XA LỘ BIÊN HÒA (Tiếp theo)
Qua nhà máy xi măng Hà Tiên I, chúng ta thấy nhà máy nhiệt điện Thủ Đức. Nhà máy này được xây dựng năm 1965 để cung ứng cho Sài Gòn lúc đó khi nhà máy Chợ Quán quá tải đi tiếp tới ngả tư Thủ Đức. Nếu quẹo trái chúng ta đi vào Tam Hà, quẹo phải chúng đi vào trường bộ binh Thủ Đức và học viện cảnh sát quốc gia.
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Q. Thủ Đức, Tỉnh Gia Định (khu vực ngày nay là Phường Tăng Nhơn Phú A, Q. Thủ Đức, nơi có trường ĐH Giao Thông Vận Tải Cơ sở 2)
Trường bộ binh Thủ Đức
Học viện cảnh sát quốc gia.
Ở khu vực nhà máy nhiệt điện Thủ Đức có một ngả tư mà giờ đây ngời ta vẫn còn gọi tên cũ là ngả tư RMK vì khi xưa hảng RMK - BRJ đã đặt một kho hậu cần vật tư tại đây.
Tới đây chúng ta đi được nửa đoạn xa lộ Biên Hòa tức là hơn 15 Km
Ngả tư Thủ Đức
Hồi xưa ngả tư Thủ Đức còn trống trải
Qua ngả tư chúng ta nhìn về bên trái sẽ thấy nhà máy cấp nước Thủ Đức. Nhà máy này được khởi công vào năm 1964 thì phải, tôi nhớ hồi đó dọc theo tuyến xa lộ người ta chất những ống bê tông đường kính khoảng hai mét, có nghĩa là chạy thẳng xe vào ống bê tông này cũng không chạm đầu và các cặp nam nữ thường mượn các ống này để tâm sự.
Chúng ta đến một ngả ba, đó là ngả ba xa lộ Đại Hàn gọi là xa lộ Đại Hàn là vì do công binh Đại Hàn đảm nhiệm. Đây là đường chiến lược vành đai của Sài Gòn thời bấy giờ. Tại đây có làng đại học bên tay trái của bên xa lộ Đại Hàn. Qua ngả ba là suối Cái và nhìn về bên phải là khu Suối Tiên. Thời xưa vùng này còn hoang sơ, dân ở đây sống bằng nghề làm rẩy đa số trồng khoai mì, còn Suối Tiên là một dòng suối nhỏ chạy từ tỉnh Bình Dương ra. Nơi này vào năm 1970 đã diễn ra trại họp mặt Giữ Vững của hướng đạo Việt Nam.
Suối Tiên
Làng đại học
Cầu Suối Cái
Đi tiếp bên trái là nghĩa trang quân đội VNCH và bên trái chúng ta thấy một ngọn đồi gọi là Viễn trên đó có một ngôi chùa. Hồi xưa lúc còn đi hướng đạo tôi có tới nơi này.
Đồi Viễn
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa
Nhìn về hướng Nghĩa dũng đài
Đền Tử sĩ
Tượng Thương tiếc
Sau đây chúng ta nghe câu chuyện kể về nghĩa trang quân đội Biên Hòa và bức tượng Thương tiếc:
Vào thời đó,
Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc
bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng
phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống
Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ
Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự
rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời
ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT.
thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu
còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt
TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa
trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để
nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp
là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT.
Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày
đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT.
Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý
tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải
làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân
tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ
đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh
Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày
hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh
Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng
kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì
tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt
khoát được một chủ đề rõ ràng.
Vào một buổi
trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng
chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước
vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có
5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người
quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống
bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống
vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong,
người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng
còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia.
Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi
chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm
của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính
kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho
Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai. Tuy nhiên
ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong
bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi
chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và
KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn
bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu.
Tối hôm đó,
điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến
hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù,
mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
Bảy bản mẫu của
Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường,
cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu
phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn
Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
Đến 8 giờ sáng
thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá
Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị
tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang
thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình
không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu
đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước.
Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý tưởng đã
nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn
phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm
bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc
lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.
Khi được Đại
tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước
cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi
cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.”
Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng
15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một
bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phát họa
này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi
không dám trình lên Tổng Thống.”
TT. Thiệu bảo
ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho
TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu
cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khoat đặt tên cho các bản phát họa đã trình
cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2)
Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương.
Cuối cùng điêu
khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của
TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc
bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi
tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc
khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với
TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn
văn Thiệu ngày 14 /8/1966.”
Sau khi được
TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải
làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc
khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
(http://forum4.aimoo.com/)
Điêu Khắc gia Thiếu tá Nguyễn Thanh Thu (người mặc áo thun xanh) là tác giả bức tượng Thương Tiếc đồng thời cũng là giáo sư trường Võ trường Toản.
Xa xa phía sau nghĩa trang quân đội Biên Hòa là khu núi Châu Thới. Trên núi hồi đó có một cái chùa ở đó có một trung đội lính bảo vệ cho trụ phát tuyến từ Biên Hòa về Sài Gòn. Đứng trên núi ta nhìn thấy toàn cảnh quốc lộ 13 (giờ quốc Lộ 30) đi Bình Dương. Năm 1973 tôi có đi cắm trại trên núi này trong chuyến đi lấy chuyên hiệu hạng hai.
Dốc chú Hỏa đối diện núi Châu Thới
Qua Châu Thới chúng ta tới khu Tân Vạn trước khi đi vào cầu Đồng Nai.
Ngả ba Tân Vạn
Cầu Đồng Nai được xây dựng xong năm 1964 có chiều dài 453,9 m, được thiết kế phần xe chạy 16 m với 4 làn xe, lề dành cho người đi bộ hai bên rộng 3,6 m là cây cầu có chiều dài đứng hàng thứ hai sau cầu Sài Gòn. Qua dốc cầu là ta đi vào giao lộ với quốc lộ 15 (giờ là quốc lộ 51) đi Vũng Tàu.
Cầu Đồng Nai trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến nằm trong danh sách các cây cầu cần phải phá đề chận bước tiến quân đội Bắc Việt nhưng cuối cùng kế hoạch phải bõ. Qua ngả tư đi Vũng Tàu là bên trái là khu công nghiệp Biên Hòa, bên trái là khu căn cứ Long Bình của Mỹ.
Quốc lộ 15 đi Vũng Tàu
Quốc lộ 15 đi Vũng Tàu
Khu công nghiệp Biên Hòa
Nhà máy giấy Cogido khu công nghiệp Biên Hòa
Nhà máy Vikino khu công nghiệp Biên Hòa
Không ảnh toàn bộ khu căn cứ Long Bình
Bệnh viện 3 dã chiến khu căn cứ Long Bình
Một trận đánh của đặc công VC vào căn cứ
Bộ chủ huy căn cứ Long Bình
Khu công nghiệp Biên Hòa được thành lập năm 1963 là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước Việt Nam. Đây là thành quả của chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ ngày có khu công nghiệp trong tiếng Việt bắt đầu xuất hiện từ đa âm như Cogido (công ty giấy Đồng Nai), Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi công ty (VIMYTEX), v.v...
Căn cứ Long Bình của Mỹ là căn cứ hậu cần lớn nhất thời chiến tranh Việt Nam trong đó có kho bom. Tổng kho Long Bình được Mỹ xây dựng từ giữa năm 1965 với
mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam. Căn cứ Long Bình có diện tích khoảng 24 km2,
nằm cách Sài Gòn về phía đông 20 km, thành phố Biên Hoà 7 km.
Trong căn cứ Long Bình có Bộ Tư lệnh Dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần của Mỹ; đồng thời là
nơi chứa những
kho bom đạn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Kho bom này tự phát nổ vào ngày 19/3/1977 gây ra cảnh náo loạn ở Sài Gòn đến nổi đài tiếng nói nhân dân thành phố phải lên tiếng trấn an dân chúng. Năm 1973 khi rút quân khỏi Việt Nam phía Mỹ tập trung tất cả mọi vật dụng từ chiếc quạt máy đến cở chiếc xe GMC tại đây và trao cho quân đội VNCH.
Qua căn cứ Long Bình đi một đoạn nữa là tới ngả ba Tam Hiệp là chấm dứt xa lộ Biên Hòa.
Ngả ba Tam Hiệp
MỘT SỐ TẤM HÌNH VỀ XA LỘ BIÊN HÒA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét