Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014



Đường  Impériale
Đường  Nationale
Đường Paul Blanchy
Đường Trưng Nữ Vương

ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG




Vị trí :  Đường nằm trên địa bàn quận 1 và một phần của phường Hiền Vương nay là phường 6, 8 quận 3, từ bên Bạch Đằng nay là đường Tôn Đức Thắng đến cầu Kiệu, dài khoảng 2967 mét, qua ngã tư Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai), Trần Cao Vân, Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu), ngã ba  Tự Đức (Nguyễn Văn Thủ), ngã tư Phan Thanh Giản, Hiền Vương (Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu), các ngã ba Nguyễn Văn Mai, Trần Văn Thạch (nay là Nguyễn Hữu Cầu), Trần Quốc Toản, Bà Lê Chân, Trần Quang Khải, Yên Đổ (Lý Chính Thắng).

Lịch sử : Thời Pháp đường mang tên Impériale. Năm 1870 đổi tên là Nationale. Từ ngày 4 tháng 4 năm 1902 đổi là đường Paul Blanchy. Ngày 28 tháng 11 năm 1952 cắt đoạn từ đường Thống Nhất đến cầu Kiệu đặt tên là đường Trưng Nữ Vương. Ngày 22 tháng 3 năm 1955 nhập hai đường làm một và đặt tên là đường Hai Bà Trưng cho đến nay.
Bây giờ chúng ta bắt đầu từ hướng bến Bạch Đằng là đầu đoạn đường Hai Bà Trưng. Ở đầu là công trường nơi có tượng Trần Hưng Đạo. Hồi xưa nó là công trường Rigault de Genouilly, tại nơi đây có Tượng kim tự tháp tưởng niệm Douard de Lagrée và tượng Rigault de Genouilly nhìn từ đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).






             Sang thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, rue Paul Blanchy đổi tên thành đường Hai Bà Trưng và công trường đó được gọi là công trường Mê Linh. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho xây tượng đài Hai Bà ở đó. Tượng đài này vì khuôn mặt được tạc theo chân dung của Trần Lệ Xuân và con gái Trần Lệ Thủy nên trong cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 tượng bị phá đi



 Tượng Trưng Trắc và Trưng Nhị








Công trường Mê Linh sau khi tượng Hai Bà Trưng bị lật sập năm 1963



Không ảnh công trường Mê Linh và đầu đoạn đường Hai Bà Trưng


Năm 1966 đương kim thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ giao cho mỗi binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dựng biểu tượng ở một vườn hoa công cộng trong đô thành Sài Gòn thì binh chủng Hải quân chọn bến Bạch Đằng để dựng tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người được xem là thánh tổ hải quân. và điêu khắc gia Phạm Thông lãnh nhiệm vụ đó. Tượng đài hoàn tất năm 1967.




Tượng Trần Hưng Đạo nhìn từ hướng đường Hai Bà Trưng





             Đứng từ phía đường Hai Bà Trưng, ta thấy ngoài bức tượng ra còn về phía bên trái là bộ tư lệnh hải quân VNCH. Trước đó đọan vào bộ tư lệnh hải quân không bị cấm, xe vẫn lưu thông từ đó ra đường Thông Nhất được. Từ năm 1968 sau trận Mậu thân vì lý do an ninh đoạn này đã bị chận lại. Cũng về phía bên trái còn có văn phòng và dépot của hảng bia Larue và nước ngọt Seigi, bên phải là khu buôn bán, khách sạn, ở đây có vài tiệm bán các phê nguyên hạt moka rất ngon. Tới giao lộ Thái Lập Thành giờ là Đông Du nhìn vào đường này ta thấy thánh đường Hồi giáo của người Ấn Độ đối diện có một phòng thú y chuyên chăm sóc các vật nuôi như chó ,mèo,v.v..



















                                            
Đường Hai Bà Trưng chụp từ hotel Martin




                                       
Dãy quán bar trên đường Hai Bà Trưng



Quán bar khá nổi thời SG xưa Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng


Tháng 3/1969. Quang cảnh nhìn từ công trường Lam Sơn. 
Hai chiếc xe chở đầy lính quân dịch mới tuyển.


















 Nhà hàng Cheong Nam đối diện cư xá Brink



Giao lộ Nguyễn Siêu - Hai Bà Trưng, phía trước là trụ sở điện lưc CEE



               Tới một chút là công trường Lam Sơn bên trái với khoảng trống dành cho xe hơi đậu và là phía sau lưng của trụ sở hạ nghị viện mà thời Pháp thuộc là nhà hát. Bên trái vẫn là khu buôn bán khách sạn, qua nơi này là văn phòng của công ty điện lực CEE (compagnie des eaux et electricite) ở giao lộ Nguyễn Siêu. Nằm về phía phải góc của công trường Lam Sơn là khu cư trú của nhân viên Mỹ gọi là cư xá Brink. Cư xá Brinks cao 6 tầng có 168 phòng nằm ở số 103 đường Hai Bà Trưng. Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê cư xá Brinks làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp của mình. Vụ đánh bom cư xá Brinks (hay khách sạn Brinks) là một vụ tấn công diễn ra vào ngày 24 tháng 12 năm 1964 làm chết 2 người và bị thương hàng chục người khác. Nơi đây vào ngày 29/4/1975 khi người Mỹ rút lui dân Sài Gòn đã vào đây hôi của cải rất nhiều.




 Cư xá Brink sau vụ đánh bom


   Ngày nay là khách sạn Patt Hayatt







                        Tới một khoảng nữa qua giao lộ Cao Bá Quát bây giờ là một khu dân cư. Nơi đây ngày xưa là xưởng chế biến thuốc phiện của Pháp.



                     Vị trí của nhà máy chế biến thuốc phiện trên bản đồ Sài Gòn do người Pháp vẽ. Theo đó, xí nghiệp “nàng tiên nâu” này nằm ở số 74 Rue Paul Blanchy, nay là nhà hàng The Refinery số 74 đường Hai Bà Trưng, gần phía sau Nhà hát Thành phố xưa là trụ sở Hạ nghị viện.




 Nhà máy chế biến thuốc phiện


  Bây giờ là khu dân cư



                  Qua giao lộ Cao Bá Quát ta thấy hai bên là khu cơ quan VNCH và một vài nhà hàng (tôi sẽ cập nhật sau) rồi tới giao lộ Lê Thánh Tôn - Hai Bà Trưng. Qua đoạn này tới giao lộ Đồn Đất giờ là đường Lý Tự Trọng. Về bên đoạn đường này ta thấy bệnh viện Grall nay là nhi đồng 2 và trung tâm văn hóa Pháp (centre culturelle fracaise). Bên trái đường Hai Bà trưng là phía hông của trường Lasan Taberd giờ là trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Đến ngả tư Nguyễn Du - Hai Bà Trưng chúng ta thấy về phía trái là mặt lưng của bưu điện Sài Gòn với cột anten cao nhất miền nam vào thời đó.


                                                    
    Góc Hai Bà Trưng-Gia Long





 Thư viện USIS góc Hai Bà Trưng-Gia Long

                 

United States Information Service (USIS) hồi xưa là tiền thân của phòng thông tin Hoa Kỳ và thư viện Abraham Lincoln thành lập năm 1956 trước khi dời về tại rạp Rex năm 1962 cơ quan số 82 chỉ còn là cơ quan phụ. Năm 1965 Cơ quan phụ này sáp nhập với cơ quan joint US Public Affairs Office (JUSPAO) và thường được gọi là JUSPAO 2.


 Đường Paul Blancy năm 1951


Saigon 1951 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) phía sau Sứ quán Pháp vẫn còn đường Tramsway - Pháp kéo máy bay của Mỹ F8F Bearcat chi viện từ cảng SG lên TSN. 



Bệnh viện Grall







Trường Lasan Taberd


 Cột anten bưu điện Sài Gòn nhìn từ quãng trường J.F.Kenedy




              

Gần ngả tư Thống Nhất - Hai Bà Trưng có một cây xăng bên phải kề bên là một biệt thư lớn. Ngả tư Thống Nhất - Hai Bà Trưng hiện ra với trụ sở Hảng xăng Esso nằm phía bên trái và khu vực của tòa tổng lãnh sự Pháp bên tay phải của bên kia đường.








 Ngả tư Thống Nhất - Hai Bà Trưng


 Vị trí này về sau là tòa tổng lãnh sự Pháp



Xe bò quẹo từ đường Paul Blanchy qua Norodom góc của Hotel du général



 Tòa tổng lãnh sự Pháp nằm ở góc trái của hình



 Tòa tổng lãnh sự Pháp bây giờ





 Đường Paul Blancy khi xưa













Số 113 Hai Bà Trưng

                Tới ngả tư Hồng Thập Tự - Hai Bà Trưng nhìn về phía trái ta thấy câu lạc bộ tennis nằm đâu lưng với trung tâm sinh hoạt thanh niên (tổng hội sinh viên) đi tới có mấy căn nhà bằng gỗ. 


