắt và chọn món nào phù hợp nhất với họ, và chúng được mang ra trong những
đĩa nhỏ và họ ăn bằng những que nhỏ mà họ xử dụng rất khéo léo. Một món ăn mà
tôi nhìn thấy trước mắt và có vẻ ngon miệng đối với tôi, đó là một món trứng
tráng nhỏ bên trong mà người đầu bếp đặt hai hoặc ba miếng thịt nai, giá mềm và
hai hoặc ba chất khác mà tôi không thể nhận ra. Điều khiến tôi thích thú là
nhìn thấy một bà già làm bánh kếp; thay vì sử dụng chảo rán, bà ta đặt lên một
đôi nĩa gỗ nhỏ một miếng bột đã cứng, chắc chắn, sau đó bà ta bày lên lò nướng.
Tôi tưởng như miếng bánh này, đôi khi phồng lên và vượt quá khổ, sẽ thoát ra và
rơi vào lửa; nhưng hoàn toàn không phải vậy, những cây gậy nhỏ được thao tác với
tài năng như vậy mà mọi thứ đều được nấu chín, nhuộm màu nâu và mang một vẻ
ngoài vàng ánh và chính màu vàng này khiến bạn muốn ăn.
Vào buổi tối, ở xung quanh khu
tạp hóa, những chiếc bàn được bày ra, tràn ra vỉa hè và những chiếc đèn lồng Tàu
được treo lên. Ở đó những cuộc chè chén, vui vẻ, mà người An Nam, chủ yếu lời
ra từ cửa miệng, với tấm lòng thì vu vẻ. Đó là một cảnh tượng rất thú vị và tôi
thường xuyên tham dự. Bạn không bao giờ thấy tranh luận ở đó, bạn không nghe thấy
gì ngoài tiếng cười.
Rời khỏi cánh cửa lớn của khu
tạp hóa, chúng tôi thấy những người Malabar đang cúi mình đổi tiền, trước họ là
tiền piastres, roupi và tiền xu. Tiền xu là tiền tệ của người An Nam; nó được
làm bằng kẽm với một lỗ ở giữa để có thể xâu lại. phải mất 600 đồng xu để tạo
ra một xâu, tương đương với 0 fr. 80 c.
Chúng tôi tiếp tục đi qua bến
cảng và rời khỏi ngôi nhà ba tầng xinh đẹp bên trái được xây dựng bởi một người
Tàu giàu có tên là Wang-Taï, và hiện là sở thuế, và chúng tôi đi qua các quán
cà phê được bày trí như các nước châu Âu, nơi những cô gài tính nết dữ dằn, những
kẻ thân tàn của những nhòm sân khấu thường xuyên ở Sài Gòn, luôn đổ vài cái cổ
họng khô của mình những dòng bia và rượu vermouth. Đối diện là cầu cảng của hảng
vận chuyển hàng nhanh đường sông, có một đội tàu đủ kích cở, hoàn hảo cho các quốc
gia khí hậu nóng và dành cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa ở Bắc Kỳ,
Cam Bốt và tất cả các điểm trung gian. đi theo dòng sông, chúng tôi gặp trủ sở
cảng đối diện, nơi neo đậu một con tàu đã tháo dỡ cũ, tàu Tilsit, được sử dụng
như một cầu phao và doanh trại cho các thủy thủ; rồi tới khu đóng kiện hàng
hóa, công viên pháo bình và xưởng đóng tàu
với bến tàu nổi, nơi sửa chữa cho tàu hơi nước và đóng những chiếc thuyền
nhỏ. Cơ sở này, chiếm 22 ha, hiện tại chưa có sự phát triển hay tầm quan trọng
mà nó có thể có. Điều cần thiết là phải đào các bể đại tu và cung cấp cho nó tất
cả các công cụ cần thiết để sửa chữa và bảo trì một hạm đội hùng mạnh.
Các sự kiện mới nhất ở Bắc Kỳ
chắc chắn sẽ buộc Chính phủ mẫu quốc phải thực hiện dự án này đã được nghiên cứu
từ rất lâu.
