NAM KỲ THUỘC PHÁP: CUỘC SỐNG Ở SÀI GÒN
GHI CHÉP VỀ CUỘC HÀNH TRÌNH/ CỦA M. A. PETITON
(Tiếp Theo)
Nam Kỳ thuộc Pháp là một quốc
gia có các dòng nước và kênh rạch nằm rải rác, các dòng nước được gọi là kênh, chỉ
cần nhìn vào bản đồ để xem có bao nhiêu đường giao thông điểm này đến điểm khác
thật dễ dàng sử dụng của các tuyến đường sông có thể điều hướng được, ngay cả đối
với các tàu khá lớn, đặc biệt là sông Cam Bốt và các sông Vàm Cỏ ở phía tây và
phía đông. Giao thông bằng đường bộ là vô cùng khó khăn hơn. Hơn nữa, các tuyến
giao thông đường thủy là lý tưởng cho một quốc gia bị ngập lụt nhiều trong vài
tháng trong năm.
Việc lưu thông ở Nam Kỳ, bằng
thuyền có hai loài: thứ nhất là thuyền biển tên là Ghe bầu, thứ hai là thuyền
nước ngọt có nhiều tên và hình thức khác nhau; chúng thường được gọi là tam bản.
Một số loại ghe xuồng tiêu biểu của Nam Kỳ
Những chiếc ghe này có kích
thước khác nhau, từ kích thước của một chiếc xuồng nhỏ, nơi chỉ có một người,
cho đến kích cỡ của chiếc ghe có thể chứa khoảng hai mươi người; tất cả đều có
hình dạng gần giống nhau. Ngay khi chúng đạt đến một kích thước nhất định, phần
giữa của chiếc ghe được bao phủ bởi một loại mái làm từ mành tre trên phủ lớp
lá dừa. Phần của mái này là hình bán nguyệt, nó thường bao gồm ba phần, một phần
cố định và hai phần di động có thể trượt trên phần cố định.
Hai phần di động được sử dụng
để tăng không gian sức chứa, che chở khỏi nắng và mưa, đó là những người bạn đồng
hành nguy hiểm cũng như khó chịu đối với du khách ở Nam Kỳ. Ghe tam bản nhỏ nhất
chỉ có một mái chèo, mọi hoạt động điều khiển nằm phía sau thuyền. Chiếc ghe
này không có bánh lái và người điều khiển phải chèo, đồng thời người chèo thuyền
phải tạo sự thúc đẩy bằng cách đi sang bên phải và bên trái bởi một chuyển động
ngoáy mái chèo càng nhanh nhạy càng tốt; người chèo thuyền ngồi hoàn toàn ở
phía sau thuyền, anh ta đứng trên một cái bục gỗ nhỏ, mặt hướng về phía trước. Mái
chèo xoay quanh một cái thùng gỗ lớn được đặt thẳng đứng, buộc bằng dây mây, mỏng
hoặc bằng dây dừa. Thỉnh thoảng anh ta xối nước để không cho dây bị đứt.
Đứng ở phía sau ghe, người chèo
ngoáy mái chèo để đi về phía trước và giữ thăng bằng.
Người An Nam rất giỏi chèo
ghe: đàn ông, phụ nữ, trẻ em, tất cả đều biết chèo ghe tam bản, Những tam bản
nhỏ này thường được làm từ một thân cây, được sử dụng nhiều nhất là cây dầu.
Trong những ghe tam bản lớn
thường có nhiều mái chèo, bốn ờ phía trước và hai ở phía sau.
Thường thì người cầm lái
cũng cầm chèo, anh ta dùng chân để chèo như là cánh tay thứ ba.
Trong chiếc tam bản cở trung
bình, thường có bốn phần: Phía sau là bục dành cho người chèo. Trước mặt người
chèo, ở phía dười là khoảng trống không mái che, chổ đó thường có một bếp ló bằng
đất. Nó được sử dụng để chuẩn bị những bữa ăn ngon của người An Nam nhưng là nỗi
kinh hoàng đối với dạ dày người Pháp. Phía bên kia, là một chiếc bình bằng đất
nung lớn có hình dạng hình trụ hoặc hình dạng của một lu sa thạch lớn; nó là bể
chứa nước cần thiết cho nhu cầu của người đi ghe. Nó được châm đầy lại ở những
nơi thích hợp.
Những con kênh Nam kỳ, phần
lớn thời gian, nước qua lại đôi khi là nước ngọt hay nước mặn, không may cũng
chứa một lượng lớn xác phân hủy của thực vật và động vật làm cho việc sử dụng
thêm tồi tệ. Đối với tôi đây là nguyên nhân chính làm chết nhiều người tại thuộc
địa bởi bệnh lỵ tàn ác mà nó góp phần tạo nên.
Những cánh bườm của ghe tam
bản thường được làm bằng lá, đó là buông. Những cánh bườm này thường để gió lọt
qua phần lớn khiến việc điều khiển gặp nhiều khó khăn.
Sau tầng sàn tiên tôi đã đề
cập, đến phần thuyền được phủ bởi một mái che, và cuối cùng là phía trước, là nơi
gần của như tất cả các tay chèo.
Bộ đồ của người chèo thuyền
không thể đơn giản hơn, nói chung là giống nhau đối với tất cả người An Nam: Đó
là một loại y phục theo kiểu Moresque lớn với đôi chân ngắn, có tác dụng như
chiếc quần đùi cùng với chiếc khăn tay đeo trên trán. Đó là tất cả bộ đồ của
người An Nam. Bộ đồ này ban đầu là màu xanh dương hay trắng nhưng nhìn lúc nào
cũng thấy dơ.
Một số người đàn có dáng thấp,
với mái tóc đen, dài, quấn chặt trên đầu vào chiếc khăn tay, hay để buông trên
lưng cho tới gần thắt lưng, có làn da rám nắng, mình đầy những vết sẹo đủ hình
dạng, tạo thành một đoàn tùy tùng An Nam.
Doàn tùy tùng có một người
ca không ngừng hát lên một giai điệu du dương.
Bài hát hầu như luôn bao gồm
một loại nhấn nhá phát ra từ giọng ca đôi khi dừng lại đột ngột. Nó khá đơn điệu,
nhưng bài hát này tuy nhiên không thiếu một sự quyến rũ nhất định mà bạn phải
biết cách đánh giá. Bên cạnh đó, có được sự im lặng từ đoàn tùy tùng người An
Nam rất khó khăn; vì họ cơ bản chất thích nói chuyện.
Dân An Nam, mặc dù rất lười
biếng, nhưng có khả năng chịu đựng công việc kéo dài như chèo thuyền. Họ tìm mọi
cơ hội có thể để nghỉ ngơi, dưới cái cớ là làm điếu thuốc, hay lấy lá trầu, quét
một lớp vôi đỏ và nghiền nát mọi thứ giữa hai hàm răng bằng một miếng cau.
Dân An Nam có một đức tình lớn:
Là dể nuôi. Một kg gạo, một ít cá với một ít ớt là đủ cho họ. Tất cả đồ ăn được
nêm với một loại gia vị gọi là nước mắm. Đó là loại nước chấm làm từ quá trình
lên men của cá.
Dâni Annam đôi khi uống một
loại rượu có được nhờ quá trình lên men của gạo; rượu này gọi là Chum chum (?).
Nhưng có thể nói, đối với việc thuê mướn dân An Nam thì rất hiếm thấy có việc lạm
dụng rượu.
Bên cạnh một số đồ dùng bằng
đất nung hoặc đồ sứ rất phổ biến, trên ghe vẫn còn một số lượng dao lớn nhất định
mà người Pháp gọi là coupe-coupe và và người An Nam gọi là dao. Những vật dụng
này đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của người An Nam Thật không may, kể từ
khi Pháp chiếm đóng, chúng lại được sử dụng để thực hiện nhiều tội ác,
Chúng ta không được quên cái
nón của người An Nam; Bên cạnh đó, nghiên cứu về cái nón rất lý thú, có một số
hình dạng; Có hai loại chính mà tôi đã thấy được sử dụng bởi người chèo. Có một
cái nón tròn có hình dạng của một nắp súp thấp hơn trên có một nút lớn.
Phần bên trong của cái nón này
tương ứng chở cái nút bị rỗng và làm thành chổ thoát hơi phía trên đầu. Cái nón
này được làm từ hai tấm lưới tre bao phủ bằng lá tre. Vành nón được làm từ một
vòng tre nối với nhau bằng một sợi dây làm từ mây rất mỏng. Bên trong nón được
lót 'một tờ giấy nhỏ màu đỏ cam.
Cái nón thứ hai có hình dạng
của một cái hình chóp để tắt đèn. Nó được làm bằng lá nước dừa kết nối với mây.
Chiếc nón này có lợi thế là có thể làm rất nhanh và dùng hầu hết mọi nơi ở Nam
Kỳ. Khi bạn đặt chân lên một chiếc thuyền An Nam, bạn phải luôn cẩn thận, bởi
vì các tấm ván sàn thường nằm trên các cạnh không đủ rộng, và do đó, bạn có thể
dễ dàng bịu lật và bị thương nặng.
Kể từ thời chính quyền Pháp,
ghe phải được gắn đèn lồng gắn vào cột buồm; cùng với một số thứ tự ở phía sau;
Người chủ ghe phải mang giấy phép cho biết số lượng người đi theo. Người ta áp dụng các biện pháp trật tự trong một giới hạn
nhất định, để giảm nạn cướp, thường xuyên xảy ra ở các con kênh của Nam Kỳ. Chúng
ta có thể nói rằng, vào năm 1869, một người Pháp không thể đi một mình trên một
chiếc thuyền An Nam với sự an toàn tuyệt đối. Phải cảnh giác chống lại đoàn tùy
tùng và chống lại các cuộc tấn công có thể đến từ bên ngoài. Cuộc sống của anh
ta nguy hiểm thực sự nếu anh ta mang theo một số tiền, như chúng ta biết, tiền
bạc là của đất nước. Đoàn tùy tùng người An Nam, với những trường hợp ngoại lệ hiếm
hoi, sẽ không bao giờ dám tấn công một người châu Âu, trừ khi đang ngủ hoặc mới
ngủ. Hai hoặc ba người châu Âu đi du lịch cùng nhau có rất ít cơ hội bị tấn
công, nhưng luôn luôn phải cẩn thận.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét