Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020






Bài nói chuyện của Bà Tôn Nữ Quỳnh Trân: "Sự phát triển không gian đô thị của Sài Gòn từ trước năm 1859 đến năm 1954 qua các bản thiết kế và bản đồ của thành phố." Vào cuối thế kỷ 18, Sài Gòn đã trở thành trung tâm hành chánh và thương mại chánh của miền Nam Việt Nam với trung tâm là Chợ Lớn [nghĩa là cái chợ lớn], làm thu hút các hoạt động thương mại của cả vùng Đồng Nai - Gia Định. Dưới triều đại nhà Nguyễn [1802-1945], Sài Gòn và Chợ Lớn trở thành trung tâm đô thị đông dân và thạnh vượng, đặc biệt là nhờ thương cảng, nơi thu hút rất nhiều vốn và lao động từ khắp miền. Năm 1865, bản thiết kế đô thị của Coffyn được thực hiện. Dự báo dân số sau đó là từ 500.000 đến 600.000 người. Đường sắt cho xe lửa và xe điện được xây dựng tại Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu những năm 1920, thời kỳ mà Sài Gòn mua lại sân bay Tân Sơn Nhứt.  Trong cùng thời gian này, các kiến ​​trúc lớn như tòa thị chánh, nhà hát thành phố, bưu điện, v.v ... được xây dựng. Năm 1931, Sài Gòn và Chợ Lớn đã hợp nhất lại thành một thành phố. Sự hợp nhất các động lực cụ thể của mỗi thành phố nhanh chóng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh tế và thương mại (xuất nhập cảng). Từ năm 1945 đến năm 1954, do hậu quả của chiến tranh, quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Chợ Lớn bị tăng nhanh [dân chúng chạy trốn khỏi các khu vực chiến tranh để lánh nạn] và đưa đến việc không thể phát triển không gian và phối hợp đô thị theo kế hoạch cho các thành phần kinh tế, xã hội và văn hóa..
Tiểu sử: Bà Tôn Nữ Quỳnh Trân là Tiến sĩ Lịch sử (Đại học Kyril-Methodi, Sofia) và hoàn thành khóa đào tạo trên đại học của mình về nhân chủng học (EHESS-Paris) và Quản lý Phát triển (Asian Institut of Management, Manila). Bà làm công việc nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội miền Nam (1976-1994), sau đó là giám đốc của "Trung tâm nghiên cứu về Đông Nam Á" của cùng viện này (1994-1999) và chủ nhiệm khoa "Châu Á - Thái Bình Dương" Đại học Hồng Bàng (2001-2007), năm 2000, bà thành lập "Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Đô thị hóa" (CEFURDS). Bà là tác giả và biên tập viên của nhiều sách và bài báo khoa học, nghiên cứu của bà tập trung nhiều năm vào lịch sử và văn hóa đô thị của Sài Gòn - thành phố Hô Chí Minh cũng như về những thách thức của việc quản trị siêu đô thị của miền Nam và các thành phố vệ tinh (Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương, Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai, v.v.).


Nguồn: Youtube




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...