DINH THƯ THỦ TƯỚNG VÀ VỊ THỦ TƯỚNG
BỊ LÃNG QUÊN Ở SÀI GÒN
BRETT
REILLY - 14 JUN, 2019
89 ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8 [LÊ VĂN DUYỆT SG], VILLA CỦA BÁC SĨ NGUYỄN VĂN THINH VÀ LÀ TRỤ SỞ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA CỘNG HÒA NAM KỲ NĂM 1946. (ẢNH: TÁC GIẢ)
Cuối một đêm tháng 11 năm
1946, chủ nhân của biệt thự ở số 89 đường Verdun đã viết một lá thư cuối cùng.
Sau đó, ông ta buộc một cái thòng lọng vào rui nhà phía sau phòng ngủ trên lầu.
Vụ tự sát của Nguyễn Văn Thịnh
tạo thành khoảng trống cho cả hai, dinh thư và chức vụ thủ tướng của Nam Kỳ cộng
hòa (*). Từ tháng 6 đến tháng 11 năm đó, biệt thự vừa là nhà của ông vừa là trụ sở
của chánh phủ của nhà nước xấu số do Pháp bảo trợ này. Các quan chức Pháp đã từ
chối ông sử dụng dinh Norodom, trung tâm của nhà nước thuộc địa và sau đó là
dinh tổng thống Nam Việt Nam, đổi tên thành điểm thu hút khách du lịch hiện tại
là Dinh Độc Lập. Nhưng dinh thự thủ tướng đầu tiên của Sài Gòn vẫn còn tồn tại
đến ngày nay, không có người ở và không có người trông coi, nằm ở số 89 trên đường
được đổi tên thành Cách mạng Tháng Tám [Lê Văn Duyệt N.D.].
Ngày nay, Việt Nam nói với
du khách rằng Dinh Độc Lập là nơi tưởng niệm sự lãnh đạo của đảng cộng sản
trong việc hiện thực khát vọng độc lập của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, biệt thự ở
đường 89 tháng 8 lại là một tượng đài đối nghịch, là sự đa dạng lãnh đạo ở Việt
Nam, xã hội thuộc địa muộn và những khát vọng thay thế cho sự phát triển chánh
trị mà nhiều người Việt Nam ủng hộ.
Nguyễn Văn Thịnh đã xem Nam
Kỳ Cộng hòa là một phương tiện để chống lại cuộc cách mạng do Việt Minh lãnh đạo
vào tháng 8 năm 1945, mà ông đánh giá là cực đoan và vô trật tự, và để ngăn chặn
Pháp tái thuộc địa Nam Kỳ sau Thế chiến II. Ông và các bộ trưởng của mình đã
công khai ủng hộ sự hợp tác của Pháp-Việt, như một phương tiện để thiết lập một
nền dân chủ ở Nam Kỳ trong khi tìm kiếm độc lập cho Việt Nam dưới một hệ thống
chánh trị ôn hòa hơn Việt Minh.
Nguyễn Văn Thịnh đã có lúc
là một người chống thực dân và có lúc là phản cách mạng, nhưng lại là một người
cộng hòa trên tất cả. Đó là những điểm không phù hợp trong thời điểm thống trị
bởi thực dân hay người cách mạng. Các quan chức Pháp đã nhìn thấy một mối đe dọa
đối với đặc quyền của họ và âm mưu loại bỏ ông. Còn Việt Minh cáo buộc ông là một
con rối của Pháp vì đã hợp tác thành lập một nhà nước Nam Kỳ, làm suy yếu yêu
sách của Việt Minh đối với một quốc gia thống nhứt. Cái chết của ông là một sự
thừa nhận rằng Nam Kỳ Cộng hòa và sự theo đuổi suốt đời của ông đối với việc cải
cách cộng hòa trong xã hội thực dân ở Việt Nam đã thất bại.
