Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

CÔNG VIÊN CHI LĂNG VÀ CÔNG VIÊN VẠN XUÂN

Ở Sài Gòn tồn tại nhiều công viên, chúng được coi như là lá phổi của thành phố, là nơi thư giản cho người dân nơi đây nhưng mà giờ đây chúng bị khai tử gần hết. Chúng là biểu tượng một thời tại nơi đây, một hình ảnh khó quên trong ký ức của mọi người Sài Gòn. Tôi sẽ dẫn các bạn theo dòng thời gian về hai công viên Chi Lăng và Vạn Xuân; mặc dù chúng có rất ít tư liệu nhưng tôi cố gắng tìm trên mạng để đưa tới các bạn.

1. Công viên Chi Lăng:

Công viên Chi Lăng nằm tại ngả tư Tự Do - Nguyễn Du tới ngả tư Tự Do - Lê Thánh Tôn và ngó sang quán La Pagode. Tôi kiếm được một tư liệu liên quan tới công viên trên trang blog Việt Nam hình ảnh xưa của Nguyễn Thanh Nhan (trích một phần): 

Sài Gòn xưa - Vườn P. Pages


 Chú thích: Le haut de la rue Catinat (Đầu đường Catinat) có thể làm ta nhầm vị trí trong ảnh với ngã tư Đồng Khởi - Nguyễn Du trong một bức ảnh cùng chú thích, và đó chưa phải là trường hợp duy nhất, một bức ảnh ngã tư Đồng Khởi - Lê Lợi cũng có chú thích như vậy. Vậy đây là đoạn nào trên đường Catinat? Tường rào giật cấp bên trái cho thấy độ dốc của đoạn đường này và dấu vết của nó chính là tường chận đất của Công viên Chi Lăng sau này. Ngôi nhà bên phải làmột phần của Dinh thượng thơ có cổng quay ra đường La Grandière (Lý Tự Trọng). Do đó có thể xác định đây là ngã tư Catinat (Đồng Khởi) và La Grandière (Lý Tự Trọng)


Hướng nhìn về Nhà hát thành phố, vườn P. Pages (công viên Chi Lăng sau này) nằm bên trái đường Catinat, giới hạn bởi ngã tư Catinat (Đồng Khởi) - La Grandière (Lý Tự Trọng) và ngã tư Catinat (Đồng Khởi ) - D'Espagne (Lê Thánh Tôn). Khoảng xanh này được người Pháp xây dựng và khai trương năm 1924, như là một cách để tận dụng con dốc trên trục đường sang trọng nhất Sài Gòn. 


Vị trí người chụp lùi sâu hơn vào bên trong vườn.
Tòa nhà 6 tầng phía đối diện vẫn còn đến ngày nay.


Giao lộ Catinat (đường chạy từ trái sang phải) và d'Espagne (đường chạy về hậu cảnh). Đối diện tòa nhà  6 tầng nlà ngôi nhà mà thời gian sau này có quán cafe La Pagode rất nổi tiếng.



Ngôi nhà đối diện vườn P.Pages qua trục đường d'Espagne

là cửa hàng Champagne Moët & Chandon


Căn cứ vào tấm card của cafe La Pagode thì ngôi nhà bên phải bức ảnh có địa chỉ 211 -213 Catinat (sau này quen gọi là chung cư 213 Đồng Khởi), trong tòa nhà này có căn hộ của trùm mật thám Pháp Marshel Bazin, dưới tầng trệt là dãy cửa hàng sầm uất.


Toàn cảnh ngã tư Catinat - D'Espagne. Từ trái qua phải bốn góc lần lượt là: Vườn P.Pages, ngôi nhà số 49 đường D'Espagne (hiện giờ là trụ sở Saigontourist), cafe La Pagode, và chung cư 213 Catinat. Một bức ảnh khác chụp ngôi nhà số 49 đường D'Espagne từ giữa ngã tư 


Đã có thể nhận ra biển hiệu Cafe La Pagode



Nhìn về La Pagode và chung cư 213 Catinat.


Nhìn về hướng Nhà hát lớn. 


Nhìn về hướng Nhà thờ Đức Bà


Đã có một thời khoảng xanh này rất nhiều cây cổ thụ


Tòa nhà sau công viên là Bộ Giáo dục và Thanh niên VNCH










Vì quá ít tư liệu nói về nó nên không có nhiều thông tin chỉ biết nó được khánh thành ngày 19 tháng 1 năm 1935 bởi ông Pierre André Pagès thống đốc Nam kỳ qua tấm biển bên bức tường của công viên. Riêng trong đó có ghi ông Craste là kiến trúc sư, không biết ồng này có phải là người thiết kế công viên hay không.


Năm 1940 chính quyền Pháp biến công viên này thành vườn trẻ em (Jardin d'enfants) trong đó có xích đu, cầu tuột chủ yếu phục vụ con em các viên chức Pháp. Cùng thời gian đó ở vườn bách thú cũng có một vườn trẻ em.




Nay công viên này không còn nữa thế vào đó là tòa nhà Vincom mặc dù phía trước tòa nhà người ta chừa một khoảng trống của một vông viên mới nhưng nó không thể thay thế hình ảnh của công viên Chi Lăng ngày nào. Sau đây chúng ta sẽ đọc cảm tưởng tiếc nuối của người dân về công viên này:

 Công viên Chi Lăng... nay còn đâu!
Bài: Phúc Tiến; Ảnh: Trần Sóc
Tháng 2 năm 2010

Có ai còn nhớ ngay trên đường Đồng Khởi – con đường sang trong nhất Sài Gòn – từng có một công viên? Đó là một “vườn treo” bồng bềnh trên con dốc góc Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn. Vốn dĩ, Sài Gòn là một thành phố có rất ít những con dốc, có lẽ người Pháp đặt ở đây một công viên để làm tăng dấu ấn của con dốc này – một chút lãng mạn hoài niệm đồi Montmartre ở Paris chăng? Trên “vườn treo” có hàng cây cổ thụ rất Việt Nam, hàng thông xanh và bãi cỏ xanh rất Tây. Có tiếng chim và hoa, có ghế đá và những chiếc dù điểm xuyết đây đó đem cho khách cảm giác lâng lâng, thư thái. Ngồi chơi trong công viên này từ một góc không gian tĩnh lặng, ta có thể ngắm nhìn dòng đời nhộn nhịp trôi qua. Có thể “nháy mắt”chào tháp nhà thờ Đức Bà cao vút, chào vẻ uy nghi của tòa thị chính quen thuộc. Với du khách đang dạo bước khám phá những cửa hiệu san sát trên con đường một tời nổi tiếng với tên gôi quý phái “Catinat” thì công viênn bỗng hiện ra như một điểm dừng thú vị bất ngờ. Với những người làm việc công sở gần đấy, hẹn nhau uống cà phê hay ăn trưa ở công viên rất thú vị mà không quá cao sang.
Chiều tối đến, tại sân khấu nhỏ giáp bờ tường ngôi công thự Sở Giáo dục – đào tạo, thỉnh thoảng lại có hòa nhạc, có văn nghệ đông đúc người xem. Nhất là dịp Noel và tết, nơi đây sáng choang đèn, đông vui người lớn và trẻ em đến chụp ảnh. Tôi nhớ ờ gần một bậc thang, lối lên công viên, nơi bờ tường ốp đá tảng theo kiểu tổ ong, có một tấm bảng bằng gang khắc dòng chữ kỹ niệm khai trương công viên này. Đó là năm 1924! Lạ thật, vào năm ấy Catinat – con phố số 1 của Sài Gòn “ Hòn ngọc Viễn Đông” – tấp nập các cửa hàng, khách sạn. Thời  đó kinh tế đang phồn thịnh, giá đất giá nhà cao chót vót không kém bây giờ nhưng người ta vẫn giữ miếng đất ở con dốc này làm công viên. Vẫn giữ “vườn treo” cho con phố thương mại có thêm nét nhân văn. Vẫn giữ cho giới trẻ Sài Gòn thêm một địa chị dạo chơi và hẹn hò. Sau 1954, công viên đó đổi tên là Chi Lăng, cái tên hào hùng, càng thêm ấn tượng khó quên.
Vậy mà, bây giờ công viên ấy đâu rồi? Chỉ mới hơn một năm thôi, công viên Chi Lăng đã…bay lên trời. Nguyên một khu phố lớn ba mặt  đường, bao gồm cả công viên Chi Lăng và ngôi công thự sở Giáo dục – đào tạo bị quay lại sau hàng rào. Người ta tưởng như công viên được tu bổ nưung không, tất cả được phá ra, đào xới trở thành công trường của cao ốc Vincom khổng lồ. nhìn hình phối cảnh cao ốc lộng lẫy được treo ở hàng rào, người ta có thể thấy hay lạ. Song, để ý kỹ thì có thể nhận ragò đất ngày trước, “vườn treo” ngày trước nay được san bằng trở thành một cái sân mênh mông bên ngoài cao ốc. Nghe nói dưới mặt bằng sân là một khu shopping ngầm băng tới thương xá Eden. Hay đấy, nhưng công viên đâu rồi? Hàng cây cổ thụ, cây thông, bãi cỏ xanh, những chiếc nghế đá, sân khấu nhỏ liệu có được dựng lại?
Người dân Sài Gòn không cho phép xóa đi cuộc sống của một công viên xanh và nhân văn để thay bằng một cái sân bêtông cho dù nguy nga, tráng lệ; không cho phép đánh đổi  một “vườn treo” tự nhiên rộng mở để lấy một “đại sảnh” lộng lẫy phụ trợ cho tòa cao ốc. Những ngày cuối năm 2009, tòa nhà Vincom đã bắt đầu quảng cáo trên  báo rằng đây là cao ốc văn phòng cho thuê và trung tâm mua sắm có hai mặt tiền. Tuy vậy chúng ta vẫn hy vọng rằng công viên 86 năm tuổi kia, một dấu tích đẹp của thế hệ trước sẽ được khôi phục.


 2. Công viên Vạn Xuân:
Một công viên nữa là công viên Vạn Xuân nằm giữa hai ngả tư Pasteur - Trần Quý Cáp và Pasteur - Phan Đình Phùng nhìn đối diện đại học kiến trúc Sài Gòn và phòng đọc sách thiếu niên. Tôi có nhờ anh Tim Doling kiếm dùm tôi tài liệu về công viên Vạn Xuân nhưng trước tiên anh đưa cho tôi 4 tấm bản đồ có vẽ công viên Vạn Xuân. 


Trên bản dồ năm 1923 thì công viên này chiếm toàn bộ khu vực sân vận động Phan Đình Phùng sau này (chổ hình vuông màu xanh lá cây).



Trên bản đồ 1946 và 1952 thì nó đã bị cắt bớt ( trong viên Vạn Xuân trước năm 1975 còn sót một công trình đó là trạm biến điện của công ty CEE)


Trên bản đồ 1959 - 1960 tại ô hình 63 công viên này được đặt tên Vạn Xuân

Ngày nay công viên biến mất nhường chổ cho nhà thi đấu Phan Đình Phùng (nhà thi đấu này được xây trước năm 1975 và được mở rộng sau này). Chúng ta sẽ thấy những cảm nghĩ của người Sài Gòn về công viên này:
Sài Gòn những năm 1960-1970 - Khung cảnh thơ mộng trong bức hình đó chính là công viện Vạn Xuân nơi góc đường Pasteur - Trần Quý Cáp. Vườn hoa nhỏ Vạn Xuân nơi phía trước Trường Tiểu học Trần Quý Cáp và Đại học Kiến Trúc Sài Gòn. Sau năm 1975 khuôn viên vườn hoa ấy đã không còn và đã bị phá bỏ, và mảnh đất ấy sau đó đã bị chiếm và trưng dụng đưa vào khuôn viên khu thi đấu Thể thao Phan Đình Phùng. Nơi đây có lẽ đã từng mang đến cho chúng ta rất là nhiều kỷ niệm, có những cậu nam sinh trường Lasan Taberd, Võ Trường Toản hay những cô nữ sinh trường Marie Curie, Gia Long, Trưng Vương đã từng đến đây dạo chơi, mơ mộng về những khung trời xa lạ, và mang trong mình những hoài bão, ước mơ thật lớn lao...!!! (Sài Gòn xưa và nay)

q-nguyen 4 năm 
Ko biết bạn bè LQD cũ còn nhớ những ngày xưa, trưa hè chia nhau đánh lộn ở đây.
Khi lớn hơn vào tuổi cặp kè, a say mê nhìn tóc em bay lúc mình đi dạo...ôiiii kỷ niệm của một thời.
Cám ơn đã chia xẻ hình. (Flick Mạnh Hải)

ongthecong 3 năm
nơi đây , có cậu học sinh Taberd thường hay đến ngồi mơ tưởng đến những khung trời xa lạ ! (Flick Mạnh Hải)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...