Đi lên đại lộ de la
Citadelle, đi dọc cơ sở của Sainte-Enfance, nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi
và những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Trường trung học Adran do các sư huynh của tổ
chức truyền bá công giáo phụ trách. Chủng viện được quản lý bời các linh mục Hội
thừa sai. Couvent des Carmélites là nơi tìm đến của những nữ tu bất hạnh trong
khí hậu khắc nghiệt này thì việc thụ giới của họ gạp nhiều khó khăn. cuối cùng
là thảo cầm viên đối diện với kênh Avalanche. Vườn bách thú tuyệt diệu này là nơi
tập trung các loài thực vật hữu ích từ Nam Kỳ Hạ và các quốc gia lân cận, cũng
như các mẫu vật sống chính của khu hệ sinh thái thuộc địa, được tạo ra và tổ chức
bởi một người da trắng thuộc địa đến từ Reunion, là ông. Pierre, người có năng
khiếu và nhiệt huyết với khoa học và đó là điểu chưa bao giờ phủ định đối với
ông. Tất cả những gì nghệ thuật và hương vị tốt có thể sáng tạo bởi nguồn lực hạn
chế đã được tập hợp lại trong khu vườn này, nơi sẽ trở thành nơi gặp gỡ của những
bầu bạn tốt. Chúng ta có thể thấy, ở những các chuồng chim sang trọng, hầu hết
các loài chim của Nam Kỳ, như sếu, cò già, chim công, kền kền, gà tiền mặt đỏ, gà
lôi Mã Lai, chim xít, v.v Bên cạnh đó là
vòm cung của loài khỉ chứa một con tinh tinh trẻ có hình dáng giống với con người:
xa xa là những chiếc lồng của những con hổ, báo đốm, gấu, rắn đang sống. . Hươu
và nai lang thang tự do trong công viên. Bồ nông và các loài chim nước khác bơi
trên hồ thu nhỏ. Về phía kênh Avalanche, người ta sắp xếp một đoạn cắt rộng cho
phép ôm lấy một đoạn lớn của con sông xinh đẹp này, được bao phủ bởi những cây
cầu Tàu và nằm rải rác cùng những chiếc thuyền và xuồng ba lá.
Rời khỏi sở thú, chúng tôi bỏ
lại bên phải tổng kho của hải quân và chúng tôi đến nơi, theo đường Thaberl (Nguyễn
Du về sau), đến Thành Phụng. Thành có dạng của một hình vuông, mỗi góc
kết thúc bằng một hình ngũ giác. Những ụ thành được làm bằng đất và bao quanh bởi
một con mương khá rộng, không có nước. Nói tóm lại, đó là một pháo đài không
ghê gớm cho lắm. Thành được xây dựng vào năm 1799 bởi các sĩ quan Pháp, dưới thời
trị vì của Hoàng đế Gia Long. Trong khu vực kiên cố này, người ta đã xây dựng một
doanh trại to lớn bằng sắt và gạch, nơi người lính tìm thấy sự thoải mái và điều
kiện vệ sinh rất cần thiết cho người châu Âu ở những vùng nóng và ẩm ướt này.
Thành được nằm ở vị trí tuyệt vời và hơn nữa, được giữ gìn một cách đáng ngưỡng
mộ. Công binh phải được khen ngợi xứng đáng vì đã hiểu rất rõ về việc xây dựng
như vậy để thích nghi với yêu cầu của khí hậu.
Đường Thabcrl cũng đưa chúng
tôi đến Bệnh viện Quân đội, nơi cũng xứng đáng với sự ngưỡng mộ của người nước
ngoài. Nó đập vào mắt với tỷ lệ hài hòa và đó là sự thông minh hoàn hảo chi phối
tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể. Một lời khen ngợi cho các sĩ quan công
binh. Cảm hứng chính của cách bố trí bệnh viện này là hệ thống lợi thế của các tòa
chái riêng biệt. Cũng như doanh trại, sắt và gạch là vật liệu duy nhứt được sử
dụng để xây dựng bệnh viện, bao gồm một khu vực rộng lớn và và bao gồm tất cả
các cải tiến mà người ta đã quen gặp trong tại các công trình tương tự. được giữ
tốt hơn và trang bị hào phóng hơn đối với mẫu quốc. Mọi nỗ lực được thực hiện để
đảm bảo rằng các binh sĩ và thủy thủ ở trong tình trạng tốt nhất có thể để trở
lại khỏe mạnh.
(Còn tiếp)
Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao? Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...
-
RANH GIỚI HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN QUA CÁC BẢN ĐỒ (GIAI ĐOẠN 1859 – 2005) Vũ Ngọc Thành...
-
Đường des Moïs Đường Richaud Đường Phan Đình Phùng Ngày xưa là đường Richaud hướng Đông Bắc – Tây Nam, một trong những con đườn...
-
Đường Testard Đường Trần Quý Cáp Đường Võ Văn Tần Đường Trần Quý Cáp xưa có tên là đường Testard nằm ở hướng Đông bắc – Tây nam ...
-
CĂN CỨ TRUYẾN TIN PHÚ LÂM (ĐÀI RA ĐA PHÚ LÂM) Xin nói trước đây không phải là công trình có giá trị như những kiến trúc của thời ...
-
Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn: Đường Đồn Đất (Thái Văn Lung) Posted on 09/10/2015 bởi timdolinghcmc@gmail.com ...