Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

 

NHÌN LẠI NHỮNG ĐỔI THAY CỦA ĐOẠN ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG, TỬ NGẢ BA ĐƯỜNG TRẦN VĂN THẠCH (NGUYỄN HỮU CÂU ĐỀN NGÃTƯ VỚI ĐƯỜNG HIỀN VƯƠNG (VÕ THỊ SÁU)

Theo bản đồ toàn cảnh của khu vực quận 3 của Sài Gòn năm 1867, thì vùng Tân Định vẫn chưa có gì ngoài những cánh đồng ngập nước. Mại đến năm 1895, sau khi xây dựng 3 cây cầu nối với vùng Gia Định là cầu Sắt, cầu Bông và cầu Kiệu thì vùng Tân Định mới phát triển, đó là các làng Hiệp Hòa và Phú Hòa. nổi bật của vùng này là nhà thờ Tân Định được khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876.

Sau đây xin giới thiệu với độc giả 2 tấm hình so sánh của ông Tim Doling đăng trong Saïgon Chợ Lớn Then & Now. Hình so sánh chỉ giới hạn như trong tựa đề của bài này.




 

 Bắt đầu từ hình so sánh, chúng ta thấy bên góc đường Trần Văn Thạch (NHC), nơi có chữ CẤP CỨU, khi xưa là quán của người Tàu chuyên bán hao quay, xa xíu, cà phê. Bên tay phải hình, bên khu nhà lầu xưa là tiệm thuốc bổ Kim Tân. Còn về bên trái cách quán bán heo quay đi tới, qua con hẽm nhỏ là tiệm thuốc bồ Kim Khuê. Hai tiệm này nồi tiếng trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu 1960.

 



Nhà thuốc bổ Kim Tân bên phải hình


Từ chổ nhà thuốc bổ Kim Tân đi về hướng Nhà thờ là một dãy tiệm bán văn phòng phẩm, thiệp tết, giáng sinh. Cũng tại điểm này, vào thập niên 1960, cứ mỗi độ Trung thu, người ta bày quầy hàng bán bành tại đây, nhứt là bánh dẽo được làm tại chổ cho khách.

Tới ranh giới của trường Thiên Phước, khi xưa ngoài lề đường mội độ Giáng sinh về, người mta bày bàn đủ các món hàng như: Đồ chơi, Hình Chúa, thiên thần bằng nhựa, cây thông thật hay giả bằng nhựa. Sau năm 1975, có thời gian ai cần mua bếp bơm dầu hỏa thì đến đây sẽ thấy nhiều loại bếp được bày bán.

 


 

Trường Thiên Phước

 

Kế là trường Thiên Phước và nhà thờ Tân Định. Hai công trình này, độc giả sẽ xem chi tiết trong các đường link sau đây:

KIẾN TRÚC SÀI GÒN XƯA NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH

http://thaolqd.blogspot.com/2016/02/kien-truc-sai-gon-xua-nha-tho-tan-inh_4.html

ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG

http://thaolqd.blogspot.com/2014/07/mot-vai-con-uong-cua-ky-uc-toi-tiep-tuc.html

 

 


Đoạn trước nhà thờ Tân Định đầu thế kỷ 20




Nhà thờ Tân Định thập niên 1930

 



Đoạn đường trên hướng ngược lại thập niên 1950

 



Khu vựnày nhìn từ trên cao




Nhà in công giáo là tòa nhà màu trắng trong hình

 

Qua nhà thờ là nhà in công giáo chuyên in sách giáo lý. Đi tiếp tới ngã tư với Hiến Vương (VTS), chúng ta thấy một căn nhà nằm ngay góc. Khi xưa có nhiều lời đồn về căn nhà này và được báo chí Sài Gòn đăng tải như việc không có ai kinh doanh được lâu dài khi thuê nơi đây.

 



Chổ có chữ TIN SÁNG là căn nhà có nhiều lời đồn trước 1975

 

Quay trờ lại về bên trái hình, từ nhà thuốc bổ Kim Khuê đi về hướng ngã ba Đinh Công Tráng và ngã tư với Hiền Vương (VTS), là mộ dãy những tiệm kinh doanh đủ loại như uốn tóc, văn phòng phẩm,. và hẽm 250. Đặc biệt tại ngả ba Đinh Công Tráng có một tiệm bán các loại tem sưu tập.

 



Đoạn ngã ba Đinh Công Tráng ngày nay

 

Đi tới là nhà bán hòm Tô Bia với căn nhà 3 tầng. Đây là nhà ho2mj duy nhứt thời đó có quảng cáo trên báo và trong rạp xi nê. Tiếp đến là bưu điện Tâh Định, rồi một dãy tiệm kéo dài đến ngã tư.

 



Bưu điện Tân Định

 


 

Bưu điện Tân Định ngày nay

 

Ngày nay, trở lại khu vực này, những người xa xứ sẽ không còn nhận ra nếu không có 2 điểm nhấn là nhà thờ Tân Định và chơ Tân Định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...