Câu lạc bộ tennis







  Mấy căn nhà bằng gỗ bây giờ




          
           Qua ngả tư này đến đoạn giao lộ Trần Cao Vân, về bên tay phải có một chung cư. Quẹo đường Trần Cao Vân về trái là vô hồ Con rùa. Tôi còn nhớ hình như ở đầu ngả tư này về tay phải có một cây xăng. Khu này hồi xưa chủ yếu là các villa ít có hàng quán mở ra.
 Đi tiếp ta đến ngả tư Phan Đình Phùng (giờ Nguyễn Đình Chiểu) - Hai Bà Trưng. Tại đây ta thấy hotel Liberty (Tự do). 




 Cây xăng góc ngả tư Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân






Ngả tư Hai Bà Trưng - Phan Đình Phùng


Tới gần giao lộ Tự Đức (giờ là Nguyễn Văn Thủ), ta thấy bên tay trái là tòa đại sứ Trung Hoa dân Quốc (Đài Loan). Bên này đường hồi xưa có một trường tên là La Provudence ở đầu đường Tự Đức. Qua giao lộ có một khu nhà gỗ, khu này trãi dài qua đường Tự Đức. Những nhà bằng gỗ này do người Nhật xây dựng lên khi Nhật xâm chiếm Việt Nam. giờ thì không còn nữa. Cũng về bên phải đi tới gần ngả tư Phan Thanh Giản (giờ là Điện Biên Phủ) - Hai Bà Trưng có một xưởng chế tạo đồng hồ nằm cập một hẽm lớn trong hẽm có một building lớn.







Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc





Ngả tư Hai Bà Trưng - Phan Thanh Giản




             Qua ngả tư này bên trái là các cửa hàng buôn bán kéo dài tới chợ Tân Định trong đó có một tiệm chuyên bán xe đạp đua nằm đối diện qua nghĩa trang , bên trái là mặt hông của nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (giờ là công viên Lê Văn Tám).



Đường Paul Blancy xa xa là nhà thờ Tân Định




            Khu vực sầm uất là bắt đầu từ ngả tư Hai Bà Trưng - Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Bên trái góc ngả tư có một căn nhà đã thay đổi chủ nhiều lần do lời đồn bị ém không mua bán được. Tới là khu vực trường Thiên Phước và nhà thờ Tân Định.













                           Mời các bạn xem qua lịch sử trường Thiên Phước Tân Định


Thiên Phước


Trường Thiên Phước Tân Định Sài Gòn




Công-đoàn Nữ-tu Thánh Phao-Lồ,
 thành phố Chartres và Trường Thiên Phước

Vào năm 1877, để đáp lại lời mời của Đức Cha Colombert, Giám-mục Địa-phận Đàng Trong, Mẹ Benjamin cho lập một nhà dục-anh tại Tân-Định và cơ-sở này được gọi là “Sainte Enfance de Tân-Định” Soeur Ignace lúc bấy giờ phụ trách Công-đoàn tiên khởi tại Viễn-Đông.  Hằng năm bà và các nữ-tu đón nhận cả trăm em sơ-sinh bị bỏ rơi để săn sóc và nuôi dưỡng chúng.  Nhưng có một số trẻ vì quá yếu, bệnh tật không cứu sống được.
Vào năm 1881, Cha Sở Eveillard mời các chi em Dòng Thánh Phao-Lồ đến dạy giáo lý cho các em trai và gái của giáo xứ.
Ba mươi năm sau, dưới sự huớng dẫn của Soeur Suzanne, nguời phụ trách Công-đoàn, các chi em đảm nhiệm luon việc giáo dục các thiếu nhi nam nữ tai cơ-sở cạnh Công-đoàn.  gia đình trong ho. đạo gởi con em đến cơ-sở của cac Nữ-tu để vừa hoc giáo lý vừa hoc van hoá theo chuong trinh của Bộ Giáo Dục.  Các con em của họ học đạo chung với các cô nhi, cũng có 1 số em của ho đạo xin vào nội trú hoặc bán trú tại truờng.
Vào khoảng các năm 1918-1938, song song với sự phát triển của họ đạo, Công-đoàn có những buớc tiến đáng ghi nhớ trong thời kỳ Soeur Andréa Amé phụ trách.  Lần luợt các lớp Sơ cấp được mở ra, học sinh đến mỗi ngày một đông.  Soeur Elisée quản lý các Soeurs Georges, Aristide, Scholastique, Bernard và Irène phụ trách dạy.  Soeur Joakim phụ trách nhà may và thêu.  Soeur Jean-Marc tiếp đón phụ huynh nơi phòng khách;  Soeur marie de Ľassomption phụ trách phần nội trú và bán trú, và Soeur Isaic phụ trách Hội con Đức Mẹ.
Vào năm 1941, Soeur Marie Rose lúc bây giờ đang day ở Truờng Jeanne d’Arc, Ngã Sáu Chợ Lớn, được mời đến phu trách Công-đoàn Tân Định thế cho Soeur Amé.
Vào khoảng 1946-1948, lúc tình hình Đệ Nhị Thế Chiến lắng dịu, các lớp Nhì và Nhất đuợc mở thêm để bổ túc chương trình tiểu học.  Soeur Marie Rose cũng dần dần cho mở thêm cac lớp day theo chương trình Pháp.   Đuoc 1 năm thì Soeur phải về Pháp chữa mắt và không trở lai.  Soeur Alice de Jésus phụ trách tiếp Công-đoàn.
Năm 1950, Soeur Alice de Jésus đã xây cất thêm các lớp học bên cánh phải của cơ sở, lên lầu viện cô nhi, mở ký túc xá cho cac nữ sinh ở tỉnh len học.  Lúc bấy giờ nhà truờng Sainte Enfance đã có đủ các lớp mẫu giáo, các lớp tiểu học Việt-Pháp dọn thi Certificat d’Études Primaries Franco-Indigènes (CEPFI) và mở năm đầu để dọn thi bằng trung-học Pháp BEPC.
Năm 1954, Soeur Alice rời Tân-Định lãnh công tác mới, và Soeur Marthe de St Jean tiếp nối công việc Tân-Định.  Bà cho sữa chữa nhà bếp và các phòng xung quanh truờng lớp và Công-đoàn.  Chẳng bao lâu Soeur Aimée de Marie lên thay thế Soeur Marthe.  Soeur Aimée cho tu bổ một phần tu-viện, cho xây hồ lớn chứa nuớc ngoài thành rào.  Năm 1956, bà trao nhiệm vụ Hiệu-truởng trung học cho Soeur Aimée de Jésus.
Giờ đây Trường Sainte Enfance có hai chương trình trung học Việt và Pháp.
Vào tháng 8 năm 1957, Công-đoàn Tân-Định đón tiếp Soeur Pétronille de Marie, nữ tu sĩ Việt –Nam đầu tiên đến phụ trách .
Ngày 6 tháng Giêng năm 1958,  Truờng Sainte Enfance de Tân-Định được giấy của Chính quyền qua sở giáo dục cho phép đi tên là “TRƯỜNG THIÊN PHƯỚC” và màu hồng nhạt được chọn cho đồng phục của trường.



Lớp 5 A niên khóa 1973-1974


Lớp 5B / 1973-1974



Class 1960


Lớp 5C / 1973-1974




Class 1960


Thiên Phước 1972


Lớp Mẫu Giáo





Đường Imperiale (Hai Bà Trưng) khi chưa mở

Bên phải ta có bưu điện Tân Định rồi đến tiệm bán hòm Tô Bia (đây là tiệm bán hòm dám đăng quảng cáo trên báo Sài Gòn thời đó) tới một chút là hẽm 250 trong đó có nhà của bạn Nguyễn Thị Anh Thư lớp 10 năm 1975 thường gọi là Tư mắt kiếng. Qua ngả ba Đinh Công Tráng ta thấy một cửa hiệu chuyên bán tem sưu tầm, tiệm thuốc Kính Tiên. tới nữa có hiệu thuốc Kim Khuê. Còn bên kia đường là các cửa hiệu bán đồ gôi văn phòng phẩm và đồ lưu niệm, ở dãy này có nhà thuốc Kim Tân, bán thuốc cải lão hoàn đồng, có bày một tủ kính một chàng lực sĩ vai u, thịt bắp đang cung tay gồng mình. Đầu ngõ hẻm Kim Tân có một chiếc xe nhỏ với tủ kính bán dây nịt da, viết Bic, viết máy Parker, Calot, hộp quẹt Zippo và nhiều thứ linh tinh khác..(Kỷ niệm thời thơ ấu: Đoạn Đường Hai Bà Trưng – Tân Định của Trần Đình Phước).

                                                                 
 Bưu điện Tân Định



 Khu Tân Định ngày nay


             
Bên này giao lộ Nguyễn Văn Thạch (nay là Nguyễn Hữu Cầu) nhìn xa xa là rạp Moderne và nhà sách Yễm Yễm thư quán. Bên hông chợ Tân Định là dãy quán nước mà đặc biệt là sâm bổ lượng và khu bán cá kiểng. Còn ai muốn mua thuốc rê Gò Vấp thì bước vào trong hông chợ. 




 Chợ Tân Định thời Pháp




Qua chợ Tân Định là bệnh viện thí chuyên môn nhổ răng nơi đây tập hợp đội ngũ bác sĩ nha khoa loại giỏi của thời đó, bây giờ là bệnh viện quận 1.

 

Bệnh viện Tân Định nhìn về phía phải của hình


Bên ngả ba Trần Quốc Toản - Hai Bà Trưng có hai tiệm người Hoa bán cà phê trong đó có một tiệm chuyên bàn thịt heo quay và xá xíu.




              Đi tới tại một hẽm lớn là lối dẫn vô cổng sau trường Đồ Chiểu buổi sáng, trường Trần Lục buổi trưa và cũng là cổng sau của trường tiểu học con trai Tân Định. Đến rạp Kinh Thành đây là rạp hạng c trong rạp có một tiệm sản xuất kem cây. Kế bên rạp là một con hẽm ăn thông qua đường Nguyễn Văn Mai .Bước tới là đường Nguyễn Văn Mai là Pháp Hoa Ngân Hàng, rồi tới tiệm may Thái Lai, chuyên may âu phục, veston cho nam giới. Bên cạnh là tiệm thuốc Bắc của ông Thần Bút mà hai bàn tay của ông để các móng dài cả tấc, nhìn giống như rễ tre. Trẻ con trong vùng thường đi lượm vỏ quit đem phơi khô gọi là Trần Bì, bán cho ông để mua quà bánh. Bên cạnh là phòng mạch của Giáo Sư Bác Sĩ Y khoa nổi tiếng Trần Ngọc Ninh chuyên về xương.(Kỷ niệm thời thơ ấu: Đoạn Đường Hai Bà Trưng – Tân Định của Trần Đình Phước).

                                                              
 Rạp Kinh Thành

           Tới nữa có một bảo sanh viện của người Hoa, được mang tên chủ nhân là Lương Kim Vy, Ngoài ra còn được gọi là nhà thương cô Mụ Lé. kề bên là một Villa cổ với những hòn non bộ trước sân và cây cảnh um tùm. Có lúc được dùng làm trường Tư Thục Vạn Hạnh do thầy Thích Đức Nghiệp làm Hiệu Trưởng. Về sau trường biến thành cư xá cho quân đội Mỹ thuê. Đây là giao lộ giữa Đường Yên Đổ (nay là Lý Chinh Thắng) - Trần Quang Khải - Hai Bà Trưng cũng là phần cuối của đoạn đường Hai Bà Trưng với hai bên là khu mua bán kéo dài tới cầu Kiệu. Nhìn về phía đầu đường Trần Quang Khải ta thấy một con đường nhỏ là nơi dẫn vô công ty hảng sáo. Cầu này năm 1965 chứng kiến một vụ rơi trực thăng ngày dốc rất may không có thiệt hại gì cả.



Ngày tết múa lân tại ngã 3 Hai Bà Trưng Và Trần Quang Khải



                                                           Ngã 3 Hai Bà Trưng Và Yên Đổ



 Đoạn hai Bà Trưng nhìn từ hướng cầu Kiệu



Dốc cầu Kiệu hướng từ đường Hai Bà Trưng



6 nhận xét:

  1. Rất khâm phục trí nhớ, sự hiểu biết, công trình biên soạn với study & research quá công phu của anh Thảo.
    NTĐ

    Trả lờiXóa
  2. CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT RẤT NHIỀU

    Trả lờiXóa
  3. cho e xin ít thông tin về bảo sanh viện Lương Kim Vy với ạ

    Trả lờiXóa
  4. cho e xin ít thông tin của bảo sanh viện Lương Kim Vy với ạ

    Trả lờiXóa
  5. cho e xin ít thông tin của bảo sanh viện Lương Kim Vy với ạ

    Trả lờiXóa
  6. cho e xin ít thông tin về bảo sanh viện Lương Kim Vy với ạ

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...