TỪ KHÁM LỚN ĐẾN THƯ VIỆN QUỐC GIA SÀI GÒN
Những thế hệ của các bạn cũng như tôi khi nghe đến cái tên này đều không hình dung được nó to lớn cỡ nào vì nó đã bị phá bỏ vào năm 1957 để thế vào một công trình khác mà tôi sẽ kể vào đoạn sau; nhưng với các thế hệ cha ông của chúng ta khi nhắc tới từ "khám lớn" ai nấy cũng rùng mình kinh sợ. Nó là nơi giam giữ thứ nhất là những người chống đối lại chính quyền thực dân Pháp bất kể những người đó là cộng sản hay không cộng sản, thứ hai là những thành phần hình sự nỗi cợm, thứ ba là nó giam giữ bất cứ tuổi tác nào. Có rất nhiều tên tuổi đã từng bị giam giữ ở đây mà trong đó một sự kiện nổi tiếng là Lý Tự Trọng một tù nhân cộng sản đã bị xử chém, chính vì vậy mà chính quyền thành phố mới bỏ tên đường Gia Long để đặt vào đó tên Lý Tự Trọng.
Những hình ảnh về khám lớn rất hiếm để minh học cho bài viết này nếu các bạn muốn xem những hình ảnh bên trong khám lớn hãy đọc cuốn viết về khám lớn của ông Vương Hồng Sển.
1. Sơ lược lịch sử:
Năm
1886, người Pháp xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một nhà giam tù nhân,
gọi là Khám Lớn Sài Gòn (Maison Centrale de Saigon) do kiến trúc sư A. Foulhoux, đến năm 1890 thì xây xong. Khám này thay thế cho một khám đường đã có trước được xây dựng bởi J. B. Chatian năm 1863. Công trình tọa lạc trên nền đất mà xưa kia là chợ Cây Da Còm. Theo học giả
Trương Vĩnh Ký, sở dĩ chợ có tên là Cây Da Còm, vì nó họp dưới gốc một cây đa
nhánh còm, lá gie khòm xuống mặt đất. Ngày xưa, nơi đây chuyên bán trống, bán
lọng, yên ngựa và mũ tú tài và có một xưởng đúc tiền. Ban đầu, khám dài khoảng 30m và rộng 15m, có lối
đi hẹp ở giữa hai dãy khám, mặt chính được rào bằng những song sắt, vách tường
sơn đen, chỉ chừa cửa sổ nhỏ ở trên cùng, rất ngột ngạt. Bên trong phòng giam,
nền tô bằng xi măng, các tù nhân đều nằm trên sàn, một chân đút vào cái cùm dài
suốt chiều dài xà lim. Ở đây, còn có một xà lim (cellule) dành cho tù nhân lãnh
án tử hình. Đó là một hầm 3mx5m, ba mặt là tường kín và mặt còn lại là một cửa
sắt có đục lỗ nhỏ. Thiết kế như vậy, cốt vừa để thông hơi, vừa để lính canh từ
bên ngoài có thể quan sát bên trong phòng giam. Vào đêm 14 ngày 15 tháng 2 năm 1916, một nhóm vũ trang đã tấn công vào khám lớn không thành công giải thoát cho các tù nhân.
Tuy nhiên, vì thiếu ánh sáng, vệ sinh lại kém nên tù nhân dễ bị
bệnh tật và thực tế ở đây luôn phát sinh các loại bệnh nguy hiểm. Sau một thời
gian, do số tù nhân tăng lên, khám phải xây thêm nhiều phòng mới, tường cao bao
quanh, gồm hai dãy nhà một tầng và hai dãy nhà trệt, phân chia thành nhiều khu
vực để giam cầm nhiều hạng tù khác nhau.
Khám Lớn Sài Gòn trở thành khám đường lớn nhất Nam Kỳ lục tỉnh
bấy giờ, giam giữ tra tấn tù nhân người Việt, người Hoa lẫn người Âu, có lúc
lên tới 1.500 - 2.000 người. Nhiều người nổi tiếng đã từng
bị giam giữ tại đây như Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn
Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Tống Văn Trân, Lý Tự
Trọng... Trong khám có khu biệt giam tù chính trị, xà lim án chém, phòng để máy
chém và khu hành quyết tù nhân.
Theo các cứ liệu lịch sử, Khám Lớn Sài Gòn được xây giới hạn bởi
bốn con đường Lagrandìere (Gia Long), Mac Mahon (Công Lý), Espagne (Lê Thánh
Tôn) và Filippini (Nguyễn Trung Trực). Đối chiếu với thực địa hiện nay, khám
nằm trọn trong khuôn viên Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM. Dưới thời thuộc
Pháp, Khám Lớn Sài Gòn cùng với Tòa án Sài Gòn (xây năm 1881-1885) và Dinh
Thống đốc Nam Kỳ (xây năm 1885-1890) nằm ở ba góc tạo thành "tam giác
quỷ" là "biểu tượng" cho bộ máy thống trị của chế độ thực dân ở
Nam kỳ lục tỉnh. Đến ngày 8/3/1953, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Tâm (cầm quyền từ 23 tháng 6 năm 1952 đến 7
tháng 12 năm1953), liền cho phóng
thích một số tù nhân ở Khám Lớn Sài Gòn, số còn lại khoảng 1.600 người cùng với
chiếc máy chém, được chuyển về khám đường mới, tức Khám Chí Hòa.
Kể từ khi ấy,
Khám Lớn Sài Gòn chỉ còn là nơi giam giữ phụ và sau đó đã bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho phá hủy, để xây lên đó Trường Đại học Văn Khoa (thành lập năm 1957, trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn). Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khu đất này được sử
dụng làm nơi triển lãm các sản phẩm công nghệ gì đó. Không biết do cơ duyên nào,
khu vực tứ giác này về sau trở thành bản doanh đóng đô bởi những trường học, cơ
quan, hội đoàn...: Đại Học Văn Khoa (trường cũ) – CPS - Hội Nhu Đạo - Hội Kiếm
Thuật – Quán văn – Ca Đoàn Nguồn Sống - Hội Họa Sĩ Trẻ v.v.
(Nguồn historicvietnam.com do Tim Doling viết, Wikipedia và các trang mạng khác)
Vị trí cổng chính khám lớn so với hiện nay
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn
khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc
gia Việt Nam. Hoạt động của Trường trong những năm kế tiếp bị gián đoạn vì tình
hình chính trị. Mãi đến năm 1955,
thời Đệ nhất Cộng hòa, Trường
Đại học Văn khoa mới được ưu tiên phát triển. Lúc đầu Trường Đại học Văn khoa cấp
bằng cử nhân văn chương
Pháp và Anh nhưng và phải đến năm học 1957-1958 thì chương trình cử nhân giáo
khoa văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng năm đó
chương trình cử nhân giáo khoa triết
học cũng được xây dựng hoàn tất. Theo Nghị định số 66-GD/NĐ của Bộ Quốc gia giáo dục ngày 6 tháng
Chạp năm 1955, Đại học Văn khoa sáp nhập vào Viện Đại học Quốc gia Việt Nam.
Như thế, từ nguồn gốc đại học Văn khoa ở Hà Nội năm 1950, đến ngày 6 tháng Chạp
năm 1955 đã có một đại học Văn khoa mới tại Sài Gòn làm thành viên của Viện đại
học Quốc gia Việt Nam. Sau đó Sắc lệnh số 45/GD của Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa ngày 1 tháng Ba năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam được đổi thành Viện
Đại học Sài Gòn. Từ đây Đại học Văn khoa chính thức mang tên Đại học Văn khoa
Sài Gòn, thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Thời kỳ đầu cả trường đại học Văn khoa sài Gòn chỉ có 5 ban
(Việt-Hán, Anh văn, Pháp văn, Triết học, Sử-Địa), sau đó phát triển thành 8 ban
(1962), 10 ban (1970).
Đại học Văn khoa lúc còn ở đường Nguyễn Trung
Trực
" Trường Đại Học Văn Khoa (cũ) tọa lạc trên một vuông sân thơ mộng. Mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Trung Trực. Hông bên phải là đường Gia Long chạy dài tới Dinh Gia
Long. Phía trái làđường Lê Thánh Tôn. Và sau lưng là Công Lý.
Khu tứ giác này về sau có nhiều hội đoàn đến đóng đô tạo nên một sinh hoạt khá
sôi động, một thời kỳ tiêu biểu
cho các hoạt động thanh niên sinh
viên, văn hóa, xã hội v. v.
Sau
lưng trường Văn Khoa, ngay ở trung tâm điểm của khu tứ giác là một dãy nhà tiền
chế được xây cất bằng vật liệu nhẹ
(vách bằng rơm ép, mái tôn). Dãy nhà này hiện diện từ hồi còn mồ ma Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, nguyên được sử dụng cho hội chợ, phòng triển
lãm, nhà trưng bày sản phẩm đặc biệt chi đó. Nguyên
khu đất trống này hồi còn Pháp là
khám lớn, nơi giam giữ các tội phạm chính trị. Thậm chí ở đây còn nguyên
bậc tam cấp lưu lại dấu tích nơi đặt
máy chém xử tử các tội nhân. Bởi
thế, có nhiều huyền thoại về thế giới âm hồn ma quỷ quanh quất khu đất này sẽ nhắc
về sau.
Phần
lớn dãy nhà chính được dùng làm
trụ sở của một cơ quan mang tên CPS. Cái tên thoạt nghe như tên một cơ
quan Mỹ. Nhưng thật ra CPS là chữ viết tắt của Chương Trình Phát Triển
Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường
theo đề nghị của anh Lê Đình Điểu, một trong những nhân vật cốt cán điều hành chương trình. Cổng
chính vào trụ sở CPS nằm ở đường
Gia Long. CPS trực thuộc Bộ Quốc
Gia Giáo Dục, là một cơ quan được
sự trợ giúp của các tổ chức thiện nguyện quốc tế, chuyên trách về điều hành và
xây dựng các sinh hoạt thanh niên sinh viên học sinh hướng về phụng sự xã hội.
CPS
được coi sóc bởi một nhóm giáo chức trẻ, nhiều tâm huyết, là những người trí thức
dấn thân mà tên tuổi trở nên rất quen thuộc về sau: Lê Đình Điểu,
Trần Đại Lộc (đã khuất); Phạm Phú Minh ( tức Phạm Xuân Đài), Đỗ Qúy Toàn, Hà Tường Cát, Phan Văn
Phùng … Thật ra, trước khi CPS chính thức sinh hoạt, cũng đã có những chương trình chuyên
trách về công tác xã hội như Chương Trình Hè 65, Chương Trình Công Tác Bạn Đường(?). Một trong những tay điều
hành trụ cột của những chương trình này là ký giả lão thành Đỗ Ngọc Yến sau này của tờ Người Việt ở
California. Nếu tôi nhớ không lầm, Đỗ Ngọc Yến (đã khuất) cũng là một
thành viên cốt cán của CPS dù không chường mặt trong ban điều hành. Tất cả những nhân vật trẻ
nhắc trên đều là thành viên của Hội Đồng SángLập tạp chí Thế Kỷ 21 và một
vài cơ quan truyền thông khác hiện nay ở Quận Cam, Cali.
Thử
điểm qua một vài cứ điểm khác của
khu đất trống kỳ lạ này:
-
Sau lưng trường Văn Khoa, cách một lối mòn, là căn phòng nhỏ của Nhóm Sư Địa chuyên in ấn cours cung cấp cho
sinh viên (bằng kỹ thuật Ronéo, dĩ nhiên, vào thời đó). Chúng
tôi thường gọi đùa Nhóm Sử Địa là
” những tay lái cua” của Văn Khoa. Nhóm này quy tụ những đấng mày râu rất mồm mép, hễ gặp nhau
là ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Điểm
mặt quần hùng thấy có: Phạm Quân Khanh,Nguyễn Minh Diễm, Vũ Hiệp, Lê Hoài
Quỳnh, Nguyễn Tuyển, Bùi Hồng Sỹ, Trần Công Sung, Phạm Quốc Bảo, Đỗ Phan Hạnh v.v.
-
Sau lưng trụ sở CPS là dãy nhà hình chữ L,được chiếm hữu bởi Hội Nhu Đạo của GS
Phạm Lợi và Hội Kiếm Thuật do ông Hoàng Việt, thân phụ của nhạc sĩ Nam Lộc làm
trưởng tràng.
-
Qua bậc tam cấp, xuống hết con dốc thoai thoải là sân bóng chuyền. Chiều
chiều cư dân trong khu vực và anh em V
ăn
Khoa sinh hoạt muộn chia phe đánh đấu ra gì! Chỉ cá độ một chầu cà phê hoặc trà đá chanh đường cũng đủ mát lòng mát dạ.
Có những thân hình lực sĩ vạm vỡ thì cũng có những bộ xương cách trí xông pha
chuyền bóng, đỡ bóng ngoạn mục
không kém. Nhớ có lúc Trần Công
Sung (tức ký giả Từ Thức) nhìn Đào
Trường Phúc ( nhà thơ, Phong Trào phó Hưng Ca sau này) cởi trần đánh bóng cứ tấm tắc gật gù: ơ kìa!
xem con hạc nó vờn banh. Cũng chính ở sân bóng chuyền “lô can” này đã xuất phát được một tay kiệt hiệt về nghệ thuật
chuyền bóng cá độ. Đó là hảo thủ
Nguyễn Văn Hào (con của cụ Riêm, quản trường Văn Khoa mới). Hào chỉ cần sử dụng
một cái ghế đẩu để chuyền bóng mà đối phương ba người được chấp phải chạy
trối chết mới mong đở được những đường bóng hiểm độc của chàng ta.
-
Ngó xéo sân bóng chuyền là ngôi nhà nhỏ với vườn rau be bé xinh xinh của gia đình
một nhân viên trường Văn Khoa khác. Gia
đình này có cô con gái tên Phương về sau đánh
bạn với Hoàng Xuân Giang em tôi.
-
Kế nhà Phương là trụ sở của Ca Đoàn
Nguồn Sống. Trưởng Đoàn là
Nghiêm Phú Phát ít khi xuất hiện. Người
điều hành thường trực là Hà Quốc Bảo, người tròn trịa, vui tính. Và bác
sĩ Hoàng Cơ Trường, ít khi lộ diện. Chính nữ ca sĩ Thanh Lan và nhiều tên
tuổi khác cũng xuất phát từ ca đoàn
này.
-
Sau rốt, day mặt ra đường Lê Thánh Tôn là trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ: Chủ Tịch
/Nguyễn Trung, Tổng Thư Ký / Hồ Thành Đức
và nhiều khuôn mặt hội họa danh tiếng khác hằng lui tới sinh hoạt. Có thể kể:
Nguyên Khai, Trịnh Cung, Đinh Cường,
Nghiêu Đề, Mai Chửng, Hồ Hữu Thủ, Lâm Triết, Cù Nguyễn, Hiếu Đệ v. v. Một số đã trở nên thân
thiết với bọn tôi về sau như Cung, Cường, Đề,
Khai . . .Coi sóc Hội Họa Sĩ Trẻ là hai cây cọ trẻ chịu chơi: Mai
và Bích." (Ký Tà áo văn khoa của Hoàng Xuân Sơn)
Tại đây vào những năm đầu thập niên 60 hình thành môt hội quán gọi là quán Văn, sau đây là lời kể của Hoàng Xuân Sơn một trong những người sáng lập:
" Trong ý nghĩ tình cờ nào đó của một ai đề xướng, Nhóm Sinh Viên Văn Hóa đứng ra thành lập Quán Văn (ông Đỗ Tăng Bí xác nhận qua điện thư ý kiến cho ra đời Quán Văn là của ông). Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc về sau là một trong những tụ điểm sinh hoạt văn nghệ tiên phong của thanh niên sinh viên học sinh rất có khí thế, có sức lôi cuốn mãnh liệt và tạo được nhiều tiếng vang trong những năm dài biến động. Có thể nói không ngoa: Chính Quán Văn đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của giới trẻ và người mộ điệu. Từ Thanh Lan/ Từ Công Phụng đến Khánh Ly/Trịnh Công Sơn v.v. và nhiều ca nhạc sĩ, thi sĩ khác nữa. Sinh hoạt văn nghệ từ Quán Văn như một bàn đạp, dần đi sâu vào các khuôn viên đại học, đoàn thể và ngay cả tư nhân về sau. Quán Văn là tiền thân của Thằng Bờm, Hầm Gió, Hội Quán Cây Tre . . .
Tại đây vào những năm đầu thập niên 60 hình thành môt hội quán gọi là quán Văn, sau đây là lời kể của Hoàng Xuân Sơn một trong những người sáng lập:
" Trong ý nghĩ tình cờ nào đó của một ai đề xướng, Nhóm Sinh Viên Văn Hóa đứng ra thành lập Quán Văn (ông Đỗ Tăng Bí xác nhận qua điện thư ý kiến cho ra đời Quán Văn là của ông). Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc về sau là một trong những tụ điểm sinh hoạt văn nghệ tiên phong của thanh niên sinh viên học sinh rất có khí thế, có sức lôi cuốn mãnh liệt và tạo được nhiều tiếng vang trong những năm dài biến động. Có thể nói không ngoa: Chính Quán Văn đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của giới trẻ và người mộ điệu. Từ Thanh Lan/ Từ Công Phụng đến Khánh Ly/Trịnh Công Sơn v.v. và nhiều ca nhạc sĩ, thi sĩ khác nữa. Sinh hoạt văn nghệ từ Quán Văn như một bàn đạp, dần đi sâu vào các khuôn viên đại học, đoàn thể và ngay cả tư nhân về sau. Quán Văn là tiền thân của Thằng Bờm, Hầm Gió, Hội Quán Cây Tre . . .
Tưởng cũng nên nhắc lại, bọn tôi dù có tham gia các bang,
nhóm riêng nhưng vẫn luôn luôn là thành viên của CPS1.Cơ quan này đã
hỗ trợ đắc lực cho các sinh hoạt mang tính chất văn học nghệ thuật.
Cuối năm 1966, đầu 67, anh em CPS tham gia công tác cứu trợ
nạn nhân chiến tranh vùng giới tuyến Gio Linh/ Cam lộ/Đông Hà. Chiến dịch được
mang tên Công Trường Thanh Niên Vùng Giới Tuyến gồm nhiều anh chị nhiệt tình hăng hái
không nề súng đạn hiểm nguy mang vật liệu, phẩm vật đổ xô ra miền địa đầu dựng
lại người dựng lại nhà cho đồng bào cật ruột. Một ngôi nhà mẫu bằng vật liệu
thật nhẹ trong tinh thần cứu trợ khẩn cấp được tạm dựng trên khu đất trống
trước thềm tam cấp, nơi Khám Lớn cũ hồi xưa đặt cỗ máy chém hành xử tội nhân,
thoai thoải bước xuống sân cỏ rộng phía bên dưới. Lúc anh chị em sinh viên học
sinh về lại Sàigòn sau gần một tháng trời công tác, ngôi nhà mẫu cứu trợ vẫn
còn đó.
Nhận thấy ngôi nhà tuy có vẻ sơ sài nhưng tọa lạc ở một địa
điểm khá thơ mộng, anh em bàn thảo và nảy ra ý kiến dựng một quán cà phê văn
nghệ làm nơi tụ họp thường xuyên cho giới trẻ, với vật liệu đơn sơ thô thiển,
tự chế lấy bàn ghế, quày hàng v.v.Thế là phe ta hăng hái bắt tay vào việc. Mọi
người đều đồng ý với tên đặt: Quán Văn. Vốn liếng sơ khởi là do đóng góp tài
chánh của các thành viên Nhóm Sinh Viên Văn Hóa dưới hình thức đầu tư cổ phần.
Nói nghe có vẻ to tát thế nhưng sự thật đa số anh em là sinh viên nghèo, còn
đang theo đuổi việc học, còn ngửa tay nhận trợ cấp gia đình, nên tài khoản đóng
góp cũng chỉ đủ chi dùng hàng họ cà phê nước ngọt lúc ban đầu.
Nguyên tắc của Quán Văn là tự quản.Anh em luân phiên quản lý,
coi sóc hàng quán mỗi tuần một lần. Đặc biệt chương trình văn nghệ chính thức
được tổ chức mỗi tối thứ sáu hàng tuần, nhằm giới thiệu một tác giả hoặc một
ban, nhóm đã, đang hoặc sẽ có những hoạt động mang tính văn nghệ. Tối thứ bảy,
chủ nhật là văn nghệ tự do, bỏ túi, cây nhà lá vườn. Ngô Vương Toại và tôi
Hoàng Xuân Sơn lo trang trí mỹ thuật, kẽ bảng hiệu, sắp xếp, bố trí bàn ghế,
hàng họ.Trước mặt quán, hai chiếc dù nhà binh phế thải được căng ra làm nơi che
mưa nắng.Dưới mái dù có khoảng mươi bộ bàn ghế chính thấp lè tè. Và phía dưới
tam cấp, dốc đồi, trên thảm cỏ ... rải rác những ghế ngồi đủ kiểu đủ loại: thân
cây cưa ngắn, ghế xe hơi cũ, thùng gỗ tạp, và thậm chí những két vỏ chai la de.
Quán mang một dáng vẻ thô sơ, nghệ sĩ và rất là "sinh viên bụi ".
Để tăng cường thêm nét duyên dáng cho Quán Văn, Ngô Vương Toại đã mời được
một cô bạn gái ở cùng xóm trường đua Phú Thọ làm thâu ngân viên. Đó là Nhuệ
Giang, vóc người nhỏ nhắn, xinh xắn với nụ cười duyên răng khễnh rất ư là thu
hút, ưa nhìn. Nhuệ Giang tính tình vui vẻ, bặt thiệp và dễ mến, sẵn sàng làm
vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Nhuệ Giang đã hóa thân làm Bông
Hồng Quán Văn. Một cái
tên tiền định. Mỗi tối đều có một chàng tình si đến cắm một đóa hồng rực thắm
trên quày hàng Nhuệ Giang. Tất cả bọn tôi Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Giang
Trịnh Công Sơn, Hoàng Ngọc Tuấn, Hoàng Xuân Sơn đều trở nên vô cùng thân thiết
với Nhuệ Giang. Như anh em một nhà. Chỉ có chàng Trần Hiếu Lai công tử là lọt
được vào mắt xanh của cô em gái. Được nhận làm gạc-đờ-co thường trực." Trích từ "Cũng Cần Có Nhau" - phóng bút của Hoàng Xuân Sơn.
Quán Văn lúc mới thành lập. Từ trái: Ngô Vương
Toại, Hoàng Xuân Giang, Trần Đại Lộc, Hoàng Xuân Sơn. Ảnh: Đỗ Việt Anh (Đỗ Tăng
Bí) 1967
TCS và các bạn trẻ trên sân cỏ Quán Văn.
(Collection - Đinh Cường)
Chính tại nơi đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đưa ca sĩ Khánh Ly từ Đà Lạt về để hát nhựng bài của mình. Khi hát Khánh Ly thường bỏi đôi guốc của mình đi chân trần cho nên có biệt hiệu là "nữ hoàng chân đất" và cũng nhờ nơi này mà tên tuổi của Khánh Ly được mọi người biết đến.
" khu đất này đã sản sinh ra một đội ngũ văn nghệ đông đảo,
thành danh, rất hùng hậu tiêu biểu cho một thời kỳ sinh hoạt thanh niên sinh
viên rầm rộ của thập niên sáu mươi (có thể nói rộng hơn: khu đất khám lớn cũ là
tụ điểm xuất phát của nhiều tài năng, trong đó có những người đã thành danh, có
người mới phất). Có thể kể về ca nhạc (sáng tác và trình diễn) có Phạm Duy,
Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Nguyễn Đức Quang, Hoàng Xuân Giang, Ngô Mạnh
Thu, Giang Châu...; Khánh Ly, Thanh Lan, Hồng Vân, Diễm Chi, Phương Oanh, Ban
Tam Ca Đông Phương, Ban Trầm Ca, Ca Đoàn Nguồn Sống, Phong Trào Du Ca v.v (chưa
kể những khuôn mặt văn nghệ nổi tiếng sinh hoạt ở những tụ điểm ngoại vi nhưng
có liên quan đến Quán Văn như Lê Uyên Phương ở Thằng Bờm, Vũ Thành An/Thế Dung,
Phạm Trọng Cầu ở Hội Quán Cây Tre). Về văn thơ, báo chí, viết lách có Đỗ Quý
Toàn, Hoàng Ngọc Tuấn, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Nghiệp Nhượng,
Phạm Quốc Bảo, Phạm Xuân Đài, Đào Trường Phúc, Trần Công Sung, Hồng Khắc Kim
Mai, Nguyễn Đạt, Cao Huy Khanh, Đặng Phùng Quân, Cung Vĩnh Viễn, Bùi Bảo Trúc,
Lê Thiệp, Đỗ Ngọc Yến, Y Dịch (Lê Đình Điểu), Phan Thanh Tâm, Ngô Vương Toại,
Nguyễn Huỳnh, Cao Sơn (Nguyễn Văn Tấn) v.v. Về hội họa có Nguyễn Trung, Đinh
Cường, Trịnh Cung, Hồ Thành Đức&Bé Ký, Nghiêu Đề, Mai Chững, Lê Thành Nhơn
v.v. Phát về quan chức công quyền có Lê Đình Điểu (Cục Trưởng, bộ Dân Vận và
Chiêu Hồi), Hoàng Ngọc Tuệ (Giám Đốc, Bộ Thanh Niên), Bùi Bảo Trúc (Phát Ngôn
Viên Chính Phủ, Tham Vụ Ngoại Giao)...Và một số lớn anh em khác làm việc cho cơ
quan Dân Vận Chiêu Hồi cũng mang các chức quyền ngang cấp Chánh Sự Vụ, Trưởng
Ty v.v. như Ngô Vương Toại, Đỗ Việt Anh, Trần Đại Lộc/Hà Tường Các/Phạm Phú
Minh (?), Nguyễn Viết Tân, Vũ Thành An, Bùi Hồng Sỹ, Hồng Khắc Lê Minh..." Trích từ "Cũng Cần Có Nhau" - phóng bút của Hoàng Xuân Sơn.
3. Thư viện quốc gia Sài Gòn:
Trước khi đề cập tới thư viện quốc gia, dưới đây là vài dòng về lịch sử hình thành thư viện tại Sài Gòn từ thời Pháp thuộc và sau đó:
Giai đoạn trước năm
1968:
Năm 1868, Thư viện các Đô đốc, Thống đốc
Nam Kỳ (hay Thư viện Soái phủ Nam Kỳ) được thành lập theo sắc lệnh của Phó Đô
đốc Ohier.
Năm 1882, Thư viện đổi tên thành Thư viện Tư
liệu Chính phủ Nam Kỳ thuộc Pháp (Bibliothèque de Documentation du Gouvement de
la Cochinchine Francaise hay Bibliothèque Saigon) và trở thành thư viện công cộng đầu tiên của Việt
Nam nằm tại số 27 đường Lagrandiere về sau là số 159 - 161 đường Gia Long.