Chánh trị thuộc địa
Dr Nguyễn Văn Thinh in 1946. (Photo:
Tiểu sử Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh/Biography of Dr. Nguyễn Văn Thinh [Saigon:
Imprimerie de l’Union, 1947])
Nguyễn Văn Thịnh không phải -
là người được tưởng nhớ ngày hôm nay-, là một con rối của người Pháp hay một
người được sự ủng hộ đơn giản của giới tinh hoa thuộc địa. Sau khi phục vụ
trong Thế chiến I, bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh đã hoàn thành công việc thực tập tại
các bệnh viện ở Paris. Tại đây, ông và Hồ Chí Minh quen biết nhau, và hồ sơ của
cảnh sát Pháp cho thấy ông đáp ứng cho tương lai của mình, vị thủ tướng đầy cạnh
tranh, với các vật tư y tế cho các cựu chiến binh Việt Nam tại Pháp. Ở cả Paris
và Sài Gòn, Nguyễn Văn Thịnh là bạn, là sinh viên, và là bác sĩ riêng của học
giả chống thực dân Phan Châu Trinh cho đến khi ông này chết năm 1926. Trong khi
Hồ Chí Minh sớm được đi đào tạo ở Moscow, ông vẫn tiếp tục tuân thủ lý thuyết của
Phan Châu Trinh là “Pháp – Việt đề huề”. Bằng cách hợp tác với Pháp, Nguyễn Văn
Thịnh và Phan Châu Trinh đã hình dung cách thay đổi chủ nghĩa thực dân từ bên
trong để lật đổ cùng lúc cả chế độ quân chủ Việt Nam và chế độ thực dân Pháp,
thiết lập một nền dân chủ ở thuộc địa rồi cuối cùng đưa đến độc lập.
Khi trở về thuộc địa Nam Kỳ
của Pháp, Nguyễn Văn Thịnh đã hành động theo những nguyên tắc đó với tư cách là
thành viên được bầu của Hội đồng Thuộc địa. Ông và các đồng minh chánh trị của
mình ủng hộ các quốc gia Đông Dương có quyền tự trị về kinh tế và chánh trị song
vẫn ràng buộc với Pháp bằng một mối quan hệ hữu hảo. Ông tìm cách tăng số đại
diện người Việt trong các tổ chức hành chánh và chánh trị. Trong thời gian rảnh
rỗi, ông công bố thông tin y tế châu Âu bằng các văn bản tiếng Việt. Ông là một
người làm việc tự do tích cực, và mặc dù là một chủ đất, ông đã ủng hộ việc giảm
gánh nặng thuế cho nông dân và tố cáo các thành viên Hội đồng cấp cao là thỏa
hiệp lợi ích thương mại.
Đương thời, ông là một chánh
trị gia tiến bộ. Người theo phái Trotsky hàng đầu ở Sài Gòn, Tạ Thu Thâu, làm
việc với Nguyễn Văn Thịnh để đòi cải cách thuộc địa. Những người Cộng sản phái Stalin
đã cố gắng thành lập một mặt trận đại chúng với Nguyễn Văn Thịnh, gọi là Đảng
Dân chủ Đông Dương vào cuối những năm 1930, báo cáo với Moscow rằng họ là những
nhà tư bản tiến bộ, ủng hộ cải cách triệt để / tiến bộ.
Cách mạng tháng Tám
Đối với Nguyễn Văn Thịnh và
nhiều người khác, việc chiếm giữ quyền lực của Việt Minh Minh vào tháng 8 năm
1945 cảm thấy không có nhiều thời gian cho việc giải phóng hơn là trong những bạo
lực và rối loạn. Trong số những người bị Việt Minh xử tử có đồng nghiệp và bạn
bè của bác sĩ (ông). Sau đó, ông theo dõi các lực lượng Pháp, bị Nhật Bản thay
thế trong chiến tranh, trở lại vào tháng 9 năm 1945 và đẩy lùi mạnh mẽ Việt
Minh khỏi các thành phố Nam Kỳ để tái chiếm thuộc địa cũ của họ.
Đến đầu năm 1946, Nguyễn Văn
Thịnh bắt đầu ủng hộ công khai cho sự hồi sinh hợp tác Pháp-Việt và liên đoàn
Đông Dương, với mỗi ba khu vực của Việt Nam (Nam Kỳ, An Nam và Bắc Kỳ) có chánh
quyền cộng hòa tự trị của riêng mình giống như hiện trạng của Úc và Canada trong
Cộng đồng Anh. Ông đã xây dựng dựa trên những lời hứa mà Charles de Gaulle đã
đưa ra cho một Liên minh Pháp mới vào năm 1945. Nhưng trên thực tế, các quan chức
Pháp đã tìm cách vô hiệu hóa bất đồng chính kiến và điều hành một chánh quyền
liên bang thuộc địa mới trên toàn Đông Dương, hủy bỏ yêu sách của Việt Minh về một
nhà nước Việt Nam thống nhất. Các thuộc địa Pháp tương tự muốn biến Nam Kỳ
thành một khu vực trong Liên minh Pháp, biến nó thành đất Pháp chịu sự cai trị
của Pháp. Đối với họ, Nguyễn Văn Thịnh dường như là cộng tác viên hoàn hảo. Nam
Kỳ Cộng hòa xuất hiện giống như một cổ xe hoàn hảo.
Nam Kỳ Cộng hòa: ly khai hay
thống nhất?
·
Quang cảnh lễ nhậm chức của Chính phủ Nam
Kỳ với các thành viên Việt Nam của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa bên dưới một lá
cờ Pháp và cờ vàng Cộng hòa với ba sọc xanh. Bưu điện trung tâm Sài Gòn ở phần nền. (Ảnh: Tân Việt [Sài Gòn], 1946)
Đầu năm 1946, Toàn quyền
Pháp Thierry d’ Argenlieu đã bổ nhiệm một số người Việt Nam và Pháp vào một Hội
đồng Nam Kỳ, sau đó bầu ông Nguyễn Văn Thịnh làm thủ tướng nước Nam Kỳ Cộng
hòa. Những người Cộng hòa dành được sự ủng hộ hạn chế từ những người bị vỡ mộng
bởi bạo lực và rối loạn của Cách mạng Tháng Tám hoặc các nhân vật phái Stalin của
giới lãnh đạo Việt Minh.
Về phần mình, Nguyễn Văn Thịnh
đã duy trì thái độ của nhà kỹ trị và hạn chế các buổi diễn thuyết chánh trị.
Không thể công khai tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp hoặc ủng hộ một nhà nước Việt
Nam thống nhất, ông chỉ có khả năng tuyển dụng các nhân vật có tuổi hoặc bảo thủ,
như chánh trị gia thời thuộc địa Nguyễn Phú Khải và tiểu thuyết gia nổi tiếng Hồ
Biểu Chánh. Những người khác, bao gồm bạn của ông là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, về
sau là Bộ trưởng Bộ Y tế trong chánh phủ của Hồ Chí Minh, đã từ chối lời đề nghị
của ông và cảnh báo: “Các ông đang đi ngược lại lịch sử, xin hãy xem xét lại”.
Về công khai, Nguyễn Văn Thịnh
đã tuân thủ phương châm hợp tác của “Pháp-Việt đề huề” để bảo đảm cho ông ta có
được sự hỗ trợ từ chánh quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, về riêng tư, ông tin rằng
mình có thể đạt được mục đích tương tự như các nhà cách mạng dân tộc Việt Nam mà
không cần bạo lực cái thứ mà ông ghê tởm. Khi các thành viên của Việt Minh kêu
gọi ông với cương lãnh của họ, Nguyễn Văn Thịnh trả lời: Tôi đồng ý với chánh
sách của quý vị. Nhưng tôi không thích phương pháp và hành động của quý vị. Ông
giải thích sự cần thiết của việc hợp tác với Pháp khi nói chuyện với biên tập
viên của một tờ báo chuyên phê phán nền Cộng hòa: “Ngày nay, chúng ta chỉ đơn
giản chấp nhận một trong hai giải pháp. Hoặc là chúng tôi là bộ phận [như một
thuộc địa của Pháp] hoặc chúng tôi chấp nhận quyền tự trị với một chánh phủ
tách ra khỏi chánh quyền Hà Nội. Nền Cộng hòa, theo ông giải thích, mặc dù chưa
đạt được hoàn toàn độc lập và tự do thống nhứt, nhưng vẫn tốt hơn là trở thành
một bộ phận”.
Các nhân viên an ninh làm
công việc gián điệp đã báo cáo rằng Nguyễn Văn Thịnh đã nói với nội các của
mình phương châm; “không bán rẻ Nam kỳ cho người Pháp” Một nguồn tin khác vẫn
báo cáo rằng thủ tướng dự định là “ Một Hồ Chí Minh ở phía Nam”, trước tiên
giành được độc lập cho Nam Kỳ, sau đó tìm cách hợp nhất cả ba khu vực Việt Nam
trong một liên đoàn gồm các nghị viện địa phương và quốc gia, nơi quyền bầu cử
sẽ phổ biến cho cả nam và nữ
Nền Cộng hòa và các đối thủ.
Đối với Việt Minh, Nguyễn
Văn Thịnh và nền Cộng hòa của ông được xem là cộng tác với Pháp và là các mối
đe dọa đối với yêu sách chủ quyền của họ. Nhà nước đối thủ này (Việt Minh) đã kết
án tử hình ông vì tội phản quốc và cố gắng thực hiện bản án trong ba lần ám sát
thất bại. Việt Minh đã thành công trong việc ám sát một thành viên người Việt của
Hội đồng Nam Kỳ và các nhà văn tại một số tờ báo Sài Gòn ủng hộ nền Cộng hòa.
Các quan chức Pháp đã chứng
minh là họ là một đối thủ đáng gờm với Nguyễn Văn Thịnh. Ngay sau lễ tuyên bố nền
Cộng hòa vào tháng 6, Toàn quyền d’Argenlieu và cố vấn chính trị Jean Cédile bắt
đầu nhận ra rằng Nguyễn Văn Thịnh đã tìm kiếm một nhà nước độc lập thực sự. Cédile
đã xúc phạm Nguyễn Văn Thịnh như gọi ông là “ một kẻ ti tiện vô trật tự”, phàn
nàn về sự thù địch người Pháp của ông,
và đã từ chối ký một thỏa thuận lập thành điều lệ kiểm soát người Pháp đối
với nền Cộng hòa. Trong suốt mùa hè, Cédile đã ngăn chặn một cách có hệ thống những nỗ lực
của thủ tướng về việc đạt được sự viện trợ và tư vấn chuyên môn của Mỹ và Anh.
Nguyễn Văn Thịnh ngồi tại bàn làm việc năm 1946. (Ảnh: Tân Việt 1946)
Thủ tướng cũng đấu tranh với
14 thành viên người Pháp của Hội đồng Nam Kỳ (có 28 người Việt Nam), được bổ
nhiệm bởi d’Argenlieu. Đến tháng 9, người Pháp đã chống lại nội các của Nguyễn
Văn Thịnh. Họ cáo buộc các thành viên nội các ủng hộ Việt Minh và phá hoại chủ
quyền của Pháp. Một thành viên người Pháp tuyên bố tại một cuộc họp của hội đồng
rằng, nên “ưu tiên đàm phán với Hồ Chí Minh” hơn là với chính quyền Nguyễn Văn
Thịnh. Sự tức giận của họ phù hợp với Cédile, người đã nói với d’Argenlieu rằng
đã đến lúc dàn xếp thủ tướng thất bại này.
Các thành viên Hội đồng Việt
Nam cũng trở nên thiếu kiên nhẫn với sự lãnh đạo của nền Cộng hòa. Họ yêu cầu
đàn áp các tờ báo và tạp chí ủng hộ Việt Minh. Thay vào đó, nền Cộng hòa đã chọn
không thực thi kiểm duyệt báo chí như nhà nước thực dân đã thực hiện, và các đối
tác Việt Minh tiếp tục ra báo. Nguyễn Văn Thịnh và phó thủ tướng của ông nhấn mạnh
rằng một nền báo chí tự do là cần thiết trong một nền dân chủ. “Sự thật luôn
luôn chiến thắng” họ đáp lại. Họ cam kết sẽ dành được sự ủng hộ của người dân
thông qua hành động của họ. Mặc dù có các khuyết điểm, nền Cộng hòa vẫn giám
sát thời đại mà người Việt Nam được hưởng các quyền tự do báo chí lớn nhất trước
giờ.
Tuy nhiên, đến tháng 11, nền
Cộng hòa đã không thể hoạt động; sự chống đối của viên chức Pháp, của Việt Minh
cùng các cảm tình viên của họ và các thành viên Hội đồng yêu cầu hành động quyết
liệt hơn. Tại một phiên họp của Hội đồng vào ngày 7 tháng 11, Nguyễn Văn Thịnh
đã đặt những vấn đề này trước nước Pháp, quốc gia mà ông ta buộc tội điều hành
một nhà nước lai tạp ở Nam Kỳ. “Đây có phải là thuộc địa hay nền Cộng hòa?” ông hỏi các thành viên. Một đại biểu Pháp can
thiệp và trả lời câu hỏi mà không diễn giải. Ông ta đọc to một ghi chú từ văn
phòng d’Argenlieu, nói rằng chính quyền Pháp ủng hộ một nội các mới nội trong
tuần. Một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã vượt qua 26 - 3.
Cái chết của nền Nam Kỳ Cộng
hòa
Đám tang Nguyễn Văn Thinh đi ngang qua thảo cầm viên Sài Gòn (Photo: Tiểu sử Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh/Biography of Dr. Nguyễn Văn Thinh.
[Saigon: Imprimerie de l’Union, 1947])
Ba ngày sau, Hồ Chánh Chánh
sẽ tìm thấy xác thủ tướng trong căn biệt thự. Vụ tự tử là giờ phút dứt khoát để
Hồ Chí Minh, người bạn cũ của ông và đối thủ hiện tại của ông đưa ra một tuyên
bố công khai. Ông ca ngợi Nguyễn Văn Thịnh có cá tính và sự nhạy bén chuyên
nghiệp. Ông ta có tính cách chính trị còn khiếm khuyết, Hồ Chí Minh tuyên bố,
và sự lựa chọn hợp tác với Pháp của ông, đã dẫn đến kết cục không thể tránh khỏi.
Trước khi chết, Nguyễn Văn
Thịnh đã tiết lộ niềm tin của mình vào một Việt Nam thống nhất và lần đầu tiên,
cảnh báo về sự các nhà lãnh đạo Stalinist của Việt Minh đã thanh trừng các đối
thủ quốc gia vài tuần trước đó. Trong lá thư tuyệt mệnh của mình, ông ta đã khẩn
khoản “ các bạn bè của tôi, những người
trí thức của miền trung, miền nam và miền bắc, nên thành lập một chế độ chính
trị thay thế cho Việt Minh. Phá vỡ sự im lặng chính trị của mình, ông kết luận
với một cảnh báo cuối cùng: Tôi chết để tố cáo sự nguy hiểm của một chế độ độc
tài đỏ đang đe dọa.
Chế độ độc tài đe dọa mà ông
cảnh báo sẽ thành công trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cuối cùng là một
nhà nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, sự thất bại của kế hoạch nhà nước cộng
hòa Nguyễn Văn Thịnh không nên che khuất sự đa dạng của đời sống chính trị Việt
Nam, hay những con đường mòn mà người Việt Nam tìm kiếm từ chế độ thực dân.
Những hành động của Pháp làm
suy yếu nền Cộng hòa và mô hình cải cách cộng hòa mà Nguyễn Văn Thịnh đã ủng hộ
trong cả cuộc đời của mình. Trái ngược với Ấn Độ, nơi những người cai trị cuối
thời thuộc địa Anh đã trao quyền cho các nhà cải cách Ấn Độ, Pháp làm mất uy
tín của những người ôn hòa chính trị ở Đông Dương. Nếu nền Cộng hòa được trao
quyền vào năm 1937 khi ông thành lập Đảng Dân chủ Đông Dương, kết quả có lẽ sẽ
rất khác. Nhưng ngay cả trong thất bại, dự án nhà nước của ông cũng đưa ra các
lựa chọn thay thế mới.
Xúc động trước cái chết của
ông, những người Việt Nam ủng hộ nền Cộng hòa đã công khai phủ nhận kế hoạch của
chính quyền Pháp đối với chủ nghĩa ly khai Nam Kỳ. Các nhà lãnh đạo Cộng hòa ủng
hộ một Việt Nam thống nhất, do cựu hoàng Bảo Đại lãnh đạo và hợp tác với các đảng
quốc gia bị Việt Minh thanh trừng.
Phải mất thêm hai năm nữa,
Pháp mới đồng ý thành lập Nhà nước Việt Nam mới, thống nhất [Quốc gia Việt Nam]
trên phạm vi cả nước. Giống như nền Cộng hòa trước đó, các nhà lãnh đạo của nhà
nước này cũng tìm cách làm việc thông qua Pháp để loại bỏ chủ nghĩa thực dân. Nhưng
nó cũng trở thành một kế hoạch thất bại, bị ảnh hưởng bởi tất cả những gì làm
suy yếu Nam Kỳ Cộng hòa. Phá hoại bởi các quan chức thực dân Pháp, Nhà nước Việt
Nam chỉ có được chủ quyền hoàn toàn khi Pháp rút ra sau Hiệp định Genève 1954
và Ngô Đình Diệm giám sát việc củng cố nhà nước bên dưới vĩ tuyến 17 của Việt
Nam cộng hòa.
Bài viết này dựa trên một
chương của luận án Tiến sĩ, có thể tìm thấy trên trang web của tác giả.
(*) Tôi sử dụng từ Nam Kỳ Cộng Hòa thay cho từ Cộng Hòa Nam Kỳ để cho đúng với văn phạm Việt Nam, có nghĩa là cụm tính từ phải đi sao cụm danh từ.
Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine) hay với các tên gọi khác là Nam Kỳ Cộng hòa quốc, Nam Kỳ quốc, Cộng hòa Nam Kỳ, Nam Kỳ Tự trị là một chính quyền tồn tại từ 1946 đến 1948, về danh nghĩa quản lý lãnh thổ Nam Kỳ (Nam Bộ) Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét