Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016


Đường Thuận Kiều
Đường Verdun
Đường Nguyễn Văn Thinh
Đường Thái Lập Thành
Đường Chanson
Đường Lê Văn Duyệt Sài Gòn (Tiếp theo)




Qua ngả 6 công trường Dân Chủ chúng ta thấy những điểm đáng chú ý như trại Lê Văn Duyệt, Biệt Khu thủ đô, quân vụ thị trấn bên trái đường và khu dépot Hòa Hưng. 
Trại Lê Văn Duyệt xưa là casernes d'artillerie coloniale (trại Pháo Binh Thuộc địa) thời Pháp thuộc án ngữ khu vực Chí Hòa. 

Biệt khu Thủ đô là một quân khu đặc biệt trong 5 tổ chức quân khu chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa, thuộc hệ thống điều hành của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Do địa bàn bảo an là trung tâm hành chính và quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên tuy vùng hoạt động nhỏ gọn, nằm trọn hoàn toàn trong Quân khu III, nhưng trách vụ nặng nề và quan trọng hơn.
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 quân khu. Địa bàn của Quân khu Thủ đô đặc trách vùng Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 quân khu kể trên, gồm: "Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ nhất quân khu; Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ ngũ quân khu". Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 quân khu trên. Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô đặt tại trại Lê Văn Duyệt, Sài Gòn cho đến tận năm 1975.
 ( https://vi.wikipedia.org/wiki/Biệt khu Thủ đô)







Đoạn đường này tôi chỉ đề cập đến những địa điểm quan trọng còn một số điểm tôi chưa nắm rõ sẽ được bồ sung sau.
Ga Hòa Hưng trong thời thuộc địa đầu tiên nó là một dépot xe lửa chuyên việc bảo trì thay thế cho dépot cũ bị phá bõ đi để xây dựng nhà ga trung tâm thành phố. Về sau nó có thêm chức năng là một nhà ga thứ hai trong địa phận Sài Gòn.



Không ảnh trước 1975 cho thấy vị trí ga Hòa Hưng


Ảnh vệ tinh về ga Hòa Hưng

Ở Khu vực ga Hòa Hưng có một địa danh gọi là cống Bà Xếp, nơi này trước năm 1975 là một nơi phức tạp đủ mọi thành phần của xã hội. Khu này nằm cuối con đường Nguyễn Thông luồn qua sau lưng ga Hòa Hưng và ăn ra đường Lê Văn Duyệt.
Qua khu vực này chúng ta gặp một con đường cụt bên trái là đường Hòa Hưng. gọi là con đường cụt vì nó chấm dứt tại khám Chí Hòa. 
Khám Chí Hòa được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm giảm tải số lượng tù ở khám lớn và đi đến xóa bỏ nó. Đến ngày 8/3/1953, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Tâm liền cho phóng thích một số tù nhân ở Khám Lớn Sài Gòn, số còn lại khoảng 1.600 người cùng với chiếc máy chém, được chuyển về khám đường mới, tức Khám Chí Hòa.



Không ảnh về khám Chí Hòa


Khám Chí Hòa có một cây chuyện nổi tiếng trước năm 1975 mà tờ nhật báo Trắng Đen khai thác đó là chuyện "con ma vú dài".



Báo Trắng Đen ra ngày 17.5.1969 kể chuyện Ma Vú Dài ở Khám Chí Hòa - Sài Gòn.





Qua khám Chí Hòa chúng ta thấy ngả ba với đường Tô Hiến Thành, Đường này bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Thoại đi qua trường kỹ thuật Phú Thọ và cư xá sĩ quan Chí Hòa. Đến đây là đoạn cuối cùng của đường Lê Văn Duyệt với khu nghĩa trang Đô Thành còn gọi là nghĩa trang Chí Hòa và đường Bắc Hải đi vào cổng chính cư xá sĩ quan.
Rất tiếc không có hình ảnh nào về khu nghĩa trang này hết chỉ biết nó rộng khoảng 25 hecta. Ngay cổng chính hồi đó có một bức tượng Địa tạng vương màu đen. Giờ là công viên Lê Thị Riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...