Năm 1902, Thư viện được tách ra thành một
sở tự trị gọi là Thư viện Nam Kỳ Soái phủ (Bibliothèque de la Cochinchine) trực thuộc Tòa
Thượng thư đặt ở tầng một của Tòa Thư ký Chính phủ (số 27 đường Lagrandìere nay
là đường Lý Tự Trọng). Năm 1909, ông Riffa là giám thư đầu tiên được bổ nhiệm
chính thức điều khiển thư viện. Thư viện đã tích lũy được một bộ sưu tập khá lớn của hơn 10.000 tập về pháp luật,
khoa học, lịch sử và văn học, cùng với các tờ báo và tạp chí.
Chẳng bao lâu sau năm 1920, Thư viện Nam Kỳ chuyển đến cơ sở lớn hơn bên kia đường tại số 34 rue de Lagrandière.
số 34 rue de Lagrandière ngày nay
Năm 1946, Thư viện Nam Kỳ được Pháp trao lại cho Chính phủ lâm thời Việt
Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần.
Ở Sài Gòn có 3 thư viện công quyền gồm:
Thư viện Nam phần; Tổng Thư viện với trụ sở tạm thời trong trường Pétrus Ký,
đường Trần Bình Trọng, trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn; Thư viện cho mượn và
phòng đọc thiếu nhi tại 194D Pasteur, trước đây là bộ phận của Thư viện Nam
phần
Ngày 01-07-1957, theo công lệnh số
544/GD-CL của Bộ giáo dục, Tổng Thư viện trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn chuyển
sang thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Ngày 04-08-1964, Nghị định số
1354/GD/PC/ND, Tổng Thư viện Sài Gòn trực thuộc Nha Văn Khố và Thư viện Quốc
Gia; Thư viện Nam Phần chuyển sang trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Bộ Quốc Gia Giáo Dục tổ chức cuộc thi vẽ
đồ án trụ sở Thư viện Quốc Gia đặt tại số 69 Gia Long (nay là 69 đường Lý Tự
Trọng). Chính quyền Sài Gòn mở 4 kỳ xổ số đặc biệt để lấy kinh phí xây dựng Thư
viện Quốc Gia. Trong năm 1955, công trình xây dựng Thư viện Quốc Gia được khởi
công với sự chủ tọa của Ngô Đình Diệm, nhưng dự án bị bỏ dở cho đến ngày
28-12-1968.
Giai đoạn từ năm 1968 đến trước
30/04/1975:
Khám lớn Sài Gòn được khởi công xây dựng
thành Thư viện Quốc Gia dựa vào đồ án thiết kế của hai kiến trúc sư Bùi Quang
Hạnh và Nguyễn Hữu Thiện với sự cộng tác của cố vấn kỹ thuật – Kiến trúc sư Lê
văn Lắm. Thủ tướng Trần Văn Hương đã đặt viên đá đầu tiên để khởi công và công
trình hoàn thành vào cuối năm 1971. Ngày 23-12-1971, Thư viện Quốc Gia
được khánh thành và đi vào hoạt động tháng 2-1972.
Kinh phí xây dựng lên đến 177 triệu đồng, nhà
thầu xây cất phải dùng tới 100.000 công thợ, 500 tấn sắt và 27.000 bao xi măng
ròng rã 3 năm công việc xây cất mới hoàn thành với diện tích 7070 m2 bao gồm
hai khối:
- Khối thứ nhất là một dãy nhà
dài 71 m, ngang 23 m gồm một tầng hầm, một tầng trệt và hai lầu, một sân thượng
ở lầu hai.
- Khối thứ hai nằm ở trung
tâm, hình vuông và vươn lên cao như một ngọn tháp với 14 tầng, cao 43m, chứa
tài liệu.
Đây là thư viện lớn nhất Việt
Nam vào thời bấy giờ, có kiến trúc hiện đại kết hợp với tính dân tộc. Lúc này
thư viện có 53 nhân viên phục vụ với khoảng 100.000 bản tài liệu.
Trên một mảnh đất bao bọc bởi bốn con đường thông qua bài này chúng ta thấy biết bao nhiêu đổi thay từ lúc thành phố Sài Gòn được hình thành ít lâu đến sau này. Bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu mảng đời, bao nhiêu số phận theo năm tháng; rồi đây có ai còn nhớ cho những con người đó không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét