Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Sài Gòn thời thuộc địa có một khu vực là nơi tập trung sinh sống của những chủ nhân đồn điền cao su. Đó là khu vực nằm dọc theo các con đường Mac Mahon/Công Lý/Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Legrand de la Liraye/Phan Thanh Giản/Điện Biên Phủ, đường Barbé/Lê Quý Đôn, đường Thévenet/Tú Xương và đường Mayer/Hiền Vương/Võ Thị Sáu. Đây ngày xưa còn gọi là con những con đường của cây cao su trồng hai bên lề. Cho nên có những người không biết rõ lai lịch đều nói không biết tại sao người Pháp trồng cây cao su hai bên lề đang lý phải trồng cây dầu hay cây sao mới phải. Có lẽ những ông bà chủ đồn điền muốn tạo dấu ấn cho khu vực mình cư trú. 
Ngày đó tôi sống tại số 230 đường Công Lý ngó qua ngả ba Tú Xương, hàng ngày tôi bước qua đường lấy mũ cao su lăn thành hình trái banh nhỏ, lượm hột cao su chà vào nền xi măng rồi dí vào mấy đứa bạn hay đi tới về hướng đường Hiền Vương trước công ty Terre Rouges xem mấy ông nhân viên chơi ném boule. 
Rất tiếc hầu như không có tấm hình nào giờ còn lưu lại khu vực này của thời thuộc địa, chỉ có ít ỏi một vài tấm hình của villa bà Souchère.


Vị trí nơi tập trung sinh sống của những chủ nhân đồn điền cao su 
trong bản đồ thập niên 50


Vị trí ngày nay

Thật ra có một số villa nằm ở đường Đoàn Thị Điểm và Phan Đình Phùng/Nguyễn Đình Chiểu nữa nhưng khu vực tập trung niều nhất vẫn là khu vực nói ở trên.
Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của Tim Doling về khu vực này.

Những biệt thự của những người Pháp
 trồng cao su tại Sài Gòn xưa

Bài này được đăng trước đó trong Saigoneer
Bất chấp sự tàn phá liên tục các tòa nhà thuộc địa ở Sài Gòn, vẫn còn ít hơn một phần tư nằm trong quận 3, nơi có thể xác định các biệt thự đó đã từng là của những người trồng cao su Pháp giàu có.

Trong khu vực của Quận 3 giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn và Võ Thị Sáu từ lâu đã được biết đến không chính thức là " khu vực các đồn điền cao su" của Sài Gòn.   Trong những năm đầu thế kỷ 20, nhiều người trồng cao su Pháp giàu có đã mua hoặc thuê nhà ở khu vực này, gồm các văn phòng của các công ty như đồn điền Société des Terres Rouges, Compagnie des Caoutchoucs de Padang, Compagnie des Caoutchoucs d’An Vieng và Compagnie des Caoutchoucs de Cambodge.


Số 17 Lê Quý Đôn

Tất cả những văn phòng được đặt tại gần số 236 đường Mac-Mahon, nay là số 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngày nay là của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam và Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.
Căn biệt thự Pháp tại số 17 đường Barbe / Barbet, nay là số 17 Lê Quý Đôn, lần đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ thuộc địa vào năm 1923 như là nhà của ông J Pierret, chủ sở hữu của Société des plantations de Route-haute tại Tây Ninh. Trong 1923-1925, Pierre từng là Thủ Quỹ củaSyndicat des Planteurs de caoutchouc de l’Indochine. Trong năm 1928. ông có thuê một biệt thự (nay bị phá hủy) số 167 đường Mayer ở gần đó, nay là Võ Thị Sáu.


Biệt thư của ông chủ Bec ngày nay ần sau táng cây xanh

Trong cùng thời kỳ, biệt thự tại số 33 đường Barbe / Barbet, nay là nhà hàng Gạo tại số 33 Lê Quý Đôn, là nơi cư trú của ông Bec, chủ sở hữu đồn điền An-Nhơn. Ngược lại với số 17, biệt thự này đã thực sự thuộc sở hữu của gia đình Bec, và huy hiệu của họ vẫn còn được nhìn thấy ngày nay ở trên cửa ra vào của căn biệt thự. Trong những năm 1950, Best đã bán tài sản cho chú vua Bảo Đại là Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Lộc trước khi trở về Pháp.
Hơn nữa dọc theo cùng một con đường là một di sản tại số 45 đường Barbe/Barbet, nay là số 45 Lê Quý Đôn. Vào năm 1924, đây là nơi cư trú của ông Perot, Giám đốc Société des plantations de Courtenay, nhưng năm 1927 nó đã trở thành nơi cư trú của một quản trị viên cao cấp của chính phủ tên là Blanchard.


Số 45 Lê Quý Đôn

Trong thời gian làm Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Nam Kỳ, ông Blanchard là Giám đốc của không ít hơn ba công ty trồng cao su lớn - Compagnie des Caoutchoucs de Cambodge, Compagnie du Caoutchouc Padang, và Société des plantations des Terres Rouges.
Có lẽ di sản nổi tiếng nhất của " khu vực các đồn điền cao su" của Sài Gòn là ngôi biệt thự lớn tại số 169 đường Mac-Mahon, nay là nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh tại số 169 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nó được xây dựng vào năm 1927 cho chủ đồn điền triệu phú bà de la Souchère, một nhân vật sống động được dẫn như là kiểu mẫu cho nhân vật chủ đồn điền Eliane Devries mà Catherine Deneuve thủ vai trong phim Indochine của đạo diễn Régis Wargnier năm1992 .


Ngôi biệt thự trước đó của Souchère tại số 169 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


Bỏ trống bởi bà  Souchère vào năm 1933 sau khi  bị mất toàn bộ tài sản của mình trong vụ suy thoái kinh tế, căn biệt thự sau đó trở thành nơi cư trú của Tướng Philippe Leclerc (1945-1946), chỉ huy lực lượng Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới II, và vào cuối thập niên 1960 là nơi cư trú của Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hương. Năm 2015 nó đã trải qua một cuộc trùng tu.
Giống như rất nhiều cấu trúc cũ khác của các căn biệt thự này, các biệt thự của các  người chủ đồn điền thời thuộc địa không được công nhận là di sản và như vậy sự tồn tại trong tương lai của chúng vẫn còn là điều chưa chắc chắn.


1 nhận xét:

  1. Rất tiếc kiến trúc mới của tòa nhà Thiếu nhi thành phố đã phá vỡ cảnh quan của ngôi biệt thự 169 NKKN này